Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27, 28 - GV: Nguyễn Thị Yến

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27, 28 - GV: Nguyễn Thị Yến

TUẦN 26

Bài 24 - Tiết 97

Nước Đại Việt ta

 (Nguyễn Trãi)

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Thấy đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở TK XV.

- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu.

B. Phương tiện và tài liệu tham khảo

- Bình giảng Ngữ Văn 8

- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học

* Kiểm tra bài cũ:

- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB Hịch tướng sĩ ?

- Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch?

 

doc 33 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26, 27, 28 - GV: Nguyễn Thị Yến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Bài 24 - Tiết 97
Ngày soạn: 2/3/2010
Ngày dạy: 9/3/2010
Nước Đại Việt ta 
	 (Nguyễn Trãi)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS: 
- Thấy đoạn văn có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở TK XV.
- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
- Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Bình giảng Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của VB Hịch tướng sĩ ?
- Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn được thể hiện qua bài hịch?
* Khởi động: 
- GV giới thiệu: Nguyễn Trãi không chỉ là tác giả của những bài thơ nôm phú tuyệt vời như Cửa biển Bạch Đằng, Bến đò xuân đầu trạimà còn là tác giả của Bình Ngô đại cáo. Bản thiên cổ hùng văn, rất xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu một đoạn trong bài cáo ấy.
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
?. Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
?. Dựa vào chú thích SGK, hãy nêu các đặc điểm chính của thể cáo trên các mặt (mục đích, bố cục, lời văn, tác giả)?
?. Em hãy so sánh đặc điểm của thể cáo với đặc điểm của thể chiếu, hịch? (giống, khác nhau?)
?. Tại sao Bình Ngô đại cáo lại mang ý nghĩa trọng đại?
?. Trong bố cục 4 phần của bài đại cáo, đoạn trích Nước Đại Việt ta nằm ở phần nào? Tóm tắt nội dung chính của phần này?
I. Tìm hiểu chung
- 1 -> 2 HS trả lời.
- HTL:
+ Nguyễn Trãi: là nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Nguyễn Trãi anh hùng và Nguyễn Trãi bi kịch đều ở mức độ tột cùng.
+ Văn bản Nước Đại Việt ta được trích trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo.
- HTL:
+ Mục đích: Trình bày chủ trương, công bố kết quả một sự nghiệp.
+ Bố cục: 4 phần (nêu luận đề chính nghĩa, vạch rõ tội ác kẻ thù, kể lại quá trình kháng chiến, tuyên bố chiến thắng - nêu cao chính nghĩa).
+ Lời văn: Theo lối văn biền ngẫu.
+ Tác giả: Vua chúa hoặc thủ lĩnh viết.
- HTL: được xem như bản tuyên ngôn độc lập của nước ta sau đại thắng quân Minh.
- HTL: 
+ Phần mở đầu của bài cáo.
+ Nêu tư tưởng nhân nghĩa: cuộc kháng chiến vì dân; nước Đại Việt ta vốn có nền độc lập, kẻ xâm lược nhất định thất bại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- GV nêu y/c đọc: Đọc với giọng điệu trang trọng, hùng hồn, tự hào. Chú ý tính chất câu văn biền ngẫu cân xứng, nhịp nhàng.
- GV đọc mẫu 1 lượt.
?. Trong số các chú thích SGK, chú thích nào em chưa hiểu cần giải đáp?
?. Có thể coi Nước Đại Việt ta là văn bản nghị luận được không? Vì sao?
?. Nêu bố cục và nội dung từng phần của văn bản?
- Đọc 2 câu đầu văn bản Nước Đại Việt ta, cho biết:
?. Nhân nghĩa ở đây có những nội dung nào?
?. Nếu hiểu yên dân là giữ yên cuộc sống cho dân, điếu phạt là thương dân trừ bạo, thì dân ở đây là ai? Kẻ bạo ngược là ai?
?. ở đây, hành động điếu phạt có liên quan đến yên dân như thế nào?
- Như thế các hành động yên dân và điếu phạt đều liên quan đến dân.
?. Từ đó, có thể hiểu nội dung tư tưởng nhân nghĩa được nêu trong bài Bình Ngô đại cáo như thế nào?
- Bình Ngô đại cáo là bản tổng kết cuộc kháng chiến thắng lợi chống quân Minh, được mở đầu bằng tư tưởng nhân nghĩa vì dân:
?. Từ đó em hiểu gì về tính chất của cuộc kháng chiến? Tư tưởng của người viết bài cáo này?
?. Trong phần văn bản trình bày nền văn hiến Đại Việt, các biểu hiện nào được nói tới?
?. Núi sông đã chia, phong tục cũng khác, các lí lẽ này nhằm khẳng định biểu hiện nào của văn hiến Đại Việt?
- Khi nhắc đến các triều đại Đại Việt xây nền độc lập song song cùng các triều đại Trung Hoa và các hào kiệt của nước ta đời nào cũng có.
?. Tác giả đã dựa trên những chứng cớ lịch sử nào?
?. Tính thuyết phục của các chứng cớ này là gì?
?. Các câu văn biền ngẫu cùng với phép so sánh ngang bằng ở đây có tác dụng gì?
?. Từ đây, tư tưởng và tình cảm nào của người viết Bình Ngô đại cáo được bộc lộ?
- Nền văn hiến Đại Việt còn được làm rõ hơn qua các chứng cớ còn ghi trong lịch sử chống ngoại xâm.
?. Các chứng cớ này được ghi trong những lời văn nào?
?. Làm rõ ý nghĩa của các chứng cứ này từ các chú thích trong SGK?
?. Hãy miêu tả cấu trúc biền ngẫu của các câu văn này?
?. Nêu tác dụng của các câu văn biền ngẫu này?
?. ở đây tư tưởng và tình cảm nào của người viết tiếp tục được bộc lộ?
?. Đọc phần đầu Bình Ngô đại cáo, em hiểu những điều sâu sắc nào về nước Đại Việt ta?
- ý thức dân tộc ở Nước Đại Việt ta là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài Nam quốc sơn hà.
?. Theo em, đâu là những biểu hiện tiếp nối?
?. Đâu là những biểu hiện phát triển?
?. Nội dung nhân nghĩa và dân tộc được trình bày trong hình thức văn chính luận cổ có gì nổi bật?
?. Từ nội dung văn bản Nước Đại Việt ta, em hiểu gì về Nguyễn Trãi?
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc, chú thích
- HS nghe.
- HS nghe.
- 1 -> 2 HS đọc văn bản
- HS nêu thắc mắc.
2. Thể loại và bố cục
- HTL: 
+ Là văn nghị luận.
+ Vì được viết bằng phương thức lập luận, lấy lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ tư tưởng độc lập dân tộc và thuyết phục người đọc, người nghe.
- HTL: Bố cục 2 phần
+ 2 câu đầu: Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến.
+ Những câu còn lại: Chứng minh nền văn hiến của Đại Việt.
3. Phân tích
a. Tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến
- HS đọc 2 câu đầu của văn bản.
- HTL: 2 nội dung: yên dân và điếu phạt.
- HTL: 
+ Dân là dân nước Đại Việt ta.
+ Kẻ bạo ngược là quân xâm lược nhà Minh. 
- HTL: Trừ giặc Minh bạo ngược để giữ yên cuộc sống cho dân.
- HTL: Nhân nghĩa có nghĩa là lo cho dân, vì dân.
- HS nghe.
- HTL:
+ Tính chất: Chính nghĩa phù hợp với lòng dân.
+ Tư tưởng: Thân dân, tiến bộ.
b. Nền văn hiến Đại Việt
- HTL:
+ Lãnh thổ riêng (Núi sông bờ cõi đã chia)
+ Phong tục riêng (Phong tục Bắc Nam cũng khác)
+ Lịch sử riêng (Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần...Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã)
- HTL: Đại Việt là nước độc lập vì có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng.
- HS nghe.
- HTL: Các triều đại Đại Việt từ Triệu, Đinh, Lí, Trần xây nền độc lập trong các cuộc đương đầu với các triều đại Hán, Đường, Tống, Nguyên của Phương Bắc.
- HTL: ý nghĩa khách quan của sự thật lịch sử không thể chối cãi.
- HTL: 
+ Khẳng định tư cách độc lập của nước ta.
+ Tạo sự uyển chuyển nhịp nhàng cho lời văn, dễ nghe, dễ đi vào lòng người.
- HTL: 
+ Đề cao ý thức dân tộc Đại Việt.
+ Tình cảm tự hào dân tộc.
- HS nghe.
- HTL: Lưu Cung ..... giết tươi Ô Mã.
- HS trả lời theo các chú thích SGK liên quan đến các nhân vật Lưu Cung, Triệu Tiết, Ô Mã, địa danh Hàm Tử.
- HTL: ở đây có 2 câu biền ngẫu. Mỗi câu có 2 vế sóng đôi đối xứng:
+ Câu 1: Lưu cung tham công nên thất bại (vế 1)- Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong (vế 2).
+ Câu 2: Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô (vế 1) - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã (vế 2).
- HTL:
+ Làm nổi bật các chiến công của ta và thất bại của địch.
+ Tạo sự cân đối nhịp nhàng cho câu văn, dễ nghe, dễ nhớ.
- HTL: 
+ Khẳng định độc lập của nước ta.
+ Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc ta.
4. Tổng kết
- HTL:
+ Nước ta có nền độc lập lâu đời, đáng tự hào.
+ Cuộc kháng chiến chống quân Minh là cuộc kháng chiến vì dân, chính nghĩa.
- HS thảo luận nhóm để trả lời.
- HTL:
+ Nước ta có độc lập chủ quyền vì có vua riêng, địa lí riêng, không chịu khuất phục trước quân xâm lược.
+ Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.
+ Một nền độc lập được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân.
- HTL:
+ Giàu chứng cớ lịch sử.
+ Giàu xúc cảm tự hào.
+ Giọng hùng hồn.
+ Lời văn biền ngẫu nhịp nhàng, ngân vang.
- HS thảo luận theo cặp.
- HTL: 
+ Đại diện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ.
+ Giàu tình cảm và ý thức dân tộc -> yêu nước.
* Củng cố:
- Nêu tư tưởng nhân nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Minh trong văn bản Nước Đại Việt ta?
- Phân tích vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Chuẩn bị bài: Hành động nói (tiếp)
+ Nghiên cứu trước bài học.
+ Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói.
Bài 24 - Tiết 98
Ngày soạn: 3/3/2010
Ngày dạy: 9/3/2010
Hành động nói (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- Củng cố kiến thức về hành động nói và các kiểu hành động nói.
- Nắm được cách dùng các kiểu câu để thực hiện hành động nói.
- Rèn kĩ năng sử dụng hành động nói trong giao tiếp và trg viết văn.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Để học tốt Ngữ Văn 8
- Hướng dẫn tự học Ngữ Văn 8.
- Ngữ pháp Tiếng Việt
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
* Kiểm tra bài cũ: 
- Em hiểu thế nào là hành động nói? VD?
- Chỉ ra sự khác nhau về hành động nói giữa 2 câu:
	+ Em hãy học bài đi!
	+ Em đang học bài à?
* Khởi động: 
* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thực hiện hành động nói
- GV đưa VD lên bảng phụ.
1. Ví dụ (SGK)
- HS đọc VD.
- Y/c HS đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích.
?. Cho biết sự giống nhau về hình thức của 5 câu trong đoạn trích?
?. Trong 5 câu ấy, những câu nào giống nhau về mục đích nói? Xác định hành động nói cho mỗi câu? 
- Dựa theo kết quả tổng hợp trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu: câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động mà em đã biết, cho VD minh hoạ?
2. Nhận xét
- HS đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích.
- HTL: Giống nhau - đều là câu trần thuật, kết thúc câu là dấu chấm.
- HTL: 
+ 3 câu đầu: mục đích là trình bày.
+ 2 câu cuối: mục đích là cầu khiến.
- HS lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các kiểu câu với những kiểu hành động nói.
- HTL:
STT
Ví dụ
Kiểu câu
Hành động nói được thực hiện
1
Bác trai đã khá rồi chứ
Nghi vấn
Hỏi
2
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc
3
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý
Trần thuật
Trình bày (Nhận định)
4
Bổn phận của chúng ta là làm sao cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày
Trần thuật
Điều khiển (yêu cầu)
5
Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm này để báo đền Tổ quốc!
Trần thuật
Hứa hẹn
6
Ông giáo ơi!
Cảm thán
Bộc lộ cảm xúc
?. Trong các câu trên bảng, những câu nào có chức năng chính phù hợp với hành động nói?
?. Những câu nào không có chức năng chính phù hợp với hành động đó?
?. Có những cách nào để thực hiện hành động nói?
- HTL: Câu 1, 3, 5, 6 -> cách dùng trực tiếp
- HTL: 2, 4 -> Cách dùng gián tiếp.
3. Kết luận
* Ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
?. Tìm những câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ. Cho biết ngững câu ấy được dùng đ ... ài liệu tham khảo
- SGK, SGV Ngữ văn 8.
- 108 bài tập Tiếng Việt THCS.
- Một số kiến thức - kĩ năng và BT nâng cao NV 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
	* Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc làm bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Đặt một câu có sử dụng hành động nói?
	* Khởi động:
- GV: nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	* Bài mới:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm “vai xã hội”
- Hs đọc đv trong sgk.
?. Quan hệ giữa các nv tham gia hội thoại trg đoạn trích trên là quan hệ gì 
?. Ai ở vai trên, ai ở vai dưới ?
?. Cách sử sự của người cô có gì đáng chê trách ?
?. Tìm những chi tiết cho thấy nv bé Hồng đã cố gắng kìm nén sự bất bình của mình để giữ đc thái độ lễ phép ? ?. Giải thích vì sao bé Hồng phải làm như vậy ?
?. Khi bạn Li tham gia hội thoại với bạn Dung, thì qh giữa 2 bạn đó là qh gì ?
?. Qua phân tích ví dụ, em hiểu vai xã hội trong hội thoại là gì ?
?. Vì qh xã hội vốn rất đa dạng nên vai XH của mỗi người cũng đa dạng nhiieù chiều. Vậy khi tham gia hội thoại, c.ta cần chú ý gì ?
I. Vai xã hội trong hội thoại
1. Ví dụ
- HS đọc VD, SGK.
2. Nhận xét
* VD1:
- Quan hệ giữa bé Hồng và người cô là qh ruột thịt, qh gia tộc. Tham gia hội thoại, người cô và bé Hồng đều có một v.trí nhất định, tức là có một vai xã hội. Người cô ở vai trên, bé Hồng ở vai dưới. ->Qh trên- dưới (theo thứ bậc trg g.đình).
- Cách xử sự của người cô là thiếu thiện chí, vừa không phù hợp với qh ruột thịt, vừa không thể hiện thái độ đúng mực của người trên đối với người dưới.
- Các chi tiết: Cúi đầu không đáp, im lặng, cười dài trg tiếng khóc, côe họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng...
-> Bé Hồng phải kìm nén sự bất là vì bé Hồng là người thuộc vai dưới, có bổn phận phải tôn trọng người trên.
*Ví dụ 2:
- Qh ngang hàng, qh thân- sơ (theo mức độ quen biết).
3. Kết luận
*Ghi nhớ: sgk (94 ).
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
?. Hãy tìm những chi tiết trg bài Hịch tướng sĩ thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung của TQTuấn đối với binh sĩ dưới quyền ?
?. Xác định vai xã hội trg hội thoại giữa TQT và các tướng sĩ ?
- Y/ c HS đọc đoạn trích.
?. Dựa vào đtrích và những điều em đã biết về truyện Lão Hạc, hãy x.định vai XH của 2 nv tham gia cuộc hội thoại trên ?
?. Tìm những chi tiết trg lời thoại của nv và lời m.tả của nhà văn cho thấy thái đọ vừa kính trọng, vừa thân tình của nv ông giáo với lão Hạc ?
?. Những chi tiết nào trg lời thoại của lão Hạc và lời m.tả của nhà văn nói lên thái độ vừa quí trọng vừa thân tình của lão đối với ông giáo ? 
-Những chi tiết nào thể hiện tâm trạng không vui và sự giữ ý của lão Hạc
II. Luyện tập
Bài tập 1
*Đv: -Các ngươi... tên họ các ngươi sử sách cũng lưu thơm.
-Lúc bấy giờ... có được không ?
*Khi nói với tướng sĩ, TQT đứng ở 2 vai đc xđịnh từ 2 mqh:
-Qh chủ- tướng (ông đứng vai trên): Ông thẳng thắn phê phán nghiêm khắc thái độ và h.động sai trái của tướng sĩ.
-Qh của những người cùng cảnh ngộ (vai ngang hàng): tâm tình với tướng sĩ bằng những lời lẽ thấm thía, khơi dậy đc mối ân tình giữa.
Bài tập 2
a-Xét về địa vị XH, ông giáo là người có địa vị cao hơn một nông dân nghèo như lão Hạc. Nhưng xét về tuổi tác thì lão Hạc có v.trí cao hơn.
b-Ông giáo nói với lão Hạc bằng lời lẽ ôn tồn, nắm lấy vai lão, mời lão hút thuốc, uống nc, ăn khoai. Trg khi nói chuyện, ông giáo gọi lão Hạc là cụ (thể hiện sự kính trọng), có lúc lại nói là ông con mình (thể hiện sự thân mật), có lúc lại xưng tôi (thể hiện qh bình đẳng).
c-Lão Hạc gọi người đối thoại với mình là ông giáo (thể hiện sự tôn trọng), có lúc xưng hô là chúng mình (thể hiện sự thân tình)
-Nhưng qua cách nói của lão Hạc, ta thấy vẫn có một nỗi buồn, một sự giữ khoảng cách: Cười thì chỉ cười đưa đà, cười gượng; thoái thác chuyện ở lại ăn khoai, uống nc với ông giáo. Những chi tiết này rất phù hợp với tâm trạng không vui của lão lúc ấy và lão vẫn luôn giữ ý với ông giáo.
	* Củng cố:
- Em hiểu thế nào là vai xã hội?
- Lấy VD và phân tích các vai xã hội trong VD đó.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Học bài, làm bài tập 3
	Gợi ý: 
+ Anh phải hứa....xa nhau (điều khiển)
+ Anh hứa đi (ra lệnh)
+ Anh xin hứa (hứa hẹn)
- Chuẩn bị bài: Trả bài TLV số 5.
+ Xem lại bài kiểm tra.
+ Tìm và phát hiện các lỗi sai -> sửa lỗi sai trong bài.
Tiết 108
Ngày soạn: 18/3/2010
Ngày dạy: 27/3/2010
Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt
	Giúp HS:
- -Thấy đc biểu cảm là một yếu tố không thể thiếu trg những bài văn nghị luận hay, có sức lay động người đọc, người nghe.
 -Nắm đc những yêu cầu cần thiết của việc đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận, để sự nghị luận có thể đạt đc hiệu quả thuyết phục cao hơn.
B. Phương tiện và tài liệu tham khảo
- Hướng dẫn tự học Ngữ văn 8.
- Một số bài văn mẫu lớp 8.
- Rèn kĩ năng và cảm thụ thơ văn lớp 8.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học
	* Kiểm tra bài cũ: 
	* Khởi động:
	* Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: HD học sinh thảo luận
- Y/c Hs đọc VB.
?. Hãy tìm những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của t.g và những câu cảm thán trg VB trên ? Về mặt sử dụng từ ngữ và đặt câu có tính chất biểu cảm, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của c.tịch HCM có giống với Hịch tướng sĩ của TQT không ?
?. Tuy nhiên, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến và Hịch tướng sĩ vẫn đc coi là những VB nghị luận chứ không phải là VB biểu cảm. Vì sao?
?. Hãy so sánh bảng đối chiếu trg sgk (96). Có thể thấy những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì sao như thế ? Từ đó hãy cho biết tác dụng của yếu tố biểu cảm trg văn nghị luận ?
?. Qua tìm hiểu 2 VB trên, ta thấy yếu tố biểu cảm có v.trò gì trg VB nghị luận ?
?. Thông qua việc tìm hiểu các VB như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trg văn nghị luận ?
?. Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về lđiểm và lập luận hay còn phải thật sự xúc động trc từng điều mình đang nói tới ?
?. Chỉ có dung cảm thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nc và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không ! C.ta thà hi sinh tất cả..." hat "uốn lưỡi cú diều..." ? Để viết đc những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa ?
?. Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ b.cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì g.trị b.cảm trg văn nghị luận càng tăng ?
?. Để bài văn nghị luận có sức b.cảm cao, thì người làm văn phải chú ý gì ?
- Y/c Hs đọc ghi nhớ- sgk- 97.
I. Yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
1. Văn bản: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
a. Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của t.g: Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nc, nhất định không chịu làm nô lệ...
-Những câu cảm thán: Hỡi đồng bào toàn quốc !, Hỡi đồng bào !, Hỡi anh
em binh sĩ, tự vệ, dân quân !
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giống với Hịch tướng sĩ ở chỗ: Có sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn và câu văn có g.trị biểu cảm.
