Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 6 đến 18 - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 6 đến 18 - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện

 Tiết: 6 BÀI 6: XÂY DỰNG TÌNH BẠN TRONG SÁNG, LÀNH MẠNH

 I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: - HS kể được một số tình bạn có biểu hiện trong sáng lành mạnh.

 - Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn.

 2. Kỹ năng:

 - Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè.

 - Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 3. Thái độ: Có thái độ quý trọng, mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.

 II. CHUẨN BỊ

 1. Phương pháp: Thảo luận

 Giải quyết tình huống

 2. Phương tiện:

 Bài hát, bài thơ, chuyện, gương. về tình bạn.

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định tổ chức

 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS làm bài tập SGK?

 - So sánh pháp luật - kỷ luật?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Hai bạn có chung hoàn cảnh, thân nhau, giúp đỡ nhau nhưng 1 ham chơi, 1 chăm học.

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 564Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 8 tiết 6 đến 18 - Trường THCS Nguyễn Khắc Viện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 6 ngày 01 tháng 10 năm 2010
 Tiết: 6 Bài 6: Xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: - HS kể được một số tình bạn có biểu hiện trong sáng lành mạnh.
	 - Phân tích được đặc điểm, ý nghĩa của tình bạn....
	2. Kỹ năng: 
 - Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và người khác trong quan hệ với bạn bè.
	 - Biết xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
	3. Thái độ: Có thái độ quý trọng, mong muốn xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh.
	II. Chuẩn bị
	1. Phương pháp:	Thảo luận
	Giải quyết tình huống
	2. Phương tiện:	
	Bài hát, bài thơ, chuyện, gương... về tình bạn.
	III. Tiến trình dạy học
	1. ổn định tổ chức
	2. Kiểm tra bài cũ:	- Gọi HS làm bài tập SGK?
	- So sánh pháp luật - kỷ luật?
	3. Bài mới:
	Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	Hai bạn có chung hoàn cảnh, thân nhau, giúp đỡ nhau nhưng 1 ham chơi, 1 chăm học. 
	GV: Trong cuộc sống của con người có rất nhiều mối quan hệ (ruột thịt, bạn bè, đồng nghiệp, đồng môn, vợ chồng...) trong đó quan hệ bạn bè là quan hệ ai cũng có. Nhưng quan hệ bạn bè như thế nào? Nó có tác dụng gì không? Đặc điểm... Chuyển tiếp - nghiên cứu tình bạn của Các Mác và Ăng - ghen.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- HS :đọc truyện.
 Thảo luận nhóm.
 Đại diện nhóm trình bày.
 Lớp bổ sung
- GV kết luận: có nhiều tình bạn:
+ Trong sáng....
+ Tiêu cực.
Vậy thế nào.... đặc điểm của nó?
1. Tìm hiểu bài
Hoạt động 3:
Tìm hiểu nội dung, đặc điểm của tình bạn trong sáng lành mạnh
GV: Hãy nêu ví dụ về tình bạn mà em biết?
+ Yêu tích môn Toán
+ Cùng thích ca nhạc
+ Cùng có chung ước mơ
+ Tin cậy, đồng cảm với nhau
+ Cùng sở thích bỏ học, chơi điện tử...
HS: Chia nhóm, thảo luận bài tập 1.
GV: Các em đã có bạn chưa? Kể cho lớp nghe.
Thế nào là tình bạn?
GV:Ngạn ngữ Anh: Kẻ nào mất của cải là mất nhiều, kẻ nào mất bạn là mất hơn thế nữa. Nhưng kẻ mất can đảm là mất tất cả.
- Tình bạn trong sáng lành mạnh có những đặc điểm như thế nào?
Ngạn ngữ Pháp: Đời không có bạn như cuộc sống không có mặt trời.
Đ.O.be: “ Muốn biết mình giàu có đến đâu hãy đếm số bạn hữu của mình”
- Trái với tình bạn trong sáng...? Biểu hiện? ( Nhỏ nhen, ích kỷ, tầm thường...)
-> Trái lương tâm đạo đức, chân lý cuộc sống.
VD: Bạn trộm cắp, lừa đảo...
GV: Khi có bạn thân ta thấy thế nào?
Daudet: “ Điều giá trị nhất để duy trì tình bạn là sự bình đẳng. Bình đẳng chấm dứt TB cũng chẳng còn”.
- Để xây dựng tình bạn... chúng ta cần làm gì?
VD: Bạn muốn giữ bí mật...
2. Bài học
a. Khái niệm:
* Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau v tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống...
* Tình bạn trong sáng lành mạnh có thể có giữa những người cùng giới và khác giới. Phù hợp nhau về quan niệm sống, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau, thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau.
b. ý nghĩa: 
- Giúp con người thấy ấm áp, tự tin, yêu cuộc sống hơn, biết tự hoàn thiện mình..., có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống.
* Cần xây dựng tình bạn từ hai phía: biết tin tưởng nhau, trung thành, bình đẳng, rộng lòng...
	4. Cũng cố
 - Tình bạn là gì? Tại sao trong cuộc sống cần có tình bạn?
 - Em hãy nêu ý nghĩa cũa tình ban/
 5. Dặn dò:
	- Làm bài tập trong sách giáo khoa
 - Chuẩn bị tốt bài : “Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội”.
Thứ 6 ngày 08 tháng 10 năm 2010
Tiết: 7 Bài 7 : Tích cực tham gia các hoạt động
chính trị - xã hội
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức:
 - HS hiểu được các loại hình hoạt động chính trị - xã hội, sự cần thiết phải tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
 - ý nghĩa của nó.
	2. Kỹ năng: 
 - HS có kỹ năng tham gia các hoạt động chính trị - xã hội.
 - Qua đó hình thành kỹ năng hợp tác, tự khẳng định trong cuộc sống cộng đồng.
	3. Thái độ:- Hình thành ở HS niềm tin yêu vào cuộc sống, tin vào con người, mong muốn được tham gia các hoạt động của lớp, của trường và của xã hội.
II. Chuẩn bị
	1. Phương pháp: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề
	Liên hệ...
	2. Phương tiện:	Sự kiện, gương thành đạt...
	Bảng phụ, tranh ảnh
III. Tiến trình
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ:	
	a. Thế nào là tình bạn? Tình bạn trong sáng lành mạnh? Cho VD
	b. Vì sao cần xây dựng tình bạn trong sáng lành mạnh? Kể một câu chuyện về tình bạn mà em thích.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	- HS: đọc phần đặt vấn đề.
	- Trả lời câu hỏi (a) ( Đồng tình với quan điểm trên vì tham gia các hoạt động chính trị - xã hội sẽ giúp chúng ta hình thành, phát triển thái độ, tình cảm, nhân cách...
	- GV chuyển tiếp.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu các hoạt động chính trị - xã hội
GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm 
HS: Thảo luận nhóm
- Hoạt động chính trị xã hội bao gồm những lĩnh vực nào?
- Đại diện nhóm trình bày.
Làm bài tập 1( SGK)
VD: Hoạt động CTĐ
+ Phong trào Trần Quốc Toản.
+ Phong trào “ Đền ơn...”.
+ Hiến máu nhân đạo.
+ Chống tệ nạn xã hội.
+ Xây dựng tình đoàn kết.
+ Tham gia các ngày hội.
GV: HS THCS có thể tham gia vào những hoạt động nào?
 - HS trả lời.
GV: Tham gia các hoạt động chính trị xã hội có tác dụng gì?
1. Tìm hiểu bài
- Những hoạt động liên quan đến xây dựng bảo vệ Nhà nước như:
+ Hoạt động của cán bộ công chức trong cơ quan Nhà nước.
+ Hoạt động của người lao động trong doanh nghiệp, hoạt động cỷa người nông dân.
+ Hoạt động giữ gìn an ninh trật tự.
- Hoạt động giao lưu giữa con người - con người: hoạt động nhân đạo, từ thiện, giúp đỡ bạn trong khi khó khăn, hoạt động giữ gìn, bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường văn hoá xã hội nhằm tạo ra môi trường sống lành mạnh.
- Hoạt động của các đoàn thể quần chúng, tổ chức chính trị ( Đảng, Đoàn, Hội, Đội,...) nhằm phát huy sức mạnh của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng...
Hoạt động 3:
Rút ra bài học, ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội
GV: Hoạt động chính trị xã hội là gì?
GV: Tại sao phải tham gia các hoạt động...?
- GV lấy VD chứng minh.
- HS làm bài tập 2, 3 SGK.
GV: Là HS em có tham gia các...? Vì sao? Bằng cách nào?
HS:Trả lời câu hỏi
2. Bài học
a. Hoạt động chính trị xã hội là những hoạt động có nội dung liên quan đến việc xây dựng và bảo vệ Nhà nước, chế độ chính trị, trật tự an ninh xã hội, là những hoạt động có tổ chức chính trị đoàn thể quần chúng và hoạt động nhân dậo, bảo vệ môi trường sống của con người.
b. Hoạt động chính trị xã hội là điều kiện để mỗi cá nhân bộc lộ, rèn luyện, phát triển khả năng và đóng góp trí tuệ, công sức của mình vào công việc chung của xã hội.
c. HS cần tham gia các hoạt động chính trị xã hội để hình thành, phát triển, thái độ, tình cảm niềm tin trong sáng, rèn luyện năng lực giao tiếp ứng xử, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác... Bằng cách: 
+ Xây dựng kế hoạch đảm bảo cân đối các nội dung ( học, việc nhà, hoạt động Đội, Đoàn, trường...).
+ Nhắc nhở lẫn nhau.
+ Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
+ Thường xuyên đấu tranh với bản thân để chống tư tưởng ngại khó, tính ích kỷ, tính thiếu kỷ luật, tính bốc đồng của tuổi trẻ...
4. Dặn dò - Rút kinh nghiệm: 
 Làm bài tập:
	Chuẩn bị bài sau: + Tranh, ảnh, tư liệu về thành tự của các nước.
	 + Đóng góp của Việt Nam đối với nền văn hoá thế giới.
Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tiết: 8 bài 8 Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Giúp HS hiểu nội dung và ý nghĩa của việc tôn trọng học hỏi các dân tộc khác.
	2. Thái độ: Có lòng tự hào dân tộc và tôn trọng các dân tộc khác. Có nhu cầu tìm hiểu, học tập những giá trị tốt đẹp của nền văn hoá các dân tộc khác.
	3. Kỹ năng: - Biết phân biệt hành vi đúng sai trong việc tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác.
	 - Biết tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp. Học tập và nâng cao hiểu biết, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc.
II. Chuẩn bị
	 Phương pháp:	Thảo luận nhóm, đàm thoại.
	Trắc nghiệm, phân tích.
III. Tiến trình
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ: Em đã tham gia những hoạt động chính trị - xã hội nào?
	3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Giới thiệu tình hình đất nước Việt Nam hiện nay đã có quan hệ với nhiều nước trên thế giới... Điều đó chứng tỏ Việt Nam đã thể hiện tình hữu nghị, điều kiện với các dân tộc trên thế giới. Nhằm mục đích tôn trọng, học hỏi tinh hoa của các dân tộc.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin
HS :đọc 3 nội dung trong phần đặt vấn đề.
GV:- Vì sao Bác Hồ được xem là danh nhân văn hoá thế giới?
- GVKL: Bác Hồ là người biết tôn trọng, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh của các nước trên thế giới... là bài học quý cho các nước khác
