Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát - Quán tính - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát - Quán tính - Năm học 2009-2010

Hoạt động 2 : Tìm hiểu về lực ma sát.

- Đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về lực ma sát trượt và lực ma sát lăn theo hướng dẫn của GV.

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

- Lắng nghe.

+ Lấy ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt và lực ma sát lăn theo yêu cầu của GV, hoàn thành C1 , C2 .

- Quan sát hình 6.1 sgk trả lời C3 theo yêu cầu của GV.

+ C3 .

Hình 6.1 a : Có lực ma sát trượt.

Hình 6.1 b : Có lực ma sát lăn.

Cường độ lực ma sát trượt lớn hơn nhiều cường độ lực ma sát lăn.

- Quan sát hình 6.2 sgk.

- Làm thí nghiệm trả lời C4 theo hướng dẫn của GV.

+ C4 . Trong thí nghiệm ở hình 6.2 sgk, mặc dù ta tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật không chuyển động mà vẫn đứng yên,chứng tỏ có một lực cản cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.

- Lắng nghe, tiếp thu.

 

doc 4 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Tiết 6: Lực ma sát - Quán tính - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21/9/2009
Ngày dạy : 23/9/2009
TIẾT 6 : LỰC MA SÁT
I . Mục tiêu .
1 . Kiến thức : Sau bài này, giáo viên giúp HS : 
Nhận biết thêm một loại lực là lực ma sát.
Phân biệt lực ma sát trượt, lực ma sát lăn , lực ma sát nghỉ và đặc điểm của mỗi loại.
Biết được tác dụng của lực ma sát trong thực tế. 
2 . Kĩ năng :
Quan sát và phán đoán sự xuất hiện của lực ma sát trượt , lực ma sát lăn .
Làm thí nghiệm phát hiện lực ma sát nghỉ.
Kể về một số hiện tượng lực ma sát có lợi, có hại và cách khắc phục tác hại của lực ma sát có hại , làm tăng ma sat có lợi.
3 . Thái độ :
Học tập nghiêm túc, yêu thích môn học, thích tìm tòi, khám phá thực tế.
II . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên :
Tìm hiểu kĩ nội dung bài 6 sgk.
Tranh vẽ vòng bi. 
Chuẩn bị cho mỗi nhóm : 1 lực kế, 1 thanh gỗ. 
2 . Học sinh : Đọc và tìm hiểu trước nội dung bài 6 sgk.
III . Hoạt động dạy và học.
1 . Ổn định : 
2 . Bài cũ :
HS1 : Làm bài tập 5.1 , 5.3 SBT.
HS2 : Thế nào là hai lực cân bằng? Nêu kết quả tác dụng của hai lực cân bằng lên một vật?
3 . Bài mới :
Hoạt động học của trò
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập.
- Đọc phần in nghiêng đầu bài theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về lực ma sát. 
- Đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về lực ma sát trượt và lực ma sát lăn theo hướng dẫn của GV.
+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
- Lắng nghe.
+ Lấy ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt và lực ma sát lăn theo yêu cầu của GV, hoàn thành C1 , C2 .
- Quan sát hình 6.1 sgk trả lời C3 theo yêu cầu của GV.
+ C3 . 
Hình 6.1 a : Có lực ma sát trượt. 
Hình 6.1 b : Có lực ma sát lăn.
Cường độ lực ma sát trượt lớn hơn nhiều cường độ lực ma sát lăn.
- Quan sát hình 6.2 sgk.
- Làm thí nghiệm trả lời C4 theo hướng dẫn của GV.
+ C4 . Trong thí nghiệm ở hình 6.2 sgk, mặc dù ta tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật không chuyển động mà vẫn đứng yên,chứng tỏ có một lực cản cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
- Lắng nghe, tiếp thu.
+ Lấy ví dụ về lực ma sát nghỉ trong đời sống hoàn thành C5 theo yêu cầu của GV.
- Nhắc lại về đặc điểm của các loại lực ma sát theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ích lợi và tác hại của lực ma sát trong đời sống và kĩ thuật.
- Quan sát hình 6.3 và 6.4 thảo luận trả lời C6 và C7 theo hướng dẫn của GV. 
+ Lực ma sát cũng có lợi và cũng có hại. Do đó cần phải biết tăng hoặc giảm ma sát trong từng trường hợp cụ thể.
Hoạt động 4 : Vận đụng – Tổng kết. 
- Trả lời C8 và C9 theo hướng dẫn của GV.
