Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 17 đến 18 (Bản chuẩn)

Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 17 đến 18 (Bản chuẩn)

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:-Biết cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.

-Hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư.

2. Về kỹ năng :- Giải thành thạo các bài tập sách giáo khoa.

3. Về tư duy, thái độ:- Có thái độ tích cực trong học tập, thích tìm tòi kiến thức mới.

II. Chuẩn bị của GV và HS :

-GV: Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.

 -HS: Phép cộng, phép trừ 2 đa thức 1 biến đã sắp xếp.

III. Kiểm tra bài cũ (7ph):

 

doc 5 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 278Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Khối 8 - Tiết 17 đến 18 (Bản chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 - TIẾT 17
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:-Biết cách chia đa thức một biến đã sắp xếp.
-Hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư. 
2. Về kỹ năng :- Giải thành thạo các bài tập sách giáo khoa.
3. Về tư duy, thái độ:- Có thái độ tích cực trong học tập, thích tìm tòi kiến thức mới. 
II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV: Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.
 -HS: Phép cộng, phép trừ 2 đa thức 1 biến đã sắp xếp.
III. Kiểm tra bài cũ (7ph):
Câu hỏi
Đáp án
a/ Phát biểu qui tắc chia đa thức cho đơn thức. (5đ)
b/ Thực hiện phép tính:
(x3y3 - x2y3 + x3y2): x2y2 .	 (5đ)
a/ Qui tắc: Muốn chia đa thức A cho đơn thức B (trường hợp các hạng tử của A đều chia hết cho đơn thức B), ta chia mỗi hạng tử của A cho B rồi cộng các kết quả với nhau. (5đ)
b/ (x3y3 - x2y3 + x3y2): x2y2 = 3xy-y+3x	
(5đ)
IV. Tiến trình giảng bài mới:
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Phép chia hết 
-Phải sắp xếp 2 đa thức theo lũy thứa giảm dần của biến. 
-Nêu cách tìm hạng tử thứ nhất của thương. 
-Nêu cách tìm dư thứ nhất? 
-Gọi từng HS thực hiện từng bước cho đến kết quả. 
Chú ý: 
-Các hạng tử đồng dạng phải xếp cùng một cột.
-Cẩn thận dấu khi trừ đa thức.
-Vì sao gọi là phép chia hết?
Hoạt Động2: Phép chia có dư 
-Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép chia . 
-Chú ý sắp xếp đa thức thiếu bậc. 
-Vì sao không thể tiếp tục chia? 
-Với phép chia hai số tự nhiên ta có: 
a=b.q+r
Nếu r = 0: phép chia hết
 r ¹ 0: phép chia có dư
-Tương tự hãy nhận xét với phép chia 
Bài 67:
Em hãy nêu cách giải?
Bài 69: 
Em hãy nêu cách giải?
Bài 68: 
Hãy nêu cách thực hiện phép chia. đa thức.
-Lấy: 
3x4:3x2 =x2
-Lấy:
 x2(3x2-2x+1)
-Lấy đa thức bị chia trừ cho kết quả trên. 
-Dư cuối cùng bằng 0
-HS thực hiện phép chia. 
-Vì bậc của đa thức dư bé hơn bậc đa thức chia. 
-HS nêu chú ý
1 HS làm tính chia
Làm tính chia –> viết dưới dạng A= B.Q+R
1 HS lên bảng giải.
