Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 127: Văn bản tường trình - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 127: Văn bản tường trình - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang

A Mục tiêu. Giúp học sinh :

- Hiểu được những trường hợp cần viết bản tường trình, đặc điểm của loại văn bản này và cách viết văn bản tường trình đúng qui cách.

 - Rèn kĩ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo đã học và thông báo.

- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú khi học bài.

BChuẩn bị.

 I. Giáo viên : Sưu tầm, phân tích các văn bản mẫu.

 II. Học sinh : Sưu tầm văn bản tường trình và soạn bài theo hướng dẫn của GV.

C. Tiến trình lên lớp.

1' I.Ổn định tổ chức.

5' II . Bài cũ. Kiểm tra việc soạn bài của HS

 III. Bài mới .

2' Giới thiệu bài : Chúng ta đã học các văn bản đơn từ, đề nghị, báo cáo thuộc kiểu loại văn bản điều hành . Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một kiểu loại văn bản hành chính công vụ mới đó là văn bản tường trình.

 

doc 2 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 6994Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 127: Văn bản tường trình - Năm học 2006-2007 - Dương Thị Thảo Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24/4/07.
 Tiết 127: VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH 
A Mục tiêu. Giúp học sinh : 
- Hiểu được những trường hợp cần viết bản tường trình, đặc điểm của loại văn bản này và cách viết văn bản tường trình đúng qui cách.
 - Rèn kĩ năng phân biệt văn bản tường trình với các loại đơn từ, đề nghị, báo cáo đã học và thông báo.
- GD học sinh tinh thần say mê, hứng thú khi học bài.
BChuẩn bị.
 I. Giáo viên : Sưu tầm, phân tích các văn bản mẫu.
 II. Học sinh : Sưu tầm văn bản tường trình và soạn bài theo hướng dẫn của GV.
C. Tiến trình lên lớp.
1' I.Ổn định tổ chức.
5' II . Bài cũ. Kiểm tra việc soạn bài của HS
 III. Bài mới .
2' Giới thiệu bài : Chúng ta đã học các văn bản đơn từ, đề nghị, báo cáo thuộc kiểu loại văn bản điều hành . Hôm nay chúng ta sẽ học thêm một kiểu loại văn bản hành chính công vụ mới đó là văn bản tường trình.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
13'
19'
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc 2 văn bản SGK và thảo luận các câu hỏi sau :
Ai viết những văn bản đó ? Người viết có vai trò gì ?
Ai là người nhận văn bản ? Người nhận có vai trò gì ?
Nội dung tường trình về việc gì ?
Vì sao phải tường trình ?
Nhận xét thể thức trình bày, thái độ thể hiện lời văn, giọng văn của hai văn bản ? 
HS trao đổi, thảo luận và trả lời.
GV yêu cầu HS đọc mục 1,2 ghi nhớ.
Hoạt động 2:
GV yêu cầu HS đọc 4 tình huống SGK.
Trong 4 tình huống tình huống nào nhất thiết phải viết văn bản tường trình, những tình huống nào không cần viết, tình huống nào có thể viết hoặc không viết cũng được ?
GV yêu cầu HS đối chiếu 2 văn bản tường trình SGK tìm những điểm chung và thứ tụ các phần .
GV: Nói thêm về một số lưu ý khi viết văn bản tường trìnhvà giải thích tại sao lại lưu ý như vậy.
BT nhanh : Cho các tình huống sau tình huống nào cần phải viết đơn từ, báo cáo, đề nghị, tường trình.
- Sáng qua tổ 3 không trực nhật.
- Nhà em bị mất 1 con gà trống.
- Nhà láng giềng lấn đất sang nhà em khi xây nhà.
- Máy điện thoại nhà em bị hỏng chuông.
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ 
I. Đặc điểm của văn bản tường trình.
 1. Đọc các văn bản : SGK
 2. Nhận xét :
- Người viết văn bản tường trình : HS có liên quan đến vụ việc.
- Người nhận văn bản : GV bộ môn, hiệu trưởng nhà trường - Người có thẩm quyền và trách nhiệm nhận biết và giải quyết.
- Nội dung : tường trình về việc nộp bài chậm và mất xe đạp.
- Phải viết bản tường trình vì người nhận chưa hiểu rõ bản chất của vụ việc.
- Thái độ người viết : khiêm tốn, trung thực, khách quan, lời văn rõ ràng, mạch lạc.......
 3. Ghi nhớ : SGK
II. Cách làm văn bản tường trình.
 1. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình.
- Tình huống : SGK.
- Tình huống a,b cần phải viết văn bản tường trình, tình huống c,d không cần viết văn bản tường trình.
2. Cách làm văn bản tường trình.
- Quốc hiệu.( Chính giữa )
- Địa điểm, thời gian làm văn bản.( Góc bên phải )
- Tên văn bản.( Chính giữa ) 
- Người nhận bản tường trình.
- Nội dung tường trình : thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả người chịu trách nhiệm. Thái độ tường trình khách quan, trung thực.
- Lời đề nghị, chữ kí, họ tên người viết tường trình .
3. Ghi nhớ : SGK
5' IV. Củng cố - Dặn dò .
 1. Củng cố : Nêu những mục không thể thiếu khi viết văn bản tường trình .
 2. Dặn dò : Học bài, nắm kĩ thể thức viết văn bản tường trình .
 Chuẩn bị : Luyện tập làm văn bản tường trình. ( Soạn các BT SGK, sưu tầm các tình huống làm văn bản tường trình và chọn 1 tình huống để viết thành văn bản ).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 127.doc