Đề kiểm tra Tập làm văn lớp 8

Đề kiểm tra Tập làm văn lớp 8

PHÒNG GD & ĐT THAN UYÊN

TRƯỜNG THCS MƯỜNG CANG VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1- VĂN TỰ SƯ

Ngữ Văn : 8 (Tiết 11- 12)

 Thời gian: 90 phút .

 Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tập làm văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 viết bài tập làm văn số 1- văn tự sư
Ngữ Văn : 8 (Tiết 11- 12) 
 Thời gian: 90 phút .
 Đề bài: Kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
 viết bài tập làm văn số 1- văn tự sư
Ngữ Văn : 8 (Tiết 11- 12) 
1. Yêu cầu chung.
 a. Thể loại : văn bản tự sự.
 b. Nội dung: Kể lại kỉ niệm ngày đầu đi học.
2. Yêu cầu cụ thể.
 a. Yêu cầu về nội dung.
 *. Mở bài :
 - Nêu lí do nhớ lại ngày tựu trường đầu tiên.
 - ấn tượng sâu đậm về buổi tựu trường.
 *. Thân bài :
 - Những kỉ niệm có thể kể lại( Những cảm xúc của bản thân khi chuẩn bị đi; Khi đi trên đường đến trường; Khi đứng trên sân trường; Khi xếp hàng cùng các bạn; Khi nhận thày giáo chủ nhiệm; Khi vào lớp; Khi ngồi vào ghế trong lớp học bài đầu tiên.)
 - Những kỉ niệm có thể được kể theo trình tự: 
 + Thời gian, không gian.
 + Diễn biến tâm trạng.
 + Mỗi kỉ niệm để lại ấn tượng cảm xúc sâu đậm được trình bày thành một đoạn.
 *. Kết bài :
 - Kết thúc những kỉ niệm bằng dòng cảm xúc của bản thân về ngày đầu đi học.
 b. Yêu cầu hình thức.
 - Bài viết có bó cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp.
 - Tập trung vào chủ đề chính không lan man, không viết dài dòng.
 - bài viết có chiều sâu, chân thực có sức thuyết phục
3. Biểu điểm.
 Điểm 9 -10: Bài viết đúng thể loại tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm 
 nhuần nhuyễn, khéo léo, giàu cảm xúc, văn viết mạch lạc. 
 Điểm 7- 8: Đảm bảo đúng thể loại, có cảm xúc, diễn đạt có chỗ chưa mạch 
 lạc, sai một số lỗi 
 Điểm 5 - 6: Đúng thể loại ,ít yếu tố cảm xúc, sai nhiều lỗi diễn đạt và chính tả 
 Điểm 3-4: Bài viết có nội dụng sơ sài, diễn đạt lủng củng không có sức thuyết 
 phục và sai nhiều lỗi chính tả.
 - Điểm 1- 2: Bài làm vụng về, diễn đạt yếu , sai quá nhiều lỗi chính tả
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 viết bài tập làm văn số 2
 ( Tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm) 
 Ngữ Văn : 8 (Tiết 35-36) 
 Thời gian: 90 phút .
 Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô buồn.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
viết bài tập làm văn số 2.
Ngữ Văn : 8 (Tiết 35- 36)
 I. Yêu cầu chung.
 1. Thể loại: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 2. Nội dung: Kể lại một lần mắc khuyết điểm.
 3. Phạm vi kiến thức: trong cuộc sống đời thường.
II. Yêu cầu cụ thể:
 1. Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài: Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn. 
b. Thân bài: Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm 
 * Yếu tố kể:
- Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm.
- Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi.
- Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua.
 * Yếu tố tả:
- Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình.
- Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm.
 * Yếu tố biểu cảm:
- Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa.
c. Kết bài
- Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giừo tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.)
 2 .Yêu cầu về Hình thức:
 - Bài viết có bó cục rõ ràng, mạch lạc, trình bày sạch đẹp.
 - Tập trung vào chủ đề chính không lan man, không viết dài dòng.Biết kết hợp giữa tự sự với miêu tả và biểu cảm.
 - bài viết có chiều sâu, chân thực có sức thuyết phục
 3. Biểu điểm:
- Điểm 9-10 : Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt.
- Điểm 7-8 : Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả.
- Điểm 5-6: Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,..
- Điểm 3-4 : Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả.
- Điểm 1-2: Khong biết viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
 Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 Kiểm tra.
