Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc

 Tuần 29Tiết 109 - 110

Văn bản

ĐI BỘ NGAO DU

( Trích Ê-min hay Về giáo dục )

Ru-xô

 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.

 a/Về kiến thức:

Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ ngao du quan điểm của tác giả.

Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.

Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.

 b/Về kỹ năng

Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.

Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận.

 c/ Về thái độ:

 Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.

Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô

 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh

 GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tài liệu có liên quan,

PP: Gợi mở, đàm thoại, gợi tìm,

HS: Soạn bài, sgk, tập ghi

 

docx 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 29 - Trường TH&THCS Vĩnh Bình Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:27/02/2012	 
Ngày dạy: 05 032012	
 Tuần 29Tiết 109 - 110 
Văn bản
ĐI BỘ NGAO DU
( Trích Ê-min hay Về giáo dục )
Ru-xô
 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
Mục đích, ý nghĩa của việc đi bộ ngao du quan điểm của tác giả.
Cách lập luận chặt chẽ, sinh động, tự nhiên của nhà văn.
Lối viết nhẹ nhàng có sức thuyết phục khi bàn về lợi ích, hứng thú của việc đi bộ.
 b/Về kỹ năng
Đọc – hiểu văn bản nghị luận nước ngoài.
Tìm hiểu, phân tích các luận điểm, luận cứ, cách trình bày vấn đề trong một bài văn nghị luận.
 c/ Về thái độ:
 Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.
Thấy được nghệ thuật lập luận mang đậm sắc thái cá nhân của nhà văn Pháp Ru-xô
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tài liệu có liên quan, 
PP: Gợi mở, đàm thoại, gợi tìm, 
HS: Soạn bài, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 5p
 - Sau khi học xong văn bản “Thuế máu” em có suy nghĩ gì về số phận người dân các nước thuộc địa? 
- Bản chất của các quan cai trị thực dân được tác giả lột trần ntn?
 b// Dạy nội dung bài mới : 1p
 Giới thiệu bài:
Trong thời đại ngày nay, khi các phương tiện giao thông vận tải ngày một phát triển, hiện đại, đã có không ít người ngại đi bộ. Nhưng cũng có rất nhiều người vẫn sáng sáng, tối tối cần mẫn luyện tập thể thao bằng cách đi bộ đều đặn. Nhưng đi bộ trong bài văn chúng ta sắp tìm hiểu: “Đi bộ ngao du”. Vậy đi bộ ngao du có ‏ý nghĩa là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s đọc, chú thích, bố cục.14p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc, chú thích, bố cục.
2. Chú thích.
a. Tác giả:
Ru-xô (1712-1778), là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn 
b. Văn bản:
“Đi bộ ngao du” là văn bản nghị luận (luận văn – tiểu thuyết). Văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du.
I. Tìm hiểu văn bản.
1. Đi bộ ngao du hoàn toàn tự do - không lệ thuộc vào bất cứ ai.
- Xen kẽ ngôi kể thứ nhất “tôi –ta”.
=> Đem lại cảm giác tự do
=> Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung, gần gũi, thân mật. 
2. Đi bộ ngao du trau dồi vốn tri thức.
- Nêu dẫn chứng bằng cách so sánh, kết hợp lời bình luận.
=> Mở mang năng lực khám phá đời sống.
3. Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ tinh thần con người.
=> Khẳng định lợi ích tinh thần của đi bộ ngao du
III. Nghệ thuật.
Đưa dẫn chứng vào bài tự nhiên
Xây dựng các nhân vật
Sử dụng đại từ nhân xưng
VI. Ý nghĩa VB.
Nhà văn thể hiện tinh thần tự do, dân chủ-tư tưởng tiến bộ của thời đại.
* Ghi nhớ / 102.
Gv: nêu yêu cầu đọc: giọng rõ ràng, dứt khoát, tình cảm, thân mật.
? Nêu hiểu biết của em về nhà văn Ru-xô. Về đoạn trích: “Đi bộ ngao du”?
Gv: Ru-xô mồ côi mẹ từ sớm, cha là thợ đồng hồ. Thời thơ ấu ông chỉ đi học vài năm, từ 12 đến năm 14 tuổi sau đó làm nghề thợ chạm, làm đầy tớ, làm gia sư, dạy âm nhạc.Trước khi trở thành nhà triết học, nhà văn nổi tiếng.
? “Đi bộ ngao du” thuộc kiểu văn bản gì? Vì sao?
? Bố cục của văn bản ntn? Mỗi đoạn tương ứng với luận điểm nào?
? Trật tự sắp xếp ba luận điểm chính có hợp lí không? Vì sao?
( Câu hỏi thảo luận ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s tìm hiểu văn bản.
? Tác giả đã quan niệm như thế nào về vấn đề đi bộ ngao du?
? Tác giả đã liệt kê những điều thú vị khi đi bộ?
? Nhận xét cách lập luận của tác giả ở luận điểm này?
? Nhận xét ngôi kể ở đoạn này? Cách lặp lại các đại từ “tôi” hoặc “ta” trong khi kể có ‏ý nghĩa gì?
? Các cụm từ: “ta ưa đi, ta thích, ta muốn hoạt động, tôi ưa thích, tôi hưởng thụ” xuất hiện liên tục, có ‏ý nghĩa gì?
? Qua đó tác giả muốn thuyết phục người đọc tin vào những lợi ích nào của người đi bộ?
? Theo tác giả đi bộ ngao du ta sẽ thu nhận được những kiến thức gì?
? Nhận xét gì về cách lập luận của tác giả? Tác dụng của cách lập luận ấy?
? Tại sao tác giả lại quan niệm rằng đi bộ ngao du là đi như: Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go?
? Qua đó giúp ta hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ngao du?
? Cách chứng minh luận điểm thứ ba này có gì đặc sắc? Cách lập luận này có tác dụng gì?
? Đọc bài văn em hiểu thêm những lợi ích nào của việc đi bộ ?
? Yếu tố nào làm nên sức hấp dẫn của bài văn nghị luận này?
? Qua bài văn giúp em hiểu gì về nhà văn Ru-xô?
? Gọi h/s đọc ghi nhớ/ 102?
? Em đã bao giờ đi bộ chưa? Vậy em đi bộ nhằm mục đích gì?
HS nối nhau đọc -> Hs khác nhận xét phần đọc.
Ru-xô (1712-1778) là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp. Là tác giả của nhiều bộ tiểu thuyết lớn.
Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V của tác phẩm “E-min hay Về giáo dục” (1762) -> Đây là thiên luận văn – tiểu thuyết với hai nhân vật chính: em bé E-min và thầy giáo gia sư. Qúa trình giáo dục Ê-min từ lúc ra đời đến tuổi trưởng thành là nội dung chính của tác phẩm. 
Chia thành 5 giai đoạn.
“Đi bộ ngao du” là văn bản nghị luận (luận văn – tiểu thuyết). Văn bản dùng lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục bạn đọc về lợi ích của việc đi bộ ngao du.
- “Từ đầu bàn chân nghỉ ngơi”: Đi bộ ngao du là hoàn toàn được tự do, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
- “ Tiếp theokhông thể làm tốt hơn”: Đi bộ ngao du – trau dồi vốn tri thức.
- Còn lại: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khoẻ và tinh thần của con người.
HS tự do thảo luận nêu ‏ý kiến.
Đi bộ ngao du thú hơn đi ngựa.
- Đi bộ ngao du ta hoàn toàn tự do “ưa đi lúc nào thì đi, thích dừng lúc nào thì dừng”.
- Quan sát khắp nơi.xem xét tất cảmột dòng sông .một khu rừng rậmmột hang độngmột mỏ đá, các khoáng sản => tùy theo ‏ý thích của mình.
- Không lệ thuộc ai: “ những
con ngựa hay những gã phu trạm..”
- Không lệ thuộc bất cứ cái gì: “thời gian, đường xá. Hưởng thụ tất cả sự tự do mà con người có thể hưởng thụ”.
- Dẫn chứng và lí lẽ trình bày xen kẽ, tiếp nối một cách tự nhiên. Đi bộ ngao du đem lại cảm hứng tự do cho người đi: tùy thích, đói ăn, khát uống, đêm nghỉ, ngày đi, đi để chơi, để học, để rèn luyện.
Kể theo ngôi kể thứ nhất “tôi, ta”. Cách xưng hô “ tôi – ta” xen kẽ chính là dụng ‏ý nghệ thuật của tác giả. Khi xưng “tôi” là khi tác giả muốn nói về những kinh nghiệm riêng mang tính chất cá nhân. Khi xưng “ta” là khi lí luận chung 
=> Cách xưng hô thay đổi bài văn trở nên sinh động, gắn cái riêng với cái chung -> gần gũi, thân mật. 
Nhấn mạnh sự thoả mãn cảm giác tự do cá nhân của người đi bộ ngao du.
Đem lại cảm giác tự do thưởng ngoạn cho con người.
- Xem xét tài nguyên phong phú trên miền đất.
- Tìm hiểu các sản vật nông nghiệp và cách trồng trọt chúng.
- Sưu tầm các mẫu vật phong phú, đa dạng của thế giới tự nhiên
- Nêu dẫn chứng dồn dập liên tiếp bằng các kiểu câu khác nhau.
- So sánh kiến thức linh tinh trong các phòng sưu tập, thậm chí của vua chúa với sự phong phú trong phòng tập của người đi bộ ngao du.
- Xen kẽ các lời bình luận (nêu cảm xúc) của tác giả.
=> Đề cao kiến thức của thực tế khách quan. Xem thường kiến thức sách vở giáo điều.
+ Ta-let, Pla-tông, Pi-ta-go là những nhà triết học và toán học nổi tiếng. Họ luôn quan sát, nghiền ngẫm khi đi dạo chơi.
=> Đề cao kiến thức của các nhà khoa học am hiểu đời sống thực tế. Đồng thời khích lệ mọi ngưòi hãy đi bộ để mở mang kiến thức.
Mở mang năng lực khám phá đời sống, mở rộng vốn hiểu biết và làm giàu trí tuệ.
- Lấy dẫn chứng từ kinh nghiệm thực tiễn của cá nhân.
- Đan xen các yếu tố tự sự và biểu cảm khi lập luận.
- Câu văn tự do phóng túng.
- Giọng điệu vui tươi, nhẹ nhàng.
- Thoả mãn nhu cầu thưởng ngoạn tự do.
- Mở rộng tầm hiểu biết về cuộc sống.
- Tạo niềm vui cho con người.
Đó là con người giản dị: ăn bữa cơm đạm bạc, ngủ ngon giấc trên chiếc giường bình thường sau khi đi bộ ngao du trở về.
Đó là người biết qúy trọng tự do: đi bất cứ nơi đâu, xem bất cứ thứ gì.
Đó là người yêu thiên nhiên:
luôn thích ngắm nhìn dòng sông, rừng rậm, hang động
HS đọc.
HS tự bộc lộ.
h/s đọc ghi nhớ/ 102?
c/ Củng cố, luyện tập : 3p
Tại sao theo Ru-xô đi bộ lại trau dồi tri thức?
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà 2p 
- Học thuộc ghi nhớ. Tìm các yếu tố biểu cảm trong bài.
- Ôn tập lại nội dung các văn bản: “Quê hương; Ngắm trăng; Chiếu dời đô; Hịch tướng sĩ; Nước Đại Việt ta; Thuế máu”.
- Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra viết 45’ .
 e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 Ngày soạn: 27/02/2012	 
Ngày dạy: 09/ 032012	
 Tuần 28 Tiết 108 
HỘI THOẠI (Tiếp theo)
 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
Khái niệm lượt lời.
Việc lựa chọn lượt lời góp phần thể hiện thái độ lịch sự trong giao tiếp.
 b/Về kỹ năng
Xác định được các lượt lời trong các cuộc thoại.
Sử dụng đúng lượt lời trong giao tiếp.
 c/ Về thái độ:
 Hiểu được quan điểm đi bộ ngao du của tác giả.
- Nắm được khái niệm “lượt lời” trong hội thoại và có ‏ý thức tránh hiện tượng “cướp lời” trong khi giao tiếp.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 GV: Soạn giảng, sgk, sgv, tài liệu có liên quan, 
PP: Gợi mở, đàm thoại, gợi tìm, 
HS: Soạn bài, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 5p
- Vai xã hội trong hội thoại là gì? 
- Trong hội thoại, người có vai xã hội thấp phải có thái độ ứng xử với người có vai xã hội cao ntn?
 b// Dạy nội dung bài mới : 1p
 Giới thiệu bài:
 Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vai xã hội. Xác định được vai xã hội ta sẽ có cách cư xử cho phù hợp. Khi tham gia hội thoại, ai cũng được nói nhưng nói ntn để thể hiện mình là người lịch sự. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu khái niệm lượt lời. 14p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
I. Lượt lời trong hội thoại.
1. Ví dụ/ 102.
2. Ghi nhớ SGK /102.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
III. Hướng dẫn tự học.
Gọi h/s đọc lại đoạn văn đã dẫn SGK/ 93 về cuộc trò chuyện giữa bé Hồng với người cô.
? Trong cuộc thoại đó mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?
? Vậy em hiểu lượt lời là gì?
? Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? Sự im lặng ấy thể hiện thái độ của Hồng đối với lời nói của người cô ntn?
? Vì sao Hồng không cắt lời bà cô nói những điều Hồng không muốn nghe?
? Qua đó ta rút ra chú ‏ý gì khi tham gia hội thoại?
Gv: Có những lúc do không tiện nói ra điều mình nghĩ ta có quyền biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời.
Gọi h/s đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn h/s luyện tập trên lớp. 20p 
? Gọi h/s đọc đoạn trích. Nhận xét – Số lượt lời tham gia hội thoại.
- Cách thể hiện vai xã hội.
=> Tính cách nhân vật bộc lộ như thế nào?
Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 2?
? Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tí phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
? Miêu tả diễn biến cuộc thoại như vậy có phù hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
H đọc lại đoạn văn.
a, Các lượt lời của bà cô:
1. Hồng! Mày có muốn vào không?
2. Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắmđâu!.
3. Mày dại quácho tiền tàu.
4. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người.
5. Mấy lại rằm tháng tám này
b, Lượt lời của Hồng:
1. Không ! Cháu không muốn vào.
2. Sao cô biết mợ con có con.
Mỗi lần có một người tham gia lượt lời hội thoại nói.
Lần 1: sau lượt lời (1) của người cô.
Lần 2: sau lượt lời (3) của bà cô.
=> Sự im lặng ấy thể thái độ bất bình của Hồng trước những lời nói thiếu thiện chí của bà cô.
Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ‏ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới cho nên phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.
Khi tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt của người khác hoặc “cướp lời” khi người khác chưa kết thúc lượt lời của họ.
HS đọc.
HS đọc – h/s khác theo dõi.
a, Số lượt lời tham gia hội thoại:
- Người nói nhiều lượt nhất đó là cai lệ và chị Dậu.
- Người nhà Lí trưởng nói ít hơn.
- Anh Dậu nói với vợ sau khi cuôc xung đột giữa chị Dậu với cai lệ và người nhà Lí trưởng đã kết thúc.
- Cai lệ là kẻ duy nhất cắt lời người khác trong hội thoại.
b, Cách thể hiện vai xã hội:
- Chị Dậu từ chỗ nhún nhường (xưng cháu, gọi cai lệ là “ông “) đã vùng lên kháng cự (xưng tao, gọi cai lệ là mày, đe doạ cai lệ ).
- Cai lệ lời nói hống hách.
- Người nhà Lí trưởng có phần giữ gìn hơn (gọi vợ chồng anh Dậu là anh, chị xưng tôi).
=> Tính cách mỗi nhân vật:
- Chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, yêu thương chống con, nhẫn nhịn nhưng khi cần vẫn vùng lên quyết liệt.
- Anh Dậu là người cam chịu, bạc nhược.
- Cai Lệ: là kẻ tiểu nhân không có chút tình người.
- Người nhà Lí trưởng: là tên tay sai, theo đám ăn tàn.
c/ Củng cố, luyện tập : 3p
Gọi Hs làm bài tập 2: 
Yêu cầu h/s đọc đề bài.
Hai lần nhân vật im lặng: 
- Lần 1: im lặng vì ngỡ ngàng, hãnh diện, xấu hổ.
- Lần 2: im lặng vì xúc động trước tâm hồn và lòng nhân hậu của cô em gái.
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà 2p 
- Học thuộc ghi nhớ.
- Làm bài tập 3.4.
- Soạn bài: LUYỆN TẬP
ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
 e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân
 Ngày soạn:29/02/2012	 
Ngày dạy: 09/ 032012	
 Tuần 28 Tiết 108 
LUYỆN TẬP
ĐƯA YẾU TỐ BIỂU CẢM VÀO VĂN NGHỊ LUẬN
 1 Mục tiêu: Giúp học sinh.
 a/Về kiến thức:
Hệ thống kiến thức về văn nghị luận.
Cách đưa yếu tố biểu cảm vào văn nghị luận.
 b/Về kỹ năng
Xác định cảm xúc và biết cách diễn đạt cảm xúc trong bài văn nghị luận.
 c/ Về thái độ:
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận.
 2/ Chuẩn bị của Giáo Viên và Của Học Sinh
 GV: Soạn giảng, sgk, sgv, đoạn văn mẫu có liên quan, 
PP: Gợi mở, đàm thoại, gợi tìm, thuyết trình 
HS: Soạn bài, sgk, tập ghi 
 3/ Tiến trình bày dạy 
 a) KTBC: Kiểm tra 5p
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
 b// Dạy nội dung bài mới : 1p
 Giới thiệu bài:
 Giờ học trước chúng ta đã tìm hiểu vai trò các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận. Bài học hôm nay chúng ta sẽ luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào đoạn văn, bài văn sao cho phù hợp.
Hoạt động 1: Hướng dẫn h/s tìm hiểu đề, tìm ‏ý, lập dàn ‏ý.14p
