Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 20

Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 20

 I/ Mục tiêu :

 1-Kiến thức

 - Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người .

 - Xác định được vị trí con người trong giới Động vật .

 2-Kĩ năng :

 -Kĩ năng hoạt động nhóm.

 3-Thái độ :

 -Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.

 II/Chuẩn bị :

 a- Giáo viên :

 -Bảng phụ.

 -Một số tranh ảnh minh họa.

 b- Học sinh :

 -Soạn bài .

 III/Hoạt động dạy và học :

 1-Ổn định ( 2 ph) : Lớp 85 sỉ số , vắng :

 Lớp 86 sỉ số , vắng :

 2-Kiểm tra: ( 2 ph) Nhắc HS một số yêu cầu cần thiết khi học môn Sinh học lớp 8

 

doc 52 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học lớp 8 - Tiết 1 đến tiết 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết: 1
Ngày soạn : 	 BÀI MỞ ĐẦU.
Ngày dạy : 
	I/ Mục tiêu :
	1-Kiến thức
	- Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người .
 - Xác định được vị trí con người trong giới Động vật . 
	2-Kĩ năng :
	-Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3-Thái độ :
	-Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
	II/Chuẩn bị :
	a- Giáo viên :
	-Bảng phụ.
	-Một số tranh ảnh minh họa.
	b- Học sinh :
	-Soạn bài .
	III/Hoạt động dạy và học :
	1-Ổn định ( 2 ph) : Lớp 85 sỉ số , vắng : 
 Lớp 86 sỉ số , vắng : 
	2-Kiểm tra: ( 2 ph) Nhắc HS một số yêu cầu cần thiết khi học môn Sinh học lớp 8 
	3-Bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Hoạt động 1 :Vị trí của con người trong tự nhiên: ( 15 ph)*Mục tiêu :-Biết được vị trí của con người trong thiên nhiên.-So sánh : Con người và động vật => Tiến hóa .
GV treo bảng phụ kẻ sẵn theo SGK ,yêu cầu HS đọc thông tin SGK,làm việc cá nhân : xác định những đặc điểm chỉ có ở người, không có ở ĐV,chọn ý điền đúng vào bảng kẻ sẵn .
-GV tóm tắt , ghi bảng.
I. VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN :
-HS làm việc cá nhân, xác định những đặc điểm chỉ có ở người, không có ở ĐV.
- HS báo cáo kết quả, những HS khác bổ sung.
Kết luận :Người là ĐV thuộc lớp thú . Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với ĐV là :
-Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với lao động
-Lao đôïng có mục đích.
-Có tiếng nói, chữ viết.
-Biết dùng lửa để nấu ăn.
-Não phát triển, sọ lớn hơn mặt
II /Hoạt động 2 : Xác định mục đích, nhiệm vụ của môn học cơ thể người và vệ sinh.(10 ph)	
*Mục tiêu :- Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.
 -GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK kết hợp quan sát hình vẽ và dụa vào hiểu biết trong đời sống.
-Hãy cho biết lợi ích của việc học tập các môn học ?
-Hãy cho biết kiến thức về cơ thể người và vệ sinh liên quan với nhứng ngành nghề nào trong xã hội ?
II. NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH :
-HS quan sát hình sgk.
Kết luận :
Giúp ta nắm được những kiến thức về đặc điểm cấùu tạo và chức năng của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường =>Biết cách phòng chống bệnh tật và rèn luyện sức khỏe.
-HS trảõ lời : Y học, TTTD, hội họa, giáo dục..
III/Hoạt động 3 : Phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh. ( 8 ph)
*Mục tiêu :-Giúp HS biết được các,phương pháp học tập của các môn học.
-GV hướng dẫn HS nghiên cứu 
-Hãy cho biết các phương pháp học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ?
III. PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN HỌC CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH.
-HS trả lời :
Kết luận :
Phương pháp học tập phù hợp với đặc điểm môn học là biết kếât hợp quan sát, thí nghiệm và vận dụng kiến thức , kĩ năng vào thực tế.
	IV-Củng cố ( 6ph)
	-HS đọc phần ghi nhớ.
-Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì ?
	-Lợi ích của việc học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ?
	V-Dặn dò : ( 2 ph)
	-Chuẩn bị bài mới.
-----***-----
	Chương I : KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Tuần :1 
Tiết: 2
Ngày soạn : CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
Ngày dạy : 
	I/ Mục tiêu :
	1-Kiến thức
	- Nêu được đặc điểm cơ thể người .
 - Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mơ hình . Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết .
	2-Kĩ năng :
	-Rèn kĩ năng quan sát .
	-Kĩ năng hoạt động nhóm.
	3-Thái độ :
	-Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
	-Giùáo dục ý thức bảo cơ thể.
	II/Đồ dùng dạy học :
	a- Của Giáo viên :
	-Bảng phụ.
	-Một số tranh ảnh minh họa các hệ cơ quan
-Mô hình tháo lắp các cơ quan.
	b- Của học sinh :
	-SGK.
	III/Hoạt động dạy và học :
	1-Ổn định : ( 2ph) Lớp 85 sỉ số , vắng : 
 Lớp 86 sỉ số , vắng : 
	2-Kiểm tra: ( 5 ph )
 1/Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì ? 
Đáp án : Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với ĐV là :-Sự phân hóa của bộ xương phù hợp với lao động
-Lao đôïng có mục đích.-Có tiếng nói, chữ viết.-Biết dùng lửa để nấu ăn.-Não phát triển, sọ lớn hơn mặt
2/ Lợi ích của việc học tập môn học cơ thể người và vệ sinh ?
	3-Bài mới :
 	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Hoạt động 1 :Tìm hiểu các phần của cơ thể. ( 10 ph )
*Mục tiêu :-Biết được các phần của cơ thể người.-Biết tháo lắp mô hình người.
-Cho học quan sát hình 2-1, 2-2 sgk:
-Cơ thể người gồm mấy phần ? Kể tên ?
-Gọi HS lên nhận biết và tháo lắp mô hình người, nêu tên các cơ quan các em biết . GV bổ sung.
I/Cấu tạo:
HS quan sát hình vẽ , mô hình . trả lời câu hỏi của GV 
Kết luận :
1-Các phần cơ thể : 3 phần: Đầu, mình, chi.
-Cơ hoành chia khoang cơ thể làm 2 phần :
 +Khoang ngực : chứa tim, phổi.
 +Khoang bụng : chứa dạ dày, ruột, gan..
II /Hoạt động 2 :.Tìm hiểu các hệ cơ quan trong cơ thể. (15 ph)	*Mục tiêu :- Xác định các cơ quan trong cơ thể => chức năng từng hệ cơ quan
-GV cho học sinh điền vào bảng SGK trang 9 
-GV bổ sung thêm hệ sinh dục, hệ nội tiết, các giác quan.
2-Các hệ cơ quan :
-HS tự xác định các hệ cơ quan chức năng, ghi vào bảng.
-Gọi vài HS báo cáo, các HS khác bổ sung. => Kết luận về thành phần và chức năng từng hệ cơ quan .
Hệ cơ quan
Các cơ quan
Chức năng
Vận động
Cơ xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa, tuyến TH
Tiếp nhận và biến đổi TĂ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Tuần hoàn
Tim, hệ mạch
TĐC dinh dưỡng, chất khí
Hô hấp
Dường dẫn khí, phổi.
TĐK
Bài tiết
Thhạn, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
Lọc từ máu các chất thải à ra ngoài.
Thần kinh
Não, tủy, dây TK, hạch TK
Điều hòa, điều khiển hoạt động của cơ thể.
Kết luận :HS ghi vở
III/Hoạt động 3 : Tìm hiểu sự phối hợp hoạt động các cơ quan. ( 7 ph )
	*Mục tiêu :- Giải thích được sự điều hòa bằng TK và thể dịch - Cơ thể là một khối thống nhất.
	-GV cung cấp thông tin
-GV cho học sinh phân tích ví dụ : Nhận xét sự thay đổi của cơ thể : ĐI à CHẠY.
-Ghi bảng :
II. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN :
-HS phân tích sơ đồ => sự phối hợp hoạt động các hệ cơ quan.
Kết luận : -Các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau. Sư phối hợp này nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch.
	IV-Củng cố :( 4 ph)
-HS đọc phần ghi nhớ.
	-Nêu các hệ cơ quan và vai trò ? 
	-Cho vd chứng minh sự hoạt động thống nhất của cơ thể.
V-Dặn dò : ( 2 ph)
	-Trả lời các câu hỏi sgk
	-Chuẩn bị bài mới.
-----***-----
Tuần :2
Tiết : 3
Ngày soạn : 	 TẾ BÀO.
Ngày dạy : 
 	I/ Mục tiêu :
	1-Kiến thức :
	 - Mơ tả được các thành phần cấu tạo củ tế bào phù hợp với chúc năng của chúng . 
 - Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể . 
	2-Kĩ năng :
	-Rèn kĩ năng quan sát tế bào dưới kính hiển vi .
	-Kĩ năng suy luận logích, hoạt động nhóm.
	3-Thái độ :
	-Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
	II/Đồ dùng dạy học :
	a- Của Giáo viên :-Tranh vẽ cấu tạo tế bào, màng sinh chất, ti thể, ribôxôm.
	-Một số tranh ảnh minh họa.
	b- Của học sinh :-SGK, vở bài tập.
	III/Hoạt động dạy và học :
	1-Ổn định ( 2 ph) Lớp 85 sỉ số , vắng : 
 Lớp 86 sỉ số , vắng : 
	2-Kiểm tra: ( 7 ph)
 1/Nêu cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan trong cơ thể.
Đáp án : 
Hệ cơ quan
Các cơ quan
Chức năng
Vận động
Cơ xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa, tuyến TH
Tiếp nhận và biến đổi TĂ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Tuần hoàn
Tim, hệ mạch
TĐC dinh dưỡng, chất khí
Hô hấp
Dường dẫn khí, phổi.
TĐK
Bài tiết
Thhạn, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
Lọc từ máu các chất thải à ra ngoài.
Thần kinh
Não, tủy, dây TK, hạch TK
Điều hòa, điều khiển hoạt động của cơ thể.
Hệ cơ quan
Các cơ quan
Chức năng
Vận động
Cơ xương
Vận động và di chuyển
Tiêu hóa
Miệng, ống tiêu hóa, tuyến TH
Tiếp nhận và biến đổi TĂ thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Tuần hoàn
Tim, hệ mạch
TĐC dinh dưỡng, chất khí
Hô hấp
Dường dẫn khí, phổi.
TĐK
Bài tiết
Thhạn, ống dẫn nước tiểu, bóng đái
Lọc từ máu các chất thải à ra ngoài.
Thần kinh
Não, tủy, dây TK, hạch TK
Điều hòa, điều khiển hoạt động của cơ thể.
2/ Cho ví dụ về sự hoạt động thống nhất của cơ thể.
	3-Bài mới : 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I/Hoạt động 1 :Tìm hiểu các thành phần cấu tạo tế bào. ( 5 ph)
*Mục tiêu :-Biết được cấu tạo tế bào.
-GV treo hình cấu tạo tế bào.
-Tế bào có cấu tạo như thế nào ?
-GV cho HS vẽ hình tế bào
 I. CẤU TẠO TẾ BÀO : 
 -HS quan sát, nêu cấu tạo của tế bào 
 -Đại diện nhóm lên 
trình bày.
 Kết luận : HS ghi vở: 
Tế bào cấu tạo gồm : - Màng.
 - Tế bào chất: có các bào quan.
 - Nhân: chứa NST, nhân con.
I /Hoạt động 2 : Tìm hiểu chức năng các bộ phân trong tế bào. ( 10 ph)
	*Mục tiêu : Nêu được chức năng của các bộ phận trong tế bào => sự phối hợp hoạt động để tế bào thực hiện các chức năng sống.
-GV giới thiệu bảng chức năng các bộ phận của tế bào.Gợi ý HS trả lời.
-Lưới nội chất có vai trò gì trong họat động của tế bào?
-Màng sinh chất có vai trò gì ?
Năng lượng để tổng hợp Prôtêin lấy ở đâu ?
-Hãy giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng giữa màng sinh chất, TBC, nhân tế bào ?
II. CHỨC NĂNG CỦA CÁC BỘ CÁC BỘ PHẬN TRONG TẾ BÀO :
