Giáo án Công dân 8 - Bài 10: Tự lập

Giáo án Công dân 8 - Bài 10: Tự lập

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :

- Thế nào là tự lập, biểu hiện và ý nghĩa của nó?

 2. Kỹ năng:

- Biết tự lập trong học tập và trong lao động, trong sinh hoạt.

3. Thái độ:

 - Phê phán lối sống ỷ lại, dựa dẫm.

 - Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính tự lập cho HS noi theo.

II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài:

-Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng vê biểu hiện của tự lập trong cuộc sống.

-Kỹ năng thể hiện sự tự tin.

III. Tiến trình:

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài mới

 3. Nội dung bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

GV: lớp 8a1 văn nghệ, làm lồng đèn, báo tường đầy đủ không chờ đợi hay ỉ lại vào cô giáo CN. Vậy việc làm của các bạn HS lớp 8a1 biểu hiện đức tính gì?

HS suy nghĩ trả lời

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 903Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công dân 8 - Bài 10: Tự lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07 – 11 – 2012
 Ngày dạy: 09 – 11 – 2012
Tuần: 11
Tiết: 11
BÀI 10: TỰ LẬP
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu :
- Thế nào là tự lập, biểu hiện và ý nghĩa của nó?
	2. Kỹ năng: 
- Biết tự lập trong học tập và trong lao động, trong sinh hoạt.
3. Thái độ:
	- Phê phán lối sống ỷ lại, dựa dẫm.
	- Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính tự lập cho HS noi theo.
II. Các kỹ năng cần được giáo dục trong bài: 
-Biết trình bày suy nghĩ, ý tưởng vê biểu hiện của tự lập trong cuộc sống.
-Kỹ năng thể hiện sự tự tin.
III. Tiến trình: 
1. Ổn định lớp: 
	2. Kiểm tra bài cũ: lồng vào bài mới
	3. Nội dung bài mới: 	
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
GV: lớp 8a1 văn nghệ, làm lồng đèn, báo tường đầy đủ không chờ đợi hay ỉ lại vào cô giáo CN. Vậy việc làm của các bạn HS lớp 8a1 biểu hiện đức tính gì?
HS suy nghĩ trả lời
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu mục đặt vấn đề
GV: phân vai cho HS thể hiện mục đặt vấn đề:
Người dẫn truyện
Bác Hồ
Anh Lê
GV nhận xét cách thể hiện của HS
GV: Vì sao Bác dám ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng?
GV: em có nhận xét gì về suy nghĩ và hành động của anh Lê?
GV: Em rút ra được bài học gì qua câu chuyện trên?
HS tự rút ra bài học:
Hoạt động 3: hướng dẫn HS khai thác nội dung bài học
GV: vậy tự lập là gì? Biểu hiện ra sao?
HS suy nghĩ trả lời:
 GV: biểu hiện ngược lại với tính tự lập là gì?
HS: ỷ lại, nhút nhát, dựa dẫm, lo sợ, ngại khó
GV: người có tính tự lập sẽ được gì trong cuộc sống?
HS trả lời:
GV: HS rèn luyện tính tự lập như thế nào?
HS trả lời:
4. Củng cố: 
- GV cho HS cũng cố lại nội dung bài học.
Hoạt động 4: Liên hệ thực tế và làm bài tập cũng cố
GV: chia lớp thành 2 nhóm thảo luận 2 câu hỏi trong 4’ rồi trình bày, các nhóm có cùng câu hỏi tự bổ sung và nhận xét cho nhau:
* Nhóm 1,2: tìm những biểu hiện của tính tự lập?
* Nhóm 3.4: tìm những biểu hiện của tính thiếu tự lập?
GV: tuyên dương đội thắng cuộc
GV: yêu cầu HS kể những tấm gương tự lập trong cuộc sống mà em biết?
HS: kể
GV nêu một số tấm gương điển hình về tự lập trong cuộc sống như: anh Nguyễn Ngọc Kí ...
GV: em hãy lấy một số câu ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tính tự lập hoặc tính thiếu tự lập?
HS suy nghĩ trả lời:
GV nhận xét và ghi điểm cho HS có câu trả lời đúng
I. Đặt vấn đề: 
- Bác là người quyết tâm cao và không ngại khó khăn.
II. Bài học:
1. Tự lập:
- là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tự tạo dựng cuộc sống cho mình
- Biểu hiện:
+ Tự tin, bản lĩnh, vượt khó
+ Có ý thức, nổ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ
2. Ý nghĩa:
- Thành công và được kính trọng.
3. Rèn luyện:
- Rèn luyện thường xuyên, liên tục, suốt đời
- Ngay từ nhỏ
- Trong mọi lĩnh vực
III. Bài tập:
- Ca dao, tục ngữ có nội dung nói về tính tự lập hoặc tính thiếu tự lập:
 “Há miệng chờ sung rụng”
 “Muống ăn phải lăn vào bếp”
 “Tự lực cánh sinh”
 “Có bụng ăn, có bụng lo”
5. Đánh giá:
GV đưa ra tình huống: Hằng lười học lại chơi thân với lớp trưởng. Cứ mỗi lần cô giáo cho bài tập về nhà Hằng chẳng chịu làm, chỉ chờ lớp trưởng lên mượn chép là xong. Em có suy nghĩ gì về bạn Hằng? Lớp ta có trường hợp tương tự như thế này xảy ra hay không?	Nếu có, em sẽ làm gì trong những trường hợp ấy?
6. Dặn dò: 
 	 Về nhà 
- Học và trả lời câu hỏi cuối bài
- Làm bài tập trong SGK 
	 - Chuẩn bị cho bài 11.
7. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11 CD8TIET 11.doc