Giáo án Ngữ Văn 8 kì 1 – Trường THCS Giao Lạc

Giáo án Ngữ Văn 8 kì 1 – Trường THCS Giao Lạc

BÀI 1

TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A- Mục tiêu cần đạt:

- Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên.

- Về tư tưởng: Thấy được ngòi bút giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh, qua đó gợi lên kỉ niệm về ngày đầu tiên tới trường- yêu trường, lớp

- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản- hồi ức- biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “ Tôi” – người kể chuyện liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.

B – Chuẩn bị :

 - GV: Giáo án + sách giáo khoa+ sách giáo viên

- HS : Tìm hiểu về truyện ngắn của Thanh Tịnh

C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :

1 – Kiểm tra : Phần chuẩn bị của học sinh

2 – Bài mới : Năm tháng trôi đi con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên làm sao được tuổi học trò thơ ngây với ngày đầu tiên ta vào lớp một . Thanh Tịnh cũng vậy!

 

doc 298 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 kì 1 – Trường THCS Giao Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tiết 1
Ngày soạn: 17 / 8 / 2011
Ngày dạy: 22 / 8 / 2011
Bài 1
Tôi đi học
 Thanh Tịnh
A- Mục tiêu cần đạt: 
- Về kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên. 
- Về tư tưởng: Thấy được ngòi bút giàu chất thơ gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh, qua đó gợi lên kỉ niệm về ngày đầu tiên tới trường- yêu trường, lớp
- Về kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản- hồi ức- biểu cảm phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “ Tôi” – người kể chuyện liên tưởng đến những kỉ niệm tựu trường của bản thân.
B – Chuẩn bị : 
 - GV: Giáo án + sách giáo khoa+ sách giáo viên
- HS : Tìm hiểu về truyện ngắn của Thanh Tịnh
C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
1 – Kiểm tra : Phần chuẩn bị của học sinh 
2 – Bài mới : Năm tháng trôi đi con người đối mặt với thời gian và càng thêm tuổi tác. Có bao nhiêu sự việc trên đời làm ta nhớ, ta quên. Nhưng quên làm sao được tuổi học trò thơ ngây với ngày đầu tiên ta vào lớp một . Thanh Tịnh cũng vậy!
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hỏi : ? Nêu vài nét về cuộc đời, sự nghiệp của Thanh Tịnh 
 - H/ s : Dựa vào một phần của chú thích để nêu. 
GV: Nhấn mạnh Thanh Tịnh sáng tác nhiều, nhưng thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Đặc biệt truyện ngắn của Ông thường toát lên tình cảm êm dịu trong trẻo. Văn Ông nhẹ nhàng mà thấm sâu mang dư vị mang mác buồn thương ngọt ngào và quyến luyến. 
GV: Giọng nhẹ nhàng tha thiết diễn tả được cảm xúc hồi hộp, bỡ ngỡ của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường đầu tiên
Hỏi : ? Văn bản chia làm mấy đoạn ? Tìm đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn? 
