Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THPT Tân Lâm

Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THPT Tân Lâm

BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI

I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.

2. Kỹ năng: Nhận thức tại sao trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trọng lẽ phải.

3. Thái độ:

 - Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.

- Học tập những tấm gương biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ

II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng

 -KN phân tích so sánh

 -KN ứng xử, giao tiếp

III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

 -Thảo luận nhóm

 -Động não

 -Xử lí tình huống

IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

-GV: SGK, SGV GDCD 8

-HS: 1 số câu chuyện, thơ . nói về tôn trọng lẽ phải

 

doc 58 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 cả năm - Trường THPT Tân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 1
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A, 8B
BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải, những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải.
2. Kỹ năng: Nhận thức tại sao trong cuộc sống mọi người đều phải tôn trọng lẽ phải.
3. Thái độ:
 - Có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân để trở thành người biết tôn trọng lẽ phải.
- Học tập những tấm gương biết tôn trọng lẽ phải và phê phán những hành vi thiếu tôn trọng lẽ 
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	-KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng
	-KN phân tích so sánh
	-KN ứng xử, giao tiếp
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	-Thảo luận nhóm
 	-Động não
	-Xử lí tình huống	
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-GV: SGK, SGV GDCD 8
-HS: 1 số câu chuyện, thơ. nói về tôn trọng lẽ phải
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ:
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều . để hiểu rõ điều này cô và các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu các tình huống
Hoạt động của thầy và trò
GV gọi HS đọc các tình huống SGK
? Em có NX gì về hành động, việc làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích trong câu chuyện ?
? Nếu em có tham gia các cuộc tranh luận đó, ý kiến em ntn ?
? Trước hành vi quay cóp của bạn em sẽ làm gì ?
? Qua 3 tình huống trên em tự rút ra cho mình bài học gì ?
Nội dung kiến thức
I/ Tìm hiểu tình huống :
Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích 
Trung thực, D/c đấu tranh bảo vệ lẽ phải
ý kiến đúng: ủng hộ
Bạn quay cóp -> tỏ thái độ phê phán
 => ủng hộ, tán thành những việc làm đúng, lên án, phê phán những hành động việc làm sai trái
Hoạt dộng 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu ND bài học
Hoạt động của thầy và trò
? Em hiểu lẽ phải là gì ? VD ?
? Tôn trọng lẽ phải là gì ?
Thảo luận nhóm 5 phút:
? Nêu những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải
? Tôn trọng lẽ phải có ý nghĩa gì?
? Tìm một vài tám gương TTLP mà em biết
? Là HS em cần phải làm gì để rènluyện mình trở thành người biết TTLP ?
Nội dung kiến thức
II/ Nội dung bài học:
 1.Thế nào là tôn trọng lẽ phải :
 - Lẽ phải: Điều đúng đắn phù hợp đạo lý và lợi ích chung.
 - Tôn trọng lẽ phải:
+ Công nhận, ủng hộ, tuân theo điều đúng
+ Điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực.
+ Không làm việc sai trái
2. Biểu hiện:
 - Công nhận, ủng hộ việc đúng.
 - Đấu tranh chống việc làm sai trái
 3. Ý nghĩa:
 - ứng xử
 - Làm đẹp mối quan hệ XH -> XH phát triển
c/Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
* Luyện tập :
BT1 : HS làm việc cá nhân
Đáp án C
BT2 : HS làm việc cá nhân
ứng xử C
BT3 : Tôn trọng lẽ bài a, c, e
BT4 : Thảo luận nhóm 5 phú
Nội dung kiến thức
4. Làm gì ?
 - Làm theo điều đúng.
 - Phê phán việc làm sai trái, không vi phạm PL
d/Vận dụng: 
1. Thế nào là tôn trọng lẽ phải ? ý nghĩa
2. Nêu hướng hoạt động để trở thành người biết TTLP?
4/Hướng dẫn về nhà:
BT về nhà :
 - Học bài, làm BT 5,6
 - Chuẩn bị bài : Liêm khiết
VI/RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết thứ: 2
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 8A, 8B
BÀI 2: LIÊM KHIẾT
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liêm khiết, biết phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kỹ năng: Hiểu được vì sao phải sống liêm khiết và phải làm gì để sống liêm khiết.
3. Thái độ: 	-Có thói quen và tự kiểm tra hành vi của mình để biết sống liêm khiết.
-Biết lên án, phê phán những hành vi sai trái.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
KN xác định giá trị, KN phân tích so sánh, KN tư duy phê phán
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Nghiên cứu trường hợp điển hình, động nảo, thảo luận nhóm, xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	-SGK, SGV.
-Tục ngữ, ca dao nói về liêm khiết.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 	-Tôn trọng lẽ phải là gì? Cần rèn luyện thế nào để biết tôn trọng lẽ phải?
 	-Chữa bài tập 5,6
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình huống
Hoạt động của thầy và trò
* Gọi 3 học sinh đọc câu chuyện SGK
? Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của Mariquyri, Dương Chấn và của Bác Hồ?
? Theo em, có điểm gì chung ở cách xử sự ở 3 ví dụ trên?
? Vậy bài học rút ra từ 3 tình huống trên là gì?
Nội dung kiến thức
Tìm hiểu tình huống
Mariquyri, Dương Chấn, Bác Hồ sống thanh cao, không vụ lợi => được mọi người tin yêu.
sống thanh cao không vụ lợi sẽ được mọi người tin yêu
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
? Họ là những tấm gương sáng về liêm khiết. Vậy em hiểu liêm khiết là gì?
*Thảo luận (3’)
- Tìm một số bài học của đức tính liêm khiết mà em biết?
- Trong đời sống hàng ngày, theo em việc học tập những tấm gương đó có còn phù hợp nữa không?
(Việc học tập những tấm gương đó rất cần:
+ Giúp mọi người phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết.
+ Đồng tình với những hành vi liêm khiết, phê phán, lên án những hành vi không liêm khiết.
+ Giúp mọi người có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có tính liêm khiết)
? Theo em sống liêm khiết có ý nghĩa gì?
Nội dung kiến thức
Nội dung bài học:
Thế nào là liêm khiết:
Là phẩm chất đạo đức -> lối sống trong sạch
Biểu hiện:
Không ăn hối lộ.
Không tham nhũng.
Không móc ngoặc, làm ăn gian lận.
ý nghĩa:
sống thanh thản
Mọi người quý mến
Xã hội trong sạch, tốt đẹp
c/Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
Là học sinh em cần rèn luyện tính liêm khiết như thế nào?
HS: các nhóm thảo luận
đại diện các nhóm trình bày
GV: chốt lại vấn đề chính
Nội dung kiến thức
Rèn luyện như thế nào?
Rèn luyện bản thân sống liêm khiết.
Làm giàu bằng chính sức lao động của mình
Không tham ô, tham nhũng, hám danh lợi.
Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi thiêu liêm khiết.
d/Vận dụng: 
	BT1: Học sinh làm việc cá nhân:
	Không thể hiện tính liêm khiết: b. d. e
	BT2: HS làm việc cá nhân:
	Không tán thành với cách xử sự ở trường hợp a, c vì
	đó là biểu hiện của những khía canh khác nhau của 
	Sự không liêm khiết.
	BT5: Thảo luận nhóm 5’:
	- Đói cho sạch, Thác trong còn hơn sống đục
4/Hướng dẫn về nhà:
Học bài, làm bài tập 4
Xem trước bài 3.
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết thứ: 3
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 
BÀI 3: TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tôn trọng người khác, những biểu hiện của tôn trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày.
2. Kỹ năng: Biết phân biệt hành vi đúng và chưa đúng trong tôn trọng người khác.
3. Thái độ: Hiểu ý nghĩa của việc biết tôn trọng người khác, từ đó biết tự kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	KN tư duy phê phán, KN phân tích so sánh, KN ra quyết định
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	 Thảo luận nhóm, động não, trình bày 1 phút, sắm vai
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
-SGK, SGV, sách thiết kế bài giảng
-Bài tập tình huống
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 	-Liêm khiết là gì? Tại sao phải sống liêm khiết?
-Những biểu hiện nào sau đây biểu hiện lối sống liêm khiết? Vì sao?
Giúp đỡ bạn kèm theo điều kiện có lợi cho mình.
Công an giao thông nhận tiền của người VP giao thông mà không viết hóa đơn.
Bác An làm giàu bằng chính tài năng và sức lực của mình.
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tình huống mới.
Hoạt động của thầy và trò
Gọi 3 học sinh đọc 3 tình huống ở sách giáo khoa.
Em có nhận xét gì về thái độ, cách xử sự và việc làm của các bạn trong 3 trường hợp trên? (Thảo luận nhóm: 7’) (Nêu cách xử sự ; Nhận xét)
Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đúng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phê phán? Vì sao?
Nội dung kiến thức
I.Tìm hiểu tình huống:
1.Tình huống:
TH1: Mai:
Không kiêu căng
Sống chan hòa, cởi mở
Nhiệt tình giúp bạn
Gương mẫu chấp hành nội quy
TH2: Hải:
 Học giỏi tốt bụng
 Một số bạn chế giễu, trêu trọc vì Hải da đen.
TH3: Cả lớp im lặng, Quân và Hùng cười rúc rích.
* Nhận xét: Cần biết tôn trọng người khác
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Từ hành vi của các bạn em hiểu thế nào là biết tôn trọng người khác?
Nêu một số biểu hiện của người biết tôn trọng người khác?
BT nhanh: Hành vi nào sau đây thể hiện rõ sự tôn trọng người khác? Vì sao?
Đi nhẹ nói khẽ khi đi vào bệnh viện.
Chỉ làm theo sở thích của mình không cần biết đến những người xung quanh.
Nói chuyện, đùa nghịch trong giờ học.
Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp bất hạnh.
Nội dung kiến thức
II.Bài học:
Thế nào là tôn trọng người khác:
Đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, lợi ích của người khác.
Thể hiện lối sống có văn hóa.
Biểu hiện:
Tôn trọng người khác ở mọi nơi, mọi lúc trong cử chỉ, hành động, lời nói.
ý nghĩa:
- Quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng và tốt đẹp hơn.
c/Thực hành, luyện tập: 
Hoạt động của thầy và trò
GV: Mọi người biết tôn trọng lẫn nhau sẽ đem lại điều tốt đẹp gì?
Tìm một số câu thành ngữ, ca dao, danh ngôn nói về đức tính tôn trọng người khác?
HS: vd: + Lời nói chẳng
 Khó mà biết lẽ biết lời
Nội dung kiến thức
Cần làm gì?
Cư xử đúng mực, chan hòa.
Tôn trọng nội quy, pháp luật
Tránh xúc phạm danh dự người khác.
d/Vận dụng: 	
	BT1: đáp án: a,g,i
	BT2 : đáp án: b,c
4/Hướng dẫn về nhà:
Học bài: Làm BT 3,4
Xem trước bài 4
VI/ RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tiết thứ: 4
Ngày soạn: 
Lớp dạy:
BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là giữ chữ tín, những biểu hiện của giữ chữ tín trong cuộc sống hàng ngày.
Hiểu ý nghĩa của việc giữ chữ tín trong quan hệ xã hội, từ đó có hướng rèn luyện đức tính đó cho mình.
II/CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
	Kĩ năng xác định giá trị, KN tư duy phê phán, kĩ năng giải quyết vấn đề
III/CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:
	Thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, động não, xử lí tình huống
IV/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
SGK, SGV, bảng phụ
Một số mẩu chuyện, tấm gương biết giữ chữ tín trong cuộc sống.
V/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/Ổn định tổ chức:
2/Kiểm tra bài cũ: 
-Thế nào là tôn trọng người khác? Nêu biểu hiện và ý nghĩa của việc tôn trọng người khác trong cuộc sống?
-Kể một câu chuyện về tấm gương học sinh biết tổn trọng người khác?
3/Bài mới:
a)/Khám phá:
b)/Kết nối: Cơ sở để củng cố mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau, đó là lòng tin. Làm thế nào để xây dựng được lòng tin của mọi người. Bài học hôm nay sẽ giải đáp câu hỏi đó.
Hoạt động 1: Thảo luận các tình huống
Hoạt động của thầy và trò
Gọi 2 học sinh đọc tình huống sgk/11
Cho học sinh thảo luận nhóm:
Hai mẩu chuyện cho ta biết nội dung gì?
Trong cuộc sống hàng ngày muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì ta phải làm gì?
Có ý kiến cho rằng: Giữ chữ tí ... .........................................
.......................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết: 32
ÔN TẬP HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: 
Giúp HS:
-Củng cố,khắc sâu kiến thức từ bài 13 đến bài 21
-Rèn ý thức tự giác sống và làm việc theo PL
-Nắm vững kiến thức chuẩn bị thi học kỳ II
B. CHUẨN BỊ:
 - Sgk, Sgv, bảng phụ
 -Học sinh xem bài đã học trước ở nhà 
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới:
1)Đặt vấn đề: 
2)Triển khai các hoạt động:
a. hoạt động 1: HD HS ôn tập những kiến thức đã học
HD HS ôn tập những kiến thức đã học
? Nhắc lại những kiến thức đã học về PL ở học kì II?
? Sắp xếp theo nội dung sau?
Phòng chống tệ nạn xã hội
Phòng ngừa tai nạn
Quyền của công dân
Nghĩa vụ của công dân
I. Lí thuyết
1. Phòng ngừa tệ nạn, tai nạn
- Phòng chống tệ nạn XH ( B13)
- Phòng chống HIV/AIDS (B14)
- Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy nổ và các chất độc hại (B15)
2. Quyền của công dân
- Quyền sở hữu tài sản (B16)
- Quyền khiếu nại, tố cáo (B18)
- Quyền tự do ngôn luận ( B 19)
3. Nghĩa vụ của công dân:
- Nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (B16)
- Nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng ( B17 )
b. hoạt động 2: Bài tập
Hoạt động của thầy và trò
* HDHS làm một số bài tập
* HD HS làm đề cương ôn tập thi HK II
( Câu hỏi in )
HS làm việc cá nhân
Nội dung kiến thức
II/ Bài tập:
BT3/36 ( BT tình huống GDCD ).
BT15/39 (BT tình huống GDCD)
Câu hỏi ôn tập thi HK II
Phần I: Lí thuyết
Tệ nạn xã hội là gì? Theo em những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?
Tệ nạn xã hội ảnh hưởng như thế nào đến đời sống con người?
HIV /AIDS có quan hệ như thế nào với TNXH? Nêu tính chất nguy hiểm cuar HIV /AIDS với con người và xã hội loài người?
Hiến pháp là gì? Nêu nội dung cơ bản của Hiến pháp?
Pháp luật là gì? Nêu các đặc điểm của rpháp luật?
Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo đức và pháp luật về cơ sở hình thành, tính chất, hình thức thể hiện và các phương thức bảo đảm thực hiện.
 Phần II: Bài tập
( Học sinh tham khảo sách bài tập tình huống GDCD 8 )
Bài 13: BT1,2, 8, 9, 11, 15.
Bài 14: BT 3, 5, 7, 8, 10.
Bài 20: BT 4, 6, 7.
Bài 21: BT 2, 3, 6, 7, 9.
Học sinh chép câu hỏi và làm đáp án vào vở.
IV/ Củng cố luyện tập
V/ Dặn dò:
-Học thuộc các nội dung đã học và ôn tập
-Chuẩn bị để tiết sau kiểm tra học kì II
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 
Tiết: 33
KIỂM TRA HỌC KÌ II
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG:
-Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học .
-HS nắm vững quyền và nghĩa vụ cuả công dân
-Rèn luyện kỹ năng làm bài, xử lý tình huống
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
GV: đề bài
HS: Ôn tập nội dung các bài đã học
C. TIẾN TRÌNH LÊN LƠP:
I. Ổn định tổ chức lớp:
II. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
III: Đề bài:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: GDCD – Lớp 8
Thời gian làm bài: 45 phút ( Không kể thời gian giao đề )
Họ và tên:Lớp 8
Câu 1(2điểm): Điền tiếp vào dấu ba chấm để hoàn thành khái niệm:
a, “Tài sản của Nhà nước bao gồm:
....
..................”.
b, “..là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội”.
Câu 2 (1,5điểm): Đánh dấu X vào ô tương ứng sao cho phù hợp:
Văn bản
Cơ quan ban hành văn bản này
Quốc hội
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ Giao thông Vận tải
Chính phủ
Bộ Tài chính
Đội TNTP Hồ Chí Minh
Luật doanh nghiệp
Quy chế tuyển sinh đại học cao đẳng
Luật giao thông đường thuỷ nội địa
Luật giáo dục
Điều lệ Đội TNTP HCM
Hiến pháp năm 1992
Câu 3 (1,5 điểm): Em sẽ làm gì khi thấy:
Có người định cưa, đục, tháo chốt bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc nổ?
Có người tàng trữ, vận chuyển, buôn bán vũ khí và các chất độc hại?
Bạn bè hoặc các em nhỏ chơi nghịch các vật lạ, các chất nguy hiểm?
Câu 4 (4điểm). 
a. Em hiểu gì về khẩu hiệu : “Đừng chết vì thiếu hiểu biết về HIV/AIDS”? 
b. HIV/AIDS lây lan qua những con đường nào? 
c. Là học sinh chúng ta phải làm gì để chống lại đại dịch thế kỷ này ?
(Câu 3, câu 4 Thí sinh làm ra mặt sau của tờ giấy thi)
---HẾT----
Đáp án – Biểu điểm: 
Câu
ý
Đáp án
Biểu điểm
1
(2đ)
a
“đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành kinh tế, văn hoá, xã hộiCùng các tài sản mà Pháp luật quy định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước chiu trách nhiệm quản lí”.
1,5
b
“..Lợi ích công cộng”
0,5
2
(1,5 đ)
Văn bản Cơ quan ban hành
Luật doanh nghiệp - Quốc hội
Quy chế tuyển sinh đại học -Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luật giao thông đường thuỷ nội địa - Quốc hội
Luật giáo dục - Quốc hội
Điều lệ Đội TNTP HCM - Đội TNTP Hồ Chí Minh
Hiến pháp năm 1992 - Quốc hội
1,5 điểm
(mỗi ý được 0,25 đ)
3
(1,5 đ)
a
- Cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm
0,5
b
- Cần báo ngay cho cơ quan, và những người có trách nhiệm.
0,5
c
- Cần khuyên ngăn mọi người tránh xa nơi nguy hiểm
0,5
4
(5 đ)
a
- HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ, hiện nay trên thế giới vẫn chưa có thuốc đặc tri. Người mắc phải sẽ bị tử vong.
- Tốc độ lây lan rất nhanh, ai cũng có thể bị mắc không biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, đẳng cấp, tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội .Nếu chúng ta không có hiểu biết và có biện pháp chủ động phòng tránh chúng ta sẽ là nạn nhân của căn bệnh quái ác này.
0,75
0,75
b
- 3 con đường lây truyền:
+ Lây từ mẹ sang con
+ Truyền máu 
+ Quan hệ tình dục 
0,5
0,5
0,5
c
- HS cần phải làm:
+ Có hiểu biết đầy đủ về căn bệnh này.
+ Chủ động phòng tránh cho mình, cộng đồng.
+ Không phân biệt, đối xử vơi người nhiễm HIV/AIDS
+ Tích cực tham gia các phong trào tuyên truyền, phòng, chống HIV/AIDS.
0,5
0,5
0,5
0,5
Ngày soạn:	
Tiết: 34 - 35
 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA
 PHƯƠNG VÀ NỘI DUNG ĐÃ HỌC - VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
- Giúp HS nắm vững khắc sâ ác kiến thức đã học.
- Thấy được mức độ gia tăng nhanh các phương tiện giao thông và mức độ báo động các vụ tai nạn giao thông đang xảy ra hàng ngày.
- Nắm được những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông.ư
- Giúp các em nắm được 1 số biển bá hiệu an toàn giao thông quan trọng
- Giáo dục ý thức các em đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 - Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.
 - Các bức tranh về tai nạn giao thông
 - Một số biến báo hiệu giao thông
 - Bảng phụ, phiếu học tập.
 - Một số bài tập trắc nghiệm.
- Học thuộc bài cũ.
- Chuẩn bị trước bài ngoại khóa.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới
1. Đặt vấn đề: Giới thiệu bài.
2. Triển khai bài:
a. Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin của tình hình tai nạn giao thông hiện nay :
Hoạt động của thầy và trò
GV: Nêu sơ qua về tình hình tai nạn giao thông trên toàn quốc hện nay...
 ? Qua đó các em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông hiện nay?
? Em hãy liên hệ với thực tế ở địa phương mình xem hàng năm có bao nhiêu vụ tai nạn giao thông xảy ra?
? Vậy theo các em có những nguyên nhân nào dẫn đến các vụ tai nạn giao thông? 
HS:.
Nội dung kiến thức
1. Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông hiện nay ở địa phương.
- Tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, đã đến mức độ báo động.
- Xe máy đi lạng lách đánh võng đâm vào ô tô, người lái xe chết tại chỗ.
- Do rơm rạ phơi trên đường nên xê ô tô đã trật bánh lan xuống vệ đường làm chết hai hành khách.
- Xe đạp khi sang đường không để ý xin đường nên đã bị xe máy phóng nhanh đi sau đâm vào.
b. Hoạt động 2: Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
Hoạt động của thầy và trò
? Trong những nguyên nhân trên thì đâu là hững nguyên nhân chính dẫ đến các vụ tai nạn giao thông?
HS:. – Do sự thiếu hiểu biết ý thức kém của người tham gia giao thông như:đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, đi không đúng làn đường
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông khi đi đường?
HS: 
Nội dung kiến thức
2. Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Do dân cư tăng nhanh.
- Do các phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
- Do ý thức của người tam gia giao thông còn kém.
- Do đường hẹp xấu.
_ Do quản lí của nhà nước về giao thông còn nhiều hạn chế.
3. Những biện pháp giảm thiểu tai nạn giao thông.
- Phải tìm hiểu nắm vững, tuân thủ theo đúng những quy định của luật giao thông.
- Tuyên truyền luật giao thông cho mọi người nhất là các em nhỏ.
- Khắc phục tình trạng coi thường hoặc cố tình vi phạm luật giao thông.
c. Hoạt động 3: Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ
Hoạt động của thầy và trò
GV: Chia lớp thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 bộ biển báo bao gồm 5 loại biển lẫn lộn.
Yêu cầu: - Dựa vào màu sắc, hình khối em hãy phân biệt các loại biển báo.
- Sau 3 phút cho HS lên dán trên tường theo đúng biển báo hiệu và nhóm của mình.
GV: giới thiệu khái quát ý nghĩa?
Nội dung kiến thức
4. Một số biển báo hiệu giao thông đường bộ.
- Biển báo cấm.
- Biển báo nguy hiểm.
- Biển chỉ dẫn
- Biển hiệu lạnh
- Biển báo tạm thời
IV. Củng cố
GV: đưa ra tình huống::
Phạm văn T 18 tuổi cùng bạn bè rủ nhau đi chơi. Do bạn bè rủ rê lôi kéo nên đã tham gia đua xe trên đường phố và bị cảnh sát giao thông bắt giữ.
? Việc T than gia đua xe cóvi phạm luật giao thông hay không? xe có bị thu giữ hay kho?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Nhận xét cho điểm
V. Dặn dò:
 - Về nhà học bài , làm bài tập.
 - Đọc trước nội dung bài mới
D. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN GDCD 8(14).doc