Đề kiểm tra Ngữ văn 7

Đề kiểm tra Ngữ văn 7

Tuần25 - tiết 90 : Tiếng Việt :

KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

 (Thời gian: 45 phút)

I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)

-Câu 1: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?

A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.

B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.

C. Học đi đôi với hành.

D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.

- Câu 2: Câu đặc biệt là gì?

A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.

C. Là câu chỉ có chủ ngữ.

D. Là câu chỉ có vị ngữ.

- Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.

B. Lan được đi thăm quan nhiều nơi nên bạn hiểu rất nhiều.

C. Hoa sim !

D. Mưa rất to.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 840Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGỮ VĂN 7 (2010-2011)
Tuần25 - tiết 90 : Tiếng Việt : 
KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (Thời gian: 45 phút)
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
-Câu 1: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
- Câu 2: Câu đặc biệt là gì?
A. Là câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
- Câu 3: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B. Lan được đi thăm quan nhiều nơi nên bạn hiểu rất nhiều.
C. Hoa sim !
D. Mưa rất to.
-Câu 4:Trong câu sau, câu nào không phải là câu đặc biệt ?
A. Giờ ra chơi.
B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng.
D. Câu chuyện của bà tôi.
- Câu 5: Trạng ngữ là gì?
A. Là thành phần chính của câu .
B. Là thành phần phụ của câu.
C. Là biện pháp tu từ trong câu.
D. Là một trong số các từ loại của tiếng Việt.
- Câu 6: Tìm trạng ngữ trong câu sau :
Thỉnh thoảng, chúng tôi đến thăm cô giáo cũ.
II/ Tự luận: (7 điểm)
 Viết một đoạn văn ngắn nội dung tùy chọn có sử dụng câu rút gọn, câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ. (Gạch chân dưới chân câu rút gọn, câu đặc biệt và thành phần trạng ngữ.)
ĐÁP ÁN
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi câu 0.5 điểm:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
B
C
B
B
Thỉnh thoảng
II/ Tự luận: (7 điểm)
Yêu cầu:
Viết một đoạn nội dung tùy chọn, rõ ràng về nội dung, câu từ chính xác...(1đ)
Có ít nhất 01 câu rút gọn (2đ), 01 câu đặc biệt (2đ), 01 câu có thành phần trạng ngữ (2đ).
======================
 TUẦN 26
TIẾT 95, 96 : Tập làm văn : 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 TẠI LỚP
Đề bài: Dựa vào bài viết của Phạm Văn Đồng và hiểu biết của em về Bác Hồ. Em hãy chứng minh Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ.
.Hết .
ĐÁP ÁN
- Thể loại: Nghị luận chứng minh.
- Dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần chứng minh" Giản dị là đức tính nổi bật của Bác Hồ..."
+ Thân bài: Lí lẽ và dẫn chứng chứng minh cho 2 ý:
 - Giản dị trong lối sống (tác phong sinh hoạt, quan hệ với mọi người) - dẫn chứng.
 - Giản dị trong cách nói, cách viết- dẫn chứng.
+ Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã chứng minh...
-Yêu cầu:
+Làm đúng thể loại.
+Bố cục 3 phần mở, thân , kết.
+Không sai lỗi chính tả lỗi dùng từ đặt câu.
+Chữ viết sạch đẹp rõ ràng, trình bày khoa học .
+Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm rõ vấn đề cần chứng minh.
+Lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục để người đọc, người nghe hiểu được vấn đề.
TUẦN 27
TIẾT 98 : Văn Bản :
KIỂM TRA VĂN
 (Thời gian: 45 phút)
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1: Chọn ý đúng:
Tục ngữ thì ngắn, ca dao thì dài.
Tục ngữ thiên về tích lũy và truyền bá kinh nghiệm dân gian.
Tất cả các câu tục ngữ, ca dao đều có nhiều nghĩa.
Tục ngữ không sử dụng vần, nhịp điệu và hình ảnh.
Câu 2: Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh), đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
 A.Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược .
 B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
 C. Trong việc gìn giữ sự giầu đẹp của tiếng Việt.
 D. Cả A và B.
Câu 3: Văn bản “ Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, tác giả Đặng Thai Mai đã chứng minh sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt về những mặt nào?
 A. Ngữ âm
 B. Từ vựng
 C. Ngữ pháp
 D. Cả 3 mặt trên
 Câu 4: Bài viết “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của Đặng Thai Mai gần với văn phong nào? 
 A. Văn phong khoa học.
 B. Văn phong nghệ thuật.
 C. Văn phong báo chí.
 D. Văn phong hành chính.
Câu 5: Văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ.” ( Phạm Văn Đồng), đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào?
Bữa ăn, nhà ở, đồ dùng.
Công việc.
Lời nói, bài viết.
Quan hệ với mọi người.
Tất cả các phương diện trên.
Câu 6: Theo Hoài Thanh nguồn gốc cốt yếu của văn chương là?
 A. Cuộc sống lao động của con người.
 B. Tình yêu lao động của con người.
 C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.
 D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
II/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (2điểm): Em hãy nêu nội dung của câu tục ngữ: “ Người ta là hoa đất.”
Câu 2: (5 điểm): Sau khi học văn bản “Ý nghĩa văn chương” ( Hoài Thanh), em hãy cho biết văn chương có những công dụng nào? Hãy tìm dẫn chứng để chứng minh các công dụng của văn chương? 
.Hết .
ĐÁP ÁN VÀ BIểU ĐIểM
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1
Câu2
Câu3
Câu4
Câu5
Câu6
B
D
D
A
E
C
II/ Tự luận: (7điểm)
Câu 1: (2điểm)
Nội dung: Khẳng định, đề cao giá trị của con người.
Câu 2: (5 điểm)
Văn chương có 2 công dụng cơ bản: làm giàu tình cảm, làm đẹp cuộc sống.(2đ)
Lấy được dẫn chứng chứng minh cho 2 công dụng trên. (3đ)
==================================

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KT NGỮ VĂN 7.doc