- Gồm 4 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầutưng bừng rộn rã: Cảm xúc cuối thu gợi nhớ kỉ niệm.
+ Đoạn 2: Buổi maitrên ngọn núi: Cảm nhận của Tôi trên đường tới trường.
+ Đoạn 3: Trước sân trườngcả ngày nữa: Cảm nhận của Tôi lúc ở sân trường
+ Đoạn 4: Còn lại: Cảm nhận của Tôi khi vào trong lớp học.
Hỏi : Đọc câu văn đầu tiên kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của Tôi gắn với không gian, thời gian cụ thể nào ? 
Hỏi : Vì sao thời gian và không gian ấy trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả ? 
- Là thời gian, thời điểm quen thuộc , gần gũi với tuổi thơ tác giả lần đầu tiên được cắp sách tới trường. 
Hỏi : Tâm trạng của Tôi trong thời gian ấy? - Lòng tôi lại náo nức, mơn man .
Hỏi : Thế nào là náo nức, mơn man ?
- Vui sướng, hớn hở 
à Câu văn đầu tiên giới thiệu niềm bâng khuâng hồi hộp, những rung cảm nhẹ nhàng trong sáng của tác giả khi nhớ lại ngày đầu tiên đến trường. Cảm xúc ấy được kể theo dòng hồi tưởng với ngôi thứ nhất tạo cho truyện ngắn một giọng điệu chân thực, tha thiết.
Hỏi : Cảm xúc ấy được tiếp tục khắc hoạ bằng hình ảnh nào? tác giả sử dụng nghệ thuật gì ? 
- Cảm giác trong sáng ấy.. như mấy cành hoa tươi mỉm cười.
-> Biện pháp so sánh , nhân hoá thật đẹp trong trẻo của cảnh sắc thiên nhiên. Càng nhấn mạnh hơn niềm xúc động đang ngân lên trong lòng tác giả khi hồi tưởng lại ngày đầu tiên đi học.
Hỏi : Cảm xúc ấy xuất hiện lúc nào?
 Mỗi lần thấy mấy em nhỏ núp dưới nón mẹtưng bừng
Đó không phải là cảm xúc thoáng qua mà là dấu ấn không thể nào quên trong suốt cuộc đời tác giả.
Hỏi : Nhân vật Tôi nhớ lại con đường buổi đầu tiên đi học với đặc điểm gì ? Tại sao lần này lại càng thấy lạ ? 
Con đường quen tự nhiên thấy lạ.Tôi đi học .
-> Đó là tâm trạng quen thuộc của bất cứ học sinh nào trong buổi đầu tiên đến trường vừa bỡ ngỡ , hồi hộp. Tự cảm thấy mình lớn dần lên , không còn là trẻ con nữa.
Hỏi : Trên đường tới trường “ Tôi ” nhớ lại trang phục và suy nghĩ của mình hãy tìm chi tiết ấy.? 
Aó vải dù đen dài thấy trang trọng, đứng đắn.
Hai quyển vở trên tay thấy nặng, ghì chặt.
Hỏi : Em hiểu gì về tâm trạng của Tôi lúc này? 
 - Tâm trạng hồi hộp cảm thấy trang trọng, đứng đắn, cẩn thận nâng niu những quyển vở nhưng lại cảm nhận được những khoảnh khắc đầu tiên.
Giáo viên : Cảm giác ấy càng tô đậm hơn khi “ Tôi ” đối chiếu mình với các bạn nhỏ khác vui vẻ tự tin khi đi học. 
 Hỏi : Trong cảm xúc ấy cậu bé nảy ra suy nghĩ gì?
 - Mẹ đưa bút , thước cho cầm – Người thạo mới cầm nổi.
Đó là suy nghĩ ngây thơ non nớt của một cậu bé con. Những ý nghĩ ấy cứ nhẹ nhàng thoáng qua như một làn mây lướt trên ngọn núi .
 Hỏi : Qua toàn bộ đoạn 1 , em hiểu gì về tâm trạng của nhân vật Tôi khi cùng Mẹ tới trường.
- Tâm trạng hồi hộp ngỡ ngàng vừa quen vừa lạ .
I . Giới thiệu tác giả - tác phẩm:
 1 - Tác giả : 
 Tên khai sinh là Trần Văn Ninh( 1911-1988 ) quê ở ngoại ô thành phố Huế.
