Một số vấn đê khi tìm hiểu truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

Một số vấn đê khi tìm hiểu truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao

I.Tìm hiểu đề:

 1. Thể loại: Phân tích tác phẩm, phân tích truyện ngắn.

 2. Nội dung:

 Giá trị hiện thực của truyện ngắn Lão Hạc. Đây là một bức tranh thu nhỏ của đời sống nhân dân thời thực dân pk trước c/m, miêu tả quá trình bần cùng hoá đến chỗ phá sản và lưu vong của tầng lớp này, tiêu biểu là Lão Hạc, một lão nông trong tọt cùng đen tối khổ đau vẫn sáng ngời tấm long lương thiện nhân từ và vị tha của mình.

 II.Dàn ý:

 1.Mở bài:

 Giới thiệu thời điểm và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.

- Năm 1943, ông “giáo khổ trường tư” Nam Cao cùng chung số phận với mọi tầng lớp nhân dân sống dở chết dở trong xã hội thực dân nửa phong kiến.

 

doc 8 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5526Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đê khi tìm hiểu truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ VẤN ĐÊ KHI TÌM HIỂU TRUYỆN NGẮN
 LÃO HẠC CỦA NAM CAO
	Đề 1:
 Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm nổi bật cách nhìn người nông dân của Nam Cao.
	I.Tìm hiểu đề:
 1. Thể loại: Phân tích tác phẩm, phân tích truyện ngắn.
 2. Nội dung:
 Giá trị hiện thực của truyện ngắn Lão Hạc. Đây là một bức tranh thu nhỏ của đời sống nhân dân thời thực dân pk trước c/m, miêu tả quá trình bần cùng hoá đến chỗ phá sản và lưu vong của tầng lớp này, tiêu biểu là Lão Hạc, một lão nông trong tọt cùng đen tối khổ đau vẫn sáng ngời tấm long lương thiện nhân từ và vị tha của mình.
	II.Dàn ý:
	1.Mở bài:
 Giới thiệu thời điểm và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao.
Năm 1943, ông “giáo khổ trường tư” Nam Cao cùng chung số phận với mọi tầng lớp nhân dân sống dở chết dở trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
 	2. Thân bài:
 Phân tích giá trị hiện thực của truyện ngắn Lão Hạc
Là bức tranh thu nhỏ của đời sống nông dân. Truyện miêu tả quá trình người nông dân bị bần cùng hoá đến chỗ phá sản và lưu vong: Lão Hạc không có việc làm, thằng con trai lão không có tiền cưới vợphải bỏ làng vào Nam làm phu đồn điền cao su. Binh Tư và những anh táo tợn thì làm nghề ăn trộm.
Phân tích ông giáo người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể cũng phải thất nghiệp, bán dần sách quí để nuôi miệng. Đây là một bổ sung cho bức tranh bên trên.
Phân tích Lão HẠc và số phận của người nông dân lúc bấy giờ:
LÀ người lương thiện sống bằng nghề làm thuêdành dụm mua được một mãnh vườn nhỏ, nhưng rồi vợ chết, con bỏ đi, đành sống cô độc với con chó vàng. cuối cùng lão phải bán con chó vàng và ăn bả chó tìm đến cái chết chỉ vì thương con, muốn dành mãnh vườn và hoa lợi cho con.
Nghệ thuật thể hiện với ngòi bút vừa hiện thực, vừa trữ tình, cách kể linh hoạt, hấp dẫn.
3. Kết bài
 - Đối chiếu với thực tế các truyện khác cùng một đề tài của tác giả để khẳng định giá trị của truyện trên.
 - Đối chiếu với hoạt động cách mạng của Nam Cao và một số tác phẩm khác để thấy nét ảm đạm thiếu tích cực của truyện ngắn Lão Hạc.
	Đề 2:
 Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao có đoạn:
 	... Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay:
Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ.
Cụ bán rồi?
Bán rồi, họ mới bắt xong. 
Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đoi mắt ầng ậng nước. Tôi muốn ôm chầm lấy lão mà oà lên khóc...
Tại sao việc bán chó lại dằn vặt Lão Hạc đến như vậy? Bởi lẽ gì mà lão phải bán cậu vàng? Qua những chi tiết đó, em có suy nghĩ gì về Lão Hạc?
Tìm hiểu đề:
Thể loại: Phân tích nhân vật.
Nội dung:
Là một người nghèo khổ nhưng Lão Hạc rất ngay thật, giàu tình cảm, giàu lòng tự trọng, dù trong hoàn cảnh ết sức túng quẩn vẫn giữ được nhân cách trong sáng và cao đẹp.
Tư liệu: Truyện ngắn Lão Hạc và một số tác phẩm khác của Nam Cao.
Dàn bài:
Mở bài:
Gấp những trang văn của Nam Cao lại chúng ta dường như vẫn còn cảm thấy ngột ngạt và ám ảnh khôn nguôi với số phậncủa những người nghèo khổ, trong đó có những người nông dân nghèo.
	Với tấm lòng nhân đạo và sự hiểu biết sâu sắc, nhà văn đã xây dựng thành công những hình tượng nhân vật sinh động.Điểm đáng quí ở Nam Cao là cái nhìn nhân hậu đầy cảm thông đối với người nông dân nghèo. Các nhân vật này trong tác phẩm của ông dù bị chà đạp, bị đày đoạ, bị đẩy vào chỗ bế tắc không còn đường sống vẫn giữ được nhân cách và phẩm hạnh đáng quí trọng của mình. Lão Hạc, nhân vật chính của truyện ngắn cùng tên chính là một con người như thế.
Thân bài:
Vì sao việc bán cậu vàng lại dằn vặt Lão Hạc:
 Đối với Lão Hạc cậu vàng vừa là một con vật thân tình vừa là một con vật gợi nhớ về đứa con trai của lão:
Tuổi già cô độc, lão xem cậu vàng như một người bầu bạn sớm hôm của lão. Lão chăm sóc nó như chăm một đứa cháu nhỏ, lão nựng nịu mắng yêu nó như mắng yêu một đứa cháu, lão gọi nó là cậu vàng như một bà hiếm hoi đặt tên cho đứa con cầu tự.
Ngoài ra cậu vàng là con chó của cháu nó mua về nuôi định để đến lúc cưới vợ thì giết thịt. Cậu vàng gợi lão nhớ đến đứa con tha hương của mình và đặc biệt là nỗi giày vò về trách nhiệm làm cha khônảộtn vẹn của lão.
Là người rất đôn hậu, giàu tình cảm nên lão không nỡ bán cậu vàng. Vì vậy mà viẹc bán cậu vàng dằn vặt lão, làm lão đau khổ.
Vì lẽ gì lão phải bán cậu vàng?
Vì cảnh nhà túng quẫn lại thêm khẩu phần ăn của cậu vàng còn tốn hơn lão: Mỗi ngày cả người và chó tốn đến ba hào mà gia sự vẫn đói deo đó dắt. Bỡi vậy lão tính nếu bán cậu vàng đi thì sẽ đỡ khẩu phần ăn trong nhà mà con chó cũng chấm dứt được kiếp sống lay lắt của nó.
Lão sợ cứ để ăn ít con chó vàng sẽ gầy đi, bán hụt tiền.
Lão đang cần tiền để nhờ người làm đám ma, khi chết khỏi phièn hà xóm làng
Lão sợ nuôi nó thì sẽ tiêu lạm vào số tiền của thằng con.
a Vì vậy lão quyết định bán cậu vàng.
Những suy nghĩ về Lão Hạc:
Lão là một con người giàu phẩm chất đáng quí:
Giàu tình cảm, giàu lòng cảm thương:
 Bán cậu vàng xong lão đã khóc vì thương nó, lão tự hấy mình tệ bạc với nó,nỡ đánh lừa một con chó, rồi lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước... cái đầu lão nghoẹo về một bên...
Lão Hạc rất thương con, đứa con phải tha hương của mình. Lão luôn nghĩ đến con và hết sức hết lòng vun vén, sẵn sàng nhận cái chết cho con mình đỡ khổ.
Giàu lòng tự trọng: Tuy nghèo khó nhưng biết trộng danh dự, lão hạc không muốn làm khổ con, làm phiền ông giáo. Biết ông giáo cũng nghèo hổ như mình , laoc khước từ mọi sự đỡ đần của ông. Khong muốn cái chết của mình làm phiền luỵ xóm làng, lão đã gữi tiền ông giáo nhờ bà con làm tang hộ.
Dù trong hoàn cảh hết sức cùng quẫn, Lão Hạc vẫn giữ được nhân cách trong sáng và cao đẹp. Điều này một số nhân vật khác của Nam Cao đã không làm được như: Chí hèo, Binh Chức,Năm Thọ... những kẻ cố cùng này không giữ được mình nên tha hoá, mất nhân cách: Ăn trộm, ăn cướp, bê ha rượu chè. ...Ngay cả bà cái Tý trong Một bữa no cũng vì đói mà chịu nhục trước sự hắt hủi của bà phó Thụ...
Lão Hạc đúng là một hình tượng nhân vật sáng đẹp, một tâm hồn cao cả, một nhân cách trong sáng ẩn chứa trong một con người bình thường.
Hình tượng đó không những khiến người đọc phải xót xa thương cảm mà còn phải suy nghĩ về cách sống của mình ....
 	3.Kết bài:
- Lão Hạc là một truyện ngắn xuất sắc của Nam cao. Đọc tác phẩm chúng ta chứng kiến một bức tranh sinh động về đời sống của nông thôn Việt Nam trước cách mạng để thêm cảm thông sâu sắc nỗi khổ cực bế tắc của người nông dân nghèo đói lúc bấy giờ...
- Măt khác truyện ngắn Lão Hạc cũng nói lên một cách đầy xúc động về tình cha con. Tấm lòng người cha đối với con của Lão Hạc thật cao đẹp và xúc động.
BÀI ĐỌC THÊM
	GỮI LÃO HẠC
Hiu hắt ao đầm
	Con cò nhỏ
	Trọn đưòi riêng
	Bì bõm
	Đậu cành mềm
	Rơi thỏm
	Đau đáu chỉ một điều:
	“Có xáo thì xáo nước trong”
	Lão đó
	Có phải không?
	Lão Hạc
	Ngoi chưa khỏi 
	Vòng đói nghèo
	Khúc hát
	lại chìm nổi
	Tủi cực
Giữa trang văn
vẫn là vầng sáng lương tâm
Giấu giữa thân xác còm khô
Trái tim tươi đỏ
Chẳng thể sống dối lừa
(Cho dẫu là với chó)
Lời vinh danh con người
Lão Hạc ơi !
Phải chi tôi được là « ông giáo »
Được trao lại tận tay đứa con trai của lão
Đâu chỉ mãnh văn tự miếng vườn
Mà luôn cả trái tim nồng kí thác lại của người cha
Trái tim 
Qua bao trận đói mềm
Qua bao cơn bệh dữ
Chẳng chút phôi pha
Trái tim 
Đánh thức trong ta
Từng mãnh lòng thơm sạch...
Chúc lão ngủ được yên
Trong lòng trang sách
Sau khi trao nguồn máu ấy cho đời...
	(Trần Ngọc Hưởng)
 	Đề 3:
 Phân tích vẻ đẹp con người trong “Lão Hạc” của Nam Cao
