Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 3

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 3

Tuần 9 – Bài 9, tiết 33,34

Văn bản

 Hai cây phong

Kết quả cần đạt:

1. Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hai cây phong. Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp khéo léo giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể: tôi, chúng tôi, trong giọng văn chậm buồn, chứa chan tình yêu mến và thương nhớ quê hương.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Tiếng địa phương, với phần TLV bài viết số 2, hiệu quả kết hợp miêu tả, biể cảm trong văn tự sự, với thực tế cuộc sống ở việc liên tưởng đến vai trò, vị trí của những cây đa, cây bàng đối với làng quê và tuổi thơ của con người Việt Nam.

3. Rèn luyện các kỹ năng đọc văn xuôi trữ tình – tự sự, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự.

4. Chuản bị: Tìm hiểu thêm về Ai-ma-tốp và Người thầy đầu tiên trong tập truyện ngắn Gia-mi-lia – Truyện núi đồi và thảo nguyên

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 812Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 9 – Bài 9, tiết 33,34
Văn bản
	Hai cây phong
Kết quả cần đạt:
1. Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của văn bản Hai cây phong. Tính chất trữ tình sâu đậm được biểu hiện trong sự kết hợp khéo léo giữa hồi ức, miêu tả, biểu cảm và kể chuyện, trong cách lồng xen hai ngôi kể: tôi, chúng tôi, trong giọng văn chậm buồn, chứa chan tình yêu mến và thương nhớ quê hương.
2. Tích hợp với phần Tiếng Việt bài Tiếng địa phương, với phần TLV bài viết số 2, hiệu quả kết hợp miêu tả, biể cảm trong văn tự sự, với thực tế cuộc sống ở việc liên tưởng đến vai trò, vị trí của những cây đa, cây bàng đối với làng quê và tuổi thơ của con người Việt Nam.
3. Rèn luyện các kỹ năng đọc văn xuôi trữ tình – tự sự, phân tích tác dụng của sự thay đổi ngôi kể, của miêu tả và biểu cảm trong tự sự.
4. Chuản bị: Tìm hiểu thêm về Ai-ma-tốp và Người thầy đầu tiên trong tập truyện ngắn Gia-mi-lia – Truyện núi đồi và thảo nguyên
Tiến trình thực hiện các bước lên lớp:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
1. Kể lại một sự viẹc trong truyện: Chiếc lá cuối cùng mà em cảm thấy xúc động nhất. Theo em, lý do nào đã khién Giôn-xi khỏi bệnh?
2. Hãy nói lên những cảm nhận của em về nhân vật Bơ-men. Theo em, vì sao lại gọi bức vẽ cuối cùng của cụ là một kiệt tác?
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
Đối với mỗi con người, ký ức tuổi thơ thường gắn liền với những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Đó là một tình cảm tự nhiên, hồn nhiên và đậm tính nhân văn. Theo thời gian và sự trưởng thành, tình cảm ấy càng trở nên mãnh liệt và sâu sắc. Trong thế giới những kỷ niệm yêu thương và đằm sâu ấy, có bao giờ lại thiếu vắng hình ảnh của một con suối, bóng cây, bãi cỏ cái không gian thiên nhiên khoáng đạt và trìu mến. Cũng trong mạch cảm xúc ấy, dòng hồi ức da diết và cảm động của nhân vật tôi trong văn bản hôm nay chúng ta học sẽ đưa các em đến với một vùng quê của những núi đồi và thảo nguyên mênh mông, vùng quê với chúng ta vừa xa lạ và cũng rất gần gũi
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – Chú thích:
Qua việc chuẩn bị ở nhà. em hãy cho biết cần đọc văn bản này với ngữ điệu như thế nào?
Gv cùng Học sinh đọc văn bản theo các phần. Nhận xét, góp ý về cách đọc
1. Đọc.
HS nhận thấy:
Giọng chậm rãi, hơi buồn, gợi nhớ nhung và nghĩ suy của người kể chuyện.
GV bổ sung: với giọng kể của tôi và chúng tôi cũng nên có sự phân biệt để thấy được sự khác biệt trong điểm nhìn nghệ thuật.
? Tác giả của văn bản này là ai?
GV treo bản đồ châu á, bổ sung:
 Đó là nhà văn của núi đồi và thảo nguyên vùng Trung á xanh tươi mênh mông hùng vỹ, là quê hương của những người dân chất phác mộc mạc đến nhiều khi thô kệch mà nhà văn yêu thương tới xót xa. Đó cũng là mảnh đất đề tài vô tận cho các sáng tác của Ai-ma-tôp, làm nên chất thơ trữ tình man mác cho những Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, Cánh buồm màu trắng, Người thầy đầu tiên và biết bao truyện ngắn, tiểu thuyết khác của nhà văn. 
2. Chú thích:
a. Tác giả: Ai-ma tôp: quê vùng thung lũng Ta-lax, làng Sê-ke-rơ, huyện Ki-rôp thuộc Kiêc-ghi-dia (một nước cộng hoà nằm trong Liên xô cũ). Là nhà văn được bạn đọc yêu thích bởi các truỵen ngắn và truyện vừa
? Văn bản chúng ta học hôm nay nằm trong tác phẩm nào của Ai-ma-tôp?
GV gọi HS đọc phần tóm tắt nội dung truyện: Người thầy đầu tiên.
? Nhan đề văn bản do người soạn sách đặt. Vậy, phong là loại cây thế nào?
GV có thể bổ sung thêm các chú thích quan trọng:cao nguyên, nông trang, người vô danh
b. Văn bản:
- Phần đầu truyện Người thầy đầu tiên
- Tóm tắt: SGK
? Phần văn bản đã học có sử dụng các phương thức biểu đạt nào?
? Trong văn bản có hai loại hình ảnh nghệ thuật, đó là thiên nhiên và con người. Hãy chỉ rõ các hình ảnh đó?
? Quan hệ giữa hai hình ảnh này thế nào?
- Biểu cảm, tự sự và miêu tả.
- Thiên nhiên: hai cây phong và thảo nguyên.
- Con người: tôi và chúng tôi.
- Gắn bó và thân thiết.
? Quan hệ ấy đã được kể lại bằng ngôi kể nào?
? Ngôi kể ấy vì sao lại có thay đổi: khi là tôi, khi là chúng tôi? 
? Cách xưng hô nào là chính? Tại sao?
? Cách kể chuyện bằng cả hai vai kể này có tác dụng gì?
? Theo mạch kể của nhân vật: Tôi- chúng tôi, văn bản có thể chia mấy phần?
- Tôi và chúng tôi- ngôi kể thứ nhất.
 - Xưng Tôi: khi kể những xúc cảm riêng cuả tâm hồn về hai cây phong.
- Xưng Chúng tôi: thể hiện cảm xúc tập thể về hai cây phong và thảo nguyên.
Ngôi nhân xưng tôi là chính vì toàn bộ truyện được kể lại bằng cảm xúc trong hiện tại và hồi tưởng của nhân vật tôi khi đứng dưới bóng cây phong.
- Mở rộng cảm xúc, vừa chung vừa riêng từ đó cho thấy tình yêu thiên nhiên và làng quê là tình yêu không chỉ cá nhân mà là cả một thế hệ, của tất cả mọi người.
- Tạo mối đan xen hai thời điểm: quá khứ và hiện tại, niên thiếu và trưởng thành làm câu chuyện trở nên sống động, chân thật đối với người đọc.
3 đoạn:
+ Làng Ku-ku-rêuphía tây: Giới thiệu chung vị trí vùng quê.
+ Phía trên làng: Nhớ về hình ảnh hai cây phong và tâm trạng mỗi khi về làng 
+ Vào năm học cuối biêng biếc kia: Nhớ về cảm xúc và tâm trạng của nhân vật tôi hồi thơ ấu cùng bè bạn.
+ Còn lại: nhớ đến người trồng cây 
Gv bình chuyển: Câu chuyện được kể không phải theo trình tự thời gian truyền thống mà là theo mạch diễn biến cảm xúc, theo dòng hồi tưởng da diết và yêu thương của nhân vật tôi, cũng là chúng tôi, người không kể chuyện người mà là kể chuyện mình, về những gì mình bấy lâu nâng niu, đau đáu. Đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa con người trưởng thành và tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo, cách kể ấy không chỉ khiến câu chuyện chân thật mà còn tạo mối đồng cảm sâu xa đối với người đọc. Đến với những hồi ức sâu đằm và ngọt ngào ấy, chúng ta sẽ cảm nhận được những gì về tâm hồn của con người xa quê mà luôn khắc khoải hình bóng quê nhà
Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản:
1. Hai cây phong trong tình cảm của nhân vật Tôi
? Đoạn văn mở đầu đã dẫn dắt người đọc đến với hình ảnh hai cây phong bởi lý do gì?
? Hình ảnh so sánh đã gợi cho cảm nhận ra sao về hai cây phong?
? Nhân vật Tôi đã giải thích như thế nào về tình cảm của mình đối với hai cây phong?
? Cách giải thích ấy bước đầu cho ta cảm nhận được điều gì về tâm hồn nhân vật và giá trị của hai cây phong đối với ông?
- Vì vị trí của chúng: làng nằm trên cao nguyên rộng, hai cây phong lại hiện diện giữa ngọn đồi phía trên làng, chúng hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng đặt trên núi. 
- Hai cây phong như tín hiệu chỉ đường, tín hiệu thân thiết không thể thiếu của chúng đối với những người con xa quê.
- Đó cùng là hình ảnh quê hương bởi chúng không chỉ là dấu hiệu nhận biết mà còn là niềm tự hào của người dân làng Ku-ku-rêu.
- Đặc biệt trân trọng nâng niu những ấn tượng thời thơ ấu cũng vì do có liên quan đến nghề hoạ sỹ.
+ Đó là con người có tâm hồn nhạy cảm, trân trọng nâng niu những ký ức ấu thơ, đặc biệt hé mở một tấm lòng tha thiết đối với quê hương, một trái tim nghệ sỹ sẵn sàng rung động trước bất kỳ một vẻ đẹp nào của sự sống.
+ Hai cây phong là hình ảnh của quê hương và gắn liền với thời kỳ đẹp đẽ nhất, trong sáng nhất của mỗi người: tuổi thơ.
? Trong cái nhìn yêu thương, trìu mến và tinh tế của người nghệ sỹ, vẻ đẹp hai cây phong đã hiện ra cụ thể như thế nào?
? Qua sự thống kê, em thấy biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng triệt để và tác dụng của nó ra sao?
? Phương thức biểu đạt nào đã phát huy thế mạnh trong đoạn văn?
? Vì sao khi khôn lớn, đã lý giải được điều bí ẩn của hai cây phong, nhân vật tôi vẫn không bỏ mất cách cảm thụ của tuổi thơ, không vỡ mộng xưa?
Khác hẳn với nhiều loài cây khác trong làng: có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.
+ Nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào, lời ca êm dịu, như nước thuỷ triều, như tiếng thì thầm thiết tha, như đốm lửa vô tình, như tiếng thở dài thương tiếc, reo vù vù như ngọn lửa cháy rừng rực trong bão dông
- Nghệ thuật so sánh và nhân hoá kết hợp => hai cây phong hệt như hai anh em sinh đôi, hai con người dẻo dai và cường tráng, mơ mộng và mạnh mẽ, có tâm hồn và ngôn ngữ riêng.
Miêu tả kết hợp biểu cảm khiến những hình ảnh sống động tuôn trào dưới ngòi bút theo sự vận động cuả cảm xúc. Hình ảnh nào cũng dung dị và tự nhiên, nên thơ và tươi tắn, là kết quả của tình yêu nồng nàn tha thiết dành cho thiên nhiên quê hương.
Hs thảo luận, rút ra nhận xét:
Vì nhân vật là một nghệ sỹ, có tâm hồn giàu cảm xúc, yêu thiên nhiên và nhất là yêu mến quê hương, trân trọng quá khứ tuổi thơ. 
Vì cách cảm thụ tuổi thơ bộc lộ một vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo đến thuần khiết, là sản phẩm của trí tưởng tượng bay bổng, kỳ diệu và lãng mạn không dễ có khi đã khôn lớn và từng trải. 
Vì hai cây phong đã chứng kiến một thời đẹp đẽ không trở lại: tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy như một mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh
Gv bình, chuyển: Đến đây ta hiểu được sức mạnh của cảm xúc trong mỗi con người: nó có khả năng đánh thức hồi ức, dẫn dắt tâm hồn con người trở về với những kỷ niệm đẹp nhất của thời ấu thơ một đi không trở lại, và hồi ức đến lượt mình cũng làm cho cảm xúc của con người thêm sâu sắc, đằm thắm, thêm da diết mãnh liệt. Nó làm tình yêu quê hương thêm chín đằm trong trái tim mỗi con người. Như vậy, trang văn đầy chất thơ của Ai-ma-tốp đã làm sáng lên một triết lý sống: thiên nhiên không chỉ là môi trường sống mà đối với con người, đó còn là cái đẹp góp phần làm phong phú và giàu có hơn tâm hồn con người, là chứng nhân trung thành của những gì thân thương nhất, gắn bó nhất: Tuổi thơ, bè bạn, quê hương, mái trường. Vậy, trong lời thì thầm của hai cây phong, hình ảnh tuổi thơ - Mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh - đã được hiện ra như thế nào trong tâm tưởng nhân vật tôi, chúng ta cùng đến
2. Hình ảnh hai cây phong và ký ức tuổi thơ.
GV gọi HS đọc đoạn văn C.
? Kỷ niệm tuổi thơ đã được khơi dậy sống động nhất trong tâm tưởng người nghệ sỹ là gì?
HS đọc, phát hiện:
Đó là những ngày hè của năm học cuối cùng, bọn con trai chạy ào lên đồi có hai cây phong để phá tổ chim.
? Hai cây phong đã có thái độ ra sao trước đám trẻ hiếu động, tinh nghịch?
? Hình ảnh ấy gợi cho ta cảm xúc ra sao về hai cây phong?
- Hai cây phong nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng lá xào xạc dịu hiền.
- Cây như người mẹ hiền bao dung độ lượng trước trò nghịch đùa tinh quái của đám trẻ, cây lại như một người bạn hiền cởi mở và hào phóng với đám học trò, đem lại niềm vui cho đám trẻ.
? Khi ở trên tầng cao của bóng cây râm mát xoà rộng và cao ngất, tưởng cao ngang tầm cánh chim bay, những đứa trẻ có cảm giác ra sao? 
? Tức là hai cây phong còn đem đến cho đám trẻ món quà nào nữa? Tác động ra sao đến đám trẻ hiếu động và ưa thích khám phá?
- Như có một phép thần thông nào vụt mở ra trước mắt chúng tôi cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Sự  ...  các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn ôn tập về ngôi kể:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò – Gợi ý
? Trong chương trình học, chúng ta biết trong văn tự sự có thể sử dụng những ngôi kể nào?
? Theo em, kể theo ngôi kể thứ nhất có gì khác với dùng ngôi kể thứ ba? Chỉ rõ tác dụng của mỗi ngôi kể?
? Lấy ví dụ cụ thể bằng các văn bản đã học cho mỗi ngôi kể?
? Vì sao khi kể chuyện, người ta lại cần sử dụng linh hoạt ngôi kể?
- Ngôi thứ nhất và ngôi kể thứ ba.
+ Ngôi kể thứ nhất: xưng tôi, ta, mình, trực tiếp là lời của nhân vật đồng thời là người dẫn chuyện => tạo tính chủ quan, khiến câu chuyện chân thực, gần gũi, người kể dễ bày tỏ suy nghĩ, tình cảm
+ Ngôi thứ ba; người kể giấu mặt => giữ được tính khách quan, có thể kể về mọi việc, mọi hành động của các nhân vật.
+ Ngôi kể thứ nhất: Cuộc chia tay của những con búp bê
+ Ngôi kể thứ ba: các truyện kể dân gian.
Thay đổi ngôi kể là để thay đổi điểm nhìn đối với nhân vật và sự việc. đòng thời cũng thuận tiện trong việc bày tỏ thái độ : người trong cuộc có thể buồn vui theo cảm tính chủ quan, người ngoài cuộc có thể dùng lời miêu tả, biểu cảm để góp phần khắc hoạ tính cách nhân vật.
Hoạt động 2: lập dàn ý kể chuyện:
Gợi ý HS tra lời câu hỏi tìm hiểu đoạn văn.
? Sự việc và nhân vật chính, ngôi kể trong đoạn văn trên?
? các yếu tố biểu cảm nổi bật trong đoạn văn?
? Xác định các yếu tố miêu tả và tác dụng của chúng?
+ Sự việc chính:cuộc đối đầu giữa kẻ thúc sưu với người xin khất sưu
+ nhân vật chính: Chị Dậu, cai lệ
+ Ngôi kể thứ ba.
Cách nói chuyển từ van xin, nhẫn nhịn, đến phẫn nộ vì bị ức hiếp.
Hs phát hiện trong các chi tiết tả thái độ, nét mặt của chị Dậu biến đổi dần theo với thái độ và hành động của cai lệ.
=> nêu bật tình cảm và sức mạnh lòng căm thù nhân vật chị Dậu
? Muốn thay đổi ngôi kể bằng ngôi thứ nhất cần thay đổi những gì?
? Y/c HS thực hành.
+ Chuyển từ Chị Dậu sang Tôi
+ Miêu tả tập trung vào nhân vật cai lệ
+ bày tỏ thái độ, suy nghĩ của mình (chị Dậu)
Hs 2 – 3 em thực hành.
Các HS khác nhận xét. Gv cho điểm.
Sau khi thực hành, Gv chốt lại kiến thức.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 12 – Bài 11, 12 - tiết 45
Văn bản
Ôn dịch, thuốc lá
Kết quả cần đạt:
1. Xác định quyết tâm phòng chống hú thuốc lá trên cơ sở nhận thức đầy đủ tác hại to lớn, nhiều mặt của hút thuốc lá dối với đời sống cá nhân và cộng đồng.
2. Tích hợp với phần tiếng việt và tập làm văn nhữn phần có liên quan.
3. Rèn kỹ năng phân tích một văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
1 Trong văn bản thông tin về Ngày Trái đất năm 2000, chúng ta đã được kêu gọi về vấn đề gì? Vấn đề ấy có tầm quan trọng ra sao? Từ khi học, em đã thực hiện lời kêu gọi ấy như thế nào?
2. Bố cục ba phần văn bản nhật dụng – thuyết minh khoa học có tác dụng gì đối với người đọc? Chứng minh.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài:
Hút thuốc lá, thuốc lào vốn là một thú vui, một thói quen của người dan nhiều nước, trong đó có VN chúng ta. Hút nhiều, hút mãi thành thói quen, đâm ra nghiện, khó bỏ. Dân gian đã từng có câu: “Nhớ ai”. NHưng hút thuốc qua việc nghiên cứu đã cho thấy đem lại rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ con người Chúng ta cùng
Hoạt động 3: Hướng dẫn Đọc – Chú thích văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Y/ c HS đọc văn bản. Nhắc lại cách dọc các văn bản nhật dụng kiểu thông tin khoa học: rành mạch, rõ ràng
HS đọc theo bố cục 3 phần văn bản.
GV nhận xét, góp ý.
? tác giả của văn bản này là ai?
GV: Đó là một nhà khoa học rất có uy tín đối với cộng đồng bởi ông có nhiều công trình nghiên cứu khoa học có giá trị cũng đồng thời là người có nhiều bài viết thiết thực và hứu ích đối với việc giáo dục hành vi lối sống lành mạnh, có văn hoá 
- Giáo sư Nguyễn Khắc Viện.
? Bài viết của ông có tựa đề là Ôn dịch thuốc lá. Em hiểu gì về ý nghĩa nhan đề ấy?
? Nếu bỏ dấu phảy hoặc chuyển thành câu trần thuật đơn, liệu có làm thay đổi ý nghĩa nhan đề không?
Ôn dịch: chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hành loạt trong một thời gian nhất định. Từ này còn được dùng làm tiếng chửi rủa: Đồ ôn dịch, mắc dịch
=Thể hiện rõ thái độ và cách đánh giá của người viết về tác hại đáng sợ của thuốc lá.
HS tự bộc lộ.
? Văn bản ôn dịch, thuốc lá có thể được xem là văn bản thuyết minh hay không? Tại sao?
? hãy tách bố cụ của văn bản thuyết minh này một cách hợp lý?
GV bình, chuyển.
Vì nội dung văn bản là các kiến thức về tác hại của thuốc lá để bạn đọc nhận thức và biết cách đề phòng. Lời văn chính xác, cô đọng, chặt chẽ, khoa học.
+Đoạn 1: Từ đầu đến “còn nặng hơn cả AIDS: thông báo về nạn dịch thuốc lá.
+ Đoạn 2: Tiếp đến”con đường phạm pháp”: Tác hại cuả thuốc lá
+ Đoạn 3: còn lại: Kiến nghị về việc chống thuốc lá.
Hoạt động 4: Đọc – Hiểu nội dung văn bản
1. Thông báo về nạn dịch thuốc lá
Gọi HS đọc lại phần 1
? Những tin tức nào được thông báo trong phần đầu của văn bản?
? THông tin nào được nêu thành chủ đề cho văn bản này?
? Em có nhận xét gì về lời văn thuyết minh trong các thông tin? Tác dụng của cách diễn đạt ấy?
? Với em, đây là một thông tin như thế nào? Mới mẻ khiến em kinh ngạc hay không mới? Vì sao?
Có những ôn dịch mới xuất hiện vào cuối thế kỷ này, đặc biệt là nạn dịch AIDS và ôn dịch thuốc lá.
Ôn dịch thuốc lá đang đe doạ sức khoẻ và tính mạng loài người.
+ Sử dụng các từ thông dụng của ngành ý tế.(ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS)
+ Dùng phép so sánh (ôn dịch thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS)
=> Thông tin ngắn gọn, chính xấcnnj dịch thuốc lá. Nhấn mạnh thêm về hiểm hoạ to lớn của nạn dịch này đồng thời tạo niềm tin với bạn đọc về thông tin có tính uy tín của ngành y tế.
HS tự bộc lộ.
2. Tác hại của thuốc lá.
HS 2 em đọc nối phần thân bài.
? Tác hại của thuốc lá được nói đến trên những phương diện nào?
HS đọc.
Phương diện sức khoẻ, đạo đức cá nhân và cộng đồng.
? Theo dõi đoạn văn nói tác hại thuốc lá đối với ức khoẻ con người, em hãy cho biết: Sự huỷ hoại sức khoẻ con người của thuốc lá được phân tích trên các chứng cớ nào?
? Em có nhận xét gì về những chứng cớ tác giả dùng để thuyết minh trong đoạn văn này?
? Em nhận thấy được tác hại thuốc lá như thế nào đối với sức khoẻ con người?
Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc thấm vào cơ thể người hút.
+Chất hắc ín làm tê liệt các lông mao ở vòm họng, phế quản, nang phổi, tích tụ lại gây ho hen, viêm phế quản, ung thư vòm họng và phổi.
+ Chất ô-xít các-bon thấm vào máu không cho tiếp nhận ô xy khiến sức khoẻ giảm sút.
+ Chất ni-cô-tin làm co thắt các động mạch, gây huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, có thể tử vọng.
+ Khói thuốc lá còn đầu độc những người xung quanh (đa tim mạch, gây ung thư, đẻ non, thai nhi yếu)
Đó là các chứng cơ khoa học, được phân tích và minh hoạ bằng các số liệu thống kê chính xác nên có sức thuyết phục bạn đọc.
Huỷ hoại nghiêm trọng sức khoẻ con ngưồi, là nguyên nhân của nhièu cái chết bệnh.
Y/c HS theo dõi đoạn văn thuyết minh về ảnh hưởng xấu của thuốc lá đến đạo đức con người, hãy cho biết: Có những thông tin đáng chú ý ở đây là gì?
? Tác giả đã sử dụng phương pháp nào là cơ bản ? Nó có tác dụng gì trong việc thuyết minh?
? Điều dó cho thấy mức độ tác hại của thuốc lá đến cuộc sống đạo đức của con ngươì ra sao?
HS đọc thầm , phát hiện:
+ Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang hàng với các nước Âu –Mỹ.
+ để có tiền hút thuốc sang, thiếu niên sinh ra trộm cắp.
+ Từ nghiện thuốc có thể dẫn đến nghiện hút ma tuý.
+ So sánh tỉ lệ hút thuốc của thanh thiếu niên các thành phố nước ta và nước ngoài.
+ So sánh sô tiền nhỏ: 1$để mua một bao thuốc 555 (Mỹ) – 15000để mua bao thuốc đó tại Việt Nam.
=> Dụng ý: cảnh báo nạn đua đòi hút thuốc ở các nước nghèo đánh vào túi tiền ít ỏi của người VN như thế nào, từ đó làm nảy sinh các tệ nạn khác trong thanh thiếu niên nước ta.
Huỷ hoại lối sống lành mạnh và nhân cách con người, nhất là thế hệ trẻ.
? Toàn bộ thông tin ở phần thứ hai, phần trọng tâm văn bản đã cho ta những hiểu biết gì về thuốc lá?
GV bình chuyển,
+ Là thứ độc hại ghê gớm đối với sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
+ Có thể huỷ hoại nhân cách tuổi trẻ.
3. Kiến nghị chống thuốc lá.
Y/C HS đọc phần còn lại
? Từ việc thuyết minh tác hại của thuốc lá, tác giả bài viết đã nêu lên vấn đề gì ở phần cuối văn bản?
? Hai từ Chiến dịch và Chiến dịch chống thuốc lá có thể hiểu thế nào cho đúng?
HS đọc văn bản.
Kêu gọi về một chiến dịch chống thuốc lá.
- Chiến dịch: toàn bộ các việc làm tập trung và khẩn trương, huy động nhiều lực lượng trong một thời gian ngắn, nhằm thực hiện một mục đích nhất định nào đó.
- ở đây là tổ chức các hoạt động rộng khắp và đồng bộ, thống nhất nhằm chống lại thuốc lá một cách hiệu quả.
? Trong số những thông tin về chiến dịch chống thuốc lá, em chú ý nhiều hơn cả đến thông tin nào? Vì sao?
HS tự bộc lộ và cần giải thích được lý do.
? Tác giả đã thuyết minh bằng cách thức nào/ Chỉ ra các biểu hiện cụ thể đó?
? Việc kết hợp nhièu cách thức thuyết minh có tác dụng gì?
? Khi nêu kiến nghị chống thuốc lá, tác giả đã bày tỏ thái độ như thế nào trong phần kết của văn bản?
Dùng các ví dụ, số liệu thống kê và phép so sánh
+ Bỉ: từ 1987, vi phạm hút thuốc nơi công cộng làn thứ nhất phạt 40$, tái phậm tới 555$
+ Chỉ trong vòng vài năm, chiến dịch chống hút thuốc lá này đã làm giảm hẳn số người hút và người ta thấy triển vọng có thể nêu lên khẩu hiệu cho những năm cuối thế kỷ XX “Một châu Âu không còn thuốc lá”
+ Nước ta nghèo hơn châu Âu nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh
Thuyết phục bạn đọc tin ở tính khách quan và tính thiết thực, khả quan của chiến dịch chống thuốc lá.
+ Cổ vũ cho chiến dịch chống thuốc lá.
+ Tin ở sự chiến thắng của chiến dịch này.
Hoạt động 5: Đọc hiểu ý nghĩa văn bản:
? Em hiểu những gì về thuốc lá sau khi học xong văn bản?
? Khi nói về hiểm hoạ của thuốc lá, vì sao tác giả lại dẫn lời của Trần Hưng Đạo?
+ Thuốc lá là một ôn dịch gây tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ và lối sống của cá nhân cũng như toàn thể cộng đồng.
+ Cảnh báo thuốc lá là kẻ thù nguy hiểm
+ Muốn thắng nó cần có hành động bền bỉ và quyết liệt.
? tác giả bài viết là môt nhà khoa học có uy tín của nước ta. Em hãy cho biết vai trò của nhà khoa học đối với đời sống hiện đại ?
- các nhà khoa học cần thông tin kịp thời, chính xác đến cộng đồng và góp phần tích cực vào cộng cuộc chống lại các hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Xã hội càng phát triển, vai trò cả các nhà khoa học càng cần được coi trọng và phát huy.
? Em dự định sẽ làm gì trong chiến dịch chống thốc lá đang rộng khắp hiện nay?
HS tự bộc lộ.
Hoạt động 6: Luyện tập và dặn dò:
* Cho học sinh đọc phần đọc thêm.
* Thực hành bài tập 1 .
* Chuẩn bị bài : Bài toán dân số.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan 3.doc