Giáo án Đại số 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

Giáo án Đại số 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh

1.Mục tiêu:

a) Kiến thức:

- Học sinh cần nắm các hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu

b) Kỹ năng:

- Vận dụng các hằng đẳng thức để giải một số bài toán đơn giản

c) Thái độ:

 - Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.

2.Chuẩn bị:

 - GV : SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng,

 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà

3. Phương pháp

Phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm.

4.Tiến trình:

 4.1. Ổn định :(1)

Kiểm diện học sinh

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

 4.2. Kiểm tra bài cũ:(8)

 

doc 3 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 8 - Tiết 6: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (Tiếp theo) - Trường THCS Hòa Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§4 NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (Tiếp theo)
Tiết: 6
Ngày dạy:13/09/2010 	
1.Mục tiêu:
a) Kiến thức: 
- Học sinh cần nắm các hằng đẳng thức lập phương của một tổng, lập phương của một hiệu
b) Kỹ năng:
- Vận dụng các hằng đẳng thức để giải một số bài toán đơn giản
c) Thái độ: 
 - Giáo dục cho học sinh tính tư duy, cẩn thận, chính xác.
2.Chuẩn bị:
 - GV : SGK, SGV, bảng phụ, phấn màu, thước thẳng, 
 - HS: SGK, VBT,Làm bài tập về nhà 
3. Phương pháp 
Phương pháp gợi mở vấn đáp, phát hiện và giải quyết vấn đề, đan xen hoạt động nhóm. 
4.Tiến trình: 
 4.1. Ổn định :(1’)
Kiểm diện học sinh
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
 4.2. Kiểm tra bài cũ:(8’)
GV:Nêu câu hỏi:
HS1:
Phát biểu và viết công thức ba hằng đẳng thức đã học và 
Sữa bài tập 24/SGK/12 
HS2 : 
Phát biểu qui tắt nhân đa thức với đa thức 
Làm tính ( a + b ).(a+b)2 = ? 
GV: Gọi HS nhận xét và gv cho điểm.
GV: lưu ý HS 
 ( a + b )(a + b )2 = ( a + b )3
Gọi là lập phương của một tổng đó là hằng đẳng thứ tư mà ta sẽ học.
HS1:
Ba hằng đẳng thức đã học
(a + b)2 = a2 + 2ab +b2
(a – b)2 = a2 – 2ab +b2
a2 – b2 = (a + b)(a – b)
BT 24 /SGK/ 12
 A = 49x2 – 70x + 25 = ( 7x – 5 )2
* với x = 5 thì A = 900
* với x = thì A = 16
HS2: *Quy tắc/SGK/7
 * ( a+b) (a+b)2 
= (a+b)(a2+2ab+b2)
= a3+ 2a2b + ab2 + a2b + 2ab2 + b3
=a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
4.3. Giảng bài mới:(20’)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung 
Hoạt động 1: 
GV:Dựa vào kết quả bài tập cũ hãy cho biết (a + b) 3 = ?
HS : a3 + 3a2b + 3ab2 + b3
GV: Chốt lại: thay a = biểu thức A và 
b = Biểu thức B thì (A + B) 3 = ? 
HS: Phát biểu bằng lời:
GV: Cho HS làm bài tập áp dụng SGK
HS : Chỉ rõ đâu là biểu thức A ,B để áp dụng công thức (4) tính.
1) Lập phương của một tổng
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
(A + B) 3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
* Áp dụng: 
(x + 1) 3 = x3 + 3x2.1 +3x.12 + 13
 = x3 + 3x2 + 3x + 1
(2x + y) 3 =( 2x)3 + 3 (2x)2y +3.2x.y2 + y3 
 = 8x3 + 12x2 y + 6xy2 + y3
Hoạt động 2:
GV: Cho HS hoạt nhóm tính tích ( a – b )3 theo hai cách :(2 phút)
 N1, N2 : tính tích ( a – b )3 bằng cách tính (a- b )( a + b )2 
N3, N4 : tính (a – b)3 = [ a + ( -b)]3 , áp dụng công thức lập phương của một tổng.
* Từ đó cho HS so sánh kết quả và rút ra hằng đẳng thức lập phương của một hiệu .
GV: cho HS thực hiện BT ?3 SGK , phát biểu hằng đẳng thức (5) bằng lời sau đó cho HS hoạt động nhóm nhỏ BT ?4 SGK.
 HS : Từ câu c của bài tập ?4 HS rút ra nhận xét về quan hệ 
 Của (A - B) 2 với ( B - A )2
 Của (A - B) 3 với ( B - A )3
1) Lập phương của một hiệu
Với A,B là các biểu thức tuỳ ý
(A – B ) 3 = A3 – 3 A2B + 3AB2 – B3
*Áp dụng:
a/ 
 =
b/ ( x – 2y)3
 = x3 – 3x2.2y + 3x.(2y)2 – (2y)3
= x3 – 6x2y + 12xy2 – 8y3
c/ 
( 2x – 1 )2 = (1 – 2x)2 đúng
( x – 1 )3 = ( 1 – x )3 sai
( x + 1)3 = ( 1 + x )3 đúng
x2 – 1 = 1 – x2 sai
 5) ( x – 3 )2 = x2 – 2x + 9 sai
4.4. Cũng cố:(8’)
GV : Gọi HS nêu lại 2 hằng đẳng thức vừa học ( viết công thức và phát biểu bằng lời )
HS:Phát biểu quy tắc bằng lờ
(A + B) 3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
(A – B ) 3 = A3 – 3 A2B + 3AB2 – B3
GV :Gọi 2 hs lên bảng giải bài tập 26/ SGK/14
HS:Lên bảng trìmh bày lời giải
GV:Gọi HS xác định rõ đâu là hạng tử A , đâu là hạng tử B .
 GV :Lưu ý HS dấu của các hạng tử .
GV : Gọi HS nhận xét và ghi điểm
GV: Gọi 2 HS mang tập lên kiểm tra 
 BT 26 / SGK/ 14
a/ ( 2x + 3y)3 
= ( 2x2 )3 + 3(2x2)2 .3y + 3.2x2.(3y)2 +(3y)3
= 8x6+ 36x4y + 54x2y2 + 27y3
b/ 
4.5 Hướng dẫn tự học ở nhà :(8’)
– Học bài theo vở ghi kết hợp SGK
– Làm bài tập 27,28,29/SGK/14
 19,20/SBT/5
– Hướng dẫn:
 Bài tập 19/SBT/5 : P = x2 - 2x + 5 
 = x2 - 2x + 1 + 4 
 = (x + 1) 2 + 4 4 
Vậy P đạt giá trị nhỏ nhất khi P = 4 tính x = ?
5. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_8_tiet_6_nhung_hang_dang_thuc_dang_nho_tiep_t.doc