Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II (3 cột)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II (3 cột)

Tiết 75

CÂU NGHI VẤN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp học sinh:

 - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.

 - Nắm vững chức năng của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.

- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong khi nói và viết.

B . CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Giáo viên: + SGK, SGV, Bảng phụ.

 + Một số đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn.

2. Học sinh: + Tìm hiểu về câu nghi vấn trong các bài học mà em biết.

 + Tìm hiểu nội dung bài học trong SGK.

C . TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

C1. Ổn định tổ chức lớp.

 - GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học.

C2. Kiểm tra bài cũ.

 ? Nêu công dụng của dấu chấm hỏi?

C3. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới.

I. Hoạt động 1- giới thiệu bài.

- Trong chương trình học, chúng ta đã được học một số kiểu câu, trong giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một kiểu câu nữa đó là: Câu Nghi Vấn.

 

doc 56 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Học kỳ II (3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 14 tháng 01 năm 2009 Tiết 75
Câu nghi vấn 
A. mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng của câu nghi vấn: Dùng để hỏi.
- Có ý thức sử dụng đúng câu nghi vấn trong khi nói và viết.
B . chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: + SGK, SGV, Bảng phụ. 
	 + Một số đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn.
2. Học sinh:	+ Tìm hiểu về câu nghi vấn trong các bài học mà em biết.
	+ Tìm hiểu nội dung bài học trong SGK.
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
C2. Kiểm tra bài cũ.
	? Nêu công dụng của dấu chấm hỏi?
C3. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới.
I. Hoạt động 1- giới thiệu bài.
- Trong chương trình học, chúng ta đã được học một số kiểu câu, trong giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một kiểu câu nữa đó là: Câu Nghi Vấn.
II. Hoạt động 2 – Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV gọi một HS đọc đoạn văn trong SGK (Tr. 11)
? Trong đoạn văn trên, câu nào là câu nghi vấn?
? Qua các câu vừa tìm, em thấy câu nghi vấn có những đặc điểm gì về hình thức? 
? Những câu nghi vấn trên dùng để làm gì? 
- Hãy tự đặt một số câu nghi vấn?
- GV yêu cầu một em đọc mục ghi nhớ trong SGK.
-Đọc đoạn văn và trả lời câu câu hỏi.
- Suy nghĩ và trả lời.
Nhận xét và bổ xung.
- Đặt câu nghi vấn trên bảng.
- Đọc ghi nhớ.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính
- Các câu nghi vấn:
+Sáng nay người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
+Hay là u thương chúng con đói quá.
- Đặc điểm:
+ Thể hiện ở dấu chấm hỏi.
+ từ ngữ nghi vấn: có không  sao.
- Câu nghi vấn dùng để hỏi.
* Ghi nhớ. ( tự học trong SGK – Tr. 11)
	III. Hoạt động 3 – Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV gọi một em đọc các bài tập trong bài tập 1. Yêu cầu các em khấc theo dõi
- Cho các em thảo luận và làm bài tập. 
- Đọc bài tập
- Thảo luận và làm bài tập.
II. Luyện tập.
Bài tập 1. 
- Các câu nghi vấn:
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Gọi 4 em đại diện lên bảng trình bày bài làm của mình lên bảng. Các em khác quan sát, nhận xét và bổ xung bài cho bạn.
? Căn cứ vào đặc điểm hình thức nào để chúng ta xác định đó là câu nghi vấn?
- GV cho học sinh làm bài tập 2 (SGK Tr – 12)
? Căn cứ vào đâu để xác định các câu trong bài tập là câu nghi vấn? 
? Trong các câu đó, có thể thay từ hay bằng một từ nào khác không? Vì sao?
? GV cho học sinh thảo luận theo bài tập 3.