+ C8. Khía lốp của xe ôtô vận tải phải sâu hơn khía lốp xe đạp để tăng ma sát giữa lốp xe ôtô và mặt đường. Như vậy giúp tăng độ bám của lốp xe với mặt đường khi xe chuyển động, đồng thời khi xe dừng lại cũng dễ dàng hơn.
+ C9. Ổ bi có công dụng giảm ma sát do thay ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học : cơ khí, chế tạo máy
- Lắng nghe.
- Đọc ghi nhớ bài. 
- Đọc mục có thể em chưa biết.
- Lắng nghe.
- Yêu cầu 1 HS đọc phần in nghiêng đầu bài.
- Sự phát minh ra ổ bi có ý nghĩa như thế nào? Bài hôm nay sẽ giúp các em hiểu về điều này.
- Yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk tìm hiểu về lực ma sát trượt và lực ma sát lăn. 
+ H : Khi nào xuất hiện lực ma sát trượt, lực ma sát lăn?
- GV nhận xét và chốt lại về sự xuất hiện và đặc điểm của lực ma sát trượt và lực ma sát lăn.
+ H : Em hãy cho một vài ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát trượt và lực ma sát lăn?
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.1 sgk trả lời C3.
+ H : Trong trường hợp nào ở hình 6.1 có lực ma sát trượt, trường hợp nào có lực ma sát lăn?
+ H : Em có nhận xét gì về cường độ lực ma sát trượt với cường độ lực ma sát lăn?
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.2 sgk. 
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm trả lời C4.
+ H : Trong thí nghiệm ở hình 6.2 sgk, mặc dù ta tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật không chuyển động mà vẫn đứng yên, điều này chứng tỏ gì?
- GV nhận xét và chốt lại : Lực cản này là do sự tiếp xúc giữa mặt bàn với với bề mặt của vật. Ta gọi lực này là lực ma sát nghỉ. Khi tăng cường độ của lực kéo thì cường độ của lực ma sát nghỉ cũng tăng. Cường độ lực kéo làm cho vật bắt đầu chuyển động bằng với cường độ lớn nhất của lực ma sát nghỉ.
+ Yêu cầu HS lấy thêm một vài ví dụ về lực ma sát nghỉ trong thực tế đời sống.
- Yêu cầu HS nhắc lại về đặc điểm của các loại lực ma sát.
- GV đặt vấn đề : Lực ma sát có lợi hay có hại? Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần II.
- Yêu cầu HS quan sát hình 6.3 và 6.4 thảo luận trả lời C6 và C7. 
+ H :Lực ma sát có lợi hay có hại? 
- GV hướng dẫn HS trả lời C8 và C9.
+ H : Tại sao mặt lốp ôtô vận tải phải có khía sâu hơn mặt lốp xe đạp?
+ H : Ổ bi có công dụng gì? Vì sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu 1HS đọc ghi nhớ bài. 
- Yêu cầu 1HS đọc mục có thể em chưa biết.
- Về nhà học bài, làm các bài tập trong SBT, xem trước nội dung bài 7 sgk.
Nội dung ghi bảng :
TIẾT 6 : LỰC MA SÁT
I . Khi nào có lực ma sát.
1 . Lực ma sát trượt.
Lực ma sát trượt xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.
C1. Ví dụ : Thả một thùng hàng từ trên xe tải xuống bằng mặt phẳng nghiêng.
2 . Lực ma sát lăn.
Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.
C2. Ví dụ : Bánh xe khi chuyển động lăn trên mặt đường.
C3. Cường độ lực ma sát lăn nhỏ hơn nhiều so với cường độ lực ma sát trượt.
3 . Lực ma sát nghỉ.
C4 . Trong thí nghiệm ở hình 6.2 sgk, mặc dù ta tác dụng lực kéo lên vật nhưng vật không chuyển động mà vẫn đứng yên, chứng tỏ có một lực cản cân bằng với lực kéo để giữ cho vật đứng yên.
Lực ma sát nghỉ có xu hướng giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.
Cường độ của lực ma sát nghỉ tăng theo cường độ của lực tác dụng làm vật chuyển động.
C5. Ví dụ : Khi đi trên mặt đất, lực ma sát nghỉ giữa bàn chân và mặt đất giúp ta đi đễ dàng.
II . Lực ma sát trong đời sống và kĩ thật.
1 . Lực ma sát có thể có hại.
C6.
2 . Lực ma sát có thể có lợi.
C7.
Lực ma sát vừa có lợi và vừa có hại. Do đó phải biết tăng hoặc giảm lực ma sát trong các trường hợp cụ thể.
III . Vận dụng.
C8.
C9. Ổ bi có công dụng giảm ma sát do thay ma sát trượt bằng ma sát lăn của các viên bi. Nhờ sử dụng ổ bi đã giảm lực cản lên các vật chuyển động khiến cho các máy móc hoạt động dễ dàng góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học : cơ khí, chế tạo máy
Ghi nhớ :
Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 6.doc