Phân tích đa thức bị chia thành nhân tử bằng cách dùng hằng đẳng thức.
 -Sau đó thực hiện phép chia hai luỹ thừa có cùng cơ số.
3 HS giải
1. Phép chia hết:(10ph)
VD: Chia đa thức 8x-10x2+3x4-5-8x3 
cho đa thức 1-2x+3x2 
Giải
3x4-8x3-10x2+8x -5 3x2 – 2x+1
3x4-2x3+x2 x2-2x-5
 -5x3-11x2+8x-5
 -6x3+ 4x2 -2x
 -15x2+10x-5
 -15x2+10x-5
 0
Vậy: (3x4-8x3-10x2+8x-5): (3x2 – 2x+1) 
= x2-2x-5
2. Phép chia có dư :(15ph) 
VD: chia đa thức
5-2x2+3x3 cho đa thức x2-1
Giải
 3x3-2x2 +5 x2-1
 3x3 -3x 3x -2
 -2x2+3x+5
 -2x2 +2
 3x+3
Vậy: (3x3-2x2 +5)=(x2-1)(3x-2)+3x + 3
Chú ý: 
Với hai đa thức của cùng một biến tùy ý A và B (B¹0). Tồn tại duy nhất cặp đa thức Q và R sao cho: A= B.Q + R
-Khi R = 0 phép chia A cho B là phép chia hết. 
-Khi R ¹ 0 phép chia A cho B là phép chia có dư
Bài 67:
a. (x3 – 7x + 3 – x2): (x-3)
 = (x3 – x2 – 7x + 3 ) : (x-3) = x2+2x-1
b. (2x4 – 3x3 -3x2 -2 +6x ) : (x2 - 2) = 2x2-3x+1
Bài 69: 
A= 3x4+x3+6x-5 B= x2+1
A : B Dư R= 5x – 2
3x4+x3+6x-5 = (x2+1)(3x2+x-3)+5x-2
Bài 68 :
(x2 + 2xy + y2): (x+y) 
= (x+y)2 : (x+y) = x+y
(125x3 + 1) :(5x + 1)
= ((5x)3 +13) :(5x + 1) 
= (5x+1)(25x2 – 5x +1) : (5x + 1) 
= 25x2 - 5x + 1 
(x2 – 2xy + y2): (y - x) 
= (x-y)2 : (y - x) = (y - x)2 : (y - x) = y – x
V. Củng cố :(5 phút)
*Nhắc lại qui tắc chia đa thức cho đơn thức, đa thức cho đa thức
*Phiếu học tập
VI. Hướng dẫn về nhà : (3 phút)
- Ôn lại qui tắc chia đa thức cho đơn thức, đa thức cho đa thức - Bài tập 70, 72 sgk
- Hướng dẫn Bt 72: chú ý hs phải sắp phép chia ra và thực hiện cẩn thận. - Chuẩn bị tiết sau luyện tập.
Phiếu học tập
Chọn câu đúng trong các câu sau:
1. Cho hai đa thức: E = x3 – 3x2 + x -4	; 	F= x2 - 3
a/ E: F = x2 + 1	b/ E: F = x2 + 2x+ 1 c/ E: F = x2 - 2x- 1	d/ Cả a, b, c sai
2. Cho hai đa thức: P = 6x3 – 7x2 - x +2	; 	Q = 2x +1
a/ P: Q = 3x2 + 5x	b/ P: Q = 3x2 - 5x c/ P: Q = 3x2 - 5x-1	d/ P: Q = 3x2 - 5x +2
Đáp án
1d
2d
RÚT KINH NGHIỆM :
  . ...
TUẦN 9 - TIẾT 18
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: - Hiểu được qui tắc chia đa thức một biến đãsắp xếp
2. Về kỹ năng: -Rèn luyện kỹ năng chia đa thức cho đơn thức, chia đa thức một biến đã sắp xếp.
 -Vận dụng được hằng đẳng thức để thực hiện phép chia đa thức. 
3. Về tư duy, thái độ: -Thái độ thích khám phá, tìm tòi cách giải hay, rèn luyện tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị của GV và HS :
-GV: Chuẩn bị thước thẳng, bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ, phiếu học tập.
 -HS: Ôn lại các qui tắc chia đã học, làm các bài tập ở nhà.
III. Kiểm tra bài cũ : (7ph):
Câu hỏi:
Đáp án
HS1. Làm tính chia 
(x-3x2+x3-3) : (x-3)
Viết dưới dạng A=B.Q+R	 
HS2.	Làm tính chia 
A =x3+3x4-5+bx	
cho B =x2+1	
Viết dạng A = B.Q + R	 
(2đ)
 (3đ)
HS1: Thực hiện phép chia 
-
x 3 - 3x 2 + x - 3
x - 3
x 3 - 3x 2 
x 2 +1
-
0 + x - 3
x - 3
0
x3-3x2+x-3 = (x-3)(x2+1) 	(5 đ)
HS2: Thực hiện phép chia 
(1đ)
(2đ)
(2đ)
-
3x4 + x3 + bx - 5
x 2 + 1
3x 4 + 3x 2 
3x 2 + x - 3
-
 0 + x 3 - 3x 2 + bx - 5
 x 3 + x
-
 - 3x 2+ bx - x - 5
 - 3x 2 - 3
 bx - x - 2
x3+3x4-5+bx = ( x2+1)(3x2 + x -3) + (b – 1) x - 2 	 (5đ) 
V. Tiến trình giảng bài mới :
Hoạt Động của GV
Hoạt Động của HS
Nội Dung
Hoạt Động 1: Ôn tập lý thuyết 
Cho học sinh nêu lại các qui tắc nhân chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đa thức.
Hoạt Động 2: Giải bài tập về nhà 
-Nhắc lại qui tắc chia đa thức cho đơn thức? 
GV nhận xét
Bài 72 :
Hoạt Động 3: Giải bài tập luyện tập 
Bài 73 :
Em hãy nêu cách giải 
Bài 74 :
-Hãy nêu cách làm bài 74
-Cách khác: A(x)(x-a)
 A(x)=(x-a).Q(x)
Cho x=a
A(a)=0
-Tính a trong bài toán A(a)=0
-HS phát biểu qui tắc. 
- HS nhắc qui tắc.
2 HS giải bài 70 
HS nhận xét
-Hai HS lên bảng giải bài tập, các HS còn lại theo dỡi nhận xét.
Hs lên bảng thực hiện phép chia.
(2x4+x3-3x2+5x-2):(x2-x+1)= 2x2+3x-2
-Dùng hằng đẳng thức để phân tích đa thức bị chia thành nhân tử rồi thực hiện phép chia.
4 HS lên bảng cùng giải bài 73
Đa thức A chia hết cho B khi dư R=0
-Thực hiện phép chia đa thức cho dư = 0 để tìm a. 
1 HS lên bảng thực hiện phép chia. 
I. Ôn tập lý thuyết:(2phút) 
-Muốn chia đơn thức A cho đơn thức B (trường hợp A chia hết cho B) ta làm như sau:
-Chia hệ số của đơn thức A cho hệ số của đơn thức B.
-Chia luỹ thừa của từng biến trong A cho luỹ thừa của cùng biến dó trong B.
-Nhân các kết quả tìm được với nhau.
-Muốn chia đa thức cho đơn thức ta chia mỗi hạng tử của đa thức cho đơn thức rồi cộng các kết quả với nhau
II. Bài tập về nhà:(10ph)
Bài 70 :
a. (25x5 – 5x4 + 10x2) : 5x2 = 5x3 – x2 + 2
b. (15x3y2 – 6x2y – 3x2y2) : 6x2y 
= xy - y -1
Bài 72 :
 Vậy
(2x4+x3-3x2+5x-2):(x2-x+1)
= 2x2+3x-2
III. Bài tập ở lớp :(18ph)
Bài 73 : Tính nhanh
a. (4x2-9y2):(2x-3y) 
=(2x-3y)(2x+3y):(2x-3y)
=(2x+3y
b. (27x3-1):(3x-1)
=9x2+3x+1
c. (8x3+1):(4x2-2x+1) = 2x+1
d. (x2-3x+xy-3y):(x+y)
=[x(x-3)+y(x-3)]:(x+y)
=(x-3)(x+y):(x+y)=x-3
Bài 74 :
Tacó:
2x3-3x2+x+a=
=(x+2)(2x2-7x+15)+a-30
Để 2x3-3x2+x+a chia hết cho x+2 thì: a-30 = 0
	a=30
Vậy giá trị cần tìm a=30
V.Củng cố: (5 phút)
*HS nhắc lại qui tắc chi đa thức cho đa thức.
*Phiếu học tập
VI. Hướng dẫn về nhà : (3 phút )
- Trả lời các câu hỏi trang 32 vào vở.
- Bài tập 75, 76, 78, 79 sgk.
- Hướng dẫn các bài tập VN: vận dụng bài phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tập chương 
Phiếu học tập
Tên HS: .. 
Chọn câu đúng:
1. Thực hiện phép chia: (8x3+1):(4x2-2x+1) có kết quả là:
A. 2x	B. 2x-1 C.2x+1 D. -1
2. Tính P = (-4x4 +3 x5 – 6x2) : 2x2
 A. P= 2x2 + x3 – 3x 	B. P= x3 – x2
C. P= -12x2 - x3 + 3x	D. P= 1,5x3 – 2x2– 3
Đáp án
1.C
2.D
Rút kinh nghiệm:
  .       ..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dai_so_khoi_8_tiet_17_den_18_ban_chuan.doc