Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Linh Sương

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Linh Sương

TUẦN 1

 Tiết 1 : Văn học : Tôi đi học .

 Tiết 2 : Văn học : Tôi đi học ( tt)

 Tiết 3 : Tiếng Việt : Cấp độ khái quát nghĩa của từ.

 Tiết 4 : Tập làm văn : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .

 Tiết 1 Văn học TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

Ngày soạn: 18/8/10

Ngày giảng:25/8/10

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:

-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.

B.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

 -Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.

 -Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.

2.Học sinh:

 -Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.

 -Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.

 

doc 30 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 792Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 1, 2 - Giáo viên: Nguyễn Thị Linh Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 Tiết 1 : Văn học : Tôi đi học .
 Tiết 2 : Văn học : Tôi đi học ( tt)
 Tiết 3 : Tiếng Việt : Cấp độ khái quát nghĩa của từ.
 Tiết 4 : Tập làm văn : Tính thống nhất về chủ đề của văn bản .
 Tiết 1 Văn học TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
Ngày soạn: 18/8/10
Ngày giảng:25/8/10
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.
2.Học sinh:
	-Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
	-Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
@ Các em đã được bao nhiêu lần dự lễ khai giảng năm học mới?
@ Tâm trạng của các em vào ngày khai giảng đầu tiên với những ngày khai giảng sau có gì khác nhau không?
@ Các em sẽ cùng được sống lại những cảm xúc của ngày đầu tựu trường qua bài học hôm nay.
@ Suy nghĩ trả lời (chú ý từ mẫu giáo).
@ Gợi nhớ lại và trả lời.
(Ghi đề bài, tác giả.)
Hoạt động 2: Giới thiệu chung.
@ Hãy đọc phần giới thiệu về nhà văn Thanh Tịnh, sgk/trang 8.
 (Cho HS xem chân dung nhà văn Thanh Tịnh)
@ Các em về tự tìm hiểu thêm về nhà văn Thanh Tịnh. Ở đây, tôi muốn giới thiệu với các em về tác phẩm “Tôi đi học” của ông.
@ “Tôi đi học” được viết theo thể loại gì?
@ Giới thiệu cho HS về tự sự (văn xuôi) và trữ tình (thơ) .Giới thiệu “Tôi đi học” là một tác phẩm tự sự trữ tình và sẽ hiểu rõ hơn vấn đề này khi đi sâu phân tích tác phẩm.
@ Đọc to, rõ ràng.
@ Trả lời: Truyện ngắn.
I.Giới thiệu chung:
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
@ Hướng dẫn HS đọc.( Đọc diễn cảm, thể hiện tâm trạng của nhân vật “tôi”)
@ Yêu cầu HS đọc phần chú thích, sgk/trang 8. (Chú ý giải thích kĩ chú thích 3,4)
@ Đọc to, rõ ràng, diễn cảm theo 3 phần:
 +Hằng năm  trên ngọn núi.
 +Trước sân trường  cả ngày nữa.
 +Sau khi  Tôi đi học.
@ Đọc.
II. Đọc và Tìm hiểu chú thích:
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nội dung của văn bản.
@ “Tôi đi học” nói về vấn đề gì?
@ Dòng cảm xúc đó diễn ra qua những giai đoạn nào?
 (Lưu ý: Đây là dòng cảm xúc hồi tưởng nên đoạn đầu là từ hiện tại nhớ về dĩ vãng mỗi khi đến ngày tựu trường)
@ Khi nào thì “tôi” nhớ về dĩ vãng và với tâm trạng như thế nào?
@ Tâm trạng của “tôi” trên đường đến trường cùng mẹ ra sao?
 (Gợi ý: 
 +Con đường, cảnh vật xung quanh bổng nhiên có sự thay đổi lớn.
 +Cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới.
 +Cẩn thận, nâng niu vở mới)
@ Hành động của “tôi” cũng như những đứa trẻ lần đầu đến trường như thế nào?
 (Gợi ý:
 +Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ.
 +Thấy hai quyển vở nặng.
 +“Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.”)
@ Theo em vì sao lại có sự khác biệt đó?
 (Lưu ý:
 + Bình thêm phần này để HS thấy rõ tâm trạng của “tôi” cũng như của những đứa trẻ lần đầu tiên đến trường.
 +Bình chi tiết “Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa” để thấy được nhận thức về sự trưởng thành của “tôi” )
@ Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đến trường.
@ Trả lời:
 +Trên đường đến trường cùng mẹ.
 +Khi đến trường mới.
 +Khi ngồi vào chỗ của mình.
@ Suy nghĩ trả lời.
@Tìm từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” trên đường đến trường cùng mẹ.
@ Suy nghĩ, nhận xét để thấy sự khác biệt giữa tâm trạng bên trong và biểu hiện bên ngoài.
@ Suy nghĩ trả lời.
III.Tìm hiểu văn bản:
1.Diến biến tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu đến trường
- Tâm trạng nao nức khi nhớ về dĩ vãng.
- Sự nao nức, hân hoan xen lẫn sự rụt rè, e sợ lúc trên đường cùng mẹ đến trường.
Hoạt động 5: Củng cố bài học.
@ Hãy nhắc lại nội dung truyện ngắn.
@ Tâm trạng của em vào ngày đầu tiên đi học có như thế không?
@ Nhắc lại.
@Suy nghĩ, hồi tưởng, trả lời.
Hoạt động 6: Dặn dò.
Yêu cầu HS:
-Đọc lại truyện và nắm bắt nội dung.
-Tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện.
-Chuẩn bị trước phần Luyện tập.
@Ghi nhớ.
D.BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
 Tiết 2 Văn học TÔI ĐI HỌC
 Thanh Tịnh
Ngày soạn: 18/8/10
Ngày giảng:25/8/10
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
-Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
-Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
-Biết yêu thương, quý trọng thầy cô và gắn bó với bạn bè, trường lớp.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Chân dung Thanh Tịnh, tranh ngày khai trường.
2.Học sinh:
	-Đọc truyện, trả lời câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản.
	-Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của mình trong ngày tựu trường đầu tiên.
	-Chuẩn bị trước phần Luyện tập.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
@ Trong tiết trước, các em đã được tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật “tôi” khi trên đường cùng mẹ đến trường vào ngày đầu tiên đi học.Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”.
@ Tâm trạng của nhân vật “tôi” còn biểu hiện qua những giai đoạn nào?
@ Xem lại tiết trước và trả lời.
(Ghi lại các đề mục ở tiết 1)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung văn bản.(Tiếp theo)
@ Tâm trạng của nhân vật “tôi” khi nhìn ngôi trường vào ngày khai giảng ra sao?
 (Gợi ý:
 +Bỗng thấy sân trường dày đặc người, áo quần sạch sẽ, gương mặt tươi sáng.
 +Thấy trường xinh xắn, mình bé nhỏ và đâm ra lo sợ vẩn vơ.
 +Hồi hộp chờ nghe tên mình, giật mình và lúng túng.
 +Cảm thấy sợ khi rời tay mẹ.)
@ Em có nhận xét gì về tâm trạng đó?
 (Lưu ý: Phân tích chi tiết tiếng khóc như phản ứng dây chuyền để thấy được sự hồn nhiên, thơ ngây của bọn trẻ.)
@ Tại sao khi đi vào lớp “tôi” lại thấy xa mẹ?
 (Lưu ý: nên phân tích kĩ chi tiết này giúp HS hiểu rõ tâm trạng của nhân vật)
@ Cảm nhận của “tôi” khi ngồi vào chỗ của mình và đón nhận giờ học đầu tiên như thế nào?
 (Gợi ý:
 +Cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, mọi người.
 +Vừa ngỡ ngàng vừa tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.)
@ Em có nhận xét gì về tâm trạng đó?
 (Lưu ý: Giải thích cho HS hiểu rõ vì sao có sự đối lập như vậy trong tâm trạng của nhân vật “tôi”)
@ Trước tâm trạng của bọn trẻ như vậy thì thái độ, cử chỉ của người lớn như thế nào?
 (Gợi ý: 
 +Phụ huynh chuẩn bị chu đáo, trân trọng tham dự lễ và cũng lo lắng, hồi hộp cùng con em mình.
 +Ông đốc từ tốn bao dung, thầy giáo trẻ tỏ ra vui tính và đầy lòng yêu thương các em.)
@ Qua các chi tiết đó em cảm nhận được điều gì?
 (Gợi ý: Qua các hình ảnh đó, chúng ta nhận ra trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai. Đó là một môi trường giáo dục ấm áp, là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.)
@ Tìm các hình ảnh, chi tiết trong văn bản.
@Suy nghĩ trả lời.
@Suy nghĩ trả lời.
@ Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện tâm trạng trong văn bản.
@ Đó là tâm trạng chung của hầu hết trẻ em vào ngày đầu đi học, thấy mọi thứ thật lạ lẫm nhưng cũng rất tò mò muốn tìm hiểu.
@ Tìm các chi tiết thể hiện thái độ, cử chỉ của người lớn đối với các em bé trong ngày đầu tiên đi học.
@ Suy nghĩ trả lời.
1.Diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi”:
- Cảm giác bỡ ngỡ, lo sợ khi nhận thấy sự khác lạ của ngôi trường vào năm học mới.
- Cảm thấy xa lạ mà gần gũi, ngỡ ngàng mà tự tin, nghiêm trang bước vào giờ học đầu tiên.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu giá trị nghệ thuật của truyện.
@ Hãy tìm và phân tích các hình ảnh so sánh được vận dụng trong truyện ngắn!
 (Gợi ý: Chú ý ba hình ảnh so sánh – đánh dấu sgk. Tác dụng:
 +Xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”. So sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm gắn với cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng, trữ tình.
 +Cảm giác, ý nghĩ của “tôi” được cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn, tạo thêm chất trữ tình trong trẻo)
@ Em có nhận xét gì về bố cục và cách kể chuyện của truyện ngắn?
@ Thảo luận nhóm, tìm và phân tích, cử đại diện trả lời.
@ Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời.
2.Những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện:
-Hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm, tạo chất trữ tình, trong trẻo và thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật.
-Bố cục theo dòng hồi tưởng.
-Kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
Hoạt động 4: Hướng dẫn Luyện tập.
 (Hướng dẫn HS làm bài tập 1, sgk/ 9)
@ Suy nghĩ và phát biểu theo mạch cảm xúc của nhân vật “tôi”.
III.Luyện tập
Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò.
@ Cho HS đọc Ghi nhớ, sgk/9
@ Hãy nêu khái quát lại diễn biến tâm trạng của nhân vật “tôi” và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
 @ Yêu cầu HS học bài, làm bài tập và soạn bài mới.
@ Đọc to, rõ ràng vài lần
@ Nêu khái quát.
@Ghi nhớ.
D.BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
 Tiết 3 Tiếng Việt CẤP ĐỘ KHÁI QUÁT CỦA NGHĨA TỪ NGỮ
Ngày soạn: 22/8/10
Ngày giảng:27/8/10
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Học sinh:
-Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
-Thông qua bài học, rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
-Biết yêu quý và có ý thức trong việc giữ gìn và phát huy tiếng Việt.
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
	-Đọc sách, tìm hiểu bài.
	-Xem lại nội dung các bài về nghĩa của từ ở chương trình lớp 7.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
	Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, soạn bài của học sinh vào đầu năm học.
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
@ Ở lớp 7, các em đã được tìm hiểu về nghĩa của từ ở những bài nào?
@ Đó chính là hai quan hệ về nghĩa từ vựng. Bây giờ, các em hãy nhận xét mối quan hệ về nghĩa của hai từ sau: “Người” và “Bác sĩ”.
@ Như vậy, “Người” có ý nghĩa khái quát hơn và rộng hơn “Bác sĩ”. Chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ ý nghĩa rộng - hẹp đó trong bài học hôm nay.
@ Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa.
@ Suy nghĩ, trả lời: “Người” chỉ chung còn “Bác sĩ” chỉ những con người với công việc cụ thể.
(Ghi tiêu đề bài học)
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu khái niệm từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ n ... ời ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ (phép nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, v.v.. ) 
II.Những điều cần lưu ý:
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
- Chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
Bài tập 1. Xác định từ ngữ thuộc trường từ vựng nhất định:
 - Áp dụng bài tập 2 SGK/ 23.
 - PP: Thảo luận nhóm( Đối tượng hướng đến Hs TB trở xuống )
 - Gợi ý:
a) lưới, nơm câu, vó : dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b) tủ, rương , hòm, va-li, chai, lọ : dụng cụ để đựng. 
c) đá, đạp giấm, xéo : hoạt động của chân
d) buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi: trạng thái tâm lí.
e) hiền lành, độc ác, cởi mở: tính cách. 
g) bút máy, bút bi,phấn, bút chì: dụng cụ để viết.
Bài tập 2 . Xác định từ trung tâm của một nhóm từ thuộc một trường từ vựng.
 - Áp dụng bài tập1,3 SGK/ 23.
 - PP: Thảo luận nhóm ( Đối tượng hướng đến Hs TB trở xuống )
 - Gợi ý:
 BT 1/23 :Các từ thuộc trường từ vựng ''người ruột thịt” 
- Thầy ( bố, cha, ba), mẹ - mợ- cô, người đàn bà họ nội xa, em bé em Quế.
 BT 3/23. Các từ in đậm thuộc trường từ vựng ''thái độ''
Bài tập 3 . Phân tích hiệu quả của việc chuyển trường từ vựng của từ ngữ cụ thể.
 - Áp dụng bài tập6 SGK/ 23; và bài tập ra thêm :tìm một bài thơ hoặc một đoạn văn có sử dụng sự chuyển đổi trường từ vựng và chỉ rõ tác dụng của nó : 
 Khăn thương nhớ ai, 
 Khăn rơi xuống đất .
 Khăn thương nhớ ai,
 Khăn vắt trên vai.
 Khăn thương nhớ ai,
 Khăn chùi nước mắt .
 Đèn thương nhớ ai, 
 Mà đèn không tắt ?
 Mắt thương nhớ ai, 
 Mắt ngủ không yên!
 Đêm qua, em những lo phiền 
 Lo vì một nỗi không yên mọi bề...
 ( ca dao)
 - PP: Làm việc độc lập ( Đối tượng hướng đến Hs khá ,giỏi )
 - Gợi ý: Bài tập 6 Sgk :Tác giả đã chuyển những từ in đậm từ trường ''quân sự'' sang trường ''nông nghiệp'' , tác dụng : tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.
 Bài ca dao: Chuyển từ trường từ vựng “đồ vật” sang trường từ vựng “ người” thông qua các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ , ẩn dụ , tác dụng nhấn mạnh nỗi nhớ người thương của người thiếu phụ .
Bài tập 4 . Xác định các trường từ vựng khác nhau của một từ
- Áp dụng bài tập4,5 SGK/ 23 và bài tập ra thêm : 
 “ Trên đường hành quân xa 
 Dừng chân bên xóm nhỏ
 Tiếng gà ai nhảy ổ:
 “ Cục ... cục tác cục ta”
 Nghe xao động nắng trưa 
 Nghe bàn chân đỡ mỏi 
 Nghe gọi về tuổi thơ”
 ( “ Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh )
 - PP: Thảo luận nhóm ( Đối tượng hướng đến tất cả HS )
 - Gợi ý:
 BT 4/23:- Khứu giác : mũi, miệng thơm , điếc, thính.
 -Thính giác : tai, nghe , điếc, rõ, thính. 
BT 5/23. Lưới, lạnh và phòng thủ đều là những từ nhiều nghĩa, căn cứ vào các nghĩa của từ để xác định mỗi từ có thể thuộc những trường từ vựng nào
Lưới - trường bẫy rập: lưới, chài, câu, 
 -trường hình ảnh trang trí 
lạnh:-trường nhiệt độ : lạnh nóng
 -trường màu sắc: màu lạnh màu nóng
 - trường thái độ cư xử : vồn vã, lạnh lùng
Tấn công : trường chiến tranh
 -trường bóng đá: 
BT áp dụng: “ Nắng trưa” phải nhìn bằng mắt ( thị giác) ; “ bàn chân đỡ mỏi” là cảm giác ; “tuổi thơ” là kí ức , hồi tưởng. “ Nghe” là thính giác .Điệp từ “nghe” đã tạo nên sự chuyển đổi cảm giác ( từ thị giác , cảm giác , hồi tưởng sang thính giác)
Hoạt động 4: Củng cố.
@ Cho HS đọc lại ghi nhớ.
@ Chốt lại nội dung bài học.
@ Đọc.
@ Ghi nhớ.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học ở nhà và dặn dò: 
- Vận dụng kiến thức về trường từ vựng đã học , viêt 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất 5 từ thuộc một trường từ vựng nhất định.
- Chuẩn bị bài mới: Bố cục của văn bản.
@ Ghi nhớ
D.BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 8 Tập làm văn BỐ CỤC CỦA VĂN BẢN
Ngày soạn: 31/ 8 / 2010. 
Ngày giảng: 04/ 9 / 2010
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức: Bố cục của văn bản , tác dụng của việc xây dựng bố cục.
2. Kĩ năng : - Sắp xếp các đoạn văn trong bài theo một bố cục nhất định.
 - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc- hiểu văn bản.
3. Thái độ : Bồi dưỡng cho HS biết cách xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức của người đọc .
B.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
	-Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng.
	-Bảng phụ, các ví dụ.
2.Học sinh:
	-Đọc sách, tìm hiểu bài.
	-Xem lại nội dung các bài về văn bản ở chương trình lớp 7.
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
I.Ổn định lớp:
II.Kiểm tra bài cũ:
1. Hãy cho biết chủ đề của văn bản “Trong lòng mẹ “ là gì ?
2. Thế nào là chủ đề của văn bản ?
3. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản biểu hiện như thế nào trong văn bản ấy ? (đối tượng, tính mạch lạc ,nhan đề, mối qua hệ giữa các phần, từ ngữ, câu...)
III.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
@ Dẫn dắt từ tính thống nhất về chủ đề của văn bản sang bố cục của văn bản.
@ Lắng nghe
(Ghi đầu bài học)
Hoạt động 2: Ôn lại kiến thức bố cục ba phần của văn bản.
@ Bố cục là gì?
@ Bố cục văn bản là gì?
@ Văn bản “ Người thầy đạo cao đức trọng “ có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra các phần đó.?
@ Hãy cho biết nhiệm vụ cửa từng phần trong văn bản trên.?
@ Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên. ?
@ Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào ? 
@ Bố cục là cách sắp xếp và trình bày.
@ Bố cục của văn bản là sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
@ Văn bản này có 3 phần :( đoạn 1, đoạn 2,3- đoạn 4)
@ Trả lời:
- Đoạn 1: mở bài, giới thiệu ông Chu Văn An và đặc điểm của ông
- Đoạn 2a : Kể về ông Chu An người thầy giỏi, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi lúc còn làm quan
- Đoạn 2b: Các đặc điểm ấy lại tiếp tục giữ khi ông đã về ẩn dâth
- Đoạn 3:Tình cảm của mọi người khi ông đã chết từ dân chí vua
- Phần 1 có nhiệm vụ mở bài, phần 2 : thân bài. phần 3 kết bài 
@ Trả lời: Ba phần mỗi phần đều có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng phải phù hợp với nhau và có chung nhiệm vụ thể hiện chủ đề.
@ Trả lời dựa trên phần ghi nhớ.
I. Bố cục của văn bản :
 - Bố cục văn bản là : sự tổ chức các đoạn văn để thể hiện chủ đề.
 - Bố cục thường có 3 phần: Mỗi phần có chức năng và nhiiemj vụ riêng tùy thuộc vào kiểu văn bản , chủ đề và ý đồ giao tiếp của người viết , phù hợp với sự tiếp nhận của người đọc .
Hoạt động 3:Tìm hiểu cách bố trí sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản.
@ Phần Thân bài văn bản Tôi đí học của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào ? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo thứ tự nào ?
@ Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra những diễn biến của tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài. 
@ Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào.? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết.
