Câu 4:
Thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc vào thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Nhẫn chìm vì dbạc
C. Nhẫn nổi vì dbạc < dthuỷ="" ngân.="" d.="" nhẫn="" nổi="" vì="" dbạc="">dthuỷ ngân.
Câu 5:
Một kg nhôm (có trọng lượng riêng 27 000 N/m3) và một kg chì (trọng lượng riêng 130 000 N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn?
A. Nhôm. B. Bằng nhau.
C. Không đủ dữ liệu để kết luận D. Chì.
Câu 6:
Hai vật nóng (1) và lạnh (2) có cùng khối lượng m. Cho tiếp xúc nhau, chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của vật nóng giảm đi một lượng t. Khi đó nhiệt độ của vật lạnh tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của vật nóng (1) và vật lạnh (2) lần lượt là c1, c2 và c1= Câu 7:
Dưới tác dụng của lực F = 50N là cho vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác?
A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát trượt.
B. Độ lớn của lực ma sát phải nhỏ hơn hoặc bằng 50N.
C. Lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo.
D. Lực ma sát trượt ngược chiều với chuyển động .
Đề thi 100 câu hỏi lý 8 Mã đề 1 Câu 1: Dùng một bếp dầu có hiệu suất 80% để đun 2kg nước từ 30 đến 1000C, tính nhiệt lượng cần cung cấp? Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K A. 1470kJ B. 147kJ. C. 735kJ. D. 588kJ. Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Điều kiện để một vật lơ lửng trong chất lỏng là trọng lượng P của nó so với lực đẩy Ácsimét là: A. P < F. B. P = F. C. P > F. D. Hai đại lượng này không quan hệ với nhau. Câu 3: Hiện tượng khuếch tán xảy ra được bởi nguyên nhân gì? A. Do chuyển động nhiệt của các nguyên tử, phân tử. B. Do các phân tử, nguyên tử chuyển động không ngừng. C. Do giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. D. Do các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng và giữa chúng có khoảng cách, Câu 4: Thả một chiếc nhẫn đặc bằng bạc vào thuỷ ngân. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Nhẫn chìm vì dbạc <dthuỷ ngân. B. Nhẫn chìm vì dbạc >dthuỷ ngân. C. Nhẫn nổi vì dbạc < dthuỷ ngân. D. Nhẫn nổi vì dbạc >dthuỷ ngân. Câu 5: Một kg nhôm (có trọng lượng riêng 27 000 N/m3) và một kg chì (trọng lượng riêng 130 000 N/m3) được thả vào một bể nước. Lực đẩy tác dụng lên khối nào lớn hơn? A. Nhôm. B. Bằng nhau. C. Không đủ dữ liệu để kết luận D. Chì. Câu 6: Hai vật nóng (1) và lạnh (2) có cùng khối lượng m. Cho tiếp xúc nhau, chúng thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của vật nóng giảm đi một lượng t. Khi đó nhiệt độ của vật lạnh tăng thêm bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của vật nóng (1) và vật lạnh (2) lần lượt là c1, c2 và c1= 2c2 A. 2.t. B. t/2 C. t. D. m.t. Câu 7: Dưới tác dụng của lực F = 50N là cho vật trượt đều trên mặt sàn nằm ngang. Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác? A. Giữa vật và mặt sàn có xuất hiện lực ma sát trượt. B. Độ lớn của lực ma sát phải nhỏ hơn hoặc bằng 50N. C. Lực ma sát trượt cân bằng với lực kéo. D. Lực ma sát trượt ngược chiều với chuyển động . Câu 8: Một ô tô chạy quãng đường 100 km với lực kéo 700 N thì tiêu thụ hết 4 kg xăng. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng là q= 46.106 J/kg. Hiệu suất của động cơ là: A. 38% B. 18% C. 28% D. 13% Câu 9: Chọn câu trả lời đúng. Một kích thủy lực (con đội) với pittông nhỏ và pittông lớn lần lượt có diện tích bằng 0,5 m2 và 6 m2. Độ lợi cơ học của thiết bị (được định nghĩa bằng tỷ số lực ở pittông lớn trên lực tác dụng lên pittông nhỏ) bằng: A. 6,5 B. 12 C. 1,2 D. 3 Câu 10: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: Len, gỗ, nước, nước đá. A. Len, gỗ, nước, nước đá. B. Nước ,gỗ , len, nước đá. C. Nước đá, nước, gỗ, len. D. Nước, len, gỗ , nước đá. Câu 11: Trong các vật sau, vật nào không có động năng? A. Thuyền đang được chèo đi trên mặt hồ. B. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất không có động năng mà chỉ có thế năng. C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang. D. Viên đạn đang bay. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. Một người đi xe môtô trên đoạn đường ABC với vận tốc trung bình 20 km/h. Biết trên đoạn đường AB người đó đi trong thời gian t1 = 10 phút; trên đoạn đường BC người đó đi trong thời gian t2 = 20 phút. Quãng đường ABC dài là: A. 40 km. B. 30 km. C. 20 km. D. 10 km. Câu 13: Chọn câu chính xác nhất. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ: A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. D. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. Câu 14: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc V thì bị tắt máy tài xế thắng gấp để bánh xe trượt trên mặt đường. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: A. Lực ma sát trượt và ma sát lăn B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát trượt. D. Lực ma sát nghỉ. Câu 15: Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học? A. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. B. Sự truyền của ánh sáng. C. Sự rơi của chiếc lá. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. Câu 16: Pha m (g) nước ở 1000C vào 50 g nước ở 300C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 500C. Khối lượng m là: A. 10g. B. 30g C. 40g D. 20g. Câu 17: Chọn câu giải thích đúng. Khi một người cưa lâu tấm gỗ, lưỡi cưa bị nóng lên, đó là vì: A. Công của người cưa làm tăng nhiệt năng của lưỡi cưa. B. Nhiệt lượng truyền từ người cưa sang lưỡi cưa. C. Lưỡi cưa nhận một nhiệt lượng từ gỗ. D. Lưỡi cưa nhận một công từ gỗ. Câu 18: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật được gọi là chuyển động nhiệt bởi vì: A. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ của vật. B. Phải nung nóng vật thì các hạt mới chuyển động. C. Chuyển động này là đối tượng nghiên cứu của Nhiệt Học. D. Vật có nhiệt lượng càng nhiều thì các hạt chuyển động càng mạnh mẽ. Câu 19: Hùng đun 500g nước từ 200C đến 1000C. Tính nhiệt lượng cần phải cung cấp, biết rằng 1/6 nhiệt lượng đó là để cung cấp cho ấm. Cho cnước = 4 200J/kg.K. A. 168kJ. B. 28kJ. C. 140kJ D. 201,6kJ. Câu 20: Chọn câu trả lời đúng. Để các máy tiện, máy khoan, máy dệt khi hoạt động ít bị rung, người ta thường: A. Tăng khối lượng của phần bệ máy để giảm lực ma sát nghỉ giữa bệ máy với mặt sàn. B. Tăng khối lượng của phần bệ máy để tăng lực ma sát nghỉ giữa bệ máy với mặt sàn. C. Giảm khối lượng của phần bệ máy để giảm lực ma sát nghỉ giữa bệ máy với mặt sàn. D. Giảm khối lượng của phần bệ máy để tăng lực ma sát nghỉ giữa bệ máy với mặt sàn. Câu 21: Một tấm đồng nung nóng ở nhiệt độ 850C, được bỏ vào trong 200g nước ở nhiệt độ 250C. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hệ là 350C. Hỏi khối lượng của tấm đồng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là cđ = 400 J/kgK và cn = 4200 J/kgK. A. 50 g B. 200 g C. 240 g D. 420 g Câu 22: Chọn câu trả lời đúng. Một ôtô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường từ địa điểm M đến địa điểm N với thời gian dự tính là t. Nếu tăng vận tốc của ôtô lên 1,5 lần thì: A. Thời gian t tăng lần. B. Thời gian t tăng lần. C. Thời gian t giảm lần. D. Thời gian t giảm lần. Câu 23: Trong cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ kém hơn đến tốt hơn sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước đá, thủy tinh, không khí. B. Không khí, thủy tinh, nước đá, đồng. C. Thủy tinh, đồng, nước đá, không khí D. Đồng, thủy tinh, nước đá, không khí. Câu 24: Khi sờ tay vào dao sắt để trên bàn gỗ thấy mát hơn sờ tay vào mặt bàn. Có các cách giải thích sau (chọn cách giải thích đúng): A. Do cảm giác của tay, còn nhiệt độ như nhau. B. Do khả năng dẫn nhiệt của sắt tốt hơn gỗ. C. Do khối lượng của dao nhỏ hơn khối lượng của bàn. D. Do nhiệt độ của dao luôn thấp hơn nhiệt độ của bàn. Câu 25: Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Giữa các phân tử, nguyên tử có khoảng cách. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử và nguyên tử chuyển động không liên tục. D. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. Câu 26: Chọn câu trả lời đúng. Điều kiện để một vật chìm xuống trong chất lỏng là trọng lượng P của nó so với lực đẩy Ácsimet F là: A. P = F. B. P < F. C. Hai đại lượng này không quan hệ với nhau. D. P > F. Câu 27: Chọn câu trả lời đúng. Một máy nâng thủy lực (con đội) được dùng để nâng các vật nặng lên cao. Khi tác dụng lực 10 N lên pittông nhỏ để nâng vật 50 N đặt trên pittông lớn một đoạn 0,5 m thì pittông nhỏ phải đi xuống một đoạn bằng: A. 0,5 m. B. 5 m. C. 25 m. D. 2,5 m. Câu 28: Chọn câu giải thích đúng nhất. Nếu hai lượng nước như nhau bằng hai cái ấm, một cái bằng nhôm, một cái bằng đất, ngọn lửa như nhau. Nước trong ấm nhôm sẽ nhanh sôi hơn. Giải thích vì sao? A. Nước thấm vào ấm đất làm hạ nhiệt độ của ngọn lửa. B. Mặt ngoài ấm đất gồ ghề hơn ấm nhôm nên ấm đất tiếp xúc với lửa ít hơn. C. Ấm nhôm kín hơn ấm đất. D. Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn đất. Câu 29: Sáng nay trời lạnh mà Nam đi học mà quên không mặc áo ấm, Bố Nam phải đưổi theo để đưa áo ấm cho Nam. Biết rằng Nam đi xe đạp từ nhà lúc 6 giờ 45 phút, Bố Nam đi xe máy từ nhà lúc 7 giờ kém 1 phút, sau khi Nam đi được 20 phút thì Bố đuổi kịp Nam. Vận tốc Nam bằng 15km/h, Bố Nam đi với vận tốc bao nhiêu? A. 30km/h. B. 50km/h C. 45kn/h. D. 40km/h. Câu 30: Chọn câu trả lời đúng. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử? A. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các nguyên tử phân tử có khoảng cách. D. Chuyển động không ngừng. Câu 31: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào? A. Không lực nào B. Trọng lực C. Trọng lực và lực đẩy Ac-si-met D. Lực đẩy Ac-si-met Câu 32: Một người thợ xây chuyển gạch từ tầng 1 lên tầng 2 có độ cao 4m, biết mỗi lần như vậy anh ta phải mất thời gian 1 phút để chuyển được 10 viên gạch, mỗi viên nặng 1,5kg. Tính công suất làm việc của người thợ đó. A. 6W B. 600W C. 60W D. 10W Câu 33: Hoa xuất phát từ nhà lúc 8giờ bằng xe đạp, giả sử hoa đạp xe với vận tốc 250m/phút. Hỏi lúc mấy giờ thì Hoa tới cửa hàng sách cách nhà 3km? A. 8,75 giờ. B. 8giờ 12 phút. C. 75 phút. D. 12 phút. Câu 34: Chọn câu trả lời đúng. Một xe ôtô chở hành khách chuyển động đều trên đoạn đường s = 54 km, với vận tốc 36 km/h. Thời gian đi hết quãng đường đó của xe là: A. 1,5 h. B. 120 phút. C. 75 phút. D. h. Câu 35: Chọn câu trả lời đúng. Nhiên liệu là các chất hay các vật liệu khi đốt lên ta sẽ thu được: A. Nhiệt năng. B. Quang năng. C. Điện năng. D. Cơ năng. Câu 36: Chọn câu trả lời đúng. Mặt trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này: A. Mặt Trời chuyển động, còn Trái Đất đứng yên. B. Mặt Trời đứng yên, còn Trái Đất chuyển động. C. Mặt Trời và Trái Đất đều chuyển động. D. Mặt Trời và Trái Đất đều đứng yên. Câu 37: Pha m1(g) nước ở 1000C vào m2 (g) nước ở 400C. Nhiệt độ cuối cùng của hỗn hợp nước là 700C. Biết m1 + m2= 200g. Khối lượng m1 và m2 là: A. m1= 100g; m2= 100g. B. m1= 125 g; m2= 75 g. C. m1= 75g; m2= 125 g. D. m1=50 g; m2= 150g. Câu 38: Khi xét chuyển động hay đứng yên của một vật, có 4 ý kiến. Ý kiến nào đúng? A. Chỉ những vật ở ngoài Trái Đất mới được chọn làm vật mốc. B. Có thể chọn một vật bất kỳ làm mốc. C. Chỉ những vật chuyển động so với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc. D. Chỉ những vật gắn liền với Trái Đất mới được chọn làm vật mốc. Câu 39: Một tấm đồng khối lượng 100g được nung nóng rồi bỏ vào trong 200g nước lạnh. Khi đạt đến sự cân bằng nhiệt, tấm đồng tỏa ra nhiệt lượng 500J. Hỏi nước đã thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu? Bỏ qua sự thất thoát nhiệt vào môi trường. A. 2000J B. 500J C. 250J D. 1000J Câu 40: Chọn câu trả lời đúng. Đối lưu nhiệt là hình thức truyền nhiệt có thể xảy ra: A. Chỉ ở chất khí và rắn,. B. Chỉ ... nhiên liệu - hút nhiên liệu - nén nhiên liệu - thoát khí. B. Hút nhiên liệu - nén nhiên liệu - đốt nhiên liệu - thoát khí. C. Hút nhiên liệu - nén khí - thoát khí - đốt nhiên liệu. D. Thoát khí - hút nhiên liệu - đốt nhiên liệu - nén nhiên liệu. Câu 63: Động cơ nhiệt thực hiện công có ích 920 000 J. phải tiêu tốn lượng xăng 1kg. Biết năng suất tỏa nhiệt của xăng q = 46.106J/kg. Hiệu suất của động cơ là: A. 15% B. 25% C. 30% D. 20%. Câu 64: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một ngọn lửa trại hoặc một lò sưởi, ta sẽ cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào? A. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt. B. Sự dẫn nhiệt của không khí. C. Sự đối lưu. D. Sự bức xạ nhiệt. Câu 65: Để đun 4,5 kg nước từ 100C nóng lên 900C. Bỏ qua sự thất thoát nhiệt với môi trường xung quanh. Hỏi khối lượng dầu phải dùng bằng bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước là cn= 4200J/kgK; năng suất tỏa nhiệt của dầu là qd =44. 106J/kg A. 34g. B. 340g C. 3,4kg D. 0,34g. Câu 66: Chọn câu trả lời đúng. Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây, câu nào là không đúng? A. Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay tỏa ra. C. Nhiệt năng là một dạng năng lượng. D. Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Câu 67: Chọn câu trả lời đúng. Lực đẩy Ácsimét có chiều: A. Hướng theo chiều tăng của áp suất. B. Hướng theo phương nằm ngang. C. Hướng xuống dưới. D. Hướng lên trên. Câu 68: Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc V thì chịu tác dụng của lực F. Hỏi vật sẽ tiếp tục chuyển động thế nào? Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau: A. Chưa thể kết luận được vật chuyển động nào vì chưa biết hướng của lực. B. Vật chuyển động chậm dần. C. Vật tiếp tục chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động nhanh dần. Câu 69: Trong các câu sau đây có sử dụng cụm từ “năng suất tỏa nhiệt”, những câu nào chưa chính xác? A. Năng suất tỏa nhiệt của khí hiđrô lớn hơn năng suất tỏa nhiệt của khí đốt thiên nhiên. B. Năng suất tỏa nhiệt của các loại nhiên liệu khác nhau, nói chung là khác nhau. C. Năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg. D. Năng suất tỏa nhiệt của một động cơ điện là thấp. Câu 70: Trộn lẫn 2kg nước ở nhiệt độ 400C với 2kg rượu ở nhiệt độ 200C. Tìm nhiệt độ khi cân bằng của hỗn hợp nước - rượu. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, của rượu là 2500J/kg.K. A. 600C. B. 300C. C. 32,50C. D. 650C. Câu 71: Chọn câu trả lời đúng. Một khúc gỗ có kích thước 30 cm x 40 cm x 50 cm .Thả khúc gỗ vào trong nước. Biết trọng lượng riêng của khối gỗ bằng 7/10 trọng lượng riêng của nước. Phần thể tích nổi trên mặt nước của khối gỗ là: A. 18 cm3 B. 0,18 m3. C. 1,8 cm3. D. 18 dm3. Câu 72: Chọn câu trả lời đúng. Đổ 100 cm3 rượu vào 100 cm3 nước sẽ thu được một lượng hỗn hợp rượu và nước với thể tích A. Bằng hoặc lớn hơn 200 cm3. B. Nhỏ hơn 200 cm3. C. Bằng200 cm3. D. Lớn hơn 200 cm3. Câu 73: Chọn câu trả lời đúng. Một vật đang đứng yên trên một mặt phẳng nằm nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau là: A. Trọng lực P của Trái Đất với lực ma sát F của mặt bàn. B. Trọng lực P của Trái Đất với phản lực N của mặt bàn. C. Lực ma sát F với phản lực N của mặt bàn. D. Lực ma sát F của mặt bàn cân bằng với hợp lực của trọng lực P của Trái Đất và phản lực N của mặt bàn. Câu 74: Thả một miếng nhôm có khối lượng 1kg ở nhiệt độ 700C vào chậu chứa 3kg nước thì nhiệt độ của nước khi cân bằng nhiệt là 400C. Hỏi ban đầu nước có nhiệt độ bao nhiêu? Cho rằng chỉ có sự trao đổi nhiệt năng giữa nhôm và nước. Cho cnước = 4200J/kg.K và cnhôm = 880J/kg.k A. 550C B. 100C. C. 400C. D. 37,90C. Câu 75: Chọn câu trả lời đúng. Hai đại lượng bạn cần biết để tính áp suất tác dụng lên một mặt là: A. Lực và trọng lượng của vật. B. Lực và diện tích trên đó lực tác dụng. C. Lực và khối lượng riêng của bề mặt. D. Diện tích trên đó lực tác dụng và khối lượng của vật có lực tác dụng. Câu 76: Trong những hiện tượng sau đây hiện tượng nào thể hiện quán tính? A. Lá rơi. B. Giũ quần áo cho bụi văng ra. C. Viên bi khi lăn xuống máng nghiêng chuyển động nhanh dần . D. Xe đạp đang đi trên đường. Câu 77: Chọn câu trả lời đúng. Áp suất của khí quyển trên mặt nước là p0 = 105 Pa. Trọng lượng riêng của nước là 104 N/m3. Độ sâu( so với mặt nước) có áp suất bằng 3p0 là: A. 10m. B. 30m. C. 20m, D. 40m. Câu 78: Lấy một hộp giấy Yomost đã hết sữa ở bên trong. Cắm một ống hút vào đó sao cho không khí không lọt qua chỗ cắm. Bây giờ, nếu ta hút vào ống, hộp giấy bị bẹp lại. Điều đó xảy ra bởi vì: A. Ta đã làm giảm áp suất bên trong hộp. Áp suất khí quyển bên ngoài hộp lớn hơn làm cho nó bẹp. B. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp. C. Áp suất bên trong hộp tăng lên và làm cho hộp biến dạng do có sự tăng áp suất đó. D. Ta đã làm yếu các thành của hộp khi hút qua ống. Câu 79: Chọn câu trả lời đúng. Lực đẩy lên một vật bằng: A. Lực (N)/ diện tích (m2). B. Khối lượng (kg) / thể tích (m3). C. Khối lượng của vật trừ cho khối lượng của nước. D. Trọng lượng của vật trong không khí trừ cho trọng lượng trong chất lỏng của nó. Câu 80: Ai trong số người sau đây khi hoạt động có công suất lớn nhất? A. Một người thợ mỏ đẩy xe goòng trong thời gian 5 giây đã thực hiện công 2000J. B. Một công nhân bốc vác đã tiêu tốn một công 30kJ trong 1 phút. C. Một người thợ rèn sinh ra một công 5000J trong 10 giây. D. Một vận động điền kinh đã thực hiện một công 7000J trong thời gian 10 giây. Câu 81: Chọn câu trả lời đúng. Một xe máy di chuyển giữa hai địa điểm A và B. Vận tốc trong thời gian đầu 30 km/h và trong thời gian sau là 15 m/s. Vận tốc trung bình của ôtô trên cả đoạn đường là: A. 42 km/h B. 22,5 km/h. C. 54 km/h. D. 36 km/h. Câu 82: Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kgK. Để đun nóng 100g nước tăng lên 10C, ta cần cung cấp nhiệt lượng bằng: A. 420 J. B. 4 200 J C. 420 kJ. D. 42 J. Câu 83: Xe tải thực hiện một công 2,4.109 J trong 10 phút. Công suất của xe tải là: A. 24.109W B. 2,4.109W C. 400W D. 4 MW. Câu 84: Trong các phương án sau, phương án nào có thể làm giảm được lực ma sát? A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc. B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc. D. Giảm diện tích của mặt tiếp xúc. Câu 85: Phân biệt nào sau đây là chưa chính xác khi nói về công suất? A. Công suất được xác định bằng công thức P =. B. Công suất của lực F được xác định bằng công thức P = F.V khi vật chuyển động đều. C. Công suất là công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. D. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một giây. Câu 86: Một vận động viên cử tạ nâng quả tạ nặng 100kg lên độ cao 2m. Khi lên độ cao đó anh ta giữ cho quả tạ đứng yên trong một 1 phút sau đó buông tay để quả tạ rơi xuống. Tính công mà vận động viên đó thực hiện được. A. 200J B. 400J C. 2 000J D. 4 000J Câu 87: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Thế năng mà các vật có được khi nó ở một độ cao nào đó so với mặt đất gọi là. Thế năng mà vật có khi nó bị biến dạng gọi là. A. Thế năng tĩnh điện. B. Nội năng. C. Thế năng hấp dẫn. D. Thế năng đàn hồi. Câu 88: Một cục nước đá được thả nổi trong bình nước. Mực nước trong bình như thế nào khi nước đá tan hết? A. Tăng. B. Giữ nguyên. C. Tuỳ thuộc nhiệt độ của nước trong bình. D. Giảm. Câu 89: Chọn câu trả lời đúng. Ở độ sâu nào lực đẩy lên một vật nằm trong một chất lỏng