Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Tiên Tân

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Tiên Tân

Bài 2: Đọc - Hiểu văn bản:

Tiết 5: Trong lòng mẹ

 - Nguyên Hồng -

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Trong lòng mẹ".

- Thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

2. Thái độ:

- Giáo dục cho HS trân trọng tình mẫu tử, biết yêu thương.

- Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.

3. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng đọc tác phẩm hồi ký đậm chất trữ tình và giàu sức truyền cảm.

- Kỹ năng phân tích nhân vật qua lời nói, nét mặt, tâm trạng.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.

- Học sinh: Sọan câu hỏi.

 

doc 19 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 2 - Trường THCS Tiên Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Ngày soạn: 23/08/2010
Ngày dạy: 30/08/2010
Bài 2:
 Đọc - Hiểu văn bản:
Tiết 5:
 Trong lòng mẹ
 - Nguyên Hồng -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Hiểu khái niệm thể loại hồi kí.
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Trong lòng mẹ".
Thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2. Thái độ:
Giáo dục cho HS trân trọng tình mẫu tử, biết yêu thương.
Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc tác phẩm hồi ký đậm chất trữ tình và giàu sức truyền cảm.
Kỹ năng phân tích nhân vật qua lời nói, nét mặt, tâm trạng.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Sọan câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I . ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
 Tôi đi học được viết theo thể loại nào? Vì sao em biết?
Viết theo thể truyện ngắn hồi tưởng, có sự kết hợp của 3 phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Nội dung, bố cục, mạch văn và các hình ảnh cho tiết đã chứng minh điều đó.
Một trong những thành công của Thanh Tịnh trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc là sử dụng các hình ảnh so sánh. Em hãy đưa ra các hình ảnh so sánh và phân tích giá trị biểu cảm?
Hình ảnh so sánh ...--> miêu tả cụ thể, sinh động tâm trạng cảm giác của nhân vật tôi để tăng chất trữ tình và truyền cảm mạnh mẽ.
III. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
- Phương pháp: thuyết trình.
- Thời gian: 2’
Quãng thời gian đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi người có lẽ là ký ức tuổi thơ. Tuổi thơ của các em có lẽ là những chuỗi ngày êm đềm ngọt ngào bên gia đình yêu dấu. Nhưng có những số phận những mảnh đời mà tuổi thơ ấu là những chuỗi ngày đắng cay và tủi hờn nhất. Đó là tuổi thơ xa mẹ của nhà văn Nguyên Hồng. Ông đã kể lại chuỗi ngày đau thương của một thời thơ ấu ấy trong cuốn hồi ký “Những ngày thơ ấu” với một tình yêu mẹ tha thiết và mãnh liệt.
Hoạt động của thày - trò
Mục tiêu cần đạt
2. Hoạt động 2: Giới thiệu chung
- Mục tiêu: Thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 15"
Qua việc soạn ở nhà, hãy nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyên Hồng?
- Hs trả lời
G: Do h/c sống của mình, 12 tuổi mồ côi cha phải bỏ học tự kiếm sống, NH đã sớm thấm thía nỗi cơ cực và gần gũi những người nghèo khổ. Ông được coi là nhà văn của những người cùng khổ. Viết về thế giới nhân vật ấy, ông bộc lộ niềm yêu thương sâu sắc, lòng trân trọng những vẻ đẹp đáng quí. Văn của ông giàu chất trữ tình, nhiều khi dạt dào những cảm xúc thiết tha, rất mực chân thành, dễ rung động đến cực điểm với nỗi đau và niềm hạnh phúc bình dị của con người.
- Là nhà văn lớn củaVHVN hiện đại với các t/p: Bỉ vỏ, Cửa biển (4 tập), các tập thơ: Trời xanh, Sông nước quê hương.
Những ngày thơ ấu được rút từ tập truyện nào? Ra đời năm bao nhiêu?
- Trả lời.
Hướng dẫn HS đọc: Giọng chậm, tình cảm, chú ý các hình ảnh, các từ ngữ, thể hiện cảm xúc thay đổi của tác giả. Lời nói ngọt ngào giả dối của bà cô.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
HS nghe, đọc theo hướng dẫn của GV.
GV nhận xét.
Tìm hiểu chú thích xem phần THB.
HS dựa vào chú thích trả lời.
G: Hồi ký là một thể văn dùng để ghi lại những chuyện có thật xảy ra trong cuộc đời mỗi con người cụ thể.
Hãy cho biết đoạn hồi ký "Trong lòng mẹ" kể chuyện gì? Nhân vật chính là ai?
- kể chuyện bé Hồng từ một đứa trẻ mồ côi cha bị hắt hủi vần một lòng thương mẹ. Nhân vật chính: bé Hồng.
Văn bản này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
Theo em văn bản này có bố cục mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
- 2phần:
+ Đầu .... hỏi đến chứ.
--> Tâm trạng bé Hồng khi trò chuyện với bà cô.
+ Còn lại.
--> Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
Chúng ta đã tìm hiểu mạch truyện và bố cục của văn bản, em hãy so sánh nó có gì giống và khác so với văn bản TĐH?
 - Giống: 2 VB đều được tác giả hồi tưởng lại những ký ức tuổi thơ, có sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
- Khác: TĐH kể về kỷ niệm trong sáng của ngày đầu tiên đến trường.
TLM kể về tuổi thơ với những đau khổ và niềm hạnh phúc khi gặp mẹ.
G: Để thấy rõ sự khác biệt đó chúng ta cùng tìm hiểu văn bản.
3. Hoạt động 3: Đọc - Hiểu văn bản
- Mục tiêu cần đạt: hiểu được hoàn cảnh đáng thương và nỗi đau khổ tột cùng của bé Hồng khi xa mẹ phải sống cùng bà cô cay nghiệt.
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
- Thời gian: 25’
Theo dõi vào phần đầu văn bản và cho biết bé Hồng có hoàn cảnh như thế nào?
- Hoàn cảnh: Mồ côi cha, xa mẹ, Hồng sống trong sự bơ vơ ghẻ lạnh của họ nội.
Cảnh ngộ ấy đã tạo nên thân phận bé Hồng như thế nào?
- Cô độc, đau khổ, luôn khao khát tình mẹ.
Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của bé Hồng?
- Trả lời.
G: Hoàn cảnh gia đình của Hồng thật đáng thương, một cậu bé mồ côi cha, mẹ vì những cổ tục lạc hậu đành dứt ruột bỏ con đi tha hương cầu thực. Hồng sống bơ vơ, côi cút trong sự cay nghiệt, sự ghẻ lạnh của họ nội. Cuộc đời của Hồng phải chăng cũng là cuộc đời, là số phận của biết bao em bé khổ đau trong xã hội ấy.
Theo dõi vào cuộc đối thoại giữa Hồng và “cô tôi”, nhân vật “cô tôi” có quan hệ như thế nào với Hồng?
- Quan hệ ruột thịt ( em gái bố ) 
Trước hoàn cảnh đáng thương của đứa cháu, lẽ ra bà cô phải có tình cảm ntn?
- Lẽ ra phải yêu thương, chăm sóc cháu.
G: Vậy chúng ta thử theo dõi xem bà cô Hồng đối xử với cháu mình như thế nào?
 ở chương này tác giả đã để nhân vật bà cô xuất hiện vào thời điểm nào và với thái độ ra sao?
Thời điểm: gần đến ngày giỗ đầu thầy Hồng, mẹ Hồng chưa về.
Thái độ: cười hỏi.
Sự xuất hiện của bà cô vào thời điểm ấy và với thái độ như vậy gợi cho Hồng có suy nghĩ gì?
-> Đó là thời điểm nhạy cảm, nó gợi lên trong lòng Hồng 1 nỗi đau mất cha và nỗi nhớ người mẹ xa nhà.
GV: Rõ ràng đó là 1 thời điểm nhạy cảm. Bà cô cười hỏi chứ không phải lo lắng hỏi, âu yếm hỏi.
Hãy tìm những chi tiết miêu tả những biểu hiện bề ngoài của bà cô khi nói chuyện với Hồng?
Cười hỏi.
Giọng vẫn ngọt.
Cười nói.
Tươi cười.
Tuy nhiên ngay từ cử chỉ đầu tiên Hồng đã cảm nhận như thế nào về thái độ của bà cô?
-> Thái độ bề ngoài dịu dàng, thân mật.
- Rất kịch: Giống như diễn kịch, rất giả dối.
Em hiểu rất kịch nghĩa là gì?
GV: Bề ngoài bà cô tươi cười, xưng hô thân mật cố tỏ ra dịu dàng, quan tâm đến cháu nhưng thực chất rất giả dối.
Bà cô nhắc đến mẹ và kể chuyện về mẹ Hồng nhằm mục đích gì?
- Reo rắc vào đầu Hồng những ý nghĩ để hoài nghi, khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.
G: Khi bà cô hỏi cháu khiến chúng ta thấy có vẻ như cô đang quan tâm, chăm chút đến cháu nhưng thực chất hỏi để mà khoét sâu vào nỗi đau vắng mẹ của Hồng và nhằm chia cắt tình mẹ con Hồng. Nhưng khi thấy cháu im lặng cúi đầu không đáp bà cô lại tiếp tục tấn công hỏi bằng giọng rất ngọt, vẫn cười mà nói dù biết rằng lòng cháu đang thắt lại. Cô vẫn cười kể các chuyện về mẹ cho đến khi cổ họng cháu nghẹn ứ lại mới đổi giọng vỗ vai tỏ ra ngậm ngùi thương xót. ->Tất cả những điều đó càng làm rõ bản chất con người bà cô. Vậy bà cô là người như thế nào?
GV bình: Với hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng lẽ ra cô phải là người yêu thương, chăm sóc, an ủi, vỗ về để Hồng vơi đi nỗi đau mất cha và vơi đi nỗi nhớ người mẹ bất hạnh. Nhưng hình ảnh bà cô của Hồng qua 1 cuộc trò chuyện ngắn đã hiện lên là người đàn bà lạnh lùng và cay độc. Bà ta hoàn toàn vô cảm trước nỗi bất hạnh của đứa cháu mình, không những thế cô còn châm chọc và có phần thích thú trước nỗi đau của đứa cháu. Bà ta muốn đứa cháu đã đau khổ càng đau khổ hơn, muốn chia cắt tình cảm thiêng liêng giữa mẹ con Hồng. Và khi thấy đứa cháu đã lên đến tột cùng của sự đau đớn bà ta mới đổi giọng tỏ ra ngậm ngùi. Tất cả chỉ càng chứng tỏ sự giả dối thâm hiểm của bà cô.
Khắc hoạ rõ nét chân dung nhân vật bà cô tác giả muốn nói lên điều gì?
- Bà cô là đại diện cho những hủ tục của CĐPK.
- Tố cáo XHPK tàn ác.
- Phê phán những con người tàn nhẫn, héo khô tình máu mủ.
GV: Nhân vật bà cô chính là đại diện cho những hủ tục lạc hậu của CĐPK tàn ác đồng thời tác giả phê phán những con người tàn nhẫn, khô héo tình máu mủ. Nhân vật bà cô gây cho người đọc căm phẫn bao nhiêu thì hình ảnh người mẹ lại hiện lên trong chúng ta sự yêu mến bấy nhiêu. Và qua hình ảnh bà cô tác giả đã thể hiện tình cảm của mình với mẹ như thế nào tiết học sau chúng ta cùng tìm hiểu.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
- Nguyễn Nguyên Hồng (1918-1982). 
- Là nhà văn lớn củaVHVN hiện đại.
2. Văn bản:
- Trích "Những ngày thơ ấu" - 1938.
- Tác phẩm gồm 9 chương, đoạn trích thuộc chương 4.
3. Đọc:
4. Chú thích:
5. Bố cục:
Gồm 2 phần
- Đầu .... hỏi đến chứ.
--> Tâm trạng bé Hồng khi trò chuyện với bà cô.
- Còn lại.
--> Tâm trạng bé Hồng khi gặp mẹ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tâm trạng của bé Hồng khi trò chuyện với bà cô
* Hoàn cảnh bé Hồng:
- éo le, đáng thương.
* Nhân vật bà cô
- Lời nói, cử chỉ bề ngoài rất giả dối.
- Mục đích: Khoét sâu vào nỗi đau vắng mẹ và chia cắt tình mẹ con Hồng.
--> Là người đàn bà lạnh lùng, độc ác và nham hiểm.
IV. Củng cố dặn dò:
GV cho hs nhắc lại nội dung bài học.
Kể tóm tắt đoạn 1: cuộc trò chuyện giữa bé Hồng với bà cô.
Bà cô là người ntn?
Về nhà học bài và chuẩn bị tiết sau.
Ngày kiểm tra, ký: 26/08/2010
Ngày soạn: 23/08/2010
Ngày dạy: 01/09/2010
Bài 2:
 Đọc - Hiểu văn bản:
Tiết 6:
 Trong lòng mẹ 
 (tiếp)
 - Nguyên Hồng -
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Hiểu khái niệm thể loại hồi kí.
Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích "Trong lòng mẹ".
Thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
2. Thái độ:
Giáo dục cho HS trân trọng tình mẫu tử, biết yêu thương.
Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt sâu nặng, thiêng liêng.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc tác phẩm hồi ký đậm chất trữ tình và giàu sức truyền cảm.
Kỹ năng phân tích nhân vật qua lời nói, nét mặt, tâm trạng.
B. Chuẩn bị:
Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Sọan câu hỏi.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
 Hãy cho biết hình ảnh bà cô hiện lên qua cuộc trò chuyện với bé Hồng như thế nào?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 2’
Trong cuộc trò chuyện giữa bé Hồng với bà cô, khi nghe cô cười hỏi thì bé Hồng đã cảm nhận được về điệu cười ấy? Hồng là em bé ntn? T/c của em dành cho mẹ ra sao chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
Hoạt động của thày - trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: Đọc - Hiểu văn bản (Tiếp)
- Mục tiêu cần đạt: HS cảm nhận được niềm hạnh phúc vô bờ bến khi Hồng được gặp mẹ, được mẹ ôm vào lòng. Cảm nhậ ... à tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
HS: Đọc và trả lời câu hỏi SGK.
C. Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
 II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. Cho ví dụ.
Làm bài tập số 5.
 III. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 2’
Từ vựng là 1 hệ thống về ngữ nghĩa nó bao gồm nhiều hệ thống nhỏ, mỗi hệ thống nhỏ lại chia thành nhiều hệ thống nhỏ hơn nữa. Mỗi hệ thống nhỏ ấy là 1 trường từ vựng. Để hiểu rõ về nó chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của thầy của trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: 
Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu thế nào là trường từ vựng, biết xác lập trường từ vựng đơn giản. Biết cách sử dụng các trường từ vựng để nâng cao hiệu quả diễn đạt.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
Thời gian: 15’
Đọc đoạn văn treo trên bảng phụ.
Tìm những từ in đậm trong đoạn văn trên?
- Mặt, mắt, da, gò má, đầu, đùi, cánh tay.
Các từ ấy thuộc từ loại nào? Cùng mang nét chung nào về nghĩa?
- Chỉ các bộ phận cơ thể của con người.
GV; Như vậy tất cả các từ có 1 nét chung về nghĩa được tập hợp lại gọi là trường từ vựng.
Các từ "sách, bút, thước, vở..." có chung 1 nét nghĩa nào?
- Đồ dùng học tập.
Qua 2 ví dụ vừa phân tích em hiểu thế nào là trường từ vựng?
Hãy lấy ví dụ? 
Hãy tìm trong văn bản “Trong lòng mẹ” trường từ vựng chỉ quan hệ ruột thịt? 
 - Thầy, mẹ, cô, em, con.
Gọi HS khác nhận xét.
GV kết luận.
Đọc phần Ghi nhớ.
GV phân tích lưu ý a.
Trường từ vựng có mấy trường nhỏ hơn? 
- 5 trường nhỏ hơn.
 Qua ví dụ trên chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Suy nghĩ, trả lời.
ở mục b chúng ta cần lưu ý điều gì?
Hãy chỉ ra trong trường từ vựng về "mắt" có sự khác biệt về từ loại ntn?
- Chỉ ra các DT, ĐT, TT...
Các từ "nhìn, liếc, nhòm..." thuộc hiện tượng nào đã học?
- Từ đồng nghĩa.
Các từ "lờ đờ, tinh anh" thuộc hiện tượng nào?
- Từ trái nghĩa.
Yêu cầu HS chú ý vào mục c và phân tích ví dụ 2
Qua ví dụ trên em cần lưu ý điều gì?
Đọc VD3:
Các từ in đậm trong đoạn văn thuộc trường nghĩa nào?
- con người.
Trong đoan văn trên dùng để chỉ đối tượng nào?
- Loài vật.
GV: Như vây là các từ đó được chuyển từ trường từ vựng người sang TTV loài vật.
Việc chuyển như vậy có tác dụng gì?
- Nhân hóa--> Câu văn miêu tả, kể chuyện có hồn, sinh động.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu cần đạt: Trên cơ sở vận dụng lý thuyết đã học vào làm bài tập.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
Thời gian: 20"
- Đọc và xác định yêu cầu bài 1
Tìm các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt"
Thảo luận nhóm.
Trình bày.
- Đọc và xác định yêu cầu bài 2
Đặt tên cho các TTV đã cho sẵn?
Goi 4 HS lên bảng làm 4 ý
Các ý còn lại về nhà làm hoàn chỉnh.
Đọc bài 3
G hướng dẫn HS về nhà làm.
Đọc bài 4
Bài 4 yêu cầu chúng ta làm gì?
- Xếp các từ vào đúng TTV theo bảng trong SGK/23.
- Gọi 2 HS lên bảng trình bày.
Đọc bài 5
Tìm các TTV của mỗi từ: lưới, lạnh, tấn công?
G chia 4 nhóm thảo luận.
- N1, 2: lạnh.
- N3,4: lưới
G bổ sung TTV tấn công.
Đọc bài 6
Ghi các từ in nghiêng lên bảng: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ.
Các từ này thuộc trường từ nào?
- Trả lời
Đặt trong câu thơ tác giả đã dùng những từ này để nói đến những gì, ở lĩnh vực nào?
- ruộng, cuộc cày, nông dân.
--> Nông nghiệp.
I. Thế nào là trường từ vựng
1. Ví dụ
2. Nhận xét
- "mắt, mặt..." --> trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể người.
- sách, bút... --> chỉ đồ dùng học tập.
- Tập hợp những từ có nét chung về nghĩa.
* Ghi nhớ:Sgk/21
II. Lưu ý
a. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường nhỏ hơn.
b. Một trường từ vựng có thể gồm những từ khác nhau về từ loại.
c. Do hiện tượng nhiều nghĩa, Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d. Chuyển TTV để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ và khả năng diễn đạt.
III. Luyện tập:
1. Bài 1/23
- Các từ cùng trường ruột thịt: Mẹ, cô, em bé, anh em, con, thầy mợ, máu mủ.
2. Bài 2/23
Đặt tên TTV:
a. Dụng cụ đánh bắt thủy sản.
b. Dụng cụ để chứa đựng
c. Hoạt động của chân tác động vào đối tượng nào đó.
d. Trạng thái tâm lí người.
đ. Tính cách.
e. Dụng cụ để viết.
3. Bài 3/23
- Các từ in đậm thuộc trường t/c thái độ.
4. Bài tập 4/23
- Khứu giác: Mũi, thơm, điếc, thính.
- Thính giác: Tai, nghe, điếc rò.
5. Bài 5/23
- Lạnh: 
thời tiết
Cảm giác
Tình cảm
- Lưới:
Công cụ
Vây bọc (lưới trời)
Tổ chức hoạt động chặt chẽ (mạng lưới)
+ kỹ thuật (lưới ra đa).
6. Bài 6/23
Trường từ vựng quân sự --> nông nghiệp.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Thế nào là TTV? Cho VD cụ thể?
Học nắm chắc ghi nhớ, NDBH, làm các bài còn lại.
Soạn: Bố cục của văn bản.
Ngày kiểm tra, ký: 30/08/2010
Tuần 3:
Ngày soạn: 26/08/2010
Ngày dạy: 01/09/2010
Tiết 8:
 Bố cục của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức người đọc.
2. Thái độ:
Hình thành thái độ nghiêm túc khi xác định bố cục văn bản.
3. Kỹ năng:
Biết sắp xếp các đoạn văn theo bố cục nhất định.
Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
B. Chuẩn bị.
GV : Soạn giáo án, bảng phụ.
HS : Đọc, trả lời câu hỏi.
C. Các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao trong văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào?
III. Bài mới. 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 2"
Bố cục của văn bản rất quan trọng nhờ đó người đọc nắm bắt nội dung, tư tưởng của văn bản. Vậy bố cục của văn bản cần những yêu cầu gì.
Hoạt động của thầy - trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu cần đạt: nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
Thời gian: 15"
Hãy nhắc lại một văn bản thường có bố cục như thế nào?
- 3 phần.
Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và cho biết giới hạn và ND từng phần?
3 phần: MB – TB – KB.
- MB: GT Khái quát về thầy Chu Văn An.
- TB: Làm rõ 2 điều ở thầy
 Người tài giỏi.
 Tính tình.
- KB: Tình cảm của mọi người.
Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên?
- Giữa các phần trong văn bản luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiêu đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối của phần trước.
Các phần đều tập trung làm nổi bật chủ đề gì của văn bản?
- Chủ đề văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.
Qua sự phân tích trên em hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần?
- 3 phần.
Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần trong VB có quan hệ với nhau ntn?
=> Chuyển sang P2: Phần TB là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số cách thức sắp xếp ND phần TB.
Đọc mục II
Phần TB của VB Tôi đi học kể về những sự kiện nào?
- Kể về tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên.
Các sự kiện trên được sắp xếp theo trình tự nào?
 - Trình tự thời gian.
Hãy nêu cụ thể?
- Theo trình tự thời gian: cái gì xảy ra trước viết trước, cái gì xảy ra sau viết sau.
+ Mẹ đưa đến trường.
+ Vào sân trường.
+ Trong lớp học.
GV: Các sự kiện được sắp xếp theo dòng hồi tưởng đồng hiện dòng liên tưởng.
GV: Trong Vb Trong lòng mẹ Nguyên Hồng chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng.
Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng bé Hồng?
- Theo thời gian và diễn biến tâm trạng.
+ Tâm trạng Hồng khi nói chuyện với cô.
+ Tâm trạng Hồng khi gặp mẹ
ở bài Người thầy đạo cao đức trọng các ý được sắp xếp như thế nào?
- Theo ý cần chứng minh
+ ý 1: Đạo cao (giỏi)
+ ý 2: Đức trọng (Cứng cỏi, không màng danh lợi)
Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
a. Tả người, vật, con vật:
- Theo thời gian: từ xa -gần (ngược lại)
- Thời gian: QK-HT, đồng hiện.
- Ngoại hình: quan hệ, cảm xúc (ngược lại)
b. Tả phong cảnh
- Kgian: rộng-hep, xa - gần, cao - thấp.
- Ngoại cảnh: cảm xúc, ngược lại...
Qua việc phân tích các VD trên các em hãy cho biết:
- Việc sắp xếp ND phân TB tùy theo yếu tố nào?
- Các ý trong phần TB cần được sắp theo trình tự nào?
G: NX khái quát.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu cần đạt: Vận dụng kiến thức đã học về bố cục của văn bản để làm bài tập đạt hiệu quả.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận....
Thời gian: 15’
Đọc bài 1
Tìm chủ đề của 3 đoạn văn?
Các ý trong mỗi ĐV được trình bày ntn?
- Cảnh sân chim ở Nam Bộ.
- Cảnh Ba Vì.
- Cuộc sống của dân tộc ta qua truyện cổ tích.
Đọc bài 2
Những phản ứng tâm lí của Hồng khi nghe bà cô nói chuyện về mẹ ntn?
Những cảm giác cực điểm khi đột ngột gặp lại mẹ và được mẹ yêu thương trong lòng?
- Trả lời.
I. Bố cục của văn bản
1. Ví dụ:
Người thầy đạo cao đức trọng.
Bố cục gồm 3 phần:
Giới thiệu ông Chu Văn An
Công lao, uy tín, tính cách.
Tình cảm của mọi người với thầy Chu Văn An.
2. Nhận xét
 Bố cục của 1 văn bản gồm có 3 phần.
- MB: Nêu chủ đề VB
- TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- KB: Tổng kết chủ đề VB. 
* Các phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản đó.
II. Cách bố trí, sắp xếp các ý phần thân bài của văn bản
1.Ví dụ
VB: Tôi đi học
- Kể về tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên.
- Trình tự kể:
+ Theo dòng hồi tưởng
+ Theo sự liên tưởng.
VB: Trong lòng mẹ:
Diễn biến tâm trạng nhân vật Hồng
Khi trò chuyện với bà cô: yêu thương mẹ - căm ghét cổ tục.
Khi trong lòng mẹ: vui mừng, hạnh phúc...
2. Nhận xét
- Việc sắp xếp ND phần TB túy thuộc vào kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp.
- Các phần TB được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian.
* Ghi nhớ: Sgk/25
III. Luyện tập
1. Bài 1/26
a. Theo không gian:
- Giới thiệu đàn chim từ xa đến gần
- Miêu tả đàn chim bằng q/sát mắt thấy tai nghe.
- Xen lẫn miêu tả là cảm xúc, những liên tưởng, so sánh.
=> ấn tượng về đàn chim.
b. Theo không gian hẹp: Miêu tả trực tiếp Ba Vì.
-Theo không gian rộng: Miêu tả Ba Vì trong mối quan hệ hài hoà với các sự vật xung quanh nó.
c. Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thống.
2. Bài 2/26
* Khi trò chuyện với bà cô.
* Khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Nhắc lại bố cục.
Nhắc lại bố cục VB? Khi sắp xếp các ý trong phần thân bài cần chú ý điều gì?
Học bài, làm bài 3 và PT BCVB "Rừng cọ quê tôi"- SGK/13.
Soạn: Tức nước vỡ bờ.
Kiểm tra ngày 30/08/2010

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8Tuan 2.doc