GV: Việt Nam đã có đóng góp gì đáng tự hào cho nền văn hoá thế giới. Ví dụ?
HS:Trả lời câu hỏi
- GV: Trải qua hàng nghìn năm... về kinh nghiệm chống ngoại xâm, truyền thống đạo đức, phong tục tập quán, giá trị văn hoá nghệ thuật...
- Lý do nào giúp nền kinh tế Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ?
GV: Qua phần tìm hiểu nội dung... các em rút ra được bài học gì?
1. Tìm hiểu bài
- 30 năm bôn ba.
- Cống hiến cuộc đời mình...
- Cố đô Huế - Phong Nha
- Vịnh Hạ Long - Nhã nhạc
- Phố cổ Hội An - ẩm thực...
- Thánh địa Mỹ Sơn - áo dài
 - Cồng chiêng
* Bài học: Phải biết tôn trọng các dân tộc khác. Học hỏi những giá trị văn hoá của các dân tộc khác, thế giới để góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động 3: Trả lời các câu hỏi gợi ý
GV:- Thảo luận yêu cầu của việc tôn trọng...
- Chúng ta cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác không? Vì sao?
- Chúng ta nên học tập, tiếp thi những gì ở các dân tộc khác? Nêu VD.
- 3. Nên học tập các dân tộc khác như thế nào? Ví dụ nên và không nên.
- Không nên: + sống thực dụng, chạy theo tiền.
+ Phá hoại truyền thống dân tộc.
+ Văn hoá đồi truỵ, độc hại.
+ Chạy theo mốt...
1. Cần: Vì mỗi dân tộc có 1 giá trị văn hoá riêng mà chúng ta không có,... giúp chúng ta phát triển toàn diện. Nước ta còn nghèo...
2. Nên: Thành tựu khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, văn hoá nghệ thuệt (máy móc hiện đại, các loại VK’, viễn thông, vi tính, điện lạnh, điện tử, kiến trúc, âm nhạc...)
3. Tôn trọng, học hỏi giao lưu hợp tác, điều kiện hữu nghị với các dân tộc.
 Tôn.... các nước phát triển, đang phát triển. Tiếp thu, chọn lọc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh dân tộc. Tránh bắt chước, rập khuôn máy móc, mù quáng. Phải tự chủ, đ lập, tự tin d.tộc.
Hoạt động 4: Nội dung bài học
GV chuyển tiếp.
- Thế nào là tôn trọng...
GV:Vì sao phải...?
GV:- Chúng ta phải làm gì?
- HS đọc lại nội dung 1 lần.
2. Bài học
a. Khái niệm: Tôn trọng ..... là:
- Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác.
- Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền k.tế, v.hoá, x.hội, của các dt ... g gia đình hoà thuận. Để giữ gìn, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, mỗi HS chúng ta cần hiểu và thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình đối với gia đình và xã hội
Thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010
Tiết 16 Thực hành, ngoại khoá
các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- Giúp đỡ HS hệ thống lại các kiến thức đã học ỏ học kì I, các vấn đề xảy ra ở địa phương liên quan đến nội dung bài học.
2. Kỹ năng
	- Rèn cho HS khả năng nhớ kiến thức nhanh nhất.
	- Rèn kỹ năng nói.
	- Giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
3. Thái độ
	- Đồng tình và làm theo việc làm đúng, đồng thời phê phán việc làm sai.
B. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trò chơi.
C. Chuẩn bị:
	1. GV: Nội dung thực hành, ngoại khoá.
	2. HS: Ôn các nội dung đã học.
	Tìm hiểu các vấn đề mang tính bức xúc hiện nay ở địa phương em.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức. 
II. Kiểm tra bài cũ.
Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
 Nêu một vài câu ca dao nói về gia đình.	 
III. Bài mới:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1:
 Giới thiệu bài
- GV giới thiệu nội dung đã học.
	Do điều kiện thời gian...
	Chuyển tiếp.
Hoạt động 2: 
Thảo luận các chuẩn mực đạo đức đã học
GV: Yêu cầu HS thảo luận các chuẩn mực đạo đức đã học.
 Tìm những nội dung khó, nội dung chưa hiểu.
HS: Trình bày trước lớp.
 Lớp bổ sung giải thích.
GV: Giải thích cho HS rõ.
GV: Yêu cầu HS nhận xét việc xây dựng tình bạn, quan hệ bạn bè của trường ta.
- Động cơ xây dựng tình bạn.
- ý thức xây dựng tình bạn.
- Cách đối xử, giao tiếp trong tình bạn.
- Vấn đề tồn tại cần quan tâm.
Hoạt động 3:
Sắp xếp nội dung bài học theo 8 chuẩn mực đạo đức
GV: Yêu cầu HS sắp xếp các bài học theo 8 chủ đề đạo đức theo SGK.
HS: Trình bày bài làm. HS: - Nhận xét.
GV: Nhận xét, ghi điểm
Hoạt động 4: Làm bài tập
3 - Địa phương em hiện nay đang đứng trước những vấn đề bức xúc gì? Trình bày hiểu biết của em về một trong những bức xúc đó.
	- Các nhóm thi trả lời.
	- BGK nhận xét, đánh giá từng phần.
	- Ban tổ chức NX chung, công bố kết quả cuộc thi.
	 IV. Củng cố 
	Em hiểu các câu tục ngữ sau ntn?
	- Ai không làm việc thì không đáng ăn.
	- Tự lực cánh sinh.
	- Há miệng chờ sung.
	- Có công mài sắt có ngày nên kim.
 V. Hướng dẫn học ở nhà :
	- Ôn lại các kiến thức đã học ở học kì I.
	- Chuẩn bị: Ôn tập học kì I: Ôn các kiến thức đã học ở học kì I.
Thứ 6 ngày 24 tháng 12 năm 2010
Tiết 17
ôn tập học kì i.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- HS nắm được các kiến thức đã học ở học kì I và trình bày có hệ thống, chính xác.
	- Làm được các bài tập liên quan đến nội dung bài học.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng nói.
	- Giải quyết tình huống tốt.
3. Thái độ
	- Học tập sôi nổi.
	- ủng hộ và làm theo gương tốt, phê phán những hành vi sai trái, những thói quen xấu.
B. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trò chơi.
C. Chuẩn bị:
	1. GV: Nội dung ôn tập.
	2. HS: Ôn các nội dung đã học ở học kì I.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức 
II. Ôn tập
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
	GV vào bài trực tiếp: Hôm nay......
Hoạt động 2 : HS ôn lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Thi “ Hái hoa” trả lời nhanh các kiến thức.
	Hình thức: GV ghi câu hỏi lờn bảng
	*HS trả lời câu hỏi, làm BT, giải quyết tình huống ghi ở bảng.
Thế nào là liêm khiết? Biểu hiện của liêm khiết?
Vì sao chúng ta cần phải liêm khiết?
Để rèn luyện phẩm chất liêm khiết chúng ta cần làm gì?
Tôn trọng người khác là gì?
Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng người khác?
Thế nào là giữ chữ tín?
ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
Muốn giữ chữ tín chúng ta cần phải làm gì?
Thế nào là pháp luật?
 Thế nào là kỉ luật?
Thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa gì?
Tình bạn là gì?
 Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
 ý nghĩa của xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh? 
 Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội?
 Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa gì?
 Thế nào là tự lập?
 Vì sao chúng ta cần phải tự lập?
 Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập như thế nào?
 Thế nào là lao động tự giác? cho vớ dụ minh họa.
 Thế nào là lao đông sáng tạo? cho vớ dụ minh họa
 ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo?
 Trong gia đình ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?
 Con cái trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
 Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình?
 Câu ca dao sau khuyên chúng ta điều gì?
	Khôn ngoan đối đáp người ngoài
	Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
 27. Bài tập vẽ bản đồ Việt Nam. Bạn An lấy giấy mỏng can theo bản đồ trong SGK rồi kẻ ô vuông trên giấy để vẽ theo từng ô một. Còn em Nam nhìn tổng quát bản đồ Việt Nam, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em cách vẽ nào sáng tạo hơn? Tại sao?
	28. Thanhvà các bạn đá bóng ở vệ đường làm bóng trúng vào một người đi đường, các bạn phá lên cười. Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của các bạn
 29. Bản quy định của nhà trường hay những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Vì sao?
	- Hãy liên hệ việc thực hiện pháp luật và kỷ luật của HS trường ta.
Nối một câu tục ngữ (ca dao) ở cột A với một phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Có bụng ăn, có bụng lo
2. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
a. Tình bạn
b. Tự lập.
3. Cày sâu cuốc bẫm
c. Tôn trọng người khác.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
d. Lao động.
5. Muốn ăn thì lăn vào bếp
III. Củng cố 
	GV chốt lại các kiến thức cần nhớ.
IV. Hướng dẫn học ở nhà .
	- Ôn bài, chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Thứ 3 ngày 28 tháng 12 năm 2010
Tiết 18
Kiểm tra học kì i.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- HS nắm được các kiến thức đã học ở học kì I.
	- Làm được các bài, giải quyết được các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.
2. Kỹ năng
	- Trình bày có hệ thống, khoa học, sạch sẽ.
	- Chữ viết đẹp, đúng chính tả.
3. Thái độ
	- Trung thực, tự giác khi làm bài.
B. Phương pháp: Trắc nghiệm, tự luận.
C. Chuẩn bị:
	1. GV: Đề kiểm tra.
	2. HS: Học bài ở nhà.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức 
II. kiểm tra
GV nhắc nhở HS trươc khi làm bài.
GV phát đề.
HS làm bài.
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái tương ứng với hành vi thể hiện với ông bà cha mẹ.
Lễ phép, kính trọng.
Nói dối người già.
Còn nhỏ tuổi chưa phải làm công việc nhà.
Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.
Câu 2: (1đ): Đỏp ỏn nào tương ứng với việc làm thể hiện tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
Vệ sinh nơi công cộng
Phòng chống ma tuý
Trộm cắp tài sản của người khỏc
đ. Tham gia cỏc tệ nạn xó hội
Câu 3(1đ) Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau? Điền dấu + vào ụ trống 
	a. Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở.
	b. Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp.
	c. Tình bạn trong sáng lành mạnh luôn bình đẳng, tin cậy, chân thành, có trách nhiệm, thông cảm, chia sẽ, giúp đỡ nhau tiến bộ.
	d. Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng lành mạnh.
	e. Tình bạn trong sáng lành mạnh không thể có từ một phía.
	Phần II: Tự luận (7 điểm)
Câu 1 (4 đ): Thế nào là liêm khiết? Vì sao phải sống liêm khiết? Cho vớ dụ
Câu 2 (3đ): Tranh luận về HS nghèo vượt khó, có 3 ý kiến:
Đó là những người thông minh nên gia đình có khó khăn vẫn học tập tốt.
Đó là những người có nghị lực, biết tự lập, không đầu hàng những khó khăn, thử thách của cuộc sống.
Vì quá khó khăn nên vươn lên học giỏi để sau này đỡ khổ
	Em tán thành ý kiến nào? Vì sao?
Đáp án:
Phần I: Mỗi ý đúng 0,5đ	
 Câu 1: A,D ,Câu 2:A,B ,Câu 3: C, E
Phần II: 
Câu 1. Nêu đúng khái niệm (1,5đ)
 Nêu được biểu hiện của liêm khiếu(1,5đ) 
 Ví dụ đúng (1đ)
 Câu 2: Tùy học sinh cảm nhận và giải thích (3đ).
Thứ 6 ngày 7 tháng 1 năm 2011
ôn tập 
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
	- HS nắm được các kiến thức đã học ở học kì I và trình bày có hệ thống, chính xác.
	- Làm được các bài tập liên quan đến nội dung bài học.
2. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng nói.
	- Giải quyết tình huống tốt.
3. Thái độ
	- Học tập sôi nổi.
	- ủng hộ và làm theo gương tốt, phê phán những hành vi sai trái, những thói quen xấu.
B. Phương pháp: Giải quyết vấn đề, trò chơi.
C. Chuẩn bị:
	1. GV: Nội dung ôn tập.
	2. HS: Ôn các nội dung đã học ở học kì I.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức 
II. Ôn tập
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài.
	GV vào bài trực tiếp: Hôm nay......
Hoạt động 2 : HS ôn lại các kiến thức đã học.
Hoạt động 3: Thi “ Hái hoa” trả lời nhanh các kiến thức.
	Hình thức: GV ghi câu hỏi lờn bảng
	*HS trả lời câu hỏi, làm BT, giải quyết tình huống ghi ở bảng.
 -Thế nào là liêm khiết? Biểu hiện của liêm khiết?
 - Vì sao chúng ta cần phải liêm khiết?
 - Để rèn luyện phẩm chất liêm khiết chúng ta cần làm gì?
 -Tôn trọng người khác là gì?
 -Vì sao chúng ta cần phải tôn trọng người khác?
 -Thế nào là giữ chữ tín?
 - ý nghĩa của việc giữ chữ tín?
 -Muốn giữ chữ tín chúng ta cần phải làm gì?
-Thế nào là pháp luật?
- Thế nào là kỉ luật?
-Thực hiện tốt pháp luật và kỉ luật có ý nghĩa gì?
-Tình bạn là gì?
- Đặc điểm của tình bạn trong sáng, lành mạnh?
- ý nghĩa của xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh? 
- Thế nào là hoạt động chính trị - xã hội?
- Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội có ý nghĩa gì?
- Thế nào là tự lập?
- Vì sao chúng ta cần phải tự lập?
- Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập như thế nào?
- Thế nào là lao động tự giác? cho vớ dụ minh họa.
- Thế nào là lao đông sáng tạo? cho vớ dụ minh họa
- ý nghĩa của lao động tự giác và sáng tạo?
- Trong gia đình ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?
- Con cái trong gia đình có quyền và nghĩa vụ gì?
- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ gì trong gia đình? 
 - Bài tập vẽ bản đồ Việt Nam. Bạn An lấy giấy mỏng can theo bản đồ trong SGK rồi kẻ ô vuông trên giấy để vẽ theo từng ô một. Còn em Nam nhìn tổng quát bản đồ Việt Nam, tính toán tỉ lệ cân đối dài, ngang, lấy bờ biển hình chữ S làm căn cứ rồi vẽ. Theo em cách vẽ nào sáng tạo hơn? Tại sao?
	28. Thanhvà các bạn đá bóng ở vệ đường làm bóng trúng vào một người đi đường, các bạn phá lên cười. Em hãy nhận xét về thái độ và hành vi của các bạn
 29. Bản quy định của nhà trường hay những quy định của một cơ quan có thể coi là pháp luật được không? Vì sao?
	- Hãy liên hệ việc thực hiện pháp luật và kỷ luật của HS trường ta.
Nối một câu tục ngữ (ca dao) ở cột A với một phẩm chất đạo đức ở cột B sao cho phù hợp:
A
B
1. Có bụng ăn, có bụng lo
2. Ai ơi chớ vội cười nhau
Cười người hôm trước hôm sau người cười
a. Tình bạn
b. Tự lập.
3. Cày sâu cuốc bẫm
c. Tôn trọng người khác.
4. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
d. Lao động.
5. Muốn ăn thì lăn vào bếp
III. Củng cố 
	GV chốt lại các kiến thức cần nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 8 nam 20102011.doc