2 - Tác phẩm : 
 “ Tôi đi học ” in trong tập truyện “ Quê Mẹ” xuất bản năm 1941.
II - Đọc và tìm hiểu văn bản 
1- Khơi nguồn cảm xúc : 
 - Thời gian : Vào cuối thu 
 - Không gian : Lá rụng, mây bàng bạc 
 - Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ đến trường
à Lòng tôi lại náo nức, mơn man .
2 - Tâm trạng của nhân vật Tôi trên đường cùng Mẹ tới trường : 
- Tâm trạng hồi hộp cảm thấy trang trọng, đứng đắn, cẩn thận nâng niu những quyển vở nhưng lại cảm nhận được những khoảnh khắc đầu tiên.
Tâm trạng hồi hộp ngỡ ngàng vừa quen vừa lạ .
3. Củng cố – hướng dẫn về nhà
Tìm hiểu kĩ phần còn lại của văn bản và làm phần luyện tập.
-------------Hết tiết một-------------
Ngày soạn: 17 / 8 / 2011
Ngày dạy: 22 / 8 / 2011
Tiết 2
Tôi đi học
 ( Tiếp ) Thanh Tịnh
A- Mục tiêu cần đạt: ( Như tiết 1 )
B – Chuẩn bị : ( Như tiết 1 )
C – Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học : 
1 - Kiểm tra bài cũ: ? Đoạn thứ nhất tác giả 2 lần sử dụng nghệ thuật so sánh rất đẹp tìm và phân tích hình ảnh so sánh đó .? 
2 - Bài mới :Trên con đường tới trường cậu bé đã có những thay đổi ttrong suy nghĩ, vậy cậu còn có cảm nhận như thế nào nữa về ngôi trường- chúng ta cùng tìm hiểu tiếp
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hỏi : Cậu bé đã bao giờ đến trường chưa? lần này đến trường cậu bé thấy gì khác so với lần đi bẫy chim vừa qua?
Ngôi trường xinh xắn oai như đình làng. lòng lo sợ vẩn vơ.
Hỏi: Tại sao cậu bé lại có tâm trạng ấy?
Cùng là một sự vật, vẫn ngôi trường ấy như trước đây cậu cảm thấy xa lạ. Còn bây giờ lại cảm thấy thân quen. Lại cảm thấy thật bé nhỏ so với nó đâm ra lo sợ vẩn vơ.
Hỏi : Cảm xúc ấy được cụ thể bằng phép so sánh độc đáo chỉ rõ: Phép so sánh đã giúp em cảm nhận đươc điều gì ?
- Họ như những con chim conngập ngừng e sợ Phép so sánh giàu tình cảm nhận được ý nghĩa của nhân vật Tôi cụ thể rõ ràng hơn trước . Nhờ chúng mà truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình trong trẻo.
Hỏi : Đến trường mới ngoài những người bạn nhỏ chưa quen. Cậu bé còn thấy những ai ?
Ông Đốc : Cặp mắt hiền từ cảm thông, giọng nhẹ nhàng dịu dàng, hiền từ -
à Đó là hình ảnh người thầy, người lãnh đạo Nhà trường hiền từ bao dung, yêu thương học trò .
Các bậc phụ huynh đưa con đến trường dự buổi đầu tiên của năm học mới . Họ có lẽ cũng đang ở trong tâm trạng hồi hộp lo lắng như con em mình.
Hỏi : Cậu bé được vào học lớp 5 , Thầy giáo của cậu được mô tả qua hình ảnh nào?
Thầy giáo trẻ tuổi gương mặt tươi cười ra đón .
Hỏi : Cảm nhận của em về người thầy giáo đó?
- Đó là một người thầy giáo vui tính giầu tình yêu thương trò
Hỏi : Qua sự lo lắng chuẩn bị, thái độ của những người lớn em cảm nhận được điều gì về thái độ của họ với thế hệ tương lai.
Cảm nhận được sự chăm sóc chu đáo , trách nhiệm và tấm lòng của Người thầy với thế hệ tương lai
--> Đó là môi trường giáo dục ấm áp. Nguồn nuôi dưỡng khiến các em trưởng thành .
Hỏi : Trong khi đó phải xa rời bàn tay mẹ, cậu bé có cảm giác gì. Tìm chi tiết nói lên suy nghĩ của cậu ?
Nức nở khóc, vài tiếng khóc thút thít
Chưa bao giờ thấy xa mẹ như lúc này.
Hỏi : Tâm trạng ấy có đúng, có hợp lý không ?
Cảm giác ấy hợp lý bởi các cậu bé đã bước vào thế giới khác .
Hỏi : Ngồi trong lớp học cậu bé quan sát thấy những gì ? Cậu có cảm nhận gì khi ngồi trong lớp học.
Mùi hương lạ xông lên.
Hình treo trên tường lạ và hay.
Nhìn bàn ghế lạm nhận là của riêng.
Nhìn người bạn tí hon không xa lạ.
Con chim non hót.
Hỏi : Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả:
Tác giả chọn những hình ảnh hết sức tinh tế bộc lộ một tâm hồn nhạy cảm.
Hỏi : Những hình ảnh ấy giúp em hiểu gì về tâm trạng cậu bé khi lần đầu ngồi trong lớp học.
Cậu bé vừa ngỡ ngàng vừa tự tin bắt đầu nghiêm trang bước vào buổi học đầu tiên.
Hỏi : Việc nhớ lại kỷ niệm đi bẫy chim và tiếng phấn của thầy giáo đưa nhân vật trở lại với thực tại giúp em nhận thấy cậu bé có sự thay đổi như thế nào ?
Trong phút chốc cậu bé đã trưởng thành lớn hẳn lên. Cậu gạt hẳn ý nghĩ trẻ con ra khỏi tâm trí để nghiêm túc bước vào giờ học.
Hỏi :Truyện ngắn bố cục theo trình tự nào ? điều đó có đóng góp gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm.
Truyện kể theo mạch hồi tưỏng, cảm nghĩ của nhân vật “ Tôi “ theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường,
Hỏi : Nghệ thuật viết truyện có gì đặc sắc.
Tryện ngắn không có tình huống kịch tính nhưng vẵn cuốn hút người đọc bởi bản thân tình huống truyện là buổi tựu trường đầu tiên trong đời , đã đem lại cảm xúc thiết tha êm dịu . Bên cạnh đó kết hợp hài hoà giữa kể, tả , bộc lộ cảm xúc. Điều đó đã tạo lên chất trữ tình trong trẻo tươi sáng cho câu chuyện.
Hỏi : Câu chuyện gợi nhớ cho em kỷ niệm gì?
Đọc ghi nhớ 
- GV: Viết 1 đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc của em trong ngày đến trường đầu tiên.///
3- Tâm trạng của “ Tôi “ khi ở sân trường.
Ngôi trường xinh xắn oai nghiêm như đình làng, lòng lo sợ vẩn vơ.
Cảm nhận được sự chăm sóc chu đáo , trách nhiệm và tấm lòng của Người thầy với thế hệ tương lai
4 - Tâm trạng của nhân vật “Tôi’’ khi ngồi trong lớp học
Mùi hương lạ xông lên.
Hình treo trên tường lạ và hay.
Nhìn bàn ghế lạm nhận là của riêng.
Nhìn người bạn tí hon không xa lạ.
Con chim non hót.
Cậu bé vừa ngỡ ngàng vừa tự tin bắt đầu nghiêm trang bước vào buổi học đầu tiên.
III – Tổng kết :
1. Nghệ thuật:
Truyện kể theo mạch hồi tưỏng, cảm nghĩ của nhân vật “ Tôi “ theo trình tự thời gian của một buổi tựu trường,
Bên cạnh đó kết hợp hài hoà giữa kể, tả , bộc lộ cảm xúc. Điều đó đã tạo lên chất trữ tình trong trẻo tươi sáng cho câu chuyện.
2. Nội dung:
- Kỉ niệm đầu tiên đến trường trong cuộc đời mỗi con người thật khó phai mờ.
IV - Luyện tập :
3. Củng cố – Hướng dẫn về nhà:
? Trong truyện ngắn “Tôi đi học” có 12 lần Thanh Tịnh sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ so sánh. Hãy chỉ ra.
TT
Cái so sánh
Từ SS
Cái được so sánh
1
Những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi
như
mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
2
Tôi không lội qua sông thả diều
 và không đi ra đồng nô đùa
như
như
thằng Quý
thằng Sơn nữa.
3
ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng
như
một làn mây lướt ngang trên ngọn núi
4
Nhà trường cao ráo và sạch sẽ
hơn
các nhà trong làng
5
Trường Mĩ Lí trông xinh xắn và oai nghiêm
như
cái đình làn ...  - G/ v trả bài h/sinh - Giải đáp thắc mắc .
 - Gọi 1 vài h/s đọc các bài làm tốt để h/s tham khảo( Phần tự luận)- Gọi điểm vào sổ .
I. Đề bài: 
II. Đáp án – biểu điểm
III. Nhận xét ưu, nhược điểm
1. Ưu điểm:
- Về nội dung:
- Về cách trình bày ý:
2. Nhược điểm:
- Về nội dung:
- Về cách trình bày ý:
IV. Chữa lỗi sai
1. Sai câu:
2. Sai từ:
3. Sai chính tả:
4. Sai cách diễn đạt
V. Đọc bài trước lớp.
1. Bài viết chưa tốt:
2. Bài viết tốt:
3. Gọi tên – ghi điểm.
3. Củng cố – Hướng dẫn về nhà
Về nhà ôn tập lại những kiến thức trọng tâm trong chương trình kì I, chuẩn bị xem trước toàn bộ chương trình kì II. Soạn trước bài Nhớ rừng – Thế Lữ. Tìm tài liệu về thời kì thơ mới ( 1932 – 1943 ).
Duyệt giáo án Tuần 19/ 2009
3. Củng cố – Hướng dẫn về nhà
Tiết 64: tập làm văn
Trả bài Tập làm văn số 3
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS :
- Tự đánh giá bài làm của mình theo yêu cầu văn bản và nội dung của đề bài.
- Hình thành năng lực tự đánh giá và sửa chũă bài văn của mình.
B. Các bước lên lớp:
* Chuẩn bị: 
- Thầy: SGK- SGV- Kết quả bài kiểm tra- Nhận xét ưu và nhược điểm bài làm văn của HS.
- Trò: SGK- Ôn lại lí thuyết về văn thuyết minh- Tự thống kê các lỗi trong bài của mình và hướng sửa lỗi.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra :
HS: Nhắc lại định nghĩa về văn thuyết minh, các phương pháp thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
3. Trả bài:
*Bước 1: GV nhắc lại yêu cầu của bài làm văn số 3.
GV ghi đề bài lên bảng.
Đề bài 1: Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
Đề bài 2: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam.
* Bước 2: Phân tích đề: GV yêu cầu HS phân tích để thấy rõ yêu cầu của đề bài.
- Thể loại: Thuyết minh về thứ dồ dùng.
- Đối tượng thuyết minh: chiếc áo dài và chiếc nón lá Việt Nam
* Bước 3: GV dùng hệ thống câu hỏi giúp HS lập lại dàn bài chung cho 1 đề bài mà đa số HS trong lớp thực hiện.
Dàn bài
I. Mở bài: Giới thiệu chung về chiếc áo dài Việt Nam.
 Chiếc áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam trong gần 300 năm qua...nó mang nét đẹp văn hoá riêng của người Việt...
II. Thân bài: dùng các phương pháp thuyết minh về chiếc áo dài.
*ý 1: Giới thiệu về lịch sử chiếc áo dài Việt Nam