-HS nghiên cứu , trả lời.
Kết luận :
-Màng sinh chất thực hiện sự TĐC để tổng hợp những chất riêng của tế bào.
-Sự phân giải các chất để tạo năng lượng cần cho mọi hoạt động sống TB được thực hiện ở ti thể.
-NST trong nhân quy định đặc điểm cấu trúc prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm.
=>Các bào quan có sự phối hợp.
III/Hoạt động 3 : Thành  ...  và khác nhau ? 2,5đ
4/ Trình bày ý nghĩa của việc nghĩ giải lao hay tập thể dục nhẹ giữa buổi học ? 1đ
C. ĐÁP ÁN :
ĐIỂM
I. Trắc nghiệm : 1b , 2a , 3c , 4a , 5b , 6d , 7b , 8c (mỗi câu đúng 0,25 đ ) 
II. Tự luận :
1/ - Yếu tố quan trọng giúp người vượt lên làm chủ tự nhiên là : Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động vào những mục đích nhất định . 
 - Lao động có mục đích đã làm cho con người có những đặc điểm khác với Động vật là :
 + Đi bằng 2 chân 
 + Bộ xương người phân hóa hơn so với Động vật 
 + Biết phát hiện lửa và dùng lửa .
 + Có tiếng nói và chữ viết giúp bộ não phát triển và hình thành ý thức .
2/ - Phản xạ là phản ứng của cơ thể .. thông qua hệ thần kinh .
 - HS cho ví dụ đúng .
 - Vẽ sơ đồ ( Có ghi chú đầy đủ ) một cung phản xạ
 - 
3/ * Giống nhau :
Đều là quá trình vận chuyển máu trong hệ mạch mang tính chất chu kì .
Đều xảy ra quá trình trao đổi khí trong tuần hoàn máu .
* Khác nhau :
VÒNG TUẦN HOÀN LỚN 
VÒNG TUẦN HOÀN NHỎ 
- Xuất phát từ tâm thất trái 
- Máu rời khỏi tim là máu đỏ tươi ( giàu khí O2 ) theo động mạch chủ đến các cơ quan .
- Xuất phát từ tâm thất phải 
- Máu rời khỏi tim là máu đỏ thẩm ( nghèo khí O2 ) theo động mạch chủ đến phổi .
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và tế bào 
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa máu và phế nang 
- Máu nghèo O2 trở về tim ở tâm nhĩ phải 
- Máu giàu O2 trở về tim ở tâm nhĩ trái 
- Vai trò cung cấp khí O2 cho tế bào và mang khí CO2 khỏi tế bào 
- Vai trò đưa khí CO2 từ máu qua phế nang để đào thải và nhận khí O2 cho máu .
4/ Ý nghĩa : 
 Trãi qua nhiều tiết ngồi học có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi thần kinh và mỏi cơ 
 Việc nghĩ giải lao giữa buổi học , ngoài ý nghĩa giúp giảm bớt căng thẳng thần kinh còn là dịp để cơ thể thay đổi vận động . Cũng như việc tập thể dục nhẹ giữa giờ có tác dụng kích thích hoạt động tuần hoàn máu ,tăng cường đào thải chất bã ; trong đó có axít lắctíc khỏi cơ ; đồng thời bổ sung khí Oxi và chất dinh dưỡng đến cơ , giúp cơ phục hồi và tránh mỏi cơ .
Ngoài ra sự thay đổi trạng thái hoạt động thần kinh trong nghĩ giải lao giúp thần kinh hồi phục khả năng hưng phấn , chuẩn bị cho tiết học sau .
2
1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
1,5
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
0,5
1
– ¯ —
Tuần 10
Tiết 19 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Bài 18: 
VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH 
VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
I/ MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: 
Trình bày được sơ đồ vận chuyển máu và bạch huyết trong cơ thể . 
Nêu được khái niệm huyết áp .
Trình bày sự thay đổi tốc độ vận chuyển máu trong các đoạn mạch , ý nghĩa của tốc độ máu chậm trong mao mạch .
Trình bày điều hịa tim và mạch bằng thần kinh . 
Kể một số bệnh tim mạch phổ biến và cách đề phịng .
Trình bày ý nghĩa của việc rèn luyện tim và cách rèn luyện tim . 
 2. Kĩ năng: 