? Có thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu đã cho được không? 
- GV cho học sinh thảo luận bài tập 4 theo nhóm.
- Sau khi thảo luận, GV cho từng nhom s trình bày bài của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét và bổ xung.
- Cuối cùng, GV dùng bảng phụ để kết luận.
- GV dùng bảng phụ để học sinh nhận diện những kết cấu câu đúng/ sai trong các ví dụ:
- 4 em làm bài tập. Các em khác nhận xét, bổ xung.
- Trả lời.
- Làm bài tập 2 và trả lời câu hỏi. Nhận xét và bổ xung.
- Thảo luận và làm bài tập.
- Trình bày bài làm trước lớp. 
- Thảo luận bài tập theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày bài làm. các nhóm nhận xét.
a. Chị khất sưu đến chiều mai phải không?
b. Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thé? 
c. Văn là gì? Chương là gì? 
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa trò vui không? 
- Đùa trò gì?
- cái gì thế?
- Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? 
* Căn cứ vào: Các từ nghi vấn ( Được gạch chân) và dấu chấm hỏi ở cuối câu.
2. Bài tập 2.
- Căn cứ vào:
+ Từ ngữ nghi vấn: Hay.
+ Dấu hỏi chấm ở cuối câu.
- Ta không thể thay từ Hay bằng từ hoặc vì: câu trở nên sai ngữ pháp hoặc sang kiểu câu khác, ý nghĩa của câu sẽ khác.
3. Bài tập 3.
- Không thể đặt dấu chấm hỏi ở cuối các câu dã cho được vì đó không phải là câu nghi vấn.
+ Câu (a) và (b) Có chứa các từ ngữ nghi vấn có  không, tại sao nhưng những kết cấu ấy chỉ làm chức năng bổ ngữ cho câu.
+ Câu (c) và (d) nào(cũng), ai (cũng) chỉ là những từ phiếm định. 
4. Bài tập 4.
a. Anh có khoẻ không?.
b. Anh đã khoẻ chưa?
- Khác về hình thức: Có  không: đã chưa.
- Khác về ý nghĩa: Câu thứ hai có giả định là người được hỏi trước đó có vấn đề về sức khoẻ, nếu điều hỏi này không đúng thì câu hỏi trở nên vô lí, còn câu hỏi thứ nhất không hề có giả định.
- Ví dụ:
+ Cái áo này có cũ (lắm) không? ( Đúng)
+ Cái áo này đã cũ (lắm) chưa? (Đúng)
+ Cái áo này có mớ (lắm) không? ( Đúng)
+ Cái áo này đã mới (lắm) chưa? ( Đúng)
	IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
- Học thuộc phần ghi nhớ.
- Làm bài tập số 5 + 6 ( SGK trang 13)
- Chuẩn bị trước bài: Câu nghi vấn ( tiếp theo)
........................................*****............................................
Ngày dạy: 15 tháng 01 năm 2009 Tiết 76
Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A. mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
	- Biết cách xây dựng một đoạn văn và viết được một đoạn văn hoàn chỉnh. 
	- Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, và sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh.
	- Có ý thức xây dựng đoạn và liên kết đoạn văn.
B . chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: + SGK, SGV, Bảng phụ. 
	+ Bài soạn, một số đoạn văn mẫu của học sinh.
2. Học sinh:	+ Đọc và chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
C2. Kiểm tra bài cũ.
	? Thế nào là một bài văn thuyết minh? Hãy nêu các phương pháp thuyết minh mà em biết? 
C3. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới.
I. Hoạt động 1- giới thiệu bài.
 - Muốn viết được một bài văn đảm bảo những yêu cầu về bố cục. Nội dung  ta cần phải xây dựng đoạn văn cụ thể. Vậy cách xây dựng đoạn văn như thế nào? trong giờ học ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
II. Hoạt động 2 – Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn văn thuyết minh
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
GV cho học sinh đọc đoạn văn (a) 
? Xác định câu chủ đề trong đoạn văn? 
? Các câu sau đó giải thích vấn đề gì? có bổ xung làm rõ câu chủ đề không? 
- GV cho học sinh đọc tiếp đoạn văn (b). 
? Em hãy xác định câu hoặc từ ngữ làm chủ đề?
? Các câu tiếp theo trong đoạn văn cung cấp thông tin về vấn đề gì?
- Đọc đoạn văn a, trả lời câu hỏi, nhận xét và bổ xung.
- Đọc đoạn văn
- Trả lời câu hỏi, nhnận xét và bổ xung.
I. Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a) - Câu chủ đề : Câu 1.
- Các câu tiếp theo:
+ Câu 2: Thông tin lượng nước ít ỏi.
+ Câu 3: thông tin nước bị ;ô nhiễm.
+ Câu 4: thông tin sự thiếu nước.
+ Câu 5: Dự báo năm 2025.
=> Các câu bổ xung làm rõ ý câu chủ đề.
b) – Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng 
- Các câu sau cung cấp thông tion về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kêcác hoạt động đã làm.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh đọc đoạn văn trong SGK.
? Đoạn văn ỵêu cầu thuyết minh về vấn đề gì?
? Đoạn văn có nhược điểm gì cần khắc phục?
? Nếu giới thiệu bút bi thì nên giới thiệu như thế nào? Đoạn văn trên nên tách thừnh đoạn và mỗi 
- Đọc đoạn văn theo hướng dẫn.
- Trả lời các câu hỏi.
2. Sửa lại các đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
a. Sửa lại đoạn văn viết về bút bi.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
đoạn viết lại như thế nào?
GV cho học sinh làm bố cục ra giấy. Sau khi làm xong cho một số em trình bày bài làm của mình, các em khác nhận xét và bổ xung.
- GV cho học sinh đọc đoạn văn trong SGK.
? Đoạn văn thuyết minh về cái gì? Cách giới thiệu như vậy đã hợp lí chưa? 
? Đoạn văn có những nhược điểm gì? Nên sửa chữa lại như thế nào?
? Vậy khi viết đoạn văn thuyết minh ta cần lưu ý những gì?
( Gv gọi một em đọc ghi nhớ)
- Nhận xét và bổ xung.
- Đọc đoạn văn và sửa lại.
- Nhận xét và bổ xung.
b. Sửa lại đoạn văn viết về đèn bàn.
* Ghi nhớ.
( Học sinh tự ghi trong SGK)
III. Hoạt động 3 – Hưỡng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho học sinh viết bài theo nhóm sau đó trình bày trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ xung.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về bài viết của học sinh 
- GV yêu cầu học sinh viết đoạn văn theo chủ đề đã cho sau đó trình bày trước lớp. 
- GV cho học sinh trình bày bài và gợi ý cho các em nhận xét về bài làm của bạn.
Sau khi các em nhận xét bài, GV kết luận và chốt những vấn đề cơ bản giúp học sinh nắm vững bài.
- Viết bài theo yêu cầu.
- Trình bày trước lớp.
- Viết đoạn văn và trình bày trước lớp.
- Các em khác nghe, nhận xét và bổ xung bài cho bạn.
II. Luyện Tập
a, Bài tập 1.
Viết đoạn mở bài và kết bài cho đề bài: Giới thiệu vè trường em.
b. Bài tập 2. 
Viết đoạn văn từ một chủ đề cho trước: Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam.
IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học sinh học ở nhà .
- Làm bài tập số 3 (SGK trang 15)
- Ôn lại cách làm một bài văn thuyết minh 
- Chuẩn bị trước bài: Thuyết minh về một phương pháp (Cách làm)
........................................*****............................................
Ngày dạy: 16(8D) + 17(8C) tháng 01 năm 2009 
Tiết 73+74
Văn bản : nhớ rừng
 Thế Lữ 
A. mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
	- Cảm nhận được niềm khao khát tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt trong vườn Bách thú. Thấy được bút pháp lãng mạn đầy ruyền cảm của nhà thơ Thế Lữ.
	- Rèn luyện kỹ năng đọc, phân tích và cảm thụ thơ lãng mạn. 
- GD cho HS tinh thần yêu quý độc lập, tự do.
B . chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: + SGK – SGV, bảng phụ và Đèn chiếu ( nếu có)
	 + Sưu tầm một số ảnh tư liệu về tư liệu hình ảnh Hổ trong vườn Bách Thú. 
2. Học sinh: + Đọc, tìm hiểu bài thơ trước khi đến lớp
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
C2. Kiểm tra bài cũ.
	* Kiểm tra sự chuản bị của học sinh.
C3. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.
	I. Hoạt động 1 – Giói thiệu bài.
	-GV gíơ thiệu vài nét về thơ mới và phong trào thơ mới để dẫn học sinh vào bài. sau đó giới thiệu chung về nhà thơ Thế Lữ trong phong trào thơ mới : Đó là một nhà thơ có coong đầu đem lại chiến thắng cho thơ mới lúc ra quân.
	II. Hoạt động 2- Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV choi một học sinh đọc phần chú thích về tác giả Thế Lữ.
? Hãy nêu một vài nét sơ lược về tác giả Thế Lữ?
? Qua các bài học trước em hãy trình bày những hiểu biết của em về Thơ mới?
? Thế nào là phong trào thơ mới?
- Học sinh đọc
- Trình bày hiểu biết về tác giả.
- Trả lời. Các em khác nhận ...  số tài liệu về tác giả.
2. Học sinh: + Đọc và trả lời các câu hỏi mục tìm hiểu bài trong SGK.
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
C2. Kiểm tra bài cũ.
	? Đọc thuộc lòng đoạn trích Nước Đại Việt ta và cho biết luận điểm của đoạn trích vừa đọc? 
C3. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.
	I. Hoạt động 1 – Giói thiệu bài.
- GV giới thiệu về tác giả và nét chính về tác phẩm để dẫn vào bài.
 II- Hoạt động 2 – Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV cho một học sinh phần chú thích về tác giả Nguyễn Thiếp.
? Hãy nêu một vài nét chính về tác giả Nguyễn Thiếp? 
- GV nhấn mạnh thêm vài nét về tác giả: 
? Bàn luận về phép học ra đời trong hoàn cảnh nào? 
? Em hiểu thế nào là tấu? Tấu do đối tượng nào viết? 
- GV hướng dẫn: Đọc với giọng trình bày, bày tỏ thiệt hơn, vừa tự tin, vừa khiêm tốn. 
- GV cho học sinh tìm hiểu từ khó.
- Đọc chú thích. Nêu sơ lược về tác giả
- Nghe và ghi chép.
- Tar lời, nhận xét và bổ xung 
- Trả lời.
- Nghe GV hướng dẫn.
- HS tìm hiểu từ khó.
I. Đọc tìm hiểu chung.
1. Tác giả và tác phẩm.
1. Tác giả. (1723 – 1804)
- Tự: KhảI Xuyên – Hiệu: Lạp Phong Cư Sĩ; thường gọi: La Phu Sơn Tử.
- Giúp Vua Quang Trung xây dựng đất nước. 
2. tác phẩm.
- là bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 – 1971.
2. Thể loại tấu.
- Là một loại thư của bề tôi, thần dân gửi lên vua, chúa để trình bày sự việc ý kiến, đề nghị.
4. Hướng dẫn đọc văn bản.
5. Từ khó 
	III. Hoạt động 3 – Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu nội dung văn bản.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh chú ý vào đoạn mở đầu.
? Tác giả dùng câu châm ngôn: “Ngọc không mài không biết rõ đạo” để mở đầu có tác dụng gì? 
? Khái niệm học được giả thích bằng hình ảnh nào?
? Tác giả giải thích khái niệm Đạo là gì? Em có nhận xét gì về cách giải thích ấy? 
? Như vậy mục đích chính của việc học tập làn gì? 
? Theo tác giả, lối học nào được coi là lối học lẹch lạc, sai trái? 
? Em hiểu, Nguyễn Thiếp quan niệm thế nào là lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi? 
- GV cho học sinh thảo luận và yêu cầu các em phát biểu ý kliến.
? Tác hại của việc học như trên là gì? 
? Theo tác giả, việc học cần được triển như thế nào? 
- GV liên hệ với tinh thần học tập của địa phương và chính sách của nhà nước.
? Việc học tập phải bắt đầu từ đâu? phương pháp học như thế nào? 
? Từ thực tế của bản thân, em thấy phương pháp học nào là tốt nhất? 
? Hãy lập sơ đồ cách lập luận của đoạn văn? 
- Chú ý vào văn bản.
- Trao đổi và trả lời.
- Nhận xét, bổ xung 
- Trao đổi và trả lời.
- Tìm kiếm và trả lời.
- thảo luận, phát biểu ý kiến, nhận xét và bổ xung.
- Suy nghĩ và trả lời. 
- Tìm kiếm, suy nghĩ và trả lời, nhận xét, bổ xung.
- Nghe.
- Trao đổi và trả lời.
- Thảo luận và trả lời. 
II. Đọc – hiểu nội dung văn bản.
1. Đoạn mở đầu.
* Mục đích chính của việc học:
- Mở đầu bằng câu châm ngôn vừa dễ hiểu, vừa tăng sức thuyết phục.
- khái niệm học được giả thích bằng hình ảnh so sánh cụ thể nên dễ hiểu.
- Khái niệm Đạo được giải thích ngắn gọn, rõ ràng: “Đạo là  mọi người”.
=> Mục đích của việc học: 
Học để làm người
2. Phê phán những biểu giện lệch lạc sai trong việc làm
- Đó là lối học chiuộng hình thức, cầu danh lợi.
- Học chuộng hình thức: Học thuộc lòng câu chữ mà không hiểu nội dung => có danh mà không có thực chất.
- Học cầu danh lợi: Học để có danh tiếng, được trọng vọng, được nhàn nhã, được nhiều lợi lộc.
=> Học như vậy ->chúa tầm thường, thần nịnh hót. => Cảnh nước mất nhà tan.
3. Quan điểm và phương pháp học tập.
- Việc học tập cần phổ biến rộng khắp, tao điều kiện thuận lợi cho học tập. 
- Học phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, có nền tảng.
- Phương pháp học:
+ Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
Học phải kết hợp với hành.
Khẳng định quan điểm,
 phương pháp đúng đắn
Phê phán những 
lệch lạc, sai trái
Tác dụng của việc học chân chính
Mục đích chân chính của việc học
Sơ đồ cách lập luận của đoạn văn.
	IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Qua bài học cho em nhận được những gì về mục đích học tập?
- GV cho học sinh thảo luận về tình hình học tập của bản thân, của lớp và trao đổi phương pháp học tập của mình với các bạn.
- Sau khi học sinh thảo luận, gv cho đại diện từng nhóm trả lời, các nhóm khác có thể bổ xung nếu thấy cần thiết.
- Dựa vào Ghi nhớ để trả lời.
- Thảo luận về phương pháp học tập của bản thân.
III. Tổng kết, luyện tập.
1. Ghi nhớ. 
 (Tự học trong SGK)
2. Luyện tập.
	V. Hoạt động 5 – Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
	- Học thuộc và ghi nhớ nội dung bài học.
	- Chuẩn bị trước bài: Thuế Máu.
........................................*****............................................
Ngày dạy: 13 tháng 03 năm 2009 Tiết 102
Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm
A. mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
	- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách xây dựng luận điểm,
	- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
	- GD xây dựng hệ thống luận điểm trước khi viết bài.
B . chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: + SGK, SGV, Bảng phụ. 
2. Học sinh:	+ Đọc, trả lời các câu hỏi trong SGK Và ôn lại các kiến thức cũ đã học.
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
	- GV kiểm tra sĩ số lớp và nêu yêu cầu của giờ học. 
C2. Kiểm tra bài cũ. (Kiểm tra 15 phút)
	1. Hãy nêu những cách trình bày một đoạn văn mà em đã được học?
	2. Hãy viết một đoạn văn từ một luận điểm cho trước sau đây và cho biết em đã sử dụng cách trình bày luận điểm nào? ( Đoạn văn chỉ cần từ 5 đến 7 câu)
	“Sách văn học cho ta hiểu biết thêm về phong tục tập quán của dân tộc.” 
C3. Tiến trình tổ chức dạy – học bài mới.
I. Hoạt động 1- giới thiệu bài.
 Muốn viết được bài văn hoàn chỉnh có hệ thống, có cách lập luận chặt chẽ, người viết cần xây dựng một hệ thống luận điểm cụ thể và chính xác, trong giờ học này, thầy cùng các em sẽ cùng tìm hiểu cách xây dựng và trình bày luận điểm.
II. Hoạt động 2 – Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.
	Cho đề bài sau: “Hãy viết một bài báo tường để khuyên một số bạn trong lớp cần phải học tập chăm chỉ hơn”.
	Hãy lập dàn bài các luận điểm, luận cứ và dự kiến cách trình bày.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
- Trên cơ sỏ học sinh đã chuẩn bị bài từ ở nhà, GV cho các nhóm thảo luận để trao đổi bài và xây dựng bài theo yêu cầu,
- Sau khi thảo luận, GV cho đại diện từng nhóm trình bày ý kiến, các nhóm cùng nhau nghe, nhận xét và bổ xung cho nhau.
- Sau khi học sinh trả lời, GV nhận xét và kết luận bằng bảng phụ hoặc đèn chiếu.
* Hệ thống luận điểm vừa nêu chưa hợp lí:
+ Luận điểm (a) còn có nội dung chưa phù hợp với vấn đề.
+Còn thiếu những luận điểm cần thiết.
+ Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa hợp lý. 
- Thảo luận bài theo yêu cầu của GV.
- Trình bày kết quả thảo luận, nhận xét và bổ xung.
- Nghe, quan sát và ghi chép.
1. Xây dựng hệ thống luận điểm.
- Hệ thống luận điểm hợp lý:
a/ Đất nước đang rất cần có những người tài giỏi để đưa tổ quốc tiến lên “đài vinh quang, sánh vai ” 
b/ Quanh ta đang có nhiều tấm gương các bạn phấn đấu học giỏi để đáp ứng nhu cầu của đát nước.
c. Muốn học giỏi, thành tài thì phải chăm học.
d/ Một số bạn ở lớp còn ham chơi, chưa chăm học, làm cho thầy co, cha mẹ rất lo buồn.
e/ Nếu bây giờ càng chơi bời, không chịu học thì sau này càng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
g/ Vậy các bạn nên bớt vui chơi, chịu khó học hành chăm chỉ để trở nên người có ích cho cuộc sống và nhờ đó mà tìm được niềm vui trong cuộc sống.
	III. Hoạt động 3 - Hướng dẫn học sinh luyện tập.
	1. - GV cho học sinh thảo luận bài tập trong mục II.2 (SGK trang 83)
	- Sau khi học sinh thảo luận, GV yêu cầu các em trả lời và định hướng cho các em vào vấn đề như ở mục a.
	2. – GV cho học sinh thức hiện bài tập 3 trong SGK trang 84.
	- Sau khi họpc sinh trả lời, trình bày trước lớp, nhận xét bài của bạn, GV chốt lại những kiến thức cơ bản để học sinh nắm vững hơn về cách xây dựng và trình bày đoạn văn.
	IV. Hoạt động 4 – Hướng dẫn học sinh học ở nhà.
	- Học thuộc phần lý thuyết và tập xây dựng đoạn văn, viết đoạn văn, liên kết đoạn văn và tập viết bài văn hoàn chỉnh
	- Chuẩn bị giờ sau viết bài tập làm văn số 6 (tại lớp, 2 tiết)
	- Để viết bài được tốt các em chuẩn bị chu đáo các đề đã có trong SGK. ( Phần bài viết tập làm văn số 6)
........................................*****............................................
Ngày dạy: 18 tháng 3 năm 2009 Tiết 105
Văn bản 
 Thuế máu
 	Nguyễn ái Quốc 
A. mục tiêu cần đạt.
	Giúp học sinh:
	- Hiểu được bộ mặt tàn ác, giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân các sứ thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận của những người bị bóc lột “Thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả. 
- Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn ái Quốc. 
- Có kỹ năng đoc, cảm nhận và phân tích văn nghị luận
- Giáo dục cho học sinh thái độ căn thù chế độ thực dân và lòng yêu nước.
B . chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Giáo viên: + SGK – SGV, bảng phụ hoặc đèn chiếu 
	 + Một số tư liệu về Nguyễn ái Quốc. 
2. Học sinh: + Tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến lớp.
C . tổ chức các hoạt động dạy và học.
C1. ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra sĩ số và nêu yêu cầu của giờ học.
C2. Kiểm tra bài cũ.
	? Theo quan biệm của Nguyễn Thiếp, ta hiểu mục đích của việc học tập là gì? Muốn học tập tốt cần có những điều kiện nào?
C3. Tổ chức các hoạt động dạy học bài mới.
	I. Hoạt động 1 – Giói thiệu bài.
 - Trong những năm đầu của thế kỉ XX, TD pháp xâm lược và bóc lột tàn ác đối với nhân dân ta, tội ác của chúng phần nào được tác giả Nguyễn ái Quốc khái quát qua văn bản: Thuế Máu.
 II- Hoạt động 2 – Hướng dẫn học sinh đọc – tìm hiểu chung.
Hoạt động của thầy
HĐ của trò
Nội dung cần đạt
? Hãy nhắc lại một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn ái Quốc?
- GV nhấn mạnh một số nét về tác giả.
? Đoạn trích được học nằm trong tác phẩm nào? 
- GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản và yêu cầu 3 em đọc ba phần của văn bản.
- Sau mỗi em đọc, GV cho các em nhận xét cách đọc của bạn.
- Trả lời, nhận xét và bổ xung.
-Nghe.
- Trả lời.
- 3 em đọc văn bản. 
- Nhận xét cách đọc của bạn.
I. Đọc – tìm hiểu chung.
1. Vài nét về tác giả và tác phẩm.
a. Tác giả.
b. Tác phẩm. 
- Văn bản được học thuộc chương I của : “Bản án chế độ thực dân Pháp”.
c. Đọc văn bản.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 1 09 bai saon 3 cot.doc