Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85: Ngắm trăng. Đi đường - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85: Ngắm trăng. Đi đường - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A.Mục tiêu:* Giúp học sinh:

1.Kiến thức:-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ thể hiện trong bài Ngắm Trăng

-Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài Đi Đường: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.

-Thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc ở mỗi bài thơ và của thơ Bác nói chung.

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt

3.Thái độ: Cảm phục và kính trọng Bác.

B.Chuẩn bị:

1.Thầy: Giáo án, tập nhật ký trong tù, phiếu học tập, hình ảnh, tư liệu về Bác.

2.Trò: Tìm hiểu tập Nhật ký trong tù, đọc bài thơ và trả lời câu hỏi ở sgk.

C.Tiến trình lên lớp:

I.Ổn định lớp.

II.Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó và nêu giá trị chung của bài thơ?

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 3447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 85: Ngắm trăng. Đi đường - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :
Tiết 85: NGẮM TRĂNG
	 ĐI ĐƯỜNG (TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN)
	 (HỒ CHÍ MINH)
A.Mục tiêu:* Giúp học sinh:
1.Kiến thức:-Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ thể hiện trong bài Ngắm Trăng
-Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài Đi Đường: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng.
-Thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc ở mỗi bài thơ và của thơ Bác nói chung.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc và phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt
3.Thái độ: Cảm phục và kính trọng Bác.
B.Chuẩn bị:
1.Thầy: Giáo án, tập nhật ký trong tù, phiếu học tập, hình ảnh, tư liệu về Bác.
2.Trò: Tìm hiểu tập Nhật ký trong tù, đọc bài thơ và trả lời câu hỏi ở sgk.
C.Tiến trình lên lớp:
I.Ổn định lớp.
II.Bài cũ: Đọc thuộc lòng bài thơ Tức cảnh Pác Bó và nêu giá trị chung của bài thơ?
 III.Giới thiệu bài mới: 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu vài nét về tác phẩm
Em hãy giới thiệu vài nét về tập Nhật ký trong tù?
GV: Ở lớp 7, các em đã học bài thơ nào của Bác viết về trăng? 
HS trả lời –GV chốt lại và chuyển vào bài học
Hoạt động 3: 
GV hướng dẫn cách đọc , gọi HS đọc, HS khác nhận xét, GV đọc mẫu
GV gọi HS đọc tất cả phiên âm chữ hán, bản dịch nghĩa.
GV: Bài thơ thuộc thể thơ nào? Bố cục?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
GV: Gọi hs đọc lại hai câu đầu.
Từ nhan đề bài thơ em có nhận xét gì về đề tài ngắm trăng trong thơ nói chung
HS: Ngắm trăng là một đề tài phổ biến trong thơ xưa(liên hệ thơ )
GV: Ở bài thơ này cho thấy Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh như thế nào? Có gì khác với người xưa
HS: so sánh, chỉ ra sự khác nhau
GV: Em có cảm nhận gì về giọng điệu câu thơ?
HS trả lời- GV bình thêm
GV: Gọi HS đọc câu thơ thứ hai
 Đối chiếu nguyên tác và bản dịch nghĩa với bản dịch thơ để thấy cái hay của nguyên tác và sự chưa sát của câu thơ dịch, ở chỗ nào? Trường hợp nào có thể diễn tả chính xác tâm trạng của Bác trước cảnh đẹp đêm trăng ?
GV: Qua hai câu thơ trên, chúng ta thấy phẩm chất gì của người tù Hồ Chí Minh?
GV bình thêm- liên hệ thơ)
GV: Sự rung động đó đã được phát triển ntn, chúng ta cùng tìm hiểu hai câu cuối
-Gọi Hs đọc hai câu cuối
GV:Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm. Câu hỏi: Em có nhận xét gì về cấu trúc của hai câu cuối?( chú ý cách sắp đặt từ ngữ..), ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa? Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó?
GV nói thêm chứng tỏ Bác Hồ rất yêu trăng.. “thơ Bác đầy trăng” ( Hoài Thanh)-liên hệ trăng vào cửa sổ)
Hình ảnh cái song sắt có ý nghĩa gì?
( Sức mạnh tàn bạo, lạnh lùng của nhà tù vẫn bất lực trước tâm hồn tự do của người tù cách mạng)
Hai câu thơ cuối một lần nữa cho ta thấy điều gì ở Bác?
GV: Qua bài thơ em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra ntn?
( Hs trả lời, GV bổ sung)
Hãy rút ra những giá trị về ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
HS trả lời-Gv chốt lại- gọi HS đọc phần ghi nhớ
GV: Đưa nội dung bài tập lên máy - gọi hs trả lời, lớp và GV nhận xét
GV chốt lại và giới thiệu chuyển qua văn bản Đi Đường
Hoạt động:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Đi đường
Nhận xét về bài thơ dịch?(HS phát hiện, GV gợi ý thêm chỗ dịch chưa sát: thể thơ, điệp ngữ tẩu lộ ở câu đầu, trùng san (lớp núi, dãy núi-núi cao)
GV: Dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật để xác định kết cấu và qua đó thấy được hướng vận động của hình tượng, mạch thơ
GV hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi ở sgk và hướng dẫn của giáo viên để học bài
A.Vài nét về tác giả tác phẩm:
 -“ Ngục trung nhật ký”( Nhật Ký trong tù) được sáng tác trong hoàn cảnh Bác bị bắt giam trong nhà tù Quảng Tây(Trung Quốc)
-Tập thơ gồm 133 bài viết bằng chữ Hán
Tập thơ cho thấy một tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng kiên cường, tài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh
B. Văn bản: NGẮM TRĂNG
 (VỌNG NGUYỆT)
I Đọc , tìm hiểu chú thích, thể loại, bố cục 
1.Đọc: Câu1: nhịp 2-2-3(2-5); câu2: nhịp 4-3; câu3: nhịp 3-4; câu 4: nhịp 4-3
2.chú thích:sgk
3.Thể loại và bố cục
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật với bố cục: Câu1: Khai đề; câu 2: thừa đề, câu3: chuyển đề; hợp đề.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu: 
-Bác ngắm trăng trong một hoàn cảnh đặc biệt:trong ngục tù, không rượu, không hoa
 Giọng thơ bình thản- ung dung, tự tại 
 Đối thử lương tiêu, nại nhược hà?
( cảnh đẹp đêm nay khó hửng hờ?)
“ nại nhược hà?”( biết làm thế nào?)- câu cảm 
 xốn xang, bối rối trước cảnh đep đêm trăng- rất nghệ sĩ
 Cốt cách nghệ sĩ, yêu thiên nhiên say đắm, tâm hồn tự do, ung dung, tự tại
2.Hai câu cuối
Nhân hướng song tiền, khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích, khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ)
Nghệ thuật: đối, nhân hoá
 Sự giao hoà thắm thiết giữa trăng và người, là tri âm tri kỉ
 Sức mạnh tinh thần kì diệu “ cuộc vượt ngục về tinh thần”-tinh thần thép
III. Tổng kết:
-Bài thơ cho thấy vẻ đẹp một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất nghệ sĩ, vùa có bản lĩnh phi thường của người chiến sĩ vĩ đại.
sự kết hợp giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại ; vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc, dư ba
IV. LUYỆN TẬP:
1.Hãy cho biết những câu thơ sau nằm trong những bài thơ nào của Bác:
a. Rằm xuân lồng lộng trăng soi
 Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân
b. Tiếng suối trong như tiếng hát xa
 Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
c. Trăng vào cửa sổ đòi thơ 
 Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
d. Trung thu trăng sáng như gương
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng
Đáp án: a. Rằm tháng giêng b. Cảnh khuya c. Báo tiệp( Tin thắng trận) d. Đêm trung thu
C. Văn bản : ĐI ĐƯỜNG(TẨU LỘ)
I.Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
1Kết cấu:Khai, thừa, chuyển hợp
2. Gợi ý phân tích
Câu khai: mở ra ý chủ đạo bài thơ.Chú ý điệp ngữ tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan 
 nổi vất vả của người đi đường được rút ra từ thực tế. gợi ý nghĩa sâu xa như thế nào?
Câu thừa: Đi đường khó như thế nào?
Chú ý điệp ngữ “trùng san”, chữ “tài tri”(mới biết-câu 1), “hựu”(lại-câu2) 
 Suy ngẫm về nổi gian lao triền miên của việc đi đường cũng như đường đời đường cách mạng
Câu chuyển: chú ý vị trí của câu thứ ba: hình tượng, ý thơ vút lên bất ngờ, mạch thơ chuyển đổi như thế nào? Rút ra ý nghĩa của câu thơ
Câu hợp: câu thơ đã diễn tả tâm trạng của người đi đường như thế nào khi đã lên đến đỉnh cao nhất “đăng đáo cao phong hậu”?
Nghĩa bóng của bài thơ là gì?
3. Gợi ý tổng kết
-Hiểu được nghĩa đen và nghĩa bóng của bài thơ . Rút ra bài học gì từ bài thơ?
- Nnghệ thuật đặc sắc của bài thơ là gì?( lời lẽ giản dị nhưng chứa đựng tư tưởng sâu xa)
	D. Củng cố, dặn dò
Củng cố:
 - Giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi bài
 - Cảm nghĩ về Bác
Dăn dò:học thuộc hai bài thơ, tìm đọc thêm những bài khác trong tập Nhật ký trong tù. Soạn bài Câu cảm thán

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 85.doc