Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX - Năm học 2021-2022

Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX - Năm học 2021-2022

 1.Nguyên nhân, diễn biến, kết cục, tính chất cttg1

 a.Nguyên nhân

 Nguyên nhân sâu xa:

+ Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn ngày càng gay gắt về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).

 + Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.

Về duyên cớ trực tiếp: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp cơ hội này để gây chiến tranh.

 Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

 

docx 5 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 165Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử Lớp 8 - Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT
 1.Nguyên nhân, diễn biến, kết cục, tính chất cttg1
 a.Nguyên nhân
 Nguyên nhân sâu xa:
+ Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. 
+ Mâu thuẫn ngày càng gay gắt về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên như: chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898); chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902); chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905).
	+ Để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa, các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối Liên minh gồm Đức - Áo - Hung (1882) và khối Hiệp ước của Anh - Pháp - Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới.
Về duyên cớ trực tiếp: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp cơ hội này để gây chiến tranh.
	Như vậy, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã dẫn tới mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân sâu xa của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. 
Diễn biến
28/7/1914 -> 4/8/1914
-Áo Hung tuyên chiến với Xéc-bi, Đức tuyên chiến với Nga, Pháp. Anh tuyên chiến với Đức.
Cuối 1914
-Ưu thế thuộc về phe liên minh
Cuối 1915
-Nga tấn công Đức ở phía Đông, kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Đức thất bại.
Năm 1916
-Cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự
Năm 1917
- Ưu thế thuộc về phe hiệp ước, chiến sự chủ yếu ở mặt trận phía Tây.
7/11/1917
-CMT10 Nga thắng lợi, Nga rút ra khỏi chiến tranh
7/1918
-Phe hiệp ước phản công, các đồng minh Đức đầu hàng
9/11/1918
-CM bùng nổ ở Đức, chế độ quân chủ bị lật đổ, chế độ cộng hòa được thành lập
11/11/1918
-Chính phủ Đức đầu hang không điều kiện, chiến tranh kết thúc
	3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
	+ Chiến tranh đã gây nên nhiều thảm họa cho nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
	+ Chiến tranh chỉ đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, nhất là Mĩ. Bản đồ chính trị thế giới đã bị chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp và Mĩ được mở rộng thêm thuộc địa của mình.
	+ Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối của chiến tranh, phong trào cách mạng thế giới tiếp tục phát triển, đặc biệt là sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, đánh dấu bước chuyển mới trong cục diện thế giới.
 4. Tính chất:
 - Là cuộc chiến tranh phi nghĩa chỉ đem lại nguồn lợi cho giai cấp tư sản cầm quyền.
- Đứng cả về hai khối đế quốc thì các bên tham chiến đều là phi nghĩa, tổn thất và hậu quả của nó đè nặng lên đời sống của người dân lao động và nhân dân các nước thuộc địa.
 5. Tại sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa?
Mỗi một cuộc chiến tranh đều có trong đó một mục đích nhất định, và điều đó sẽ giúp chúng ta biết được đó là một cuộc chiến tranh chính nghĩa hay phi nghĩa.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914- 1918) diễn ra mà nguyên nhân chủ yếu là do mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa. Mục đích mà các nước gây chiến là để tranh giành và qua đó đòi chia lại thị trường và thuộc địa. Như vậy, chỉ vì lợi ích ích kỉ của một số nhỏ quốc gia đã gây cho nhân loại những tổn thất, sự mất mát vô cùng to lớn, những thảm hoạ khiến nhân loại không thể xoá nhoà. Cuộc chiến tranh này không chỉ của những nước đế quốc mà còn lloi kéo nhiều nước khác tham gia, đặc biệt là các nước thuộc địa cung chịu những hậu quả rất lớn khi phải cung cấp sức người, sức của cho các nước chính quốc tham chiến. Với việc sử dụng nhiều loại vũ khí hiện đại chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây cho nhân loại nhiều hậu quả thật to lớn,: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá huỷ. Số tiền các nước chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ USD.
Em hãy chọn 5 sự kiện tiêu biểu nhất lịch sử thế giới cận đại và giải thích vì sao?
1. Cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
 Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII đã lật đổ chế độ phong kiến, đua giai cấp tư sản lên nắm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đây là một cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, giải quyết được nhiều vấn đề mà những cuộc cách mạng tư sản khác chưa làm được (đem lại nhiều quyền lợi cho quần chúng nhân dân lao động), có ảnh hưởng lớn đến phong trào cách mạng thế giới và đây là một cuộc “đại cách mạng”.
2. Công xã Pa-ri 1871
Đây là một nhà nước kiểu mới, nhà nước của dân, do dân và vì dân đầu tiên trong lịch sử. Công xã là hình ảnh thu nhỏ của một chế độ mới, xã hội mới, là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới trong sự nghiệp đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp hơn. Công xã đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu: muốn cách mạng vô sản thắng lợi thì phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo; phải thực hiện liên minh công nông và phải kiên quyết trấn áp kẻ thù của cách mạng ngay từ đầu.
3. Cuộc Duy tân Minh Trị
Cuộc Duy tân Minh Trị đã giúp Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX thoát khỏi nguy cơ trở thành một nước thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp. Tấm gương tự cường này của Nhật đã ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nước chấu Á trong đó có Việt nam.
4. Cách mạng Tân Hợi 1911.
Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ, chế độ cộng hoà ra đời. Cách mạng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam.
5. Chiến tranh thế giới thứ nhất 1914- 1918.
Đây là một trong hai cuộc chiến tranh thế giới đến thời điểm này. Cuộc chiến tranh phi nghĩa này đã gây ra những hậu quả và những tổn thất hết sức nặng nề đối với nhân loại: 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, làng mạc, đường sá bị phá hủy,... chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
Chuyên đề 5: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ( 1939 – 1945)
Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của CTTG2(1939-1945
Nguyên nhân
 + Những mâu thuẫn vốn có giữa các nước đế quốc về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1939 - 1933) , dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của CNPX Đức, Italia, Nhật Bản nhằm gây chiến tranh để chia lại thị trường càng làm gay gắt thêm những mâu thuẫn đó.
+ Chính sách thù địch chống Liên Xô càng thúc đẩy các nước đế quốc phát động chiến tranh xâm lược nhằm xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. 
+ Từ những năm 30, đã hình thành hai khối đế quốc đối địch nhau với các chính sách đối ngoại khác nhau: Khối Anh – Pháp – Mĩ và khối phát xít Đức, Italia-Nhật Bản. Với chính sách hiếu chiến xâm lược, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chủ trương nhanh chóng phát động chiến tranh thế giới. 
+ Trong khi đó, các nước Anh, Pháp, Mĩ lại thực hiện đường lối nhân nhượng, thỏa hiệp với các nước phát xít, cố làm cho các nước này chĩa mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô. Nhưng với những tính toán của mình, Đức đã tiến đánh các nước tư bản châu Âu trước khi tấn công Liên Xô. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
* Nguyên nhân quan trọng nhất là mâu thuẫn về vấn đề thị trường và thuộc địa.
2. Diễn biến
Thời gian
Sự kiện
1/9/1939
Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ
9/1940
Italia tấn công Ai Cập
22/6/1941
Đức tấn công Liên Xô
7/12/1941
Nhật tấn công Mĩ ở Haoai
1/1942
Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập
2/2/1943
Chiến thắng Xta-lin-grat
6/6/1944
