Đề cương Giáo dục công dân 8

Đề cương Giáo dục công dân 8

GDCD

I/ Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh

 1/ Tình bạn là gì ?

 Tình bạn là tình cảm giữa hai hay nhiều người dựa trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,

 2/ Tình bạn trong ság lành mạnh có n~ đặc điểm gì?

 Tình bạn trong sáng lành mạnh có n~ đặc điểm cơ bản sau:

- Phù hợp với nhau về quan niệm sống.

- Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

- Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.

- Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.

- Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có giữa n~ người cùng giới hoặc khác giới.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Giáo dục công dân 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDCD
I/ Xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh
 1/ Tình bạn là gì ?
 Tình bạn là tình cảm giữa hai hay nhiều người dựa trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống,
 2/ Tình bạn trong ság lành mạnh có n~ đặc điểm gì?
 Tình bạn trong sáng lành mạnh có n~ đặc điểm cơ bản sau:
Phù hợp với nhau về quan niệm sống.
Bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm với nhau.
Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
Tình bạn trong sáng, lành mạnh có thể có giữa n~ người cùng giới hoặc khác giới.
3/ Ý nghiã
Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người cảm thấy ấm áp, tự tin yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có thiện chí và cố gắng cả hai phía.
II/ Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư
 1/ Cộng đồng dân cư là gì?
 Cộng đồng dân cư là toàn thể n~ người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thỗ hoặc đơn vị hành chính, gắn bó thành một khối, giữa họ có sự liên kết và hợp tác với nhau để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung.
 2/ Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là gì?
 Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tâm thần ngày càng lành mạnh, phong phú như giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh nơi ở ; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp ; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng ; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu
, mê tín dị đoan và tích cực phòng, chống các tệ nạn xã hội.
 3/ Ý nghĩa
 Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư góp phần làm cho cuộc sống bình yên, hạnh phúc, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
 4/ Trách nhiệm
 Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân. Học sinh cần tránh những việc làm xấu và tham gia những hoạt động vừa sức trong việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư.
III/ Tự lập
 1/ Thế nào là tự lập?
 Tự lập là tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình ; không trông chờ, dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác.
 Tự lập thể hiện sự tự tin, bản lĩnh cá nhân dám đương đầu với những khó khăn, thử thách ; ý chí nỗ lực phấn đấu, vươn lên trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống.
 2/ Ý nghĩa
 Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng nhận được sự kính trọng của mọi người.
 3/ Hành động như thế nào?
 Học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tính tự lập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường ; trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
IV/ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình 
 Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình như sau :
 1/ Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà :
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con ; không phân biệt đối xử giửa các con, không đuợc ngược đãi, xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.
Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng. 
 2/ Quyền và nghĩa vụ của con cháu :
 Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.
 3/ Bổn phận của anh chị em
 Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
 Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình đối với gia đình.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD.doc