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu đề và tìm ‏ý.
Đề bài: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
II. Lập dàn bài.
a. Mở bài.
b. Thân bài:
c. Kết bài.
III. Luyện tập.
Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
* Viết đoạn văn.
Gv: Chép đề bài, yêu cầu đọc lại đề bài.
? Để viết được bài văn nghị luận hay, chặt chẽ, logíc, chúng ta cần trải qua những bước nào?
? Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì? Cho ai? Cần làm theo kiểu lập luận nào?
? Để làm sáng tỏ vấn đề trên, cách sắp xếp các luận điểm theo trình tự dưới đây đã hợp lí chưa? Vì sao?
? Hãy sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên cho hợp lí?
HS đọc đề bài.
- Tìm hiểu đề và tìm ‏ý.
- Lập dàn ‏ý.
- Viết bài.
- Sửa bài.
- Thể loại: Nghị luận chứng minh.
- Vấn đề: Sự bổ ích của những chuyến tham quan, 
- Phạm vi dẫn chứng: thực tế.
Các luận điểm đưa ra khá toàn diện, phong phú nhưng thiếu mạch lạc, sắp xếp các ‏ý còn lộn xộn.
e, Những chuyến tham quan.
d -> a -> c -> b.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập dàn bài.20p
Cho h/s thảo luận nhóm . Ghi ra bảng phụ.
? Dựa vào phần tìm ‏ý, hãy lập dàn bài chi tiết cho đề bài trên.
Gọi h/s nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv đưa ra dàn bài mẫu trên bảng phụ.
Gọi h/s đọc lại dàn bài mẫu.
Hướng dẫn học sinh đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
? Xác định các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn? Cảm xúc ấy được biểu hiện ntn trong đoạn văn?
Gv: chép đoạn văn (b) ra bảng phụ. Đọc đoạn văn.
? Xác định luận điểm trong đoạn văn trên? Đoạn văn ấy nằm ở vị trí nào trong bài văn?
? Nếu phải viết đoạn văn cho luận điểm ấy, em cần bày tỏ tình cảm gì?
Thời gian: 10’
a. Mở bài:
Nêu lợi ích của việc đi tham quan.
b. Thân bài:
* Về thể chất: những chuyến tham quan, du lịch giúp chúng ta thêm khoẻ mạnh.
* Về tình cảm: những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta: 
- Tìm thêm được thật nhiều niềm vui mới cho bản thân.
- Có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
* Về kiến thức: những chuyến tham quan du lịch giúp chúng ta:
- Hiểu sâu hơn, cụ thể hơn những điều được học trong trường lớp qua những điều mắt thấy, tai nghe.
- Đem lại nhiều bài học còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
c. Kết bài:
Khẳng định tác dụng của hoạt động tham quan (Tham quan du lịch qủa thật là hoạt động bổ ích, mọi người cần tích cực tham gia).
HS đọc dàn bài.
- Niềm vui sướng, hạnh phúc tràn ngập vì được đi bộ.
- Cảm xúc ấy được biểu hiện ở
giọng điệu, ở các từ ngữ biểu cảm, câu cảm thán.
VD: Biết bao hứng thú, thú vị, vui vẻ, ta hân hoan biết bao, ta thích thú biết bao, ta ngủ ngon giấc biết bao!
Hs đọc đoạn văn.
- Luận điểm: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta thật nhiều niềm vui. Đoạn văn nằm ở phần thân bài của bài văn (luận điểm 2).
Cảm xúc trước khi đi, trong khi đi, sau khi về (hồi hộp, náo nức chờ đợi, ngạc nhiên, thích thú, cảm động, hài lòng, nuối tiếc) nhưng cảm xúc phải chân thật.
c/ Củng cố, luyện tập : 3p
Học sinh nhắc lại khái niệm về yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận. 
d/ Höôùng daãn hoïc sinh tự học ở nhà 2p 
* Làm bài tập 3: 
+ Luận cứ: - Đó là cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng, thấm đẫm tình người.
 	 - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với khao khát tự do.
 - Đó là cảnh thiên nhiên gắn liền với nỗi nhớ và tình yêu làng biển quê hương
+ Yếu tố biểu cảm: đồng cảm, sẻ chia, kính yêu, khâm phục, băn khoăn, nhớ tiếc.
* Soạn bài: “Tìm hiểu yếu tố tự sự.”.
 e/ phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc của cá nhân

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 8 Tuan 29 moi.docx