I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Học sinh nắm vững cách biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn; cách giải bài toán bằng cách lập phương trình; các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
2. Kĩ năng:
- Có kỹ năng thành thạo biểu diễn một một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn và phân tích một bài toán.
3. Thái độ:
- Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu.
2. Học sinh: Các bước giải các phương trình đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Phương pháp đàm thoại, thuyết trình
- Phương pháp vấn đáp, gợi mở.
IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1. Ổn định: 8A:.
2. Kiểm tra:
Ngày soạn: 10/02/2011 Ngày giảng: 8A: 14/02/2011 Tiết: 50 GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm vững cách biểu diễn một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn; cách giải bài toán bằng cách lập phương trình; các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình. 2. Kĩ năng: - Có kỹ năng thành thạo biểu diễn một một đại lượng bởi biểu thức chứa ẩn và phân tích một bài toán. 3. Thái độ: - Linh hoạt trong làm bài, có nhận xét đánh giá bài toán trước khi giải. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu. 2. Học sinh: Các bước giải các phương trình đã học. III. PHƯƠNG PHÁP: - Nêu và giải quyết vấn đề - Phương pháp đàm thoại, thuyết trình - Phương pháp vấn đáp, gợi mở. IV. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định: 8A:....................... 2. Kiểm tra: - HS1: Điều kiện xác định của phương trình là gì? Nêu cách tìm điều kiện xác định của phương trình? - HS2: Giải phương trình ? * Đáp án: - HS1: Điều kiện xác định của phương trình. Cách tìm điều kiện xác định của phương trình: SGK. - HS2: HS2: ĐKXĐ: x ≠ 0 2 x2 - 12 = 2 x2 + 3x - 3x = 12 - 3x = 12 x = - 4 (Thoả mãn ĐKXĐ) Vậy tập nghiệm của phương trình là S = {-4} 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng * Hoạt động 1: Biểu diễn một đại lượng bởi 1 biểu thức chứa ẩn + Giới thiệu việc biểu diễn 1 đại lượng thông qua ẩn sau đó giới thiệu ví dụ trong SGK + Yêu cầu học sinh làm ?1 (?) Mối quan hệ giữa 3 đại lượng s; v; t trong một chuyển động được biểu thị như thế nào? (?) Quãng đường Tiến chạy với vận tốc 180 m/ph - Vận tốc trung bình của Tiến + Cần lưu ý trong 1 bài toán phải đổi về cùng 1 đơn vị đo + Yêu cầu học sinh làm ?2 (?) Nếu viết thêm chữ số 5 vào bên trái thì giá trị của nó sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị. - Nếu viết thêm chữ số 5 vào bên phải thì giá trị của nó sẽ tăng thêm bao nhiêu đơn vị ? + Yêu cầu HS làm và trả lời - Học sinh chú ý nghe và hiểu sự cần thiết của việc một đại lượng thông qua ẩn - Đọc đề bài tìm cách giải. - S = V.t - Trả lời ?1 a) Quãng dường Tiến chạy với vận tốc 180 m/ph là:180x (m) b) Vận tốc trung bình của Tiến là : (km/h) - Nhận xét câu trả lời của bạn - Đọc đề bài tìm cách giải. - Số đó sẽ tăng thêm 500 đơn vị - Số đó sẽ tăng thêm 5 đơn vị và 10 lần số x - Trả lời a)Viết thêm chữ số 5 vào bên trái ta có: 500 + x b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải ta có: 10x+5 1. Biểu diễn một đại lượng bởi 1 biểu thức chứa ẩn Ví dụ: *) Gọi x km/h là vận tốc của 1ôtô thì : Quãng đường ô tô đi được trong 5 giờ là : 5x(km) Thời gian để ôtô đi được quãng đường 100km là: h ?1 *) Gọi x (phút) là thời gian để Tiến tập chạy, thì: a) Quãng dường Tiến chạy với vận tốc 180 m/ph là: 180x (m) b) Vận tốc tb của Tiến là: (km/h) ?2 *) Gọi x là số tự nhiên có 2 chữ số thì : a) Viết thêm chữ số 5 vào bên trái ta có: 500 + x b) Viết thêm chữ số 5 vào bên phải ta có: 10x+5 * Hoạt động 2: Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập p.trình + Giới thiệu ví dụ 2 trong SGK (?) Gọi x là số con gà, khi đó ĐK của x như thế nào ? + Yêu cầu học sinh biểu diễn số con chó; số chân gà; số chân chó (?) Theo bài ta có điều gì (Tổng số chân là 100 biểu thị như thế nào) (?) Giá trị x tìm được có thỏa mãn ĐK của bài toán không? (?) Nêu các bước giải bải toán bằng cách lập phương trình? + Yêu cầu học sinh làm ?3 tương tự Ví dụ 2 - Tìm hiểu nội dung ví dụ - ĐK: x<36; xZ - Biểu diễn: Số chân gà là : 2x Số con chó là : 36 - x Số chân chó là : 4(36-x) 2x + 4(36-x) = 100 - Trả lời: x = 22 thỏa mãn ĐK, vậy số con gà 22 con Þ Số con chó là: 36 - 22 = 14 (con) - Đọc SGK và trả lời - Cả lớp làm ?3 tương tự Ví dụ 2 - Một học sinh lên bảng trình bàylời giải. 2. Ví dụ về giải bài toán bằng cách lập p.trình Ví dụ 2: (Bài toán cổ) Giải: Gọi x là số gà (ĐK: x<36, xZ) Thì số chân gà là: 2x Số con chó là: 36 - x Số chân chó là: 4(36-x) Ta có phương trình: 2x + 4(36-x) = 100 Û 2x + 144 - 4x =100 Û - 2x = - 44 Û x = 22 (thỏa mãn ĐK) Vậy số con gà 22 con Þ Số con chó là: 36 - 22 = 14 (con) *) Các bước giải bài toán bằng cách lập pt: (SGK) ?3 Gọi x là số con chó; ĐK: x<36; xZ Thì số chân chó là : 4x Số con gà là: 36 - x Số chân gà là: 2(36-x) Ta có phương trình: 4x + 2(36-x) = 100 Û 4x + 72 - 2x =100 Û 2x = 28 Û x = 14(TM) Vậy số con chó 14 con Þ Số gà là: 36-14=22 (con) 4. Củng cố: - Hệ thống kiến thức toàn bài - GV nhấn mạnh các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình 5. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị giờ sau: - Ôn lại các cách giải các phương trình - Xem lại các ví dụ trong bài - Học thuộc các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình - Giải các bài tập: 34, 35, 36/ SGK-T25,26. V. RÚT KINH NGHIỆM: .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: