Đề thi học kì II môn: Giáo dục công dân 8 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề thi học kì II môn: Giáo dục công dân 8 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm

A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1. Tôn trọng lẽ phải là:

A. Lắng nghe ý kiến của người khác, suy nghĩ để tranh luận tìm ra chân lí.

B. Bảo vệ ý kiến của mình, không lắng nghe ý kiến của người khác.

C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.

2. Liêm khiết được thể hiện là:

A. Luôn mong muốn học giỏi bằng tài năng và sức lực của mình.

B. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì chỉ có lợi cho bản thân.

C. Luôn bận tâm, suy nghĩ những việc nhỏ nhen, hẹp hòi để làm hại người khác.

3. Tôn trọng người khác được thể hiện:

A. Khi đến bệnh viện nói to, đùa giỡn.

B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.

C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 712Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn: Giáo dục công dân 8 - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ THI HỌC KÌ II
Họ và tên: MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
Lớp: 8 Thời gian: 15 phút
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Tôn trọng lẽ phải là:
A. Lắng nghe ý kiến của người khác, suy nghĩ để tranh luận tìm ra chân lí.
B. Bảo vệ ý kiến của mình, không lắng nghe ý kiến của người khác.
C. Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình thì theo.
2. Liêm khiết được thể hiện là:
A. Luôn mong muốn học giỏi bằng tài năng và sức lực của mình.
B. Sẵn sàng làm bất cứ việc gì chỉ có lợi cho bản thân.
C. Luôn bận tâm, suy nghĩ những việc nhỏ nhen, hẹp hòi để làm hại người khác.
3. Tôn trọng người khác được thể hiện:
A. Khi đến bệnh viện nói to, đùa giỡn.
B. Cảm thông, chia sẻ khi người khác gặp điều bất hạnh.
C. Châm chọc, chế giễu người khuyết tật.
4. Giữ chữ tín là:
A. Không nói dối với thầy cô, ba mẹ và mọi người xung quanh.
B. Công ti không giữ đúng cam kết trong bản hợp đồng.
C. Thật thà nhận lỗi và hứa sửa chữa nhưng làm đến đâu hay đến đó.
Câu 2: (1 điểm) 
Điền các từ ngữ trong khung vào chỗ chấm (...) để hoàn thiện các câu sau:
đời sống / hoàn cảnh / học tập / chọn lọc
Chúng ta phải tích cực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . , tìm hiểu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và nền văn hoá của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . phù hợp với điều kiện, . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . và truyền thống của dân tộc ta.
-Hết-
Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm ĐỀ THI HỌC KÌ I
Họ và tên: MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 8
Lớp: 8 Thời gian:30 phút
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (4 điểm) 
Em hãy cho biết các thành viên trong gia đình phải có quyền và nghĩa vụ gì?
Câu 2: (2 điểm) 
Thế nào là tình bạn trong sáng, lành mạnh? Nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về tình bạn trong sáng và lành mạnh.
Câu 3: (1 điểm) 
Vì sao học sinh phải tôn trọng kỉ luật và pháp luật?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Câu 1: 1 điểm (mỗi ý chọn đúng được 0,5 điểm)
Ý đúng: 	1 - A;	2 - A;	3 - B;	4 - A
Câu 2: 1 điểm (mỗi từ ngữ điền đúng được 0,5 điểm)
Thứ tự các từ ngữ cần điền:
học tập / đời sống / chọn lọc / hoàn cảnh
B. TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: 4 điểm
- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà.	(2 điểm)
- Quyền và nghĩa vụ của con cháu.	(1,5 điểm)
- Bổn phận của anh chị em.	(0,5 điểm)	
Câu 2: 2 điểm
* Đặc điểm: 
- Phù hợp quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
- Chân thành, tin cậy, có trách nhiệm, thông cảm, đồng cảm.
- Nhiều người cùng giới hoặc khác giới.
* Ca dao:
Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.
Câu 3: 1 điểm
Vì kỉ luật và pháp luật giúp cho mọi người:
- Có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động.
- Xác định được trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi của mọi người.
- Góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi các nhân và toàn xã hội phát triển theo một định hướng chung.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc ki II 8 mai.doc