Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49+50 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phan Bội Châu

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49+50 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phan Bội Châu

I/Chữa bài tập:

Bài 55/89

Ta có :

 MAB = DAB -DAM

= 800 – 300 = 500 (1)

Tam giác MBC cân tại M (MB = MC)

nên :

 BCM = (2)

Tam giác MAB cân tại M (MA = MB) với MAB = 500 (theo 1) suy ra:

AMB = 1800 – 2.500 = 800 (3)

Tam giác MAD cân tại M (MA = MD) với DAM = 300 (theo giả thiết) suy ra:

AMD = 1800 – 2.300 = 1200 (4)

Do đó: DMC = 3600 – (AMD + ANB + BMC) = 3600 –(1200 + 800 + 700)

Suy ra: DMC = 900

Tam giác MCD là tam giác vuông cân

(MC = MD và DMC = 900 )

Suy ra: MDC = MCD = 450 (5)

BCD = 1800 – 800 = 1000 (góc bù với góc BAD do tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn (M))

Bài 58/90:

a)Theo giả thiết, DCB =ACB =.600 = 300

ACD = ACB + BCD

(tia CB nằm giữa hai tia

CA và CD)

ACD = 600 + 300 (1)

Do DB = DC nên tam giác BDC cân, suy ra DBC = DCB = 300

Từ đó: ABD = 600 + 300 = 900 (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ACD + ABD = 1800 do đó tứ giác ABDC nội tiếp được

b) Vì ABD = 900 nên

 AD là đường kính

của đường tròn

 

doc 7 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 502Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 49+50 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26	Ngày soạn:26/2/2012
Tiết 49	Ngày dạy:29/2/2012
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:-Củng cố, khắc sâu các kiến thức về tính số đo của góc.
2.Kỹ năng:-Vận dụng các kiến thức vừa học về tứ giác nội tiếp để giải các bài tập liên quan
-Rèn kỹ năng sử dụng các kiến thức về các dạng góc đã học:góc có đỉnh ở bên trong, ở bên ngoài đường tròn, phát triển tư duy hình học, óc quan sát, phán đóan, lập luận chặt chẽ.
3.Thái độ:-Hs chủ động tích cực.
II/CHUẨN BỊ:
GV: -Com pa, phấn màu, thước thẳng, thước đo góc
HS: Thước kẻ, com pa, bảng nhóm, thước đo góc, phiếu học tập
III/CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Phát biểu định nghĩa, định lý về tứ giác nội tiếp 
HS2: Trình bày nội dung định lý đảo về tứ giác nội tiếp
3.Bài mới: 	
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Chữa bài tập
-1HS lên bảng làm bài tập 55/89 SGK, GV vừa kiểm tra vở bài tập, vừa dẫn dắt HS cả lớp cùng hoàn thiện bài tập trên bảng, HS sửa vào vở
 GV gợi ý :
?Nhận xét lần lượt về các tam giác MBC, MAB, MAD, MCD?Từ đó suy ra cách tính các góc BCM, AMB, AMD, MDC?
?Có nhận xét gì về tổng các góc DMC, AMD, AMB, BMC?Từ đó suy ra cách tính góc DMC?
?Tứ giác ABCD là tứ giác gì đối với đường tròn (M)? 
?Vậy góc BCD và góc BAD thế nào với nhau? Suy ra cách tính góc BCD?
Hoạt động2: Luyện tập
-HS hoạt động nhóm làm bài tập 58/90SGK.
-GV gợi ý :
?Dựa theo giả thiết hãy tính góc DCB?
?Tia CA nằm ở giữa hai tia CA và CD? 
Từ đó suy ra số đo của góc ACD?
?Tam giác BDC là tam giác gì?Suy ra góc ABD? Và 
?Từ tổng ACD+ABD = 1800suy ra điều gì về tứ giác ABDC?
?Điểm B luôn nhìn đoạn thẳng AD dưới một góc vuông chứng tỏ điều gi?
I/Chữa bài tập: 
Bài 55/89
Ta có :
 MAB = DAB -DAM
= 800 – 300 = 500 (1)
Tam giác MBC cân tại M (MB = MC) 
nên :
 BCM = (2)
Tam giác MAB cân tại M (MA = MB) với MAB = 500 (theo 1) suy ra:
AMB = 1800 – 2.500 = 800 (3)
Tam giác MAD cân tại M (MA = MD) với DAM = 300 (theo giả thiết) suy ra:
AMD = 1800 – 2.300 = 1200 (4)
Do đó: DMC = 3600 – (AMD + ANB + BMC) = 3600 –(1200 + 800 + 700)
Suy ra: DMC = 900
Tam giác MCD là tam giác vuông cân
(MC = MD và DMC = 900 )
Suy ra: MDC = MCD = 450 (5)
BCD = 1800 – 800 = 1000 (góc bù với góc BAD do tứ giác ABCD là tứ giác nội tiếp đường tròn (M))
Bài 58/90: 
a)Theo giả thiết, DCB =ACB =.600 = 300
ACD = ACB + BCD 
(tia CB nằm giữa hai tia 
CA và CD)
ÞACD = 600 + 300 (1)
Do DB = DC nên tam giác BDC cân, suy ra DBC = DCB = 300
Từ đó: ABD = 600 + 300 = 900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra: ACD + ABD = 1800 do đó tứ giác ABDC nội tiếp được
b) Vì ABD = 900 nên
 AD là đường kính 
của đường tròn 
ngoại tiếp tứ giác 
ABDC 
Do đó: tâm của 
đường tròn ngoại 
tiếp tứ giác ABDC
 là trung điểm của AD
4.Củng cố:
-GV chốt lại vấn đề qua tiết luyện tập
5.Dặn dò:
-Xem lại các bài tập đã giải
-Làm thêm các bài tập 56, 57, 59, 60 /87 SGK. 
 *HD :
Bài 56/87: Sử dụng các kiến thức : tính chất góc ngoài của tam giác,
 hai góc đối đỉnh
Bài 57/87 : Xét tổng các góc đối diện với từng hình
Bài 59/90: Dựa vào tính chất của tứ giác nội tiếp và góc 
trong cùng phía
Bài 60/90: Dựa vào tính chất tứ giác nội tiếp 
và hai góc so le trong
*Hướng dẫn:
-Đọc định nghĩa, soạn ?1 vẽ hình 49 trang 90 SGK
-Đọc và nắm kỹ nội dung định lý
Tuần 26	Ngày soạn:27/2/2012
Tiết 50	Ngày dạy:1/3/2012
ĐƯỜNG TRÒN NGOẠI TIẾP – ĐƯỜNG TRÒN NỘI TIẾP
I/ MỤC TIÊU: 
1.Kiến thức:-Hiểu được định nghĩa, khái niệm, tính chất của đường tròn ngoại tiếp, nội tiếp.
-Biết bất cứ một đa giác đều nào cũng có một đường tròn ngoại tiếp và một đường tròn nội tiếp
2.Kỹ năng:-Biết vẽ tâm của đa giác đều (đó là tâm của đường tròn ngoại tiếp đồng thời cũng là tâm của đường tròn nội tiếp), từ đó vẽ được đường tròn ngoại tiếp và đường tròn nội tiếp của một đa giác đều cho trước.
3.Thái độ:-Hs chủ động tích cực.
II/CHUẨN BỊ:
GV:-Thước thẳng, com pa, êke, bảng phụ
HS: -Thước kẻ, com pa, êke, bảng nhóm, phiếu học tập 
III/.CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu định nghĩa 
-HS đọc mục 1 trang 90 SGK.
-?Có nhận xét gì về đường tròn (O; R) đối với hình vuông ABCD? Nhận xét tương tự cho đường tròn(O;r)?. GV giới thiệu tên gọi cho hai đường tròn trên đối với hình vuông ABCD, GV tổng quát cho đa giác
?Vậy theo em đường tròn ngoại tiếp đa giác là gì ?Đường tròn nội tiếp đa giác là gì?
-Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc định nghĩa trang 91 SGK
-GV hướng dẫn HS cách vẽ hai đường tròn trên
-HS hoạt động nhóm thực hiện ? trên bảng nhóm SGK
-GV phát vấn HS cùng sửa bài làm của các nhóm
-Đưa ra lời giải đúng trên bảng phụ
Gợi ý HS :
?Mỗi cạnh của lục giác đều sẽ căng một cung có số đo là bao nhiêu độ?suy ra góc ở tâm tương ứng?Vậy để vẽ một cạnh ta vẽ gì?
?Các cạnh còn lại vẽ thế nào?
-GV hướng dẫn HS dùng com pa và thước thẳng để vẽ các cạnh còn lại
?Nhận xét về các tam giác AOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA?Suy ra các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM là các đường gì?
?So sánh các đoạn thẳng AG, BH, CI, DK, EL, FM?
?Xét các tam giác vuông AOG, BOH, COI, DOK, EOL, FOM và từ đó so sánh các đoạn thẳng OG, OH, OI, OK, OL, OM?
Rút ra kết luận
?Chỉ ra đường tròn ngọai tiếp, đường tròn nội tiếp của lục giác đều ABCDEF?
Hoạt động 2: Tìm hiểu định lý
?Dựa vào kết quả ?ở trên cho biết ta vẽ được bao nhiêu đường tròn ngoại tiếp, bao nhiêu đường tròn nội tiếp lục giác đều ABCDEF?
-GV giới thiệu định lý, HS đọc SGK 
-GV giới thiệu tâm của đa giác đều như SGK
1.Định nghĩa(sgk) 
?a)Vẽ đường 
tròn tâm O 
bán kính R = 2cm
b) Vẽ lục giác đều 
ABCDEF 
c) Các tam giácAOB, BOC, COD, DOE, EOF, FOA đều cân tại O suy ra: OG, OH, OI, OK, OL, OM đều lần lượt là các đườngtrung trực của các tam giác trên nên ta có : AG = BH 
= CI = DK = EL = FM 
(cùng bằng một nữa
 cạnh đa giác đều 
ABCDEF)
Xét các tam giác vuông 
AOG, BOH, COI, DOK, 
EOL, FOM chúng bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền và một cạnh góc vuông
Suy ra: OG = OH = OI = OK = OL = OM = r
Hay tâm O cách đều các cạnh của lục giác đềuABCDEF
d) Vẽ đường tròn 
(O; r)
2. Định lý:(sgk)
4.Củng cố:
-HS lần lượt đứng tại chỗ nhắc lại định nghĩa và định lý trong bài vừa học
-HS thực hiện trong phiếu học tập bài tập 61/ 91 SGK
Bài 61/ 91:
a) Vẽ đường tròn (O; 2cm)
b) Vẽ hai đường kính AC và BD vuông góc với nhau
Nối A với C, B với C, C với D, D với A, ta được tứ giác 
ABCD là hình vuông nội tiếp đường tròn (O; 2cm)
Vẽ bằng ê ke và thước thẳng 
c) Vẽ OH AB, OH là bán kính của đường tròn nội tiếp hình vuông ABCD, r = OH = HB
r2 + r2 = OB2 = 22 Þ2r2 = 4 Þr2 = 2 Þ r = (cm)
Vẽ đường tròn (O; cm). Đường tròn này nội tiếp hình vuông, tiếp xúc với bốn cạnh hình vuông tại các trung điểm của mỗi cạnh
5.Hướng dẫn về nhà:
-Học bài theo vở ghi và SGK
-Làm các bài tập 62/91; 63, 64 trang 92 SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hinh hoc 9 tuan 26.doc