Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn cấp THCS - Nguyễn Thị Luyện

Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn cấp THCS - Nguyễn Thị Luyện

Phần I .Trắc nghiệm ( 4 điểm – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).

Đọc kĩ các câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời.

Câu 1. Các câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?

-“Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ”.

 - “Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình

 Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh”

A.Nhân hoá . B.So sánh. C.Hoán dụ. D.Ẩn dụ.

Câu 2. Điểm giống nhau giữa truyện và kí là:

A. Có nhân vật kể chuyện. C. Thuộc loại hình tự sự.

B. Có cốt truyện,nhân vật,nhân vật kể chuyện. D. A và C đúng.

Câu 3. Nếu viết: “Nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?

A.Thiếu chủ ngữ. B.Thiếu vị ngữ. C.Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D.Thiếu bổ ngữ.

Câu 4. Khi làm văn miêu tả không thể thiếu các kĩ năng nào?

A.Quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét. C.A và B đúng.

C.Sử dụng ngôn ngữ,các biện pháp tu từ. D.Không cần kĩ năng nào.

Câu 5. Hãy chữa và viết lại câu sau cho đúng ngữ pháp và ý nghĩa.

“Trái tim du khách,để ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam,tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào.”

Câu 6. Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?

 

doc 6 trang Người đăng haiha338 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ II môn Ngữ văn cấp THCS - Nguyễn Thị Luyện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH:2007-2008)
GV RA ĐỀ : NGUYỄN THỊ LUYỆN MÔN : NGỮ VĂN 
	 LỚP : 6
	 Thời gian:90 phút 
Phần I .Trắc nghiệm ( 4 điểm – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm).
Đọc kĩ các câu hỏi và lựa chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu mỗi câu trả lời.
Câu 1. Các câu thơ sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào ?
-“Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thuỷ”.
 - “Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình
 Nhắc mãi tên Người :Hồ Chí Minh”
A.Nhân hoá . B.So sánh. C.Hoán dụ. D.Ẩn dụ.
Câu 2. Điểm giống nhau giữa truyện và kí là:
A. Có nhân vật kể chuyện. C. Thuộc loại hình tự sự.
B. Có cốt truyện,nhân vật,nhân vật kể chuyện. D. A và C đúng.
Câu 3. Nếu viết: “Nhú lên dần dần,rồi lên cho kì hết” thì câu văn mắc phải lỗi nào ?
A.Thiếu chủ ngữ. B.Thiếu vị ngữ. C.Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. D.Thiếu bổ ngữ.
Câu 4. Khi làm văn miêu tả không thể thiếu các kĩ năng nào?
A.Quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét. C.A và B đúng.
C.Sử dụng ngôn ngữ,các biện pháp tu từ. D.Không cần kĩ năng nào.
Câu 5. Hãy chữa và viết lại câu sau cho đúng ngữ pháp và ý nghĩa.
“Trái tim du khách,để ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam,tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào.”
Câu 6. Văn bản “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” đã sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào ?
A.Tự sự. B.Miêu tả và biểu cảm. C.Miêu tả. D.Tự sự,miêu tả và biểu cảm.
Câu 7. Xác định chủ ngữ,vị ngữ và kiểu câu cho các câu văn sau ?
a.Sáo tre,sáo trúc vang lưng trời.
..
b.Chúng tôi là những học sinh chăm ngoan và học giỏi.
..
Câu 8. Trong những trường hợp sau,trường hợp nào không phải viết đơn ?
A.Bạn em muốn chuyển trường học.
B.Em mắc lỗi với thầy (cô)giáo và muốn xin thầy (cô) tha lỗi.
C.Em bị ốm,không đến lớp được.
D.Em muốn được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Hãy tả lại quang cảnh một phiên chợ theo trí tưởng tượng của em.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
GV : NGUYỄN THỊ LUYỆN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ,NĂM HỌC 2007-2008
 MÔN : NGỮ VĂN 6
Phần I . Trắc nghiệm (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
6
8
Đáp án
C
D
A
C
D
B
Câu 5 : Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim du khách để họ ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Câu 7. a. Sáo tre,sáo trúc / vang lưng trời.
 CN VN (Câu trần thuật đơn không có từ là).
 b.Chúng tôi / là những học sinh chăm ngoan và học giỏi.
 CN VN (Câu trần thuật đơn có từ là).
Phần II . Tự luận (6 điểm)
1.Yêu cầu chung.
a. Về nội dung:
+ Giới thiệu được quang cảnh một phiên chợ theo trí tưởng tượng.
+ Miêu tả được chợ là địa điểm công cộng,rất đông người tập trung để mua bán,trao đổi nhiều sản vật khác nhau.
+ Nêu được cảm nghĩ về phiên chợ ấy.
b.Về hình thức:
+ Dù dài hay ngắn,bài viết phải có đủ bố cục 3 phần:MB,TB,KB.
+ Văn phong diễn đạt trong sáng,không dùng từ sai.
+ Câu đúng ngữ pháp,chữ viết rõ ràng,trình bày sạch đẹp,không tẩy xoá.
2.Yêu cầu cụ thể.
- Có thể mở bài bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải giới thiệu được phiên chợ định tả.
- Khi tả phải làm toát lên những đặc điểm nổi bật của chợ : vị trí, quang cảnh trong và ngoài chợ,hàng hoá,không khí phiên chợ
- Nêu được cảm nghĩ về phiên chợ ấy.
3.Biểu điểm.
- Hình thức:Trình bày sạch đẹp rõ ràng.Bố cục,văn phong,dùng từ,đặt câu,dựng đoạn, chính tả,chữ viết sạch đẹp ( 0,5 điểm).
- Nội dung: (5,5 điểm) + Mở bài : (1 điểm).
 + Thân bài :(3,5 điểm).
 + Kết bài : (1 điểm).
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH:2007-2008)
GV RA ĐỀ : LÊ THỊ LOAN MÔN : NGỮ VĂN 
	 LỚP : 7
	 Thời gian:90 phút 
Phần I .Trắc nghiệm ( 4 điểm – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương,trong hòm.Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.Nghĩa là phải ra sức giải thích,tuyên truyền tổ chức,lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước,công việc kháng chiến”. 
 (Ngữ văn 7 – Tập hai)
Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
A.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. C.Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
B.Đức tính giản dị của Bác Hồ. D.Ý nghĩa văn chương.
Câu 2.Tác giả của đoạn văn trên là ai ?
A.Hoài Thanh. B.Hồ Chí Minh. C.Phạm Văn Đồng. D.Đặng Thai Mai.
Câu 3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
A.Miêu tả. B.Tự sự. C.Biểu cảm. D.Nghị luận.
Câu 4.Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A.Nghị luận chứng minh. C.Nghị luận bình luận.
B.Nghị luận giải thích. D.Nghị luận phân tích. 
Câu 5.Dòng nào nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
A. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
B. Có khi được trưng bày trong tủ kính,trong bình pha lê rõ ràng dễ thấy.
C. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.
D. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương,trong hòm.
Câu 6.Đoạn văn trên có mấy câu rút gọn ?
A. Một. B. Hai. C. Ba. D. Bốn.
Câu 7.Câu “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu đặc biệt. B. Câu chủ động. C. Câu bị động. D. Câu rút gọn.
Câu 8.Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích,tuyên truyền tổ chức,lãnh đạo,làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước,công việc kháng chiến” tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào ?
A. Nhân hoá. B. Tăng cấp. C. Tương phản. D. Liệt kê.
II.Tự luận. ( 6 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm).Hãy ghi lại theo trí nhớ tên các văn bản nghị luận và tên tác giả của văn bản đó vào bảng sau đây.
STT
Tên văn bản
Tên tác giả
1
2
3
4
Câu 2.(4 điểm) Chứng minh rằng:Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí:
 “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ; “Uống nước nhớ nguồn”.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
GV : LÊ THỊ LOAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ,NĂM HỌC 2007-2008
 MÔN : NGỮ VĂN 7
Phần I . Trắc nghiệm (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
A
C
C
B
D
Phần II . Tự luận (6 điểm)
Câu 1.(2 điểm – mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
STT
Tên văn bản
Tên tác giả
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
2
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
3
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Đặng Thai Mai
4
Ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Câu 2 (4 điểm).
A.Mở bài (0,5điểm) Nêu khía cạnh giải thích chứng minh vấn đề.
(1).Chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người (0,25 điểm).
(2).Dân tộc Việt Nam sống theo đạo lí đó (0,25 điểm).
B.Thân bài (3 điểm)
(1).Giải thích: 
- Tại sao chịu ơn và biết ơn là đạo lí làm người ? (0,5 điểm).
- Hai câu tục ngữ đã có tác dụng gây nhận thức và truyền cảm về chân lí đó như thế nào?(0,5điểm)
(2).Chứng minh:
-Luận cứ 1: Từ xưa đến nay dân tộc Việt Nam đã sống theo đạo lí đó. (1 điểm)
-Luận cứ 2: Một số ngày lễ tiêu biểu thể hiện đạo lí. (0,5 điểm)
-Luận cứ 3:Một số phong trào tiêu biểu thể hiện đạo lí. (0,5 điểm)
C.Kết bài (0,5 điểm) : Khẳng định luận đề.
*Lưu ý : Học sinh trình bày theo yêu cầu bài văn nghị luận chứng minh.Lập luận chặt chẽ,dẫn chứng cụ thể chính xác,tiêu biểu.Chữ viết sạch đẹp.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH:2007-2008)
GV RA ĐỀ : LÊ THỊ LOAN MÔN : NGỮ VĂN 
	 LỚP : 8
	 Thời gian:90 phút 
Phần I .Trắc nghiệm ( 4 điểm – Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
 Từng nghe:
 Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
 Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
 Như nước Đại Việt ta từ trước
 Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
 Núi sông bờ cõi đã chia
 Phong tục Bắc Nam cũng khác
 Từ Triệu,Đinh,Lí,Trần bao đời xây nền độc lập
 Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế một phương,
 Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
 Xong hào kiệt đời nào cũng có.
 (Trích Ngữ văn 8 – Tập hai)
Câu 1.Tác giả của đoạn trích trên là ai ?
A.Nguyễn Trãi. B.Nguyễn Thiếp. C.Lí Công Uẩn. D.Trần Quốc Tuấn.
Câu 2.Qua bài cáo,có thể thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì ?
A.Bảo vệ chủ quyền. C.Yên dân.
B.Diệt trừ bạo ngược. D.Bảo vệ vương triều phong kiến.
Câu 3.Từ nào trong các từ sau không phải là từ Hán Việt ?
A.Nhân nghĩa. B.Văn hiến. C.Độc lập. D.Núi sông.
Câu 4.Việc nêu tên các triều đại của Việt Nam (Triệu,Đinh,Lí,Trần) song song với các triều đại Trung Quốc (Hán,Đường,Tống,Nguyên) có thể diễn giải thành lập luận như thế nào ?
A.Cùng ý nghĩa với “Sông núi nước Nam,vua Nam ở” (Sông núi nước Nam).
B.Nước Việt Nam là của người Việt Nam.Không ai có quyền xâm phạm lãnh thổ Việt Nam.
C.Xét về mặt lịch sử,Việt Nam hoàn toàn ngang hàng với Trung Quốc.Nếu lịch sử Trung Quốc trải qua các triều đại Hán,Đường,Tống,Nguyênthì lịch sử Việt Nam cũng gắn liền với Triệu,Đinh,Lí,TrầnCác triều đại gắn với tên tuổi các vị hoàng đế.
D.Điều đó chứng tỏ rằng,mỗi nước có một vị hoàng đế riêng,một thể chế chính trị riêng.
Câu 5.Một bài Cáo thường viết trong thời điểm nào ?
A.Trước khi chiến tranh xảy ra. C.Sau khi chiến tranh kết thúc.
B.Khi chiến tranh đang diễn ra. D.Cả 3 ý A,B,C đều sai.
Câu 6.Đọc câu văn sau : “Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ trong bài nghị luận phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc của bài văn”.Em có tán thành ý kiến đó không ?
A.Tán thành. B.Không tán thành. C.Chưa rõ.
Câu 7.Bài Cáo thường gồm mấy phần ?
A.Ba phần. B.Bồn phần. C.Năm phần. D.Sáu phần.
Câu 8.Trong ba thể văn cổ:Chiếu,Hịch,Cáo,mỗi thể có một chức năng khác nhau.Hãy nối mỗi thể văn với một chức năng tương ứng.
1.Chiếu. A.Thường dùng để công bố kết quả một sự nghiệp.
2.Hịch. B.Trình bày một chủ trương đường lối.
3.Cáo. C.Khích lệ tinh thần binh sĩ,nhân dân trong cuộc đấu tranh 
 chống thù trong giặc ngoài.
Phần II. Tự luận (6 điểm).
Văn bản “Nước Đại Việt ta”là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc.Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
GV : LÊ THỊ LOAN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II ,NĂM HỌC 2007-2008
 MÔN : NGỮ VĂN 8
Phần I . Trắc nghiệm (4 điểm – mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
C
C
A
B
1 – B ; 2 – C ; 3 – A 
Phần II . Tự luận (6 điểm)
1.Yêu cầu chung: Biết kết hợp văn giới thiệu và văn nghị luận chứng minh.
-Giới thiệu:Tác giả,hoàn cảnh ra đời văn bản.
-Chứng minh:Nước Đại Việt ta là lòng tự hào dân tộc.
2.Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài :
- Nêu tác giả Nguyễn Trãi.
-Nước Đại Việt ta trích trong tác phẩm “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi.
B.Thân bài:Chứng minh
-Tự hào dân tộc có nền văn hiến,truyền thống văn hoá lâu đời.
-Tự hào đất nước có lãnh thổ riêng,phong tục riêng.
-Tự hào dân tộc có truyền thống lịch sử vẻ vang(có nhiều anh hùng).
-Tự hào dân tộc có nhiều chiến công lưu danh sử sách,có nhiều người tài giỏi thao lược
C.Kết bài: 
-Khẳng định giá trị của bài Cáo.
-Nêu cảm nghĩ về lòng tự hào dân tộc.
3.Biểu điểm.
Mở bài :(1 điểm).Mở bài lôi cuốn,giới thiệu tác giả,hoàn cảnh ra đời và lòng tự hào dân tộc.
Thân bài: (4 điểm)Chứng minh thực tế có dẫn dắt lập luận chặt chẽ,mỗi ý đúng được 1 điểm.
Kết bài: (1 điểm).

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_cap_thcs_nguyen_thi_luyen.doc