Câu 3 (3 điểm):
Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất phản ánh điều gì?
Câu 4 (3 điểm):
Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta từ 1858- cuối thế kỉ XIX?
Câu 5 (4 điểm):
Nêu tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương? Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp?
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH THỦY ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS NĂM HỌC 2019- 2020 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề Đề thi có: 1 trang Đề chính thức Câu 1 (4 điểm): Trình bày những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Nhận xét về sự phát triển kinh tế của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX? Câu 2 (6 điểm): Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới? Nêu nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới và tác dụng của nó đối với nước Nga? Câu 3 (3 điểm): Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất? Nội dung của hiệp ước Nhâm Tuất phản ánh điều gì? Câu 4 (3 điểm): Lập niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX? Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp của nhân dân ta từ 1858- cuối thế kỉ XIX? Câu 5 (4 điểm): Nêu tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam và Đông Dương? Mục đích của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp? ....Hết.... Họ và tên thí sinh:.................................................SBD.................. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN: LỊCH SỬ Câu Nội dung cơ bản cần có Điểm Câu 1 Những chuyển biến kinh tế, chính trị và đối ngoại của nước Anh cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX: * Kinh tế: Trước 1870, Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp 0,25 Từ sau 1870 Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới sau Mĩ và Đức. 0,25 Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. 0,5 Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính ra đời chi phối toàn bộ nền kinh tế 0,5 * Chính trị: Anh là nước quân chủ lập hiến, hai đảng Tự do và Bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ lợi ích cho giai cấp tư sản. 0,5 * Đối ngoại: Anh ưu tiên và đẩy mạnh chính sách xâm lựơc thuộc địa 0,25 1914 thuộc địa Anh trải rộng khắp thế giới với 33 triệu km2 và 400 triệu dân, gấp 50 lần diện tích và dân số Anh lúc bấy giờ, gấp 12 lần thuộc địa của Đức 0,5 Lê nin gọi CNĐQ Anh là ''chủ nghĩa đế quốc thực dân'' 0,25 * Nhận xét: Nền kinh tế các nước đế quốc phát triển không đều. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất. 1,0 Câu 2 Tại sao chính phủ Nga đề ra và thực hiện chính sách kinh tế mới? Nêu nội dung cơ bản của chính sách kinh tế mới và tác dụng của nó đối với nước Nga? * Hoàn cảnh: Sau khi chiến thắng ngoại xâm và nội phản, nước Nga đi lên xây dựng đất nước trong hoàn cảnh hết sức khó khăn: 0,25 Kinh tế bị chiến tranh tàn phá nặng nề: sản lượng nông nghiệp bằng 1/2 so với trước chiến tranh (1920). Công nghiệp giảm 7 lần, nhiều vùng lâm vào dịch bệnh, nạn đói trầm trọng. 0,5 Bọn phản cách mạng điên cuồng chống phá, bị các nước đế quốc bao vây về kinh tế, chính trị. 0,25 Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp. 0,25 Trong bối cảnh đó, 3/1921 nước Nga Xô viết thực hiện chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. 0,5 * Nội dung: Nội dung chủ yếu của chính sách Kinh tế mới là bãi bỏ trưng thu lương thực thừa, thay bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật 0,75 Sau khi nộp đủ thuế lương thực được quy định, nông dân được toàn quyền sử dụng số nông phẩm còn lại 0,5 Tập chung khôi phục công nghiệp nặng,cho phép tư nhân được mở các xí ngiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Chấn chỉnh sản xuất, hạch toán kinh tế. 0,75 Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ, cải cách tiền tệ. 0,5 * Tác dụng: Nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được khôi phục và phát triển nhanh chóng: 1925 sản xuất công- nông nghiệp đạt mức trước chiến tranh. 0,5 Đời sống nhân dân được cải thiện, khối liên minh công- nông được củng cố vững chắc 0,25 12/ 1922 Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) ra đời trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện giữa các dân tộc, nhầm củng cố và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước cộng hòa trong công cuộc bảo vệ và phát triển Liên bang Xô viết. 1,0 Câu 3 Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất: 5/6/1862 Triều đình Nguyễn kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất gồm những nội dung cơ bản như sau: 0,25 Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì là Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn 0,5 Mở 3 cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán 0,25 Cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây 0,5 Bồi thường cho Pháp 1 khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc 0,25 Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến 0,5 * Nội dung của hiệp ước thể hiện sự bất bình đẳng giữa thực dân Pháp đối với triều Nguyễn với những điều khoản vô lý, vi phạm sâu sắc chủ quyền quốc gia. Nó thể hiện hành vi xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp với nước ta và sự nhu nhược, hèn nhát của triều Nguyễn. 0,75 Câu 4 Lập niên biểu Niên biểu các cuộc khởi nghĩa và phong trào chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858 đến đầu thế kỉ XX 0,25 STT Thời gian Tên khởi nghĩa (phong trào) 1 1861 Khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực 2 1863- 1864 Khởi nghĩa của Trương Định 3 1885- 1896 Phong trào Cần Vương 4 1885- 1896 Khởi nghĩa Hương Khê 5 1884- 1913 Khởi nghĩa Yên Thế 6 1905- 1909 Phong trào Đông Du 7 1907 Đông Kinh Nghĩa Thục 8 1908 Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 * Nhận xét phong trào chống Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX: Phong trào chống Pháp diễn ra sôi nổi, quy mô rộng trong cả nước, thu hút đông đảo nhân dân tham gia 0,25 Hình thức đấu tranh chủ yếu là đấu tranh vũ trang 0,25 Các cuộc khởi nghĩa mang tính tự phát và đều bị dập tắt 0,25 Góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp 0,25 Câu 5 * Tóm tắt nội dung cơ bản chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp: Nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền 0,25 Công nghiệp: Pháp tập chung khai thác than và kim loại. Ngoài ra Pháp đầu tư vào một số ngành khác: xi măng, điện, chế biến gỗ... 0,5 Giao thông vận tải: thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự 0,5 Thương nghiệp:Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế, đánh thuế cao hàng hóa nước khác 0,5 Tài chính: đề ra các thuế mới bên cạnh thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, gạo, thuốc phiện...... 0,25 Chính trị: thực hiện chính sách chia để trị, triệt để sử dụng bộ máy tay sai người Việt 0,25 Văn hóa: tuyên truyền cho chính sách thực dân, mở 1 số cơ sở văn hóa, y tế... 0,25 Gíao dục: duy trì chế độ giáo dục phong kiến, về sau mở một số trường đào tạo người bản sứ phục vụ cho việc cai trị 0,5 * Mục đích: Nhằm vơ vét tối đa sức người và sức của của nhân dân Đông Dương để làm giàu cho tư bản Pháp, khiến nền kinh tế Việt Nam và Đông Dương phát triển què quặt, phụ thuộc vào Pháp 0,5 Chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa để phục vụ cho chính sách bóc lột về kinh tế và đảm bảo sự thống trị lâu dài của thực dân Pháp ở Việt Nam. 0,5
Tài liệu đính kèm: