Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Quảng Phú

Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Quảng Phú

Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?

A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao

C. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. D.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách

Câu 3: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa 2 chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?

A. Khi thể tích của các chất lỏng lớn. B. Khi nhiệt độ tăng

C. Khi nhiệt độ giảm D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.

Câu 4: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2, kết luận nào sau đây là đúng?

A. Thể tích hỗn hợp V < v1="" +="" v2="" b.="" khối="" lượng="" hỗn="" hợp="" m="">< m1="" +="">

C. Thể tích hỗn hợp V > V1 + V2 D. Thể tích hỗn hợp V = V1 + V2

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 851Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II Vật lí Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Quảng Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG NÔ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
TRƯỜNG THCS QUẢNG PHÚ
Môn: Vật lý 8 Lần thứ 1
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (2 điểm)
Câu 1: Thế năng hấp dẫn của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào?
A. Khối lượng C. Trọng lượng riêng
B. Khối lượng và vị trí của vật so với mặt đất D. Vận tốc
Câu 2: Tính chất nào sau đây không phải là của nguyên tử, phân tử?
A. Chuyển động không ngừng. B. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao
C. Có lúc chuyển động có lúc đứng yên. D.Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
Câu 3: Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa 2 chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn?
A. Khi thể tích của các chất lỏng lớn. 	 B. Khi nhiệt độ tăng
C. Khi nhiệt độ giảm D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn.
Câu 4: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thể tích hỗn hợp V < V1 + V2 	B. Khối lượng hỗn hợp m < m1 + m2
C. Thể tích hỗn hợp V > V1 + V2 	D. Thể tích hỗn hợp V = V1 + V2 
II. PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Dựa vào thí nghiệm Bơ-Rao giải thích tại sao các phân tử nước có thể làm cho các hạt phấn hoa chuyển động không ngừng ?
Câu 2 (1,5 điểm): Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và cốc nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt.
Câu 3 (3điểm): Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống như (hình vẽ)
 A
	a) So sánh động năng, thế năng hấp dẫn, 
cơ năng của hòn bi tại các điểm A, B, C 
(chọn mốc tính thế năng tại điểm C và bỏ qua B
ma sát giữa viên bi và mặt phẳng nghiêng)
	b) Khi viên bi lăn xuống, các dạng của C 
 cơ năng được chuyển hóa như thế nào?
Câu 4: (2 điểm) Một người nâng một quả tạ có khối lượng 125 kg lên cao 0,7cm trong thời gian 0,3 giây. Hỏi công suất của người lực sĩ này là bao nhiêu?(5đ)
 “Hết”
ĐÁP ÁN 
I. Phần trắc nghiệm: (2 điểm)
Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
A
B
C
II. Phần tự luận: (8 điểm)	
Câu 1
(1,5 điểm)
- Vì các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động hỗn độn, không ngừng. 
- Trong khi chuyển động các phân tử nước chúng va chạm vào các hạt phấn hoa từ nhiều phía, các va chạm này vào các hạt phấn hoa không cân bằng nhau làm cho các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng.
0,5 điểm
 1 điểm
Câu 2
(1,5 điểm)
Trả lời 
 Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. 
 + Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. 
 + Đây là sự truyền nhiệt. 
1 điểm
0,5 điểm
Câu 3
(3 điểm)
Trả lời 
a) So sánh động năng, thế năng hấp dẫn, cơ năng của hòn bi tại các điểm A, B, C 
- Động năng của hòn bi lớn nhất tại điểm C và nhỏ nhất tại điểm A. 
 - Thế năng hấp dẫn của hòn bi lớn nhất tại điểm A và nhỏ nhất tại điểm C. 
- Cơ năng của hòn bi tại các vị trí điểm: A, B, C là như nhau. 
b) Khi viên bi lăn xuống thế năng hấp dẫn chuyển hóa thành động năng. 
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
Câu 4
(2 điểm)
Tóm tắt:
m = 125 kg => F = 1250 N
 s = 0,7 cm = 0,007 m
 t = 0,3s
 P = ? (1đ)
 Giải 
Công của người lực sĩ khi cử tạ là:
 A = F.s = 1250 x 0.007 = 8,75 ( J ) 
Công suất của người lực sĩ là:
 P = A/t = 8,75 : 0,3 = 29,17 (w) 
 ĐS: 29,17 (w)
0,5 điểm
1,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra tit 28 PPCT moi.doc