Đề cương ôn tập học kì I môn: Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

Đề cương ôn tập học kì I môn: Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi

A. VĂN HỌC :

1. Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí )

2. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa.

3. Nắm các khái niệm như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí .

4. Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam.

5. Nội dung chủ yếu ,nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học .

6. Nêu nội dung, biện pháp, ý nghĩa, thể loại của các văn bản nhật dụng.

7. Học thuộc lòng những baì thơ ? Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đó?

 Các câu hỏi có thể là :

1. Qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học?

2. Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ?

3. Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?

4.Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc (Nam Cao) để thấy tình người với người trong văn bản?

5. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.

6. Những nét hay và dở của Xan chô pan xa vàĐôn ki hô tê, em học được gì ?

7. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinhcủa Giôn Xi ? Hành động của cụ Bơ -men cho em suy nghĩ gì? Thế nào là kiệt tác nghệ thuật theo quan niệm của O-Hen-ry ?

8. Trong đoạn trích Hai cây phong, ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì ?

9. Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp: “Một ngày . ni lông”? Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích gì?

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1103Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn: Ngữ văn 8 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề CƯƠNG ÔN TậP HọC Kì I
Năm học : 2011 - 2012
Môn: Ngữ Văn 8
A. VĂN HọC :
1. Hệ thống hóa các văn bản truyện kí Việt Nam đã học (Ôn tập truyện kí ) 
2. Tóm tắt các văn bản truyện kí Việt Nam và nêu ý nghĩa.
3. Nắm các khái niệm như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi kí .
4. Nêu sơ lược về các tác giả và hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm trong truyện kí Việt Nam.
5. Nội dung chủ yếu ,nghệ thuật đặc sắc, thể loại, tác giả của phần văn học nước ngoài đã học .
6. Nêu nội dung, biện pháp, ý nghĩa, thể loại của các văn bản nhật dụng. 
7. Học thuộc lòng những baì thơ ? Nắm nội dung, nghệ thuật của các văn bản đó?
 Các câu hỏi có thể là :
1. Qua văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh), em có cảm nhận gì về thái độ cử chỉ của người lớn (ông đốc, thầy giáo đón nhận học trò mới, các phụ huynh) đối với các em bé lần đầu đi học? 
2. Tình thương yêu mãnh liệt của chú bé Hồng với người mẹ bất hạnh (Trong văn bản “Trong lòng mẹ –Nguyên Hồng ) thể hiện như thế nào ?
3. Em hiểu thế nào về nhan đề “Tức nước vỡ bờ” (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không?
4.Nhận xét về hai nhân vật Ông Giáo và Lão Hạc (Nam Cao) để thấy tình người với người trong văn bản?
5. Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Em bé bán diêm” nói chung và đoạn kết truyện nói riêng.
6. Những nét hay và dở của Xan chô pan xa vàĐôn ki hô tê, em học được gì ?
7. Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinhcủa Giôn Xi ? Hành động của cụ Bơ -men cho em suy nghĩ gì? Thế nào là kiệt tác nghệ thuật theo quan niệm của O-Hen-ry ?
8. Trong đoạn trích Hai cây phong, ai đã trồng hai cây phong ấy và gởi vào đó ước mơ gì ?
9. Vì sao ngày 22/04/2000 VN phát đi thông điệp: “Một ngày ... ni lông”? Theo em, một ngày không dùng bao bì ni lông có lợi ích gì?
10. Đối với những người xung quanh, việc hít phải thuốc lá của người hút có thể gây ra những tác hại ntn ? Bản thân em làm gì ?
11. Qua văn bản “Bài toán dân số”, em có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xh ? Bản thân em làm gì ?
12. Đập đá Côn Lôn cho em thấy chí làm trai phải như thế nào ? Bản thân em làm gì ? 
TT
Văn bản
Tác giả
PTBĐ
Thể loại
ý nghĩa văn bản
Đặc điểm nghệ thuật
1
Tôi đi học
Thanh Tịnh 
Tự sự 
miêu tả
biểu cảm
Truyện ngắn
Buổi tựu trường đầu tiên sẽ mãi không thể nào quên trong kí ức của nhà văn Thanh Tịnh 
- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học
- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật.
- Giọng điệu trữ tình trong sáng.
2
Trong lòng mẹ
Nguyên Hồng 
Tự sự 
miêu tả và biểu cảm
Hồi kí
Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người.
- Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực.
- Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng đọc giả.
- Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động tâm trạng sinh động, chân thực.
3
Tức nước vỡ 
 bờ 
Ngô Tất Tố 
Tự sự
Tiểu thuyết 
Với cảm quan nhạy bén, nhà văn Ngô Tất Tố đã phản ánh hiện thực về sức phản khán mãnh liệt chống lại áp bức của những người nông dân hiền lành, chất phát.
- Tạo tình huống truyện có tính kịch Tức nước vỡ bờ
- Kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí,..)
4
Lão
Hạc
Nam
Cao
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Truyện ngắn
Văn bản thể hiện phẩm giá người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập luận, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến tâm trạng phức tạp, sinh động.
- sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
5
Cô bé bán diêm
An-đéc-xen
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Truyện ngắn
Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
- Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi cực khổ của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
- Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc họa tâm lý em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
- Sáng tạo trong cách kẻ chuyện.
6
Chiếc lá cuối cung
O.Hen-ri
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Truyện ngắn
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó, tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo, các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật kể chuyện đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
7
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
Tự sự, miêu tả và biểu cảm
Truyện ngắn
Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niện tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku- rêu.
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.
- Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú,...
8
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000
Thuyết minh, nghị luận
Nhận thức về tác dụng của một hành động nhỏ,có tính khả thi trong việ bảo vệ môi trường Trái Đất
- Văn bản giải thích rất đơn giản,ngắn gọn mà sáng tỏ tác hại của việc dùng bao bì ni lông,về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng tỏ, chính xác, thuyết phục.
9
Ôn dịch, thuốc lá
Thuyết minh, nghị luận
Với phân tích khoa học tác giả đã chỉ ra tác hại của thuốc lá đối với đời sống con người từ đó phê phán và kêu gọi mọi người ngăn ngừa tệ nạn hút thuốc lá
- Biện pháp so sánh để thuyết minh một cách rất thuyết phục một vấn đề y họ liên quan đến tệ nạn xã hội.
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể,phân tích trên cơ sở khoa học.
10
Bài toán dân số
Thuyết minh, nghị luận
Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của nhân loại,dân tộc
- Kết hợp lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động với thuyết minh cụ thể, phân tích trên cơ sở khoa học.