là lớn nhất? A. Ở dưới mặt chất lỏng. B. Ở càng sâu trong chất lỏng lực đẩy càng lớn. C. Ở độ sâu nào lực đẩy lên vật cũng bằng nhau. D. Ở đáy bình chứa chất lỏng. Câu 90: Chọn câu trả lời đúng. Chuyển động cơ học là: A. Sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc. B. Sự thay đổi phương chiều của vật. C. Sự thay đổi vận tốc của vật. D. Sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động so với vật mốc. Câu 91: Chọn câu trả lời đúng. Khi có lực tác dụng mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có: A. Quán tính. B. Ma sát. C. Đàn hồi. D. Trọng lực. Câu 92: Chọn câu sai. A. Cùng một chất có thể ở trạng thái rắn hoặc trạng thái khí. B. Cùng một chất có thể ở trạng thái lỏng hoặc trạng thái rắn. C. Cùng một chất có thể ở trạng thái khí hoặc trạng thái lỏng. D. Cùng một chất không thể ở trạng thái khí, lỏng, hoặc rắn. Câu 93: Để bẩy hòn đá có khối lượng 50kg từ một hố sâu 0,4m lên mặt đất người công nhân phải ấn đòn bẩy một lực 200N theo phương thẳng đứng. Tay người đó di chuyển một khoảng bao nhiêu? A. 0,4m B. 0,8m C. 1m D. 1,16m Câu 94: Chọn câu trả lời đúng. Ôtô đi trên đường có bùn dễ bị sa lầy là do: A. Đường bùn lầy làm tăng ma sát giữa mặt đường và bánh xe. B. Đường bùn lầy làm giảm quán tính C. Đường bùn lầy làm giảm ma sát giữa mặt đường và bánh xe. D. Đường bùn lầy làm tăng quán tính. Câu 95: Một chiếc xe đang chạy với vận tốc V thì tài xế đạp phanh để xe chạy chậm dần. Lực làm cho vận tốc của xe giảm là: A. Lực ma sát nghỉ. B. Lực ma sát lăn. C. Lực ma sát trượt. D. Lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. Câu 96: Cô giáo yêu cầu một nhóm gồm Dũng, Hải, Quang, Hưng quan sát và nhận xét chuyển động của một quả bóng khi tung lên cao. Các bạn đưa ra các nhận xét như sau: A. Dũng: “Khi tung lên quả bóng chuyển động chậm dần, khi rơi xuống quả bóng chuyển động chậm dần”. B. Quang: “Quả bóng luôn chuyển động đều”. C. Hưng: “Quả bóng chuyển động không theo quy luật nào” D. Hải: “Khi tung lên quả bóng chuyển động nhanh dần, khi rơi xuống quả bóng chuyển động nhanh dần”, Câu 97: Hãy tưởng tượng khi Trái Đất ngừng quay thì mọi người trên Trái Đất sẽ như thế nào? A. Mọi người đều nghiêng theo chiều quay của Trái Đất. B. Chuyển động tròn đều trên mặt đất. C. Văng ra khỏi Trái Đất. D. Đứng yên trên Trái Đất. Câu 98: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Đơn vị hợp pháp của vận tốc là m/s và km/h. B. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong thời gian chuyển động. C. Tốc độ kế là dụng cụ để đo độ lớn của vận tốc. D. Độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh, chậm của chuyển động. Câu 99: Chọn câu trả lời đúng nhất. Một viên đạn được bắn lên từ mặt đất. Trong quá trình bay lên thì viên đạn có: A. Động năng giảm dần thế năng tăng dần. B. Động năng tăng dần. C. Thế năng tăng dần. D. Động năng giảm dần. Câu 100: Vì sao vào mùa hè, nếu mặc áo tối màu đi ra đường lại cảm thấy người nóng hơn khi mặc áo sáng màu? A. Vì áo tối màu giúp đối lưu xảy ra dễ hơn. B. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt, dẫn nhiệt, đối lưu tốt hơn. C. Vì áo tối màu hấp thụ nhiệt tốt hơn. D. Vì áo tối màu dẫn nhiệt tốt hơn.
Tài liệu đính kèm: