A/ Mục tiêu:
I/ Chuẩn kiến thức kĩ năng
- Học sinh chỉ ra được các ngăn tim, van tim, phân biệt được các loại mạch.
-Nêu được đặc điểm của tim và hệ mạch phù hợp với chức năng của chúng.
- Trình bày rõ các đặt điểm các pha trang chu kỳ co dãn tim .
2.Rèn luyện kỹ năng:
Tư duy suy đoán, dự đoán. Kỹ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, vận dụng lý thuyết, tập đếm nhịp tim lúc nghỉ sau khi hoạt động.
3.Giáo dục :
Ý thức bảo vệ tim, mạch trong các hoạt động, tránh làm tổn thương đến tim và mạch máu.
II/ Kiến thức nâng cao, mở rộng
Giải thích độ dày, mỏng của thành tim
B/ Phương pháp/ KTDH tích cực có thể có :
Trực quan + vấn đáp + tìm tòi; Hoạt động nhóm
Ngày soạn : 27/10/2010 Ngày dạy : 29/10/2010 TIẾT 17: TIM VÀ MẠCH MÁU A/ Mục tiêu: I/ Chuẩn kiến thức kĩ năng 1.KiÕn thøc: - Học sinh chỉ ra được các ngăn tim, van tim, phân biệt được các loại mạch. -Nêu được đặc điểm của tim và hệ mạch phù hợp với chức năng của chúng. - Trình bày rõ các đặt điểm các pha trang chu kỳ co dãn tim . 2.Rèn luyện kỹ năng: Tư duy suy đoán, dự đoán. Kỹ năng tổng hợp kiến thức, vận dụng kiến thức, vận dụng lý thuyết, tập đếm nhịp tim lúc nghỉ sau khi hoạt động. 3.Giáo dục : Ý thức bảo vệ tim, mạch trong các hoạt động, tránh làm tổn thương đến tim và mạch máu. II/ Kiến thức nâng cao, mở rộng Giải thích độ dày, mỏng của thành tim B/ Phương pháp/ KTDH tích cực có thể có : Trực quan + vấn đáp + tìm tòi; Hoạt động nhóm C/ Chuẩn bị : 1.GV : Mô hình tim, tim lợn mổ phanh ra. Tranh hình 17.2 phóng to, tranh cắt ngang qua động mạch và phiếu học tập . 2. HS : PhÇn V tiÕt 16. D/ Tiến trình lên lớp: I- Ổn định lớp(1’): II- Kiểm tra bài cũ(5’): Vai trò của tim và hệ mạch trong hệ tuần hoàn máu là gì? Hệ bạch huyết có vai trò gì? III- Bài mới: * Vào bài(2’): Chiếu 1 đoạn phim vào bài về hoạt động của tim Ho¹t ®éng 1Tìm hiểu cấu tạo của tim: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV treo tranh H17-1 SGK kết hợp qs quả tim thật + Nhìn bên ngoài tim có cấu tạo như thế nào ?( Khối lượng, hình dạng, vị trí) HS trả lời : N/C H17.1 SGK kết hợp với mô hình trả lời câu hỏi theo nhận định của bản thân mỗi em. GV: Yêu cầu học sinh hoàn thành bảng 17.1 – cá nhân ( TN co m¸u ®Èy vµo TT; TT ph¶i co máu ®Èy vµo §MP ; TT tr¸i co m¸u ®Èy vµo §MC). + Dự đoán xem ngăn tim nào có thành cơ dày nhất và ngăn tim nào có thanh cơ mỏng nhất?Vì sao?( Thµnh c¬ TT tr¸i dµy nhÊt để co bóp mạnh tạo lực lớn đẩy máu đi trong hệ mạch ; Thµnh c¬ TN ph¶i máng nhÊt vì ít co bóp ) +Tim được cấu tạo bới mô cơ gì? Điều đó có ý nghĩa gì với tim?(Mô cơ tim giúp tim hoạt động không theo ý muốn của con người) +Giữa các ngăn tim và giữa tim với các mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ được bơm theo một chiều?( Có van tim ) HS: Các nhóm dự đoán và thống nhất câu trả lời . GV: Ghi dự đoán 1 vài nhóm lên bảng. GV hướng dẫn các nhóm bổ dọc tim lợn, yêu cầu các em so sánh xem dự doán của nhóm mình đúng hay sai ? HS: Các nhóm tiến hành mổ tim lợn và so sánh với dự đoán ban đầu . GV. Yêu cầu HS rút ra cấu tạo trong của tim. I.Cấu tạo của tim: 1) Cấu tạo ngoài: -Kích thước bằng nắm tay trái mỗi người - Màng tim bao bọc bên ngoài tim. - Phần đỉnh tim chếch về phía bên trái trong lồng ngực. 2) Cấu tạo trong: - Tim có 4 ngăn. - Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhỉ. - Thành cơ tâm nhỉ & tâm thất trái dày hơn thành cơ tâm nhỉ & tâm thất phải. - Giữa TN với TT & giữa TT với ĐM có van => máu lưu thông theo 1 chiều . Ho¹t ®éng 2: T×m hiểu cấu tạo mạch máu: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng Quan sát H17.2 cho biết có những loại mạch máu nào ? ( §M: TM; MM) Giáo viên cho HS so sánh và chỉ ra sự khác biệt giữa các loại mạch máu, giải thích sự khác nhau đó bằng cách điền vào phiếu học tập . Cấu tạo Chức năng ĐM TM MM HS: Hoàn thành nội dung phiếu học tập. Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . GV: Đưa ra đáp án đúng II.Cấu tạo mạch máu: (Bảng kiến thức) Cấu tạo Chức năng ