Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 89: Câu trần thuật

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 89: Câu trần thuật

Tiết PPCT : 89

Ngày dạy:

Tuần : 24

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh

 1/.Kiến thức: Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.

 2/.Kỹ năng: Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .

 3/.Thái độ (giáo dục) : Cần nắm vững chức năng cầu trần thuật biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. (RKNS)

II/ TRỌNG TÂM:

- Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .

III/CHUẨN BỊ:

1/Giáo viên: BP

2/Học sinh: Chuẩn bị bài + dụng cụ học tập.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 24 tiết 89: Câu trần thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU TRẦN THUẬT 
Tiết PPCT : 89
Ngày dạy:
Tuần : 24
I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
 1/.Kiến thức: Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
 2/.Kỹ năng: Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 
Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .
 3/.Thái độ (giáo dục) : Cần nắm vững chức năng cầu trần thuật biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp. (RKNS)
II/ TRỌNG TÂM:
Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản .
III/CHUẨN BỊ: 
1/Giáo viên: BP
2/Học sinh: Chuẩn bị bài + dụng cụ học tập. 
IV/TIẾN TRÌNH:
1/Ổn định tổ chức và kiểm diện : 8A 8B 
2/Kiểm tra miệng : 
* Gọi HS1 
1/. Câu nào dưới đây không phải là câu cảm thán ? (3đ)
a. Thế thì con biết làm thế nào được !
b. Thảm hại thay cho nó !
c. Lúc bấy giờ ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào. 
d. Ở ngoài kia vui xướng biết bao nhiêu. 
2/. Câu cảm thán là gì? Nêu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán? (7đ) 
TL: Là câu có nhửng từ ngữ cảm thán .than 
* Gọi HS2 
1/Đặc điểm hình thức của câu trần thuật ?
 TL: Khi kết thúc thường sử dụng dấu chấm..
2/ Sửa BT3 SGK/45 + xét VBTNV 
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV + HS
Nội dung bài học
a/.Hoạt động 1: *Giới thiệu: Chúng ta thường dùng câu trần thuật trong giao tiếp hằng ngày VD: khi ta muốn kể, tả, thông báo, trình bày một điều gì đó. Hôm nay chúng ta tìm hiểu kiểu câu này. 
b/.Hoạt động 2: 
-GV treo BP, HS đọc ví dụ trên BP. 
(?) Cho biết những câu được dẫn có dấu hiệu hình thức, đặc trưng như những kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán hay không? 
(*) Chỉ có câu “Ôi tào khê” còn tất cả các câu khác không. 
(?) Nhưng các câu còn lại ta gọi là câu gì? 
(*) Câu trần thuật.
(?) Những câu này dùng để làm gì? 
(*) a) Trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta. 
Câu (1,2) và yêu cầu (câu 3)
b) Câu 1 dùng để kể, câu 2 dùng để thông báo.
c) Câu 3 dùng để miêu tả hình thức của người đàn ông (Cai Tứ)
d) Các câu trần thuật dùng để nhận định (2) và bọc lộ tình cảm, cảm xúc (3).
(?) Trong các kiểu câu đã học kiểu câu nào được dùng nhiều nhất? Vì sao?(RKNS)
(?) Nhận xét hình thức của câu trần thuật?
* HS đọc ghi nhớ. 
c/ Hoạt động 3: 
GV chia 6 nhóm – HS đọc xác định yêu cầu đề.
Nhóm 1,2 : BT1
Nhóm 3,4 : BT2
Nhóm 5,6 : BT3 
- HS tự đặt câu GV hướng dẫn cho điểm .(RKNS)
I/Đặc điểm chức năng và hình thức của câu trần thuật;
 a/ Chức năng:
VD: 
a) Trình bày suy nghĩ của người viết.
b) Kể, thông báo.
c) Miêu tả
d) Nhận định, bộc lộ t/c cảm xúc. 
=> Chức năng chính của câu trần thuật là dùng để kể, thông báo,nhận định,miêu tả,ngoài ra câu trần thuật còn có thể được sử dụng để nhận xét, giới thiệu ,hứa hẹn,
* Câu trần thuật dược dùng phổû biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản
b/ Hình thức:
Khi viết ,câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm .
Đôi khi ,câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
Lưu ý: phân biệt câu trần thuật (có sử dụng từ nghi vấn, từ cầu khiến,dấu chấm than)với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
* Ghi nhớ T46
II. Luyện tập 
1/. Xác định kiểu câu và chức năng. 
a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật (1 kể; 2,3 là câu cảm thán dùng để biểu lộ t/c cảm xúc của DM đối với DC) 
b) 1 kể, 2 là câu cảm thán dùng để biểu lộ T/c cảm xúc 3,4 biểu lộ t/c cám ơn. 
2/. Câu nghi vấn 
-Câu tương ứng là câu trần thuật -> Tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt ý.
3/. Câu a,c câu cầu khiến\
(c: đề nghị nhẹ nhàng)
 b: Ghi vấn 
4/. a) Câu cầu khiến 
 b) Câu trần thuật 
5/ Đặt câu trần thuật dùng để hứa hẹn ,xin lỗi, cảm ơn ,chúc mừng ,cam đoan.
4/ Câu hỏi ,bài tập củng : 
 1. Trong 4 kiểu câu đã học, kiểu câu nào được sử dụng phổ biến nhất trong giao tiếp hằng ngày? 
 a. Câu nghi vấn 
 b. Câu cảm thán 
c. Câu cầu khiến 
d. Câu trần thuật 
 2. Chức năng chính của câu trần thuật dùng để làm gì? 
 TL: Chức năng chính của câu trần thuật là dùng để kể, thông báo,nhận định,miêu tả,ngoài ra câu trần thuật còn có thể được sử dụng để nhận xét, giới thiệu ,hứa hẹn,
5/Hướng dẫn học sinh tự học :
-Đối với bài học ở tiết học này:
+ Học bài + thuộc ghi nhớ 
+ Hoàn chỉnh các BT còn lại. 
-Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị: “Câu phủ định” 
+Đọc trước nội dung bài. 
+Soạn câu hỏi SGK/52
+Nghiên cứu trước phần luyện tập SGK/46. 
 V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: ................................................................................................................
.
- Phương pháp: ................................................................................................................
- Sử dụng đồ dùng , thiết bị dạy học. 
............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET CT 89 CAU TRAN THUAT.doc