@ Phần Thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng nêu các sự việc để thể hiện chủ đề ''người thầy đạo cao đức trọng''. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy. 
@ Từ các bài tập trên và bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản(cho HS thảo luận)
- Việc sắp xếp nội dung phần thân bài tùy thuộc vào những yếu tố nào ?
- Các ý trong phần Thân bài thường được sắp xếp theo những trình tự nào?
@ Trả lời:
- Sắp xếp theo sự hồi tưởng những kỉ niệm .Các cảm xúc lại được sắp xếp theo thứ tự thời gian : những cảm xúc trên đường đến trường, những cảm xúc khi bước vào lớp học. 
- Sắp xếp theo sự liên tưởng đối lập những cảm xúc về cùng một đối tượng trước đây và buổi tựu trường đầu tiên. 
@ Trả lời:
- Tình thương mẹ và thái độ căm ghét cực độ những cổ tục đã đày đoạ mẹ mình của bé Hồng khi nghe bà cô cố tình bịa chuyện nói xấu mẹ em. 
- Niềm vui sướng cực độ của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 
@ Có thể sắp xếp theo thứ tự không gian (tả phong cảnh), chỉnh thể - bộ phận (tả người, vật, con vật) hoặc tính cảm , cảm xúc (tả người).
@ Chỉ ra 2 ý kiến đánh giá về Chu Văn An trong phần Thân bài. 
- Chu Văn An là người tài cao, tính tình cứng cỏi không màng danh lợi, lúc còn làm quan.
- Chu Văn An là người đạo đức, tính tình vẫn cứng cỏi được học trò kính trọng, khi đã về ẩn dật.
@ Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo thứ tự 
- Theo trình tự thời gian và không gian.
 - Theo sự phát triển của sự việc.
 - Theo mạch suy luận.
II. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản:
Nội dung phần Thân bài thường được trình bày theo thứ tự :
-Theo trình tự thời gian và không gian.
-Theo sự phát triển của sự việc .
-Theo mạch suy luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: 
Bài tập l: Tìm hiểu cách sắp xếp nội dung , khái quát về trình tự trình bày của một trong số các văn bản tự sự, miêu tả , nghị luận... và rút ra được bài học : bố cục của văn bản có 3 phần : Mở bài , Thân bài , Kết bài.
 PP: Thảo luận nhóm( đã chuẩn bị sẵn 1 số văn bản theo các thể loại)
Ví dụ 1 : Bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh( Thể văn Nghị luận – SGK NV 7, tập 2 )
Mở bài : tác giả nêu vấn đề :“ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” . Lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quí báo , có sức mạnh vô địch để chiến thắng thù trong, giặc ngoài.
Thân bài : Tác giả chứng minh tinh thần yêu nước của nhân dân ta :
+ Những trang sử vẻ vang thời đại Bà Trưng , Bà Triệu, Trần Hưng Đạo,....
+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện trong cuộc kháng chiến chống Pháp .
- Kết bài : Tác giả nêu ra nhiệm vụ của toàn dân là phải phát huy tinh thần yêu nước để kháng chiến và kiến quốc .
VÍ dụ 2: Văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng” 
Bài tập 2. Phân tích cách sắp xếp , trình bày nội dung một văn cho trước theo ( theo thứ tự thời gian , theo lô- gic khách quan...)
 PP: Thảo luận nhóm ( Theo các văn bản đã xác định ở bài tập 1+ bài tập 1b SGK/ 26,27.
 a) Trình bày ý theo thứ tự không gian : xa - gần - tận nơi - xa dần. , 
 b) Trình bày ý theo thứ tự thời gian: Lúc chiều về, lúc hoàng hôn
 c) Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh.
Bài tập 3. HS tự làm ở nhà:
III. Luyện tập:
Hoạt động 4: Củng cố. Dặn dò:
 - Nắm vững nhiệm vụ từng phần của bố cục, cách trình bày nội dung trong phần thân bài.
- Làm bài tập : xây dựng bố cục một bài văn “ người ấy sống mãi tronglòng tôi” . Soạn bài mới.
D.BỔ SUNG – RÚT KINH NGHIỆM:
...

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 Tuan 12 Chuan KTKN.doc