- Sử dụng thủ pháp so sánh để thuyết minh một cách thuyết phục một vấn đề y học liên quan đến tệ nạn xã hội.
11
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Châu Trinh
Biểu cảm
Thơ Thất ngôn bát cú
Vẻ đẹp và tư thế của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù
- Viết theo thể thơ truyền thống
- Xây dựng hình tượng người chí sĩ cách mạng rất thành công
- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ để thể hiện khẩu khí rắn rỏi, hào hùng, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
12
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Bộ Châu
Biểu cảm
Thơ Thất ngôn bát cú
 Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lý tưởng của người chí sĩ cách mạng
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa
- Sử dụng bút pháp lãng mạn,thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng cách mạng.
13
Ông đồ
Vũ Đình Liên
Biểu cảm, tự sự
Thơ tự do
Khắc hoạ hình ảnh ông đồ nhà thơ thể hiện nỗi tiếc nuối cho những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc đang bị tàn phai.
- Thể thơ ngũ ngôn hiện đại(vừa phù hợp với lối kể chuyện, vừa thích hợp để diễn tả tâm tình.)
-Xây dựng hình ảnh đối lập(làm nổi bật chủ đề tác phẩm và quá trình tàn tạ,suy sụp của nền nho học.
-Kết hợp giữa biểu cảm với kể,tả.
-Lựa chọn lời thơ gợi cảm xúc
 B. TIếNG VIệT :
1. Nêu của trường từ vựng?
* Khái niệm: Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa .
* Đặc điểm:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều từ loại khác nhau
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
2. Từ tượng hình và từ tượng thanh:
* Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật; từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
 + Công dụng: gợi hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
* Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người: hu hu, ư ử...
 + Công dụng: gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
3. Trợ từ, thán từ, tình thái từ:
* Trợ từ: là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh, biểu thị thái độ giá trị sự vật, sự việc được nói đến.
* Thán từ: là những từ dùng để bộ lộ tình cảm, cám xúc hoặc để gọi đáp.
Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi tách riêng thành một câu độc lập.
* Tình thái từ: là những từ được thêm vào trong câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
 Có 4 loại tình thái từ thường gặp:
+ TTT nghi vấn: à, ư, chứ, chăng...
+ TTT cầu khiến: đi, với, nào...
+ TTT cảm thán: thay, sao...
+ TTT biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, mà, vậy..
4. Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội:
* Từ ngữ địa phương: Khác với từ toàn dân từ địa phương là từ chỉ sử dụng ở 1 địa phương nhất định.
* Biệt ngữ xã hội: chỉ được dùng trong 1 tầng lớp xã hội nhất định 
 Cách sử dụng: 
- Khi sử dụng cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
 - Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu
5. Đặc điểm và tác dụng của các biện pháp tu từ, nói quá, nói giảm, nói tránh:
a. Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ : 
 - Đêm... đã sáng
- Ngày... đã tối
- Mồ hôi thánh thót... ruộng cày
b. Nói giảm nói tránh: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; hoặc thô tục, thiếu lịch sự.
.Ví dụ:
a: đi gặp cụ Mác, cụ Lê Nin và các vị cách mạng đàn anh khác
- Đi
- Chẳng còn
-> Đều nói về cái chết => Tác dụng: để giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
( Chết : Đi, về, quy tiên, từ trần)
b- Bầu sữa => Tác dụng: Tránh sự thô tục .
6. Câu ghép :
* Câu ghép: là câu do 2 hoặc nhiều cụm c-v không bao chứa nhau tạo thành . mỗi cụm c-v này được gọi là 1 vế câu
* Cách nối các vế câu ghép: Có 2 cách nói các vế câu ghép: 
Cách 1: Dùng từ ngữ có tác dụng nối
- Nối bằng quan hệ từ : Và, rồi
- Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ : Càng...càng, chưa... đã, có
Cách 2: Không dùng từ nối
- Giữa các vế câu thường được ngăn cách bằng dấu phẩy, dấu hai chấm.
*Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu : các vế quan hệ với nhau rất chặt chẽ.
- Quan hệ mục đích: VD: Các em phải cố gắng h ... c của người hút thì cũng giống như người hút. Thậm chí người hít phải khói thuốc còn độc hại hơn cả người hút.
 Thời xưa hút thuốc lá được coi là phổ biến. Nhà nghèo thì hút thuốc lá Sài Gòn, Thăng Long, còn những nhà giàu, đại gia thì họ hút cả những điếu xì gà to ngang với mồm mình và những người đó không có hiểu biết, không có kiến thức gì về thuốc lá. Những người hút thuốc còn được coi là văn minh, phong cách. 
	Còn thời nay thuốc lá được coi là những thứ sa sỉ, có hại cho sức khỏe. Tuy có ít người hút hơn hồi xưa nhưng họ lại hút những bao thuốc cao cấp hơn hồi xưa. Những bao Sài Gòn, Thăng Long hút nhẹ thì bây giờ có những bao thuốc hút rất nặng và đắt tiền như: Vinataba, 555, Esse, Vinagôn là thuốc lá có tính gây nghiện, chất độc hại cũng cao hơn thuốc trước.
 Đi trời mưa thấy trời lạnh thì một điếu thuốc được nhét vào mồm, ăn tiệc tùng cũng lại um tùm khói thuốc nhưng bọn họ có biết trong thuốc có bao nhiêu chất độc có thể cướp đi tính mạng của họ bất cứ lúc nào. Nhưng tầng lớp trẻ ngày nay đã văn minh hơn trước, họ đã hiểu biết sâu và rộng hơn về thuốc lá nên họ không hút nữa.
 Thuốc lá có thể khẳng định là một chất độc gây chết người. Nên nếu ai đã nghiện thì hãy cố cai bằng mọi cách và mỗi người nên có ý thức không hút thuốc lá nơi công cộng làm ảnh hưởng đến người khác.
Đề 7.Thuyết minh về cái phích nước ?
 Phích nước là một đồ vật thông dụng dùng để đựng nước nóng. Phích có nhiều loại và nhiều kích cỡ khác nhau. Loại nhỏ chứa được khoảng nửa lít , loại lớn chứa được hai lít hoặc hai lít rưỡi. Phích có thể giữ nước ở nhiệt độ từ 80o đến 90o trong khoảng một ngày
 Phích nước được phát minh bởi nhà bác học ........Ông đã cải tiến chiếc máy dùng để đo nhiệt lượng của một vật nên được gọi là nhiệt lượng kế, vì chiếc máy của Newton cồng kềnh, nhiều bộ phận nên bảo quản và làm vệ sinh khó khăn trong điều kiện phòng thí nghiệm. Để thực nghiệm chính xác, yêu cầu của nhiệt lượng kế là cách ly tối đa giứa nhiệt độ bên trong bính và môi trường bên ngoài. Từ đó, ngừoi ta chế tạo thành loại bình có khả năng cách ly nhiệt, dùng cho giử nước nóng.
Cấu tạo ngoài gồm: Vỏ, quai xách, nắp, thân và đáy. Vỏ phích thương được làm bằng nhôm, nhựa hoặc sắt tráng men in hoa hay hình chim, hình thú rất đẹp. Lớp vỏ còn tiện ích như đáy bằng giúp đặt vững vàng, có quai bằng nhôm hay nhựa giúp cầm và xách khi di chuyển.
 Nắp phích bằng nhôm, nhựa, nút đậy ruột phích bằng gổ xốp để chống mất nhiệt do đối lưu.
Cấu tạo trong gồm : Ruột phích được cấu tạo bởi hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là khoảng chân không. Ngoài ra, bên thành trong của 2 lóp nầy còn được tráng bạc để phản chiếu bức xạ nhiệt, giúp ngăn sự truyền nhiệt ra bên ngoài (tráng ở thành trong để không bị trầy lúc co xát cũng như không làm ảnh hưởng nước đựng bên trong).Vì là thủy tinh nên rất mỏng và dễ bể, chính vì vậy mà ta cần tới lớp vỏ để bảo vệ.
Ruột phích là phần quan trọng nhất nên khi mua phích cần lựa chọn thật kĩ. Mang ra chỗ sáng, mở nắp phích ra, nhìn từ trên miệng xuống đáy thấy có điểm màu sẫm ở chỗ van hút khí. Điểm đó càng nhỏ thì van hút khí càng tốt, sẽ giữ được nhiệt độ lâu hơn. úp miệng phích vào tai nghe có tiếng O O là tốt. Tháo đáy phích xem núm thuỷ ngân có còn nguyên vẹn hay không.
Tuy nhiên, ruột phích truyền nhiệt kém, sự thay đổi nhiệt đột ngột như đổ nhanh nứoc nóng vào khi bình đang nguội lạnh, hay đổ nước lạnh vào khi bình đang nóng, đều có thể làm cho bình bị nổ. Từ đó ta nên bảo quản bằng cách :
- Bình mới mua về, sau khi rửa sạch, để ráo nước mới châm nước nóng vào, khi châm lần
đầu hay với một bình đã lâu không sử dụng phải châm từ từ, tốt nhất là chỉ châm một ít,
đậy nắp lại, vài phút sau mới châm tiếp.
- Sáng sáng, đổ hết nước cũ ra, tráng qua cho sạch hết cặn còn đọng lại trong lòng phích tồi
mới rót nước sôi vào, đậy nắp thật chặt. Hay ta có thể đổ vào trong phích một ít giấm
nóng, đậy chặt nắp lại, lắc nhẹ rồi để khoảng 30 phút, sau đó dùng nước lạnh rửa sạch thì
chất cáu bẩn sẽ được tẩy hết.
- Nên để phích xa tầm tay trẻ nhỏ để tránh gây nguy hiểm.
- Muốn phích giữ được nước sôi lâu hơn, ta không nên rót đầy, chừa một khoảng trống giữa nước sôi và nút phích để cách nhiệt vì hệ số truyện nhiệt của nước lớn hơn không khí gần 4lần. Cho nên nếu rót đầy nước sôi, nhiệt dễ truyền ra vỏ phích nước nhờ môi giới của nước. Nếu có một khoảng trống không khí sẽ làm cho nhiệt truyền chậm hơn.
- Sau thời gian sử dụng, vỏ kim loại bị mục, giảm khả nang7 bảo vệ bình thì cần thay vỏ mới để an toàn người sử dụng.
Phích nước là vật dụng quen thuộc, có ích và rất cần thiết trong sinh hoạt hằng ngày của mọi nhà.
Các dạng đề tham khảo Tiếng Việt
Đề 1: 
Câu 1: Tìm từ có nghĩa bao hàm nhất trong mỗi nhóm từ sau:
a) Trang phục, quần áo, quần dài, quần sooc, áo dài, áo sơ mi.
b) súng, bom, súng trường, đại bác, vũ khí bom ba càng, bom bi
Câu 2: a) Cho những từ sau: Lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lã chã; em hãy phân biệt từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh
b) Đặt câu với những từ: Lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lã chã
Trả lời: 
Câu 1: Từ có nghĩa bao hàm nhất trong mỗi nhóm từ:
a) Trang phục. b) Vũ khí 
Câu 2: Từ tượng hình: Lập lòe, lã chã
- Từ tượng thanh: Tích tắc, lộp bộp
- Câu văn có nghĩa, đúng ngữ pháp, mỗi câu sử dụng một trong các từ: Lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lã chã 
Đề 2:
Câu 1: Chỉ ra những từ được xếp không đúng vào các nhóm từ sau:
a) Nhóm những từ chỉ trang phục: Trang điểm, quần áo, quần dài, quần sooc, áo dài, áo sơ mi.
b) Nhóm những từ chỉ vũ khí: Vũ thuật, súng, bom, súng trường, đại bác, bom ba càng, bom bi
Câu 2: Tóm tắt văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao
 Trả lời:
Câu 1: Những từ được xếp không đúng vào các nhóm từ:
a) Nhóm những từ chỉ trang phục: Trang điểm 
b) Nhóm những từ chỉ vũ khí: Vũ thuật 
Câu 2: Tóm tắt văn bản Lão Hạc của nhà văn Nam Cao:
- Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm. Lão có một người con trai và một mảnh vườn. 
 - Người con trai không lấy được người mình yêu phẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Trước khi đi anh ta mua cho lão một con chó vàng. 
- Lão Hạc ở nhà sống bằng tiền bòn vườn, lão thui thủi một mình cùng con chó, lão yêu quý và gọi nó một cách âu yếm là “Cậu vàng”. 	
- Cuộc sống ngày một khó khăn, sau trận bão mất sạch hoa màu, lão ốm thập tử nhất sinh, không kiếm được gì để ăn, phải bán “Cậu vàng”. Lão Hạc làm văn tự nhờ ông giáo giữ hộ vườn đất, gửi ông giáo tiền làm ma cho mình. 
- Ông giáo nghe chuyện Lão Hạc xin Binh Tư bả chó trong lòng rất buồn. Nhưng rồi ngay sau đấy lại được chứng kiến cái chết đau đớn dữ dội của lão Hạc. Ông giáo đã hiểu ra lão muốn để lại mảnh vườn cho anh con trai nên đã chọn cái chết bằng bả chó của Binhtư  
Đề 3: 