 Ngữ Văn : 8 (Tiết 41) 
 Thời gian: 45 phút .
 Đề bài:
Câu 1: (4 điểm)
 Tóm tắt văn bản “ Tức nước vỡ bờ” Trích tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.
Câu 2: (6 điểm)
 Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc trong văn bản “Lão Hạc” của 
 Nam Cao.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
Ngữ Văn : 8 (Tiết 41)
Câu 1: (4 điểm)
 Yêu cầu:
 Văn bản tóm ngắn gắn gọn, đủ nội dung chính và đúng với văn bản gốc (không nhận xét, không đánh giá) 
Câu 2: (6 điểm)
 A. Yêu cầu chung.
 - Học sinh viết thành bài văn .
 - Thể loại: Phát biểu cảm nghĩ (biểu cảm)
 - Nội dung: Nhân vật Lão Hạc trong văn bản Lão Hạc.
 B. Yêu cầu cụ thể.
 I. Yêu cầu về hình thức:
 Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, rõ ràng, mạch lạc. Trình bày sạch sẽ lời văn sáng sủa. Câu, đoạn tập trung vào chủ đề chính nhân vật (Lão Hạc) không lan man và có sức thuyết phục. 
 II. Yêu cầu về nội dung:
 a. Mở bài.
 Nêu cảm nghĩ chung về nhân vật Lão Hạc.
 b. Thân bài.
 Cảm nghĩ của em về nhân vật Lão Hạc.
 * Gia cảnh của Lão Hạc.
 Cuộc sống vô cùng khó khăn, cùng cực.
 * Nhân cách của Lão Hạc 
 - Lão Hạc đối với con chó,
 + Thân tình chu đáo như người thân.
 + Khi phải bán chó Lão đau khổ, xót xa ân hận -> ông là người nhân hậu hết lòng yêu thương loài vật 
 - Đối với con trai.
 + Thương yêu hết mực, sẵn sàng hi sinh tất cả vì con.
 - Đối với bản thân .
 + Sống lương thiện trong sạch có lòng tự trọng cao.
 => Lão Hạc là con người nhân hậu, lương thiện có tấm lòng trong sạch và đức tính hi sinh cao cả.
 * Kết bài.
 Nêu suy nghĩ của em về số phận của người nông dân trong chế độ phong kiến đương thời.
 Biểu điểm.
 Điểm 5 - 6 : 
 - Đảm bảo được những yêu cầu về nội dung và hình thức đã nêu ở trên 
Điểm 3 - 4: 
 - Đảm bảo tương đối những nội dungđã nêu ở trên (có sai vài lỗi chính tả và 
 thiếu 1 ý trong phần nội dung)
 Điểm 1- 2:
 - Những trường hợp còn lại.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 Kiểm tra. Tiếng Việt
 Ngữ Văn : 8 (Tiết 63) 
 Thời gian: 45 phút .
 Đề bài
Câu1: (3,5 điểm)
 Thế nào là nói giảm, nói tránh? Phát hiện các biện pháp nói giảm, nói tránh trong những đoạn trích sau và nêu tác dụng của chúng.
a)	Ông mất năm nao ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động hòn Mê giặc bắn vào.
b) Đêm qua nó đi họp lớp, vì quá chén nên về đến nhà có gì trong bụng nó cho ra hết.
Câu2: (2,5 diiểm)
 Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép sau:
1/ Nếu Anh gặp nó thì Anh bảo nó đi nhanh lên.
2/ Tỉnh anh có nhiều mía còn tỉnh tôi lại có nhiều dừa.
3/ Tôi đọc sách và Lan xem ti vi.
4/ Mưa tạnh và trời hửng sáng.
5/ Vì trời mưa to nên cánh đồng làng bị ngập hết.
Câu 3: (4 điểm)
 Viết một đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng kể lại một sự việc diễn ra trong buổi sinh hoạt của lớp em tuần vừa qua. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và các loại dấu câu khác một cách phù hợp.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
Ngữ Văn : 8 (Tiết 63)
Hớng dẫn chấm- Biểu điểm.
I: Yêu cầu chung:
 - HS biết vận dụng kiến thức đã học vào để làm bài làm bài tập.
 - Câu 3 HS viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.
II: Yêu cầu cụ thể:
 * Yêu cầu nội dung.
Câu1. (3,5 điểm)
 Khái niệm: Nói giảm, nói tránh (1,5 điểm)
a/ - Nói giảm, nói tránh: mất; về. (0,5 điểm)
 - Tác dụng: Tránh gây cảm giác đau buồn. (0,5 điểm)
b/ - Nói giảm, nói tránh: cho ra (0,5 điểm)
 - Tác dụng: Tránh gây cảm giác ghê sợ (0,5 điểm)
Câu2: (2,5 điểm) 
 Quan hệ giữa các vế câu ghép là:
 1.Quan hệ điều kiện. (0,5 điểm)
 2.Quan hệ so sánh. (0,5 điểm)
 3.Quan hệ đồng thời. (0,5 điểm)
 4.Quan hệ nối tiếp. (0,5 điểm)
 5.Quan hệ nguyên nhân - hệ quả. (0,5 điểm)
Câu 3: (4 điểm)
 - HS viết đúng chủ đề: Một sự việc tiêu biểu trong buổi sinh hoạt lớp (2 điểm)
 - Sử dụng đúng dấu câu: dấu chấm, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm
 - Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, đúng chính tả. (2 điểm)
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
viết bài tập làm văn số 5.
Ngữ Văn : 8 (Tiết 87- 88)
 Đề bài: Thuyết minh cách làm bánh chưng ngày tết.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
viết bài tập làm văn số 6.
Ngữ Văn : 8 (Tiết 103- 104)
 Đề bài: Trần Quốc Tuấn là người có lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc. Bằng những hiểu biết của mình qua đoạn trích đã học trong bài “Hịch tướng sĩ”. Em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm + Biểu điểm
Ngữ Văn : 8 (Tiết 103 - 104)
 Hướng dẫn chấm và biểu điểm.
 I. Yêu cầu chung.
 1. Thể loại: Nghị luận chứng minh
 2. Nội dung: Làm sáng tỏ nhận định: “Trần Quốc Tuấn là người có lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc”
 3. Phạm vi kiến thức: Trong văn bản”Hịch tướng sĩ”
II. Yêu cầu cụ thể:
1.Yêu cầu về nội dung:
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về TQT
- Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu luận điểm: Lòng yêu nước, căm thù giặc của TQT
b. Thân bài:
* Lòng căm thù giặc:
- Ghét giặc, coi giặc như loài cầm thú (dẫn chứng)
- Căm tức “hưa được xả thịt, lột da...quân thù”
- Quyết tâm xả thân giết giặc (dẫn chứng)
* Lòng yêu nước:
- Thể hiện ở lòng căm thù giặc
- Lo cho dân, cho nước mà quên ăn, quên ngủ
- Khích lên lòng yêu nước, căm thù giặc ở các tướng sĩ để họ tự nguyện, đồng tâm giết giặc
c. Kết bài:
 Suy nghĩ về truyền thống yêu nước của nhân dân ta
 2. Yêu cầu về hình thức:
- Viết đúng thể loại: Chứng minh
- Diễn đạt trong sáng, mạch lạc
- Trình bày sạch đẹp, sử dụng đúng câu từ, chính tả
- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng phù phợp.
 Biểu điểm
Điểm 9 - 10: Đạt được các nội dung và hình thức đã yêu cầu.
Điểm 7 - 8: Đúng thể loại, bố cục mạch lạc, dùng từ và diễn đạt đúng, đạt 3/ 4 nội dung, viết sạch đẹp.
Điểm 5 - 6: Trình bày đạt được 1/ 2 nội dung, diễn đạt đôi chỗ còn vụng về và 
trích dẫn chứng chưa phù hợp, còn mắc 5, 6 lỗi.
Điểm 3- 4: Nội dung sơ sài, diễn đạt thiếu linh hoạt, sai nhiều lỗi chính tả.
Điểm 1 - 2: Lạc thể loại, ý sơ sài, diễn đạt yếu.
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 Kiểm tra Văn
 Ngữ Văn : 8 (Tiết 113) 
 Thời gian làm bài: 45 phút .
Đề bài:
Câu 1: (3 điểm)
 Chép lại bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu. Bài thơ thể hiện tâm trạng gì của người tù cách mạng?
Câu 2: (4 điểm)
 Bản chất của Thực dân pháp được Nguyễn ái Quốc thể hiện qua văn bản “Thuế máu” như thế nào?
Câu 3: (3 điểm)
	Nêu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh Ngữ văn 8 tập II
T/M: tổ khảo thí duyệt.
 Nguyễn văn Long
Người ra đề:
Nguyễn Thị lợi
Hướng dẫn chấm:
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
 1 
- Chép đủ, đúng, sạch đẹp bài thơ. 
- Tâm trạng của người tù cách mạng: ngột ngạt, uất ức, niềm khao khát tự do cháy bỏng, yêu nước, yêu cuộc sống thiết tha. 
(2 điểm)
(1 điểm)
 2
- Trước chiến tranh, chúng coi người dân bản xứ là giống người hạ đẳng, chúng khinh thường, đánh đập, hành hạ dã man. Gọi người dân thuộc địa là những tên da đen bẩn thỉu. Những tên an nam mít bẩn thỉu.
- Khi cuộc chiến tranh bùng nổ, chúng quay ra gọi người dân thuộc địa là những đứa con yêu, những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do
- Thực chất là chúng bắt những người dân thuộc địa trở thành vật hi sinh cho chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. 
- Khi hết chiến tranh những người lính của chúng ta lại mặc nhiên trở về với giống người hèn hạ, bị chúng đánh đập, coi khinh: trước khi đưa những người lính xuống tàu trở về nước chúng đã lọt hết của cải, kiểm soát, đánh đập, cho ăn như cho lợn ăn, xếp dưới hầm tàu như xếp lợn, tuyên bố “chúng tôi không cần các anh nữa, cút đi”.
=> Bộ mặt tráo trở, đê tiện, bất nhân, tàn ác của thực dân Pháp.
(0,5điểm)
(0,5điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)
(1 điểm)
 3
- Giới thiệu được bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Là bài thơ hay có sức hấp dẫn
- Vẻ đẹp của làng quê của làng chài, tươi sáng, khẻo khắn của cuộc sống và con người
- Khí thế lao động hăng hái của dân làng chài. Hình ảnh cánh buồm, 
- bức tranh làng quê trong cảnh đoàn thuyền trở về và nỗi nhớ quê hương của tác giả.
(0,5điểm)
(1 điểm)
(0,5điểm)
(1 điểm)
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Đề bài
viết bài tập làm văn số 7.
Ngữ Văn : 8 (Tiết 123-124)
Đề Bài
	Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải cương quyết và nhanh chóng bài trừ.
T/M: tổ khảo thí
Nguyễn văn Long
Người ra đề
Nguyễn Thị Lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm
viết bài tập làm văn số 7.
Ngữ Văn : 8 (Tiết 123-124)
 I. Yêu cầu chung
	- Thể loại: Phân tích 
	- Nội dung: Nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội.
	- Phạm vi kiến thức: Lấy trong đời sông thực tế của xã hội. 
II. yêu cầucụ thể:
 1. Hình thức: 
- Bài viết có bó cục rõ ràng, mạch lạc, lô gic, trình bày sạch đẹp.
- Tập trung vào chủ đề chính không lan man, không viết dài dòng.
- bài viết có chiều sâu, chân thực có sức thuyết phục.
- chữ viết rõ ràng sử dụng đúng câu từ, chính tả
 2. Yêu cầu nội dung:
Nội dung cần trả lời:
Điểm
 Mở bài:
 - Dẫn dắt vấn đề
 - Nêu luận điểm: Thực tế nhiều người lao vào con đường cờ bạc, nghiện hút gây tác hại lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
 - Cần phải nhanh chóng bài trừ
1,5điểm
Thân bài: 
 Cuộc sống ngày nay vô cùng phức tạp – tệ nạn xã hội tràn ngập, len lỏi vào từng ngách, các gia đình, các tầng lớp xã hội (dẫn chứng)
* (Ví dụ phân tich về tác hai tệ nạn ma túy):
- Ngưới nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ (d/c)
- Người nghiện mất khả năng lao động (d/c)
- Kinh tế gia đình giảm sút (d/c)
- Người nghiện không quan tâm đến gia đình -> Gia đình tan vỡ (d/c)
- Kéo theo các tệ nạn khác: Trộm cắp, giết người cướp của, buôn bán ma tuý -> Tù tội (d/c)
- Nguy cơ lây nhiễm đại dịch HIV/AIDS (d/c)
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
1điểm
Kết bài:
 Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, cần phải nhanh chóng bài trừ.
1,5điểm
T/M: tổ khảo thí
Nguyễn văn Long
Người ra đề
Nguyễn Thị Lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
 kiểm tra tiếng việt
Ngữ Văn : 8 tiết 130
 Thời gian làm bài: 45 phút 
Đề bài.
Câu 1: (5 điểm).
 - Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói trong đoạn văn sau.
 “ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1).
- Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa (5).
 Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6). 
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7).
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8).
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9).
- Không đau con ạ! (10)”
Câu 2: (5 điểm)
 	Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Cần chú ý điều gì khi sử dụng lượt lời trong hội thoại? 
 	Xác định lượt lời và vai xã hội của các nhân vật trong đoạn trích ở câu 1. Tại sao chị Dậu lại im lặng trước lời mời ăn khoai của con?
T/M: tổ khảo thí
Nguyễn văn Long
Người ra đề
Nguyễn Thị Lợi
Phòng GD & ĐT than Uyên
Trường THCS Mường Cang
Hướng dẫn chấm
Ngữ văn : 8
 kiểm tra tiếng việt Tiết 130
Đáp án – Biểu điểm
Câu 1: ( 5 điểm)
Câu
Kiểu câu
Kiểu hành động nói
Biểu điểm
1
Trần thuật
Trình bày (Kể, tả)
0,5
2
Cầu khiến
Đề nghị
0,5
3
Trần thuật
Đề nghị
0,5
4
Trần thuật
Đề nghị
0,5
5
Trần thuật
Đề nghị
0,5
6
Trần thuật
Trình bày (Kể, tả)
0,5
7
Trần thuật
Trình bày (Kể, tả)
0,5
8
Nghi vấn
Hỏi
0,5
9
Trần thuật
Trình bày (Kể, tả)
0,5
10
Trần thuật
Nhận định
0,5
Câu 2: ( điểm)
 Lượt lời trong hội thoại là số lần người tham gia hội thoại nói, mỗi lần người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời. 	 (1đ)
 Khi tham gia hội thoại cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời của ngưòi khác. (1đ)
 * Lượt lời trong đoạn trích :
Chị Dậu: Không đau con ạ! (0,5đ)
Cái Tí: Câu 2, 3, 4, 5, 8 (0,5đ)
* Vai xã hội:
Chị Dậu: là mẹ – Vai trên (0,5đ)
Cái Tí: Là con – Vai dưới (0,5đ)
* Chị Dậu chỉ im lặng trước lời mời ăn khoai của con vì lúc này chị đang rất đau khổ và thương con, nhất là một đứa con hiếu thảo như Tí, vì thế mà chị nghẹn ngào không nói lên lời. (1 đ)
T/M: tổ khảo thí
Nguyễn văn Long
Người ra đề
Nguyễn Thị Lợi
Đề bài.
Câu 1: (5 điểm).
 - Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói trong đoạn văn sau.
 “ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1).
- Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa (5).
 Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6). 
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7).
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8).
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9).
- Không đau con ạ! (10)”
Câu 2: (5 điểm)
 	Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Cần chú ý điều gì khi sử dụng lượt lời trong hội thoại? 
 	Xác định lượt lời và vai xã hội của các nhân vật trong đoạn trích ở câu 1. Tại sao chị Dậu lại im lặng trước lời mời ăn khoai của con?
Đề bài.
Câu 1: (5 điểm).
 - Xác định kiểu câu và kiểu hành động nói trong đoạn văn sau.
 “ Với vẻ mặt băn khoăn, cái Tí lại bưng bát khoai chìa tận mặt mẹ.(1).
- Này u ăn đi! (2) Để mãi. (3) U có ăn thì con mới ăn (4) U không ăn con cũng không muốn ăn nữa (5).
 Nể con, chị Dậu cầm lấy một củ, rồi chị lại đặt xuống chõng (6). 
Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, con bé hóm hỉnh hỏi mẹ một cách thiết tha:(7).
- Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không? (8).
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt (9).
- Không đau con ạ! (10)”
Câu 2: (5 điểm)
 	Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Cần chú ý điều gì khi sử dụng lượt lời trong hội thoại? 
 	Xác định lượt lời và vai xã hội của các nhân vật trong đoạn trích ở câu 1. Tại sao chị Dậu lại im lặng trước lời mời ăn khoai của con?

Tài liệu đính kèm:

  • docviet bai tap lam van so 3 van 8.doc