Rèn luyện để tăng khả năng làm việc của tim . 
Tiếp tục rèn luyện các tư duy: phân tích, tổng hợp,so sánh, khái quát hoá . 
Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận biết.
Biết trả lời câu hỏi theo biểu bảng. 
 3. Thái độ: 
 Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
Tranh in hoặc tranh màu phóng to các bài 18 SGK.
Băng video hoặc đĩa CD minh hoạ sự hoạt động của tim qua các pha và vai trò của các van và cơ bắp quanh thành mạch trong sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch. . 
 2/ Phương pháp: Quan sát, tìm tòi+ trao đổi, thảo luận nhóm + giảng giải. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định : :( 2 ph) Lớp 8 5 sỉ số , vắng :
 Lớp 8 6 sỉ số , vắng :
	2-Kiểm tra: .( 8 ph) Trả và sữa bài kiểm tra 1 tiết 
	3-Bài mới :
	*Mở bài: 
 Để xác định trên hình các thành phần cấu tạo của tim.
 	 Các thành phần cấu tạo của tim đã phối hợp hoạt động với nhau như thế nào để giúp máu tuần hoàn liên tục trong hệ mạch, chúng ta tìm hiểu qua bài: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH. VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
I SỰ VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH: 
 @HOẠT ĐỘNG 1: . Sự vận chuyển máu trong hệ mạch. ( 15 phút )
 - Mục tiêu: Trình bày được Cơ chế vận chuyển máu trong hệ mạch. 
 - Tiến hành: 
Yêu cầu HS tự đọc thông tin SGK , quan sát H18.1,2 . Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi : 
Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu? 
Sự chảy chậm của máu trong mao mạch có tác dụng gì? 
Huyết áp là gì ?
Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
 Cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch ?.
 - HS quan sát tranh, tự xử lí thông tin trả lời các câu hỏi của GV.
HS tự thu nhận thông tin, thảo luận tổ các câu hỏi. 
Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác bổ sung. 
 - HS tự rút ra kết luận về đặc điểm của sự vận chuyển máu qua hệ mạch. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch – sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch. 
II/ VỆ SINH TIM MẠCH: 
 @ HOẠT ĐỘNG 2: Các biện pháp phòng tránh tác nhân có hại và rèn luyện hệ tim mạch( 12ph)
 1. Cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: 
 - Mục tiêu 1: Chỉ ra được các tác nhân gây hại và biện pháp phòng tránh. 
 - Tiến hành: 
? Kể các tác nhân chính có hại cho hệ tim mạch. 
Yêu cầu HS tự đọc thông tin, thảo luận theo nhóm các câu hỏi: 
? Đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ mạch. 
 - GV chốt lại ý chính. 
HS tự đọc thông tin,xử lí thông tin, trả lời cá nhân câu hỏi của GV, sau đó tiếp tục thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trả lởi câu hỏi. 
HS tự rút ra kết luận về đặc điểm cần bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại. 
 @ TIỂU KẾT: 
 Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn, tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.
 2.Cần rèn luyện hệ tim mạch: 
 - Mục tiêu 2: Các biện pháp rèn luyện tim mạch. 
 - Tiến hành: 
Yêu cầu HS đọc thông tin ở bảng 18 SGK. 
? Đề ra các biện pháp rèn luyện tim và hệ mạch.
? Em biết được những thông tin gì qua bảng?
GV kết hợp giải thích thêm về lợi ích của việc luyện tập TDTT đối với hệ tim mạch. 
HS tự thu nhận thông tin và trả lời câu hỏi.
 @ TIỂU KẾT: 
 Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hỉnh thức thể dục, thể thao, xoa bóp. 
 @ TỔNG KẾT: HS đọc khung màu hồng. 
IV/ CỦNG CỐ: 5 phút
Máu tuần hoàn liên tục theo một chiều trong hệ mạch là nhờ đâu? 
Cần phải làm gì để có một hệ tim mạch khoẻ mạnh? 
V/ DẶN DÒ: 3 phút
Học bài theo câu hỏi
 Chuẩn bị dụng cụ tiết sau thực hành. 
Làm bài tập 2 trang 60 SGK.
– ¯ —
Tuần 10 
Tiết 20 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Bài 19: 
Thực hành: SƠ CỨU CẦM MÁU
I/ MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức: 
Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều . 
 2. Kĩ năng: 
Biết cách học tập theo nhóm. 
Xây dựng thói quen giữ gìn vệ sinh. 
Kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống, học tập và lao động. 
Có kĩ năng sử dụng các dụng cụ thực hành. 
 3.Thái độ: 
 Có ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể chống bệnh tật.
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 
 1/ Chuẩn bị của GV: 
Chuẩn bị phương tiện thực hành như hướng dẫn trong SGK.
Nếu có điều kiện thì chuẩn bị thêm: tranh in hay tranh vẽ màu phóng to các hình của bài, băng video hay đĩa CD minh họa các dạng chảy máu và các thao tác sơ cứu cầm máu cho mỗi trường hợp.
 2/ Chuẩn bị của HS:
Băng 1 cuộn, gạc 2 miếng, bông 1 cuộn, dây cao su hay dây vải, một miếng vải mềm (10× 30cm )
 3/ Phương pháp: Thực hành + trao đổi, thảo luận nhóm. 
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
1-Ổn định : :( 2 ph) Lớp 8 5 sỉ số , vắng :
 Lớp 8 6 sỉ số , vắng :
	2-Kiểm tra: . Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
	3-Bài mới :
	*Mở bài: 
 Khi cơ thể bị thương chảy máu cần được xử lí kịp thời đúng cách như thế nào? Để giải quyết vấn đề này chúng ta cùng học bài hôm nay. GV viết tựa lên bảng. 
HOẠT ĐỘNG GV
HOẠT ĐỘNG HS
 @HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu về các dạng chảy máu.( 6 phút )
 - Mục tiêu: HS biết được 2 dạng chảy máu bên trong và bên ngoài với các biểu hịên của chúng. 
 - Tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc thông tin và thảo luận nhóm các câu hỏi: 
Có mấy dạng chảy máu chính? 
Dạng chảy máu ngoài gồm những dạng nào? 
Tại sao màu sắc máu tĩnh mạch và động mạch khác nhau? 
GV điều khiển đại diện các nhóm lên bảng điền vào các ô trống bằng các câu thích hợp. 
HS đọc thông tin trong SGK và tự xử lí thông tin thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi . 
HS đại diện nhóm lên điền vào bảng, các nhóm khác bổ sung.
 @ HOẠT ĐỘNG 2: Tập băng bó vết thương ở lòng bàn tay: ( 10phút)
 - Mục tiêu: Biết băng bó chảy máu mao mạch và tĩnh mạch 
 - Tiến hành: 
GV hướng dẫn, điều khiển các nhóm thực hành. 
GV kiểm tra đánh giá mẫu băng của các tổ. 
HS tiến hành theo hướng dẫn và điều khiển của GV. 
Mỗi nhóm chọn một mẫu băng tốt nhất. 
 @ HOẠT ĐỘNG 3: Tập băng bó vết thương ở cổ tay. 10 phút
 - Mục tiêu: Biết băng bó chảy máu ở động mạch. 
 - Tiến hành: 
Tiến hành như hoạt động 2. 
 @ HỌAT ĐỘNG 4: Thu hoạch. ( 10 phút )
 - Mục tiêu: HS rèn được các kỹ năng băng bó. 
 - Tiến hành: 
GV yêu cầu HS làm bảng thu hoạch theo những nội dung trong SGK.
GV căn cứ vào đáp án để đánh giá và cho điểm. 
HS tự làm ở nhà rồi nộp báo cáo cho GV đánh giá. 
IV/ ĐÁNH GIÁ TIẾT THỰC HÀNH: 5 phút
Căn cứ vào bảng báo cáo của mỗi cá nhân.
V/ DẶN DÒ: 2 phút 
 - Chuẩn bị bài tiếp theo 
– ¯ —

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 theo chuan ktkn.doc