Câu 1: Phân tích cấu tạo và xác định quan hệ giữa các vế câu trong các câu sau:
a. Trời rải mây trắng nhạt, biểm mơ màng dịu hơi sương.
b. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Trả lời:
Câu 1 : 
a, Trời //rải mây trắng nhạt, biển //mơ màng dịu hơi sương. 
 cn vn cn vn
 => Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ điều kiện - kết quả
b, Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” //yếu hơn chị chàng con mọn, hắn //bị chị này túm tóc lẳng cho một cn vn cn vn
 cái ngã nhào ra thềm. 
=> Quan hệ giữa hai vế câu là quan hệ nguyên nhân - kết quả 
Đề 4: :
Câu 1: Phân thích cấu tạo của những câu sau và cho biết chúng là câu đơn hay câu ghép?
a. Cây non vừa trồi, lá đã xoà sát mặt đất.
b. Lan là người bạn tốt của tôi.
Trả lời:
Câu 1 
a. Cây non /vừa trồi, lá /đã xoà sát mặt đất. 
 cn vn cn vn => Câu ghép. 
b. Lan / là người bạn tốt của tôi. 
 cn vn	=> Câu đơn. 
Đề 5:
Câu 1: Cho đoạn văn sau:
“ Lão đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lưc lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội”
( Trích Ngữ văn, 8 tập 1)
a, Hãy cho biết đoạn văn trên trích trong văn bản nào, của ai?
b, Xác định nội dung đoạn văn trên?
Câu 2: Nêu nội dung, nghệ thuật chính của văn bản Cô bé bán diêm - An-đéc-xen?
Câu 3: Kể tên các văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm? Cho biết tên tác giả, các nhân vật chính trong từng văn bản?
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng
Trả lời: 
Câu 1: a, Đoạn trích trong văn bản Lão Hạc - Nam Cao 
b, Nội dung của đoạn trích: Cái chết dữ dội, thảm thương, đầy ý nghĩa của Lão Hạc 
Câu 2: - Nội dung: Tác phẩm Cô bé bán diêm của An- đéc-xen truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với số phận của em bé bất hạnh
- Nghệ thuật: 
+ Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết hính ảnh đối lập.
+ Sắp xếp trình tự sự việc hợp lí, sáng tạo trong cách kể chuyện.
Câu 4: * Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật bé Hồng:
- Cảnh ngộ đáng thương và nỗi bất hạnh của chú bé Hồng. (dẫn chứng)	
- Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của chú bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô. (dẫn chứng
- Cảm nhận của chú bé Hồng về tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng khi gặp mẹ.	(dẫn chứng)	
Đề 6: 
Câu 1:Chép lại bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh. Nêu ý nghĩa văn bản?
Câu 2: Em hãy xác định biện pháp tu từ: Nói quá và nói giảm, nói tránh trong các câu ca dao sau:
a) Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
b) Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
Câu 3. Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong những câu sau (trích từ tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố):
- Thằng Dần vục đầu vừa thổi vừa húp soàn soạt. Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm.
- Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
- Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.
- Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Câu 4: Chiếc bút bi là một đồ dùng học tập hết sức quan trọng đối với em. Bằng lời văn của mình em hãy thuyết minh đồ dùng học tập này.
Trả lời:
Câu 1 Chép bài thơ.
 - Nêu nội dung cơ bản của bài thơ: Bài thơ ca ngợi chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Chu Trinh trong hoàn cảnh tù đầy 
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ: Nói quá và nói giảm, nói tránh trong ca dao:
Nói quá: đứng đống lửa, ngồi đống than. 
Nói giảm, nói tránh: về trời (chỉ cái chết). 
Câu 3. - Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo. 
- Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap Ngu van 8 HK 1.doc