b. Cả 2 TP có khá nhiều yếu tố b.cảm nhưng đề đc coi là những VB nghị luận chứ không phải là VB biểu cảm. Vì mđ của người viết là để kêu gọi tướng sĩ, đồng bào đứng lên đánh giặc cứu nc nên phải dùng phương thức nghị luận đẻ thuyết phục người đọc, người nghe. Yếu tố b.cảm chỉ có t.dụng hỗ trợ làm cho lập luận của bài nghị luận dễ đi vào lòng người và có sức lay động lớn.
c. Những câu ở cột (2) hay hơn những câu ở cột (1). Vì ở cột (2) ngoài yếu tố nghị luận còn có thêm yếu tố b.cảm.
-Tác dụng của yếu tố biểu cảm trg văn nghị luận: Biểu cảm là yếu tố có khả năng gây đc hứng thú hoặc cảm xúc đẹp đẽ, mãnh liệt hoặc sâu lắng nhiều nhất, nghĩa là có khả năng nhiều nhất trg việc làm nên cái hay cho văn bản. 
*Ghi nhớ 1: sgk (97 ).
2. Trong văn nghị luận, yếu tố nghị luận chỉ đóng vai trò phục vụ cho công việc nghị luận. Bởi thế, yếu tố biểu cảm trg một bài văn nghị luận sẽ không đc xem là có g.trị, là đ.sắc, nếu nó làm cho mạch nghị luận của bài văn bị phá vỡ, quá trình nghị luận bị đứt đoạn, quẩn quanh.
a. Người làm văn nghị luận sẽ không thể biêủ cảm với ai nếu bản thân mình không xúc cảm. Do đó, người làm bài phải thật sự có t.cảm với những điều mình viết, mình nói.
b. Nhưng cảm xúc ấy chỉ truyền đến người đọc, người nghe một khi người làm văn tìm ra cách biểu lộ nó bằng ngôn ngữ. Do đó, người làm bài phải tập cho thành thạo cách diễn tả c.xúc bằng các phương tiện ngôn ngữ có tính truyền cảm.
c-Mặt khác tình cảm của người làm bài sẽ không đc tiếp nhận khi người đọc, người nghe chưa tin là nó chân thành. Do đó, người làm bài phải chú ý làm cho cả c.xúc và sự diễn tả c.xúc của mình đều chân thực.
*Ghi nhớ 2: sgk (97 ).
Hoạt động 2: HD HS luyện tập 
?. Hãy chỉ ra các yếu tố biểu cảm trong phần I-Chiến tranh và "người bản xứ " (ở VB Thuế máu) và cho biết t.g đã sdụng những biện pháp gì để biểu cảm. Tác dụng biểu cảm đó là gì ?
- Y/c Hs đọc đv nghị luận.
?. Những cảm xúc gì đã đc biểu hiện qua đv ? 
?. T.g đã làm thế nào để những đv đó không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm ?
II. Luyện tập
Bài tập 1
- "Tên da đen bẩn thỉu", "An nam mít bẩn thỉu", "con yêu", "bạn hiền", "chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do"...
- Nhại cách gọi của bọn TD trc và sau c.tr (trc thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao 1 cách bịp bợm). 
- (Sự nhại lại các lời ấy đã phơi bày giọng điệu dối trá của bọn TD) tạo hiệu quả mỉa mai.
- Nhiều người bản xứ ...chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn kh.học về phóng ngư lôi, đã đc xuống tận đáy biển để bảo vệ TQ của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại n miền hoang vu thơ mộng vùng Ban căng... 
- Dùng h/ả mỉa mai bằng giọng điệu tuyên truyền của TD. 
- Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ và cả sự chế nhạo, cười cợt đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn TD.
=> ở đây yếu tố b.cảm đã tạo hiệu quả về tiếng cười châmm biếm sâu cay.
2-Bài 2 (97 ):
-Những cảm xúc đc biểu hiện qua đv: Nỗi khổ tâm của người dạy tiếng mẹ đẻ, nỗi buồn khi thấy hs có quan niệm học tủ, học vẹt.
-Đv không chỉ có sức thuyết phục lí trí mà còn gợi cảm chính là ở chỗ khi trình bày lập luận, t.g đã có sự giãi bày nỗi lòng của mình đối với các bạn hs trg mqh thân tình, bình đẳng: tự coi mình là người anh các bạn. Vì thế đv không lên giọng dạy đời, nên dễ đi vào lòng người và có sức thuyết phục cao.
* Củng cố:
- Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận.
	* Hướng dẫn về nhà:
- Nắm chắc kiến thức bài học.
- Làm BT 3.
	Gợi ý: 
+ Về lí lẽ có thể tham khảo đoạn văn của Nghiêm Toản. 
+ Về yếu tố biểu cảm, cần bày tỏ tình cảm đáng tiếc cho lối học vô bổ, không có tác dụng mở mang trí tuệ, trau dồi kiến thức (nếu là học vẹt) và lối học cầu may (nếu là học tủ). 
- Chuẩn bị bài: Đi bộ ngao du.
+ Đọc văn bản.
+ Soạn bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 262728.doc