Tôi đọc lại truyện ngắn Nam Cao trong một trưa vắng người. Nỗi buồn cắn xé từng trang. Những khuôn mặt dị dạng méo mó, trồi lên dưới lớp bụi lầm than ngụp lặn trong dòng sông sôi sục khổ đau, chới với, những cánh tay kêu cứu. Khi tiếng hóc tiếng cười ồn ào và những gương mặt ấy bị làn sóng bản năng dìm xuông, tôi mới thấy Lão Hạc.Trông lão cô đơn trên dòng sông của mình, khuất sau cái bóng dềnh dàng, ngất ngưỡng của Chí Phèo có một không hai!
	Khó thấy Lão ạc trong những đứa con nổi tiếng của Nam Cao. Lão hiền quá, thánh quá, thành không “độc”! Thế mà tôi e lão được bố đẻ thương nhất. Không thương sao khi trong cơn lũ nghiệt ngả của dòng đời ngày ấy Nam Cao đã bế lão lên để lão không bị dìm xuống, bị cuón trôi như bao đứa khác.Cho đến chết lão không hề hoẹn ố, vẫn đẹp như ngọc. Qua lão, NGƯỜI đã chiến thắng CON, bất chấp nghịch cảnh.
	Bỗng tôi nhận ra Lão Hạc thật quí!
Lặng lẽ, không dữ dội, lão trụ vững được nhờ tâm hồn nặng gấp trăm lần thể xác còm cõi của lão. Lão là hình ảnh ông bố Nam Cao trong đời thường Tiết độ, giữ gìn, ăn không no, nói không lớn...Còn tinh anh tinh huyết trút cả lên trang viết, để cho đời một thứ văn chương đầy ma lực cuốn hút bởi sự chân thật, sinh động, đầy chất người và tình người.
	Những gì Nam Cao muốn nhắn gữi trong 10 năm cầm bút ngắn ngủi đã gần đủ trong Lão Hạc - Sống mòn, chết thảm, chết thể xác, chết tinh thần, cái đói, miếng ăn, nước mât. Không những thế, Lão Hạc còn cái vượt trội. Con người ở đó tuy KHỔ mà rất ĐẸP. Có thể nói Chí Phèo và Lão Hạc đều là đỉnh của ngọn núi Nam Cao. Chí Pheo- Kẻ lưu manh độc đáo thì Lão Hạc cũng là người lương thiện độc đáo! Đọc Lão Hạc tôi bàng hoàng trước bi kịh nhân cách! uốn giữ nó, con gười phải hi sinh, đánh đổi. Tố cáo phê phán guồng máy xã hội sẵn sàng nghiến nát con người chỉ là áo ngoài của Lão Hạc. Cứu lấy con người, bảo vệ nhân phẩm sau cơn lũ sẵn sàng cuốn phăng tất cả mới là gan ruột của truyện ngắn duy nhất không nằm dưới bóng Chí Phèo.
Ba hay bốn nhân vật! Đó là tài Nam Cao xoay quanh một câu chuỵen kể. Kể và ngẫm. kể và chuỷên hoá từ mình qua nhân vật, kẻ có mặt đén người khuất mặt, bên ngoài đến bên trong...nhân vật nhoè lẫn vào nhau: Người cha, lão nông dân, ông giáo nghèo-tác giả, cậu vang-kỉ niệm. Có khi không hình dáng cụ thể, bóng đứa con nặng trĩu trong từng hơi thở của lão Hạc. Người ta mơ hồ, 200 bạc vô tri mà thủ phạm. Mãnh vườn cằn mà tựa đất thiêng...
Cũng như những bần cố nông khác , lão không có ruộng cày.Còn sức đổi lấybát cơm. Kiệt sức, đói! Điều dó đáng lẽ chưa xẩy ra cho lão, người có trong tay mãnh vườn ba sào, con chó béo và 25 đồng bạc vào lúc cùng kiệt. Thế mà lão ăn tựa kẻ không có cắc bạc (...) Dưới mắt thiên hạ, lão còn chừng ấy, nhưng trong mắt lão, lão đã trắng tay! Mãnh vườn ư? Để cho con. Tiêu một xu cũng là tiêu vào tièn của cháu. Ba mươi đồng bạc (cả tiền bán chó) là tiền ma chay cho mình, khỏi phiền hàng xóm. Chỉ còn lão, sở hữu duy nhât của lão. Lão bắt lão ăn món ăn tự chế, khi món ăn tự chế đã cạn, thân xác già nua vô dụng vẫn đòi hỏi sự tồn tại, lão tự kết thúc. Tinh thần lão mới kiên định làm sao! Như thành trì kiên cố được xây bằng LÒNG TỰ TRỌNG và TÌNH THƯƠNG. Đói khổ, đớn đau không khuất phục nổi. Nhà văn Kim Lân đã tặng lão từ “bất khuất”, bất khuát trước kẻ thù đã khó, nhưng trước mình mới thật khó hơn. Cuộc chiến thầm lặng ấy cũng đòi hỏi hi sinh nhưng có chết cũng chỉ chết mỉa: “Cho lão chết! Ai bảo laoc có tiền mà chịu khổ...!”
	Không phải ngẫu nhiên mà Nam Cao viết “Lão Hạc” sau Chí Phèo, trẻ con không được ăn thịt chó, tư cách mõ, một bữa no. Nhân vật trong truyện đó từng ngã quị trước bản năng, miếng ăn, cái đói. Đói khiếp thật, miếng ăn đáng quý thật! Nhưng vì nó mà dánh đổi tất cả thì quá đáng buồn. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của Nam Cao “117-1951), ĐÓI LUÔN ÁM ẢNH.Ông từng cua chát: “Trọn đời tôi, tôi chỉ lo chết đói. Như thế bảo còn nghĩ đến cái to tát sao đươc”. Thế mà ông nghĩ đấy, nghĩ đén nhân cách và tinh thần trước khi đói khổ. Miếng ăn thành thử thách. Nam Cao đã trộn lẫn hai cuộc đời thực từ làng Đại Hoàng quê ông để sáng tạo lão Hạc, trao cho lão vũ khí tinh thần và không muốn lão thua cuộc. Lão đã lớn từ trang sách, trở thành biểu tượng của nhân cách.
	Chưa bao giờ chất giọng Nam Cao trân trọng và nghiêm nghị đến thế! Xót mà không đau, buồn mà vẫn tin ở con người. Hạt giống lương thiện quằn quại mãi ở “Chí Phèo” nay đã thành cây cao ngẫng đầu trong “lão Hạc”.
	Nam Cao, “Nhà văn không biết khóc” cho khốn khó đời mình lại rất dễ khóc cho đời người. Khó biết nhân vật hay tác giả khóc. bỡi mỗi chữ ứa lệ khi lão hạc khóc, khi “rân rấn” khi “ầng ậng”, khi khóc thầm, khi vỡ oà. Nước mắt ẩn trong nụ cười: “Cười đưa đà”, “cười nhạt”, “cười và ho sòng sọc”, “cười như mếu”...Thật xúc động khi đọc đoạn lão khóc con đi phu: “Tôi chỉ còn khóc, chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó người ta giữ....chứ đâu cò là con tôi...”
	Đoạn văn như bị xé từng mãnh về ngữ điệu hay từng mãnh tim tơi tả của lão biến thành văn? Đứt nối, nghẹn ngào, tức tưởi. TÔI-NÓ-NGƯỜI TA, ranh giới ngả nghiêng! “nó” cứ vuột khỏi “tôi” về phía “người ta”để trên trang giấy nỗi đau bất lực xé ruột.
	Con lão ra đi để lại kỉ nịêm buồn – con chó mua về nuôi định lúc nà cưới vợ thì giết thịt. Lão gọi là cậu vàng, bắt rạn, tắm, cho ăn trong bát, chữi yêu, nói chuyện...Cậu thế chỗ đứa con, cùng lão chia xẻ niềm đau và hiu quạnh. Thế mà cuối cùng lão phải bán vì không có gạo nuôi cậu. Bán cậu, lão nghĩ dến cái chết. Lão chết thì cậu tiêu đời. Để cậu đi trước còn được việc. BÁn xong lão cố tình vui vẻnhưng trông lão cười như mếu...lão hu hu khóc... Tôi cũng khóc vì chất người bộc lộ cao độ trong tiếng khóc ấy. Lão khóc vì trót lừa một con chó. Tôi khóc vì những giọt nước mắt chân thật tinh khiết như rỉ ra từ đá của một con người! Phải là người “biết khóc” mới tả được đoạn ấy. Ít cữ mà chan chứa nỗi đau cùng cái đẹp, thấm thía “tuổi già giọt lệ như sương”. Oà vỡ nhiều nỗi niềm. Cậu vàng chết cungc đỡ tủi...