* ý 2: Giới thiệu về quá trình hoàn thiện của chiếc áo dài Việt Nam trong mấy trăm năm qua.
* ý 3: Giới thiệu giá trị của chiếc áo dài Việt nam trên trường quốc tế( hội chợ quốc tế tổ chức tại Nhật bản - các nhà tạo mẫu thế giới đã công nhận và trao huy chương vàng cho chiếc áo dài truyền thống VN) -> quốc phục.
* ý 4: Giới thiệu vai trò và vị thế của chiếc áo dài ở trong nước ( là trang phục của nữ sinh trên giãng đường, là bộ áo duyên dáng của cô dâu trong tiệc cưới, là trang phục bắt buộc trong cuộc thi hoa hậu VN...)
* ý 5: Giới thiệu v ý nghĩa đạo lí của chiếc áo dài.
III. Kết bài: Khẳng định về giá trị và sức sống của chiếc áo dài...
* Bước 4: GV nhận xét đánh giá chung về bài làm của HS:
1. ưu điểm:
a. Về hình thức:
 - Trình bày sạch, đẹp: 35 bài.
 - Chữ viết ngay ngắn, thẳng hàng: 30 bài.
 - Bố cục rõ ràng(các mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng rành mạch).
 - Dùng dấu câu tương đối thích hợp.
 - Viết đúng chính tả: 30 bài.
 - Diễn đạt mạch lạc: 10 bài.
 - Diễn đạt tương đối mạch lạc: 20 bài.
 - Dùng từ chính xác: 20 bài.
 - Dùng từ tương đối chính xác: 25 bài.
b. Về nội dung:
 - Hiểu đề và thực hiện đúng yêu cầu của đề bài: 47 bài( 100 % ).
 - Nắm vững đối tượng và phương pháp thuyết minh: 45 bài.
 - Vận dụng và kết hợp tốt các phương pháp thuyết minh( dùng số liệu, giải thích, so sánh, phân tích...).
 - Hiểu biết và cảm nhận được ý nghĩa của đối tượng thuyết minh đối với con người, với nền văn hoá dân tộc-> ý thức được vai trò của đối tượng và có thái độ đúng đắn trong việc phát huy và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc: 27 bài.
2. Nhược điểm:
 a. Hình thức:
 - Chưa chú ý tách các đoạn( diễn tả những ý chính) trong phần thân bài: 17 bài
 - Dùng dấu câu chưa thích hợp: 15 bài ( chưa dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn để đánh dấu lời nói trực tiếp và bộ phận giải thích bổ sung): em Huyền, Sơn, Hoàng Anh, Bách, Đức, Trọng, Hải...
 - Dùng dấu phẩy và dấu chấm phẩy chưa thích hợp: Như Trang, Cường, Minh Thu, Thành.
 - Sai chính tả: n-l; gi- r; tr- ch; s- x ( Ngọc Sơn, Hải, Đức Cường, Trọng, Tùng)
 - Viết tắt: VN- Việt Nam; N- những; Ng- người; (.)- trong; k- không ( Hoài Sơn, Yến, Huyền, Thịnh, Hương).
 - Diễn đạt chưa thật mạch lạc: 5 bài( Trọng, Hải, Thành, Tùng, Bách).
 - Dùng từ chưa chính xác: chằm nón viết thàng chằng nón : 2 bài.
b. Nội dung:
 - Còn một số bài viết đưa số liệu chưa thật chính xác( do viết cẩu thả).
 - Thiếu phần đánh giá và liên hệ để trình bày cảm xúc về đối tượng: 12 bài.
 * Bước 5: 
 - Trả bài và đọc 3 bài văn đạt điểm cao nhất: Bài của em Long, em Linh, em Châm Anh.
 - HS nhận xét đánh giá ưu điểm của từng bài.
 - Đọc và đánh giá 2 bài đạt điểm kém nhất: Trọng, Hải.
* Bước 6: Chữa lỗi:
1. Chữa lỗi chính tả:
 - Viết hoa tự do: bài của em Đức.
 - Sai phụ âm đầu: Bài của em Trọng.
 - Sai vần: bài của em Tùng
2. Chữa lỗi dùng từ:
 - Dùng từ thiếu chính xác: bài của em Tuấn, Tùng, Đức, Bách.
3. Chữa lỗi về câu: 
 - Dùng dấu câu chưa thích hợp: bài của em Trọng, em Tùng...
 - Dấu câu: bài của em Thành, em Hải, em Trong, em Sơn...
4. Chữa lỗi liên kết câu và đoạn văn:
 - Liên kết câu và đoạn văn: bài của em Trang, em Cường, em Thuỷ
 5. Chữa lỗi diễn đạt:
 - Diễn đạt: bài của em Minh Thu, em Như Trang
* Đánh giá chung: HS nắm vững đối tượng và phương pháp thuyết minh tuy nhiên các em còn lệ thuộc vào các tài liệu tham khảo và dùng dấu câu chưa thích hợp, viết tắt tuỳ tiện và còn sai chính tả ở những lỗi thông thường...
* Kết quả:
 - Điểm 9: 7 bài.
 - Điểm 8,5: 9 bài.
 - Điểm 8: 14 bài.
 - Điểm 7,5: 14 bài.
 - Điểm 7: 2 bài.
 - Điểm 6,5: 1 bài. 
*Hướng dẫn về nhà: 
- Chép chính tả và chú ý các lỗi thường mắc.
- Quan sát các đồ vật trong gia đình và tập thuyết minh.
- Đọc lại các bài thơ thất ngôn bát cú đã học và tìm hiểu kĩ đặc điểm của thể thơ.
- Soạn văn bản: Hai chữ nước nhà.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Đề bài: 
- HS nhắc lại đề bài 
GV: Chép đề lên bảng
HS: Chép đề vào vở
HS: Tìm y/c của đề về thể loại, nội dung cần làm.
 II. Yêu cầu và lập dàn ý:
1.Yêu cầu :
- Thể loại: thuyết minh một thứ đồ dùng học tập .
- Đối tượng: chiếc bút bi .
- Phạm vi thuyết minh: cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc bút bi .
- Phương pháp thuyết minh: Vận dụng linh hoạt các phương pháp .
2. Dàn ý cụ thể:
a) Mở bài: Giới thiệu bút bi là đồ dùng quen thuộc , gắn bó với học sinh ; dùng để viết ghi chép .
b) Thân bài:
* Cấu tạo: - Gồm 2 phần chính :
a. Vỏ bút : Gồm 2 phần :
- Phần dài là thân bút chứa ruột bút 
- Phần ngắn hơn là nắp bút ; thường có móc cài .
- Làm bằng sắt, nhôm, nhựa 
- Hình thức đẹp , phong phú .
- Màu sắc đẹp : Xanh, đỏ, tím 
b. Ruột bút : Gồm phần đầu bút (ngòi) và phần ống chứa mực .
- Ngòi bút bằng kim loại: sắt , đồng ; đầu ngòi có một viên bi nhỏ ( Gọi là hạt gạo ).
- Hạt gạo tròn thường lăn đều khi viết để cho mực ra đều .
- Phần ống đựng mực làm bằng nhựa dẻo , rỗng để chứa mực .
- ống dẫn mực nhỏ, hình trụ tròn trong đó chứa mực dẻo với nhiều loại màu khác nhau, có cả hương vị .
* Công dụng : - Dùng để viết, tạo những nét chữ đẹp .
* Sử dụng: - Ngòi bút nhỏ, tròn , tránh làm rơi 
 - Sau khi viết phải nắp cẩn thận .
 - Có thể dùng làm quà tặng...
* Bảo quản: - Thường xuyên lau sạch bụi bẩn .
 - Giữ gìn cẩn thận tránh dập vỡ .
c) Kết bài: - Cảm nghĩ về cây bút ; ý nghĩa của nó 
 - Chiếc bút bi thật là thân thiết, gắn bó với chúng em 
III. Nhận xét :
1. Ưu điểm:
- Nhìn chung h/s xác định được đối tượng thuyết minh .
- Biết sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp 
- Nội dung khá đầy đủ: trình bày đủ theo yêu cầu của đề như về cấu tạo, công dụng, cách bảo quản chiếc bút bi .
- Bố cục rõ ràng, trình bày khoa học, sạch sẽ .
