Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 2

Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 2

Tuần 5 – Bài 5, tiết

Tiếng Việt

TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI.

Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn khi giao tiếp.

Tiến trình tổ chức các hoạt động day – học:

A. Kiểm tra bài cũ:

B. Bài mới:

Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ ngữ địa phương:

 

doc 31 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng Ngữ văn 8 - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 5 – Bài 5, tiết
Tiếng Việt
Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn khi giao tiếp.
Tiến trình tổ chức các hoạt động day – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ ngữ địa phương:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Gv yêu cầu học sinh quan sát ví dụ trong SGK, trả lời câu hỏi:
Hai từ bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? Tại sao?
? Trong ba từ trên, những từ nào là từ ngữ địa phương? Vì sao?
HS đọc các ví dụ trong SGK, mục I.
Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao.
- Hai từ bắp, bẹ là các từ địa phương vì nó chỉ đợc dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hoá.
? Vậy, trên cơ sở phân tích ví dụ, em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
HS nêu ý hiểu.
HS đọc ghi nhớ 1 trong SGK.
Gv có thể đưa một số từ có từ dồng nghĩa là từ ngữ địa phương để các em tìm nhanh, chốt lại ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm biệt ngữ xã hội:
GV yêu cầu HS đọc thầm VD trong SGK.
?Tại sao tác giả dùng hai từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng? TRước CMT8, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu để gọi bố mẹ?
? Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? tầng lớp xã hội nào thường dùng từ này?
HS đọc thầm VD trong SGK.
- Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả suy nghĩ của nhân vật, dùng từ mợ để xưng hô đúng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Tầng lớp trung lưu thành thị thường dùng các từ ngữ này để xưng hô.
- từ ngỗng là điẻm 2; trúng tủ là trúng phần đã học thuộc lòng. Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ ngữ này.
? Bài tập nhanh:
Cho biết, các từ: trẫm, khanh, long sàng, ngự thiện có nghĩa là gì? tầng lớp nào thường dùng từ ngữ này?
- Trẫm là cách xưng hô của vua, khanh là cách gọi của vua với đại thần, long sàng là giường ngủ của vua và ngự thiện là vua dùng bữa. Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến xưa thường dùng.
? Những ví dụ cụ thể đó cho ta biết được thế nào là biệt ngữ xã hội?
HS nêu ý hiểu.
HS đọc ghi nhớ 2 trong SGK.
Hoạt động 3: Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
? Theo em, khi sử dụng lớp từ ngữ này cần dùng như thế nào cho hợp lý? Vì sao cần lưu ý điều đó?
HS nêu ý kiến, nhìn chung thấy được:
+ Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp (người đọc, người nghe), tình huống giao tiếp (nghiệm túc hay thân mật, suồng sã), hoàn cảnh giao tiếp( thời đại đang sống, môi trường học tập, công tác) để đạt được hiệu quả giao tiếp cao.
? Trong các tác phẩm văn thơ, các tác giả có thể sử dụng lớp từ ngữ này. Theo em, chúng có tác dụng gì?
- Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
? Liệu có thể sử dụng lớp từ này theo ý thích được không? Tại sao?
GV chỉ định học sinh đọc chậm, rõ phần ghi nhớ của bài học.
- Không nên dùng tuỳ tiện vì nó dễ gây tối nghĩa, khó hiểu, thậm chí phản cảm trong giao tiếp.
- HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Thống kê một số từ ngữ địa phương:
Hình thức: GV cho thi theo nhóm, ghi lên bảng hoặc giấy.
Hà Tĩnh:
Nhút – dưa muối; chẻo – nước chấm; tắc –quả họ quýt;ngái – xa; chộ – thấy
Nam Bộ: nón: chỉ chung nón và mũ; mận – doi; thơm – quả dứa; trái – quả; đậu phộng – lạc; cá lóc – cá quả; ghe – thuyền
Thừa thiên – Huế: đào – doi; mè – vừng; sương – gánh; tô - cái bát
2. Bài tập 2: HS tìm bằng cách làm miệng. Có thể yêu cầu 1 em nêu Vd tìm được. Em khác nêu ý hiểu.
3. GV đưa đoạn thơ của nhà thơ Hồng Nguyên – Nhớ. HS hiểu thế nào về các từ ngữ? Đó là từ ngữ thường dùng của địa phương nào.
Các ví dụ khác:
a. Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhuỵ hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng
 (Tiếng hát sông Hương – Tố Hữu)
b. Cau khô ăn với hạt bèo
Lấy chồng đò dọc, ráo chèo hết ăn
c. Nước lên lắp xắp bờ đình
Một trăm nuộc chạc, em chung tình nuộc mô?
d. Một trăm chiếc nóc chèo xuôi
Không có chiếc mô chèo ngược để ta gởi lời viếng thăm
(Hát ví dặm Nghệ Tĩnh)
4. Bài tập về nhà: Bài tập 4: Sưu tầm.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 18: Tập làm văn
Tóm tắt văn bản tự sự
A. Kết quả cần đạt:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
2. Tích hợp với phần Văn qua các văn bản đã học, với Tiếng Việt qua bài từ ngữ..
3. Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản xã hội nói chung.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học:
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm Tóm tắt văn bản tự sự.
Dẫn vào bài: Trong thời đại bùng nổ thông tin, tức là rất nhiều lượng thông tin được phát trên các kênh khác nhau, trong đó sách là phương tiện thông tin phổ bién nhất. Vậy, để cập nhật thông tin một cách nhanh chóng và đa dạng, chúng ta cần biết tóm tắt các văn bản một cách ngắn gọn. Hai kỹ năng đọc văn bản tóm tắt và tóm tắt văn bản bởi thế có mối quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
? Theo em, trong văn bản tự sự, có những yếu tố nào là quan trọng?
? Trong cuộc sống hàng ngày, muốn ghi lại nội dung chính các văn bản tự sự đã đọc, chúng ta cần làm gì?
- cốt truyện, nhân vật.
- Tóm tắt nội dung chính các văn bản đó.
? Dựa vào những hiểu biết đó, em hãy tìm ý đúng nhất trong những ý của mục 2.
- HS chọn ý b.
? Rút ra được ghi nhớ: thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách nắgn gọn nội dung chính (bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó.
Hoạt động 2: quy trình tóm tắt một văn bản tự sự:
GV yêu cầu HS đọc thầm văn bản đã tóm tắt và trả lời câu hỏi:
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào đã học? Vì sao em biết?
? Khi đọc văn bản em có hiểu được nội dung không?
HS đọc thầm, trả lời:
- Văn bản Sơn tinh Thuỷ tinh, vì có những nhân vật chính và sự việc chính.
- HS nêu ý kiến.
? So với văn bản đã học, văn bản này có độ dài như thế nào? Số lượng nhân vật và sự việc có gì khác không?
? Em hãy cho biết, văn bản tóm tắt phải đạt được những yêu cầu như thế nào?
- Độ dài ngắn hơn.
- Chỉ có sự việc và những nhân vật quan trọng có liên quan đến nội dung lớn của truyện.
- Cần tóm tắt trung thành với nội dung của văn bản được tóm tắt.
- Phải có các nhân vật chính và sự việc chính.
? Theo em, muốn tóm tắt được văn bản tự sự nào đó, chúng ta cần phải làm thế nào?
? Viết xong rồi, có cần đọc lại và sửa chưa không?
HS nêu ý kiến:
+ Đọc kỹ để hiểu đúng được chủ đề của văn bản.
+ Xác định các nhân vật chính và sự việc chính.
+ Sắp xếp các nội dung ấy theo thứ tự hợp lý.
+ Viết thành văn bản.
- Đọc lại và đối chiếu với văn bản gốc để thấy được nội dung đã đảm bảo hay chưa.
? Vậy, muốn tóm tắt văn bản tự sự, chúng ta cần lưu ý những gì? Một em hãy đọc nội dung phần ghi nhớ?
HS đọc ghi nhớ SGK 61.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tiết 19 – Tập làm văn
Luyện tập 
Tóm tắt tác phẩm tự sự
Kết quả cần đạt:
- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm ắt văn bản tự sự.
- Tích hợp với các văn bản Văn đã học và các kiến thức về tiếng Việt.
- Rèn các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nêu lại các thao tác cần sử dụng khi tóm tắt một văn bản tự sự?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. SGK.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV gợi dẫn học sinh trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về văn bản tóm tắt trong SGK?
? Theo em, sắp xếp các sự việc như thế đã hợp lý hay chưa?
? Em hãy sắp xếp lại theo cách của mình với một trình tự nhất định?
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS nhận thấy sự việc đầy đủ nhưng trật tự các sự việc còn lộn xộn.
- HS có thể nêu cách sắp xếp. Các em làm việc theo nhóm hoặc cá nhân.
+ Lão Hạc có một người con trai, ..
+ Con trai lão đi phu, chỉ còn mình lão với con Vàng.
+ Vì muốn giữ mảnh vườn cho con  dứt.
+ Tất cả số tiền ít ỏi dành dụm được,vườn
+ Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão giúp đỡ.
+ Một hôm, lão Hạc uống rượu
+ Ông giáo rất ngạc n. chuyện đó.
+ Lão Hạc đột nhiên chết một cách dữ dội.
+ Cả làng và Binh Tư
? Trên cơ sở đã sắp xếp lại, em hãy thử viết đoạn văn.
? So sánh với văn bản gốc và văn bản em vừa viết xong?
? So sánh với các sự việc đã sắp xếp?
HS viết đoạn văn.
- GV và các bạn nhận xét.
- Chặt chẽ và liền mạch hơn vì đã sử dụng các phương tiện liên kết câu trong VB.
Hoạt động II: Hướng dẫn học sinh làm bài thực hành mục 2 SGK.
Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh thực hành câu hỏi mục 3SGK.
? Vì sao các văn bản Tôi đi học và trong lòng mẹ lại rất khó tóm tắt?
HS thảo luận, thấy được: Vì đó là những văn bản có nhiều yếu tố trữ tình, mạch truyện lại kể theo dòng tâm trạng, ít sự việc.
GV cho HS đọc hai văn bản Tóm tắt phần đọc thêm.
Ngày soạn: 	Ngày dạy:
Tuần 6 – Bài 6, Tiết 21, 22
Đọc - Hiểu văn bản
Cô bé bán diêm.
Kết quả cần đạt:
1. Lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với em bé bán diêm bất hạnh trong đêm giao thừa được kể lại bằng nghệ thuật kể chuyện cổ tích thám thía cảm động.
2. Tích hợp với phần tiếng Việt ở bài Trợ từ, Thán từ, với phần Tập làm avưn bài Miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm.
3. Rèn các kỹ năng: tóm tắt và phân tích bố cục các văn bản tự sự, phân tích nhân vật qua lời kể và hành động, tác dụng của biện pháp đối lập tương phản.
4. Chuẩn bị: Chân dung nhà văn An-đéc- xen và tập truyện cổ tích của ông.
Thiết kế các bước lên lớp.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Em hãy kể ngắn gọn một sự việc theo em là cảm động nhất trong truyện ngắn Lão hạc và nói lên cảm nhận của em về sự việc ấy?
? BT giấy: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và cái chết của Lão Hạc.
+ Lão Hạc chết vì:
Quá thương con.
Quá tự trọng
Quá đau khổ và bế tắc
Quá ân hận vì đã đánh lừa một con chó.
Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới:
Trong suốt những năm tháng tuổi thơ, các em đã được đắm mình trong thế giới của những câu chuyện cổ tích kỳ diệu và chan chứa lòng nhân ái. Có lẽ chính bởi vậy mà thể loại truyện này còn có sức hấp dẫn với ngay cả những người cầm bút, để hàng ngàn trang truyện cổ tích có tên tác giả lại được ra đời, tham gia vào họ hàng những câu chuyện thần kỳ, tiếp tục làm say mê tâm hồn bao thế hệ. An-đéc- xen là một nhà văn trong số đó và tên tuổi của ông đã vượt ra khỏi đường biên giới Đan Mạch - Tổ quốc ông - để trở nên thân thiết với hàng triệu triệu người đọc trên khắp thế giới. Hôm nay, chúng ta
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh Đọc – Chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV cùng học sin ... - Cụ Bơ-men. Chứng cớ là người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, vài chiếc bút lông vung vãi, một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn
Muốn cứu sống Giôn-xi. Bức tranh vẽ chiếc lá cuối cùng còn mãi trên cây có thể sẽ kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối, đang đếm lá rụng chờ chết.
? Hạo sỹ già Bơ-men đã vẽ chiếc lá ấy trong hoàn cảnh như thế nào?
? Cụ đã phải trả giá ra sao cho bức vẽ cuối cùng của mình?
? Xiu đã gọi bức vẽ ấy của cụ Bơ-men là một kiệt tác. Theo em, nhận xét ấy có đúng hay không?
? Điều này giúp em hiểu được thế nào là một kiệt tác nghệ thuật?
(GV liên hệ với quan niệm về nghệ thuật và tài nặng nghệ thuật của các nhà văn, nhà thơ lớn => Sự thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật của những nhà văn, nhà thơ - những người nghệ sỹ chân chính)
Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh lẽo ngoài trời. 
Bị viêm phổi nặng và đã chết vì sưng phổi.
HS thảo luận và trả lời :
+ Đó là một bức vẽ sinh động đến mức giống hệt như thật, khiến Giôn-xi không thể nhận ra.
+ Đạt được sức mạnh to lớn đúng với mục đích của nghệ thuật chân chính: đem đến tình yêu cuộc sống, khơi dậy niềm khao khát sống trong tâm hồn con người
+ Được vẽ bởi một nghệ sỹ đã lao động đến mức quên mình
- Đó là một tác phẩm nghệ thuật được ra đời khi có sự cộng hưởng của tài năng, lòng say mê hết mình và nhất là trái tim nhâi ái tràn đầy của người nghệ sỹ. Đó là tác phẩm nghệ thuật thoả mãn được vai trò cũng là sức mạnh của nó: Vì con người, đem đến tình yêu và niềm tin sự sống cho con người.
? Bên cạnh việc đề cao giá trị của lòng thương yêu, truyện Chiếc lá cuối cùng còn có ý nghĩa nào khác?
+ Nghệ thuật chân chính được tạo ra từ lòng yêu thương con người.
+ Nghệ thuật chân chính là thứ nghệ thuật vì con người.
Gv bình, chuyển.
Hoạt động 5: Đọc – Hiểu ý nghĩa văn bản:
? Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng đã đem lại cho em những bài học sâu sắc nào?
- Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
- Sức mạnh của nghệ thuật chân chính: đem lại khát vọng và tình yêu cuộc sống
? Câu chuyện kết lại bằng lời kể của Xiu về cái chết cảm động của cụ Bơ-men. Tại sao Giôn-xi không bộc lộ thái độ gì?
HS nêu ý kiến:
+ Sự im lặng cũng chính là một thái độ vì trong sự im lặng ấy, chắc chắn có rất nhiều điều Giôn-xi không thể diễn đạt thành lời. Có thể là cô xúc động đến lặng người, cũng có thể tự trách vấn tâm hồn mình và rút ra những suy ngẫm về tình yêu thương mà những người xung quanh dành cho cô
+ Kết thúc ấy tạo dư âm trong lòng người đọc, khơi dậy nỗi niềm bâng khuâng và những suy ngẫm trong người đọc về tấm lòng đáng quý của cụ Bơ-men, về tấm lòng của người nghèo
? Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn này là đã đảo ngược tình huống hai lần. Em hãy chỉ rõ?
? Nghệ thuật này có tác dụng gì trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện? Có thể thay thế bằng một kết thúc khác nhẹ nhàng hơn được không? Vì sao?
+Lần 1: Đối với Giôn-xi: Ai cũng tưởng cô gái sẽ chết vì bệnh nặng và sự tuyệt vọng, ra đi cùng với chiếc lá cuối cùng nhất định sẽ rụng trong đêm giá lạnh hôm ấy. Cô gái cuối cùng đã từ cõi chết trở về
+ Lần 2: Cụ Bơ-men là người hoàn toàn khoẻ mạnh và vẫn đang tiếp tục ấp ủ về kiệt tác của đời mình lại đột ngột chết vì cả lạnh, sưng phổi.
- HS có thể nêu tình huống kết thúc khác.=> Đưa ra ý kiến cá nhân.
- Một từ cõi chết trở về với cuộc sống, một dùng sự sống của mình thanh thản đánh đổi cho người khác, chấp nhận cái chết => Tư tưởng nhân đạo càng trở nên thấm thía và sâu sắc. Kiệt tác của cụ Bơ-men càng có giá trị bất tử với tâm hồn hai cô gái và cả đối với người đọc
? Truyện còn giúp em cảm nhận được gì về tư tưởng và tài năng của nhà văn nữ O. Hen-ri?
- NGhệ thuật kể chuyện đặc sắc, linh hoạt sáng tạo
- Tấm lòng nhân ái, giàu yêu thương trân trọng người nghèo khổ
Hoạt động 6: Luyện tập – Dặn dò:
- Thử viết kết mới cho câu truyện.
- Soạn bài: Hai cây phong.
* Tham khảo:
Cụ Bơ-men đáng kính đã đi trọn cuộc đời dài trong cảnh nghèo túng và thất bại bằng thành công loé sáng cuối cùng. Bức tranh giống hệt, sinh động và đẹp đến nỗi con mắt chuyên môn của Giôn-xi cả hai lần nhìn ngắm rất lâu mà sao vẫn không nhận ra lá vẽ? Ngay cả con mắt chuyên môn trẻ trung và khoẻ mạnh của Xiu lần đàu nhìn cũng đã lầm. Người hoạ sỹ già đã tử vi nghệ sau khi đã sinh vi nghệ suốt mấy chục năm trời mệt mỏi, nhọc nhằn vật lộn. Cụ đã vui lòng đánh đổi kiệt tác bằng cả thân xác, linh hồn và tìn thương yêu con người nồng nhiệt.
Nhưngkhi đứng giữa trời đêm đông gió lạnh căm căm, tuyết rơi đầy mặt, tay đưa miệt mài cành cọ trên tường cao,cụ Bơ-men chắc không hề mảy may nghĩ đến việc mình đang làm nghệ thuật. Đơn giản hơn nhiều, cụ chỉ nghĩ đây là cách tốt nhất, cách duy nhất cụ có thể làm để may ra cứu được cô bé đáng thương. Bức vẽ hoàn thành ngay trong đêm hôm ấy. Sáng hôm sau cụ nhuốm bệnh, đến chiều phải vào bệnh viện và hôm sau nữa đã nhẹ nhàng về bên kia thế giới, trong niềm vui Giôn-xi khỏi bệnh. Cụ hoạ sỹ suốt đời đau đáu không làm nổi kiẹt tác, giờ đây chẳng hề bận tâm chiếc lá của mình có thể là kiệt tác hay không!.
Một lần nữa, chân lý: Nghệ thuật vì cuộc sống của con người. Nghệ thuật chân chính làm nên sức mạnh diệu kỳ lại vang lên một cách giản dị, hồn nhiên mà sâu sắc. Nghệ thuật đích thực chỉ có thể là sự quên mình, vô tư và nhân ái tuyệt đối
	(Nguyễn Văn Đường – Tạp chí Giáo dục)
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 31 – Tiếng Việt
Chương trình địa phương.
Kết qủa cần đạt:
1. Kiến thức: HS hiểu được thế nào là từ ngữ địa phương, phân biệtđược từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân.
2. Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học.
3. Rèn kỹ năng giải nghĩa từ ngữ địa phương bằng đối chiếu với từ ngữ toàn dân.
Tiến trình thực hiện các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm từ ngữ địa phương:
Hoạt động thảo luận ở tổ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mỗi tổ làm chung một bảng điều tra
Cuối bảng cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân(nếu có)
HS mỗi tổ kẻ bảng vào giấy khổ lớn.
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương
Hoạt động 2: đại diện tổ lên trình bày kết quả điều tra, sưu tầm:
Gv yêu cầu các tổ lên trình bày kết quả sưu tầm.
Các tổ có thể dán kết quả lên bảng, thuyết minh bằng lời.
GV nhận xét đánh giá cho điểm. 
HS trình bày.
Các thành viên tổ khác cần theo dõi và nhận xét.
Hướng dẫn tổng kết về từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.
Những từ ngữ địa phương (Hải Phòng) dùng để chỉ quan hệ ruột thịt họ hàng nhìn chung đều trùng với từ ngữ toàn dân. 
Hoạt động 3: Luyện tập:
HS có thể sưu tầm những từ ngữ ở địa phương khác mà em biết, hoặc sưu tầm qua các bài ca dao, các bài thơ.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tuần 8 – bài 8, tiết 32
Tập làm văn
Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
+ Nhận diện được bố cục các phần MB, TB, KB của một bài avưn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
+ Biết cách tìm và lựa chọn ý trong bài văn ấy.
Các bước lên lớp:
I. Kiểm tra bài cũ:
II. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý bài văn tự sự
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
GV gọi HS đọc bài văn rồi thực hiện các yêu cầu sau:
? Xác định bố cục của bài văn?
+ Bố cục:
Đoạn 1: MB: từ đầu đếnbày la liệt trên bàn: Kế và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
Đoạn 2: TB: Tiếp đếngật đầu không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
Đoạn 3: KB: còn lại: Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật của bạn.
? Tìm và chỉ ra các yếu tố:
Truỵn kể về việc gì? Ai là người kể? Kể ở ngôi thứ mấy?
? Chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
? chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện diễn ra như thế nào? (Khởi đầu? Diễn biến? Đỉnh điểm? Két thúc? Điều gì bất ngờ?
? Các yếu tố miêu tả và biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào? Nêu tác dụng?
Sự việc: Buổi sinh nhật.
+ Người kể: Nhân vật tôi, ngôi thứ nhất.
+ Chuyện xảy ra ở nhà nhân vật tôi, buổi sáng, nhận dịp sinh nhật nhân vật tôi.
+ Nhân vật: tôi, Trinh, Thanh và các bạn. Nhân vật chính: tôi và Trinh.
Diễn biến:
+ Mở đầu là quang cảnh chung buổi sinh nhật: đông vui, tấp nập.
+ Đỉnh điểm: nhiều bạn đến nhưng bạn thân nhất chưa đéến.
+ Kết thúc: Trinh đến và mang theo món quà đặc biệt.
Kết thúc bất ngờ ở chỗ: Món quà không thể mua bằng tền vì nó đã chứng kiến niềm vui và sự hồi hộp của hai người bạn, nó tỏ rõ tình cảm chân thành, hồn hậu của Trinh.
Yếu tố miêu tả:
+Quang cảnh chung, chùm ổi, gương mặt Trinh khi trao quà cho bạn.
Yếu tố biểu cảm:
+ Tâm trạng khi đợi bạn chưa đến, tâm trạng khi nhớ lại kỷ niệm bên cây ổi, suy nghĩ về món quà của bạn
? Những nội dung trên được kể theo trình tự nào?
Thời gian. Tuy vậy, trong khi kể vẫn dùng hồi ức, ngược dòng về quá khứ
? Từ đó, em hãy rút ra dàn ý chung của bài văn?
A. MB: Thường giới thiệu SV, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. (Cũng có khi nêu kết quả sự việc hoặc số phận nhân vật)
B. TB: Kể lại diễn biến câu chuyện theo mọt trình tự nhất định
Trong khi kể, người viết thường két hợp miêu tả không gian, cảnh vật, con người và thể hiện tình cảm, thái độ của mình đối với sự việc và con người được miêu tả.
C. KB: Thường nêu két cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
? Rút ra nghi nhớ bài học?
Dàn ý bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm chủ yếu vẫn là lập dàn ý cho bài văn tự sự có bố cục ba phần. Tuy vậy, khi kể về sự việc và con người cần kết hợp miêu tả và biểu cảm để câu chuyện thêm sinh động và sâu sắc hơn.
	Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
Từ truyện Cô bé bán diêm, em hãy rút ra dàn ý:
MB: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa.
TB: 
+ Lúc đầu em không bán được diêm nên không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường và ngồi tránh rét và bị cái đối cái rét hành hạ.
+ Sau đó, em liều đánh một que diêm để sưởi ấm. Nhưng khi que diêm cháy sáng, ảo ảnh tuyệt đẹp đã hiện ra trước mắt em. Que diêm tắt, ảo ảnh vụt biến mất. Thế là em bật tất cả các que diêm để được sống trong niệm hạnh phúc mà ảo ảnh amng đến. Cuối cùng, ảo ảnh đã đưa em về chầu Thượng đế để được gặp người bà yêu thương.
+ Các yếu tố miêu tả:
- Cảnh đêm giao thừa:
- Hình dáng, gương mặt em bé tội nghiệp.
- Cảnh đẹp trong ảo ảnh.
+ Các yếu tố biểu cảm:
- Nỗi lo sợ không bán được diêm.
- Niềm vui khi được sưởi ấm, được ngồi bên bàn ăn, được nhìn cây thông Nô en và gặp lại người bà thân yêu.
KB: Kết cục của em bé bán diêm.
Suy nghĩ của người qua đường và của cả người kể chuyện.
Bài tập 2: Lập dàn bài cho đề:
Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khién em xúc động và nhớ mãi.
HS trao đổi và nêu dàn ý chính, những điểm nhấn khi kể cần được kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
HS trình bày theo mỗi phần.

Tài liệu đính kèm:

  • docphan 2.doc