	Con đi phu, lão chết già nửa. bán cậu vang, lão chết hẳn. Lão chết từ đó, chẳng đợi đến khi tự tử bằng bã chó. Tôi tự hỏi sao lão không chọn cái chế khác nộe nhàng hơn, đỡ đớn đau hơn? Thì ra lão quá nhạy cảm! Cái gì do lão, lão không quên. Lão không quên mình là người cha không tròn trách nhiệm nên chết để giữ vườn cho con; lão không quên lão đã đưa cậu vàng vào chỗ chết nên chọn cái chết bằng bã chó. Khó quên câu nói của lão: “ Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người...kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”! Kiếp chó- kiếp người, ý thức ấy thạt sâu cay! Tâm hồn lão cũng vậy, bản chất thiên lương tư sáng trong đói nghèo, ngu dốt. Không thể phân biệt được đó là vẻ đẹp của người mẹ, ngwoif cha, nông dân vô học hay kẻ có học...Đó là vẻ đẹp CON NGƯỜI sâu sắc, thăm thẳm!
	Cái chết dữ dội như con chó dại ấy lại là cái chết của một con người nặng yêu thương, trọng nghĩa tình. Nó khép lại thiên truỵên nhưng không đè nặng tim tôi như cái chết của Chí Phèo, bà cụ trong một bã no, Lang rận...Họ đã trở thành bóng ma thơ thẩn trong các ngõ trăng lênh láng đói nghèo của làng Vũ Đại ngày ấy, tơi tả, nhàu nát, khổ đau nhưng vẫn cháy bỏng khát vọng được sống như một con người! Sống trong văn Nam Cao cực nhục đấy nhưng vẫn có gì chân thực cao quí. Miếng ăn, cái đói, nước mắt đều tự vượt mình đẻ ngưòiđọc suy nggĩ. Trang viết của Nam Cao không chỉ dừng lại ở tiếng kêu cứu đói, khổ mà còn cứu láy nhân cách, nhân phẩm bị chà đạp bỡi đói khổ. Có thứ văn chương không viết cho một thời. Văn Nam Cao trong trường hợp ấy. Soi vào bức tranh hôi hổi niềm đau, tạp lẫn xấu đẹp, vẫn thấy mình, thấy người trong đólẽ sống cũng từ những cái khong nguyên vẹn, tròn trịa yên lành ấy ra đi. Đói với hiện thực, Nam Cao không nặng về phê phán, tố cáo mà khơi gợi, ngẫm nghĩ. Bi kịch đời thường trở thành bi kịch vĩnh cửu ỡi những điều vặt vãnh nhất cũng tự nói lên ý nghĩa về cuộc sống và con người. Người ta gọi ông là nhà hiện thực phê phán. Còn tôi muốn gọ ông là nhà văn hiện thực-nhân bản. Ông đẻ lại những câu chuyện “không có hậu” mà “hậu” trong lòng thì dằn vặt những nhân vật bất hủ nhào nặn bởi chất liệu cuộc đời và tấm lòng nhà văn có tài. Họ mãi cùng ông sống trên trang viết Nam Cao.
	Gấp sách, thấm thía lời ông: “Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi...toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn”.
	Giá mà học được chữ “cố” của Nam Cao, tôi tin sẽ gặp anh Chí, Lão Hạc bằng xương, bằng thịt ở bất cứ mọi thời. Liệulúc ấy tâm đời có xúc động như khi gặp trên trang sách?
 (Hoàng Thị Thương-Tiếng nói tri âm )

Tài liệu đính kèm:

  • docMot_so_van_de_khi_tim_hieu_truyen_ngan_Lao_Hac.doc