- Nhiều bài viết tốt, thuyết minh ngắn gọn, mạch lạc, đủ ý .
2. Nhược điểm:
a. Hình thức:
- Chưa chú ý tách các đoạn( diễn tả những ý chính) trong phần thân bài: 17 bài
- Dùng dấu câu chưa thích hợp: 15 bài ( chưa dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn để đánh dấu lời nói trực tiếp và bộ phận giải thích bổ sung): em Huyền, Anh, Đức, Trọng, Hải...
- Dùng dấu phẩy và dấu chấm phẩy chưa thích hợp: Trang, Vinh, Bích, Thanh.
- Sai chính tả: n-l; gi- r; tr- ch; s- x ( Thanh, Hải, Vinh, Kiên, Trọng, Trung)
- Viết tắt: VN- Việt Nam; N- những; Ng- người; (.)- trong; k- không ( Anh , Huế, Huyền, Thơm)
- Diễn đạt chưa thật mạch lạc: 5 bài ( Trọng, Hải, Thanh, Trung, Bích).
- Dùng từ chưa chính xác: Hạt gạo viết thành hòn gạo : 1 bài.
b. Nội dung:
 - Còn một số bài viết đưa số liệu chưa thật chính xác( do viết cẩu thả).
- Thiếu phần đánh giá và liên hệ để trình bày cảm xúc về đối tượng: 12 bài.
IV. Chữa lỗi
1. Chữa lỗi chính tả:
 - Viết hoa tự do: bài của em Hoàng Nam 8C.
 - Sai phụ âm đầu: Bài của em Trọng.
 - Sai vần: bài của em Vinh
2. Chữa lỗi dùng từ:
 - Dùng từ thiếu chính xác: bài của em Tuấn, Năm , Kiên, Thanh.
3. Chữa lỗi về câu: 
 - Dùng dấu câu chưa thích hợp: bài của em Trọng, em Ninh...
 - Dấu câu: bài của em Thanh, em Hải, em Dương, em Duẩn...
4. Chữa lỗi liên kết câu và đoạn văn:
 - Liên kết câu và đoạn văn: bài của em Trang, em Bích, em Liên...
 5. Chữa lỗi diễn đạt:
 - Diễn đạt: bài của em Trung, em Linh
V. Trả bài - Gọi điểm :
- G/ v trả bài h/sinh - Giải đáp thắc mắc .
- Gọi 1 vài h/s đọc các bài làm tốt để h/s tham khảo .- Gọi điểm vào sổ .
Đề bài: Thuyết minh về chiếc bút bi.
I. Tìm hiểu đề:
II. Lập dàn ý:
1. Mở bài:
Dù trong cuộc sống ngày nay nhân loại đã có nhiều tiến bộ, có những cỗ máy có thể ghi nhớ thật nhanh, thật nhiều, nhưng bút bi vẫn là một trong những vật dụng không thể thiếu với chúng ta. Nhất là với học sinh
2. Thân bài:
* Cấu tạo: - Gồm 2 phần chính :
a. Vỏ bút : Gồm 2 phần :
- Phần dài là thân bút chứa ruột bút 
- Phần ngắn hơn là nắp bút ; thường có móc cài .
- Làm bằng sắt, nhôm, nhựa 
- Hình thức đẹp , phong phú .
- Màu sắc đẹp : Xanh, đỏ, tím 
b. Ruột bút : Gồm phần đầu bút (ngòi) và phần ống chứa mực .
- Ngòi bút bằng kim loại: sắt , đồng ; đầu ngòi có một viên bi nhỏ ( Gọi là hạt gạo ).
- Hạt gạo tròn thường lăn đều khi viết để cho mực ra đều .
- Phần ống đựng mực làm bằng nhựa dẻo , rỗng để chứa mực .
- ống dẫn mực nhỏ, hình trụ tròn trong đó chứa mực dẻo với nhiều loại màu khác nhau, có cả hương vị .
* Công dụng : - Dùng để viết, tạo những nét chữ đẹp .
* Sử dụng: 
 - Ngòi bút nhỏ, tròn , tránh làm rơi 
 - Sau khi viết phải nắp cẩn thận .
 - Có thể dùng làm quà tặng...
* Bảo quản: - Thường xuyên lau sạch bụi bẩn .
- Giữ gìn cẩn thận tránh dập vỡ .
3. Kết bài: - Chiếc bút bi thật là thân thiết, gắn bó với chúng em 

Tài liệu đính kèm:

  • docGan van 8 hoc ki I.doc