Anh, Mĩ đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp
5/5/1945
Phát xít Đức đầu hàng
15/8/1945
Nhật đầu hàng, chiến tranh kết thúc
3. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người : 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại
 +Chiến tranh kết thúc dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 
II. Tại sao chủ nghĩa phát xít lại thất bại trong chiến tranh thế giới lần thứ hai?
 Vì trong chiến tranh thế giới thứ Hai, 3 trụ cột là Liên Xô, Mĩ, Anh đã liên minh với nhau lập nên khối Đồng minh đầu tiên trong lịch sử giữa các nước có thể chế chính trị khác nhau cùng chống một kẻ thù chung là CNPX. Với tiềm lực về kinh tế, quân sự 3 nước trên đã là lực lượng quyết định làm nên thắng lợi trước CNPX.
 Chủ nghĩa phát xít với âm mưu thống trị thế giới, với bản chất hiếu chiến và tàn ác là những thế lực hắc ám, là đại diện cho cái ác, cái tội lỗi. còn nhân loại tiến bộ đứng đầu là Liên Xô, Anh,Mĩ cùng phe Đồng Minh là đại diện của cái chính nghĩa. Trong cuộc đấu tranh này toàn nhân loại đã đứng lên, cùng đoàn kết để chống lại CNPX. Sự đơn độc cùng với cái các của mình khiến chủ nghĩa phát xít phải chịu thất bại trước toàn thể nhân laọi tiến bộ.
 III. Tại sao trong CTTG2 Anh, Mĩ phải cùng LX thành lập mặt trận đồng minh chống phát xít ? Vai trò của LX trong CTTG2.
*Trong CTTG2 Anh, Mĩ phải cùng LX thành lập mặt trận đồng minh chống phát xít vì :
Vì chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới và Anh, Mĩ cũng đã bị phát xít tấn công gây nhiều tổn thất. Nhận thấy kẻ thù chung của các nước cùng là phát xít.
Do sức ép của nhân dân các nước đòi chính phủ phải liên kết với LX để chống kẻ thù chung của nhân loại.
* Vai trò của LX trong CTTG2 là : LX đóng vai trò là lực lượng đi đầu, lực lượng chủ chốt, góp phần quyết định đến thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống CNPX kết thúc chiến tranh
IV. So sánh chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai
a. Giống nhau: 
 - Cả hai cuộc chiến tranh bùng nổ bắt đầu từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa khi mâu thuẫn đó đạt đến đỉnh cao không thể giải quyết được ->chiến tranh bùng nổ.
 - Cả hai cuộc chiến tranh đều do Đức châm ngòi
 - Đều là 2 cuộc chiến tranh thế giới với quy mô rộng lớn, tính chất tàn phá ác liệt và gây ra nhiều đau thương, mất mát cho nhân loại.
 - Chi phí nguồn tiền khổng lồ cho cuộc chiến tranh.
 - Thoát khỏi hai cuộc chiến tranh tất cả các nước thắng hay thua trận đều phải gáng chịu những hậu quả tổn thất hết sức nặng nề.
 - Cục diện của 2 cuộc chiến tranh giống nhau, ban đầu ưu thế thuộc về phe gây chiến, nhưng rồi kết quả chúng lại thất bại.
 - Sau hai cuộc chiến tranh có một trật tự thế giới mới được thiết lập.
 b. Khác nhau:
 - CTTG thứ nhất bùng nổ với sự tham chiến của hai phe Liên Minh và Hiệp Ước còn CTTG2 là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít 
 - CTTG thứ 2 còn nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với LX – nhà nước xã hội đầu tiên trên thế giới.
 - Về quy mô, mức độ CTTG thứ 2 lớn hơn CTTG thứ 1
 - CTTG thứ 2 giai đoạn sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của LX, LX đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập mặt trận Đồng Minh chống phát xít nhằm bảo về nền hòa bình thế giới.
 -CTTG thứ nhất chỉ có các nước tư bản chủ nghĩa tham chiến trong khi đó CTTG thứ 2 có sự tham gia của cả hai phe đối lập, đối lập với TBCN đó là CNXH- Liên Xô.
- Sau CTTG thứ 1 nước Đức không bị chia cắt lãnh thổ nhưng sau CTTG thứ 2 nước Đức bị phân chia thành Đông Đức và Tây Đức với hai chế độ chính trị khác nhau: Đông Đức theo con đường CNXH , Tây Đức theo con đường TBCN
- Sau CTTG thứ nhất trật tự thế giới mới được thiết lập theo hòa ước Véc – Xai – oa –sin –tơn
- - Sau CTTG thứ hai trật tự thế giới mới được thiết lập theo trật tự I-an –ta do LX và Mĩ đứng đầu mỗi cực
-> Như vậy mấu chốt dẫn đến khác biệt giữa chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2 là sự tham chiến của LX – nhà nước XHCN.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_lich_su_lop_8_bai_8_su_phat_trien_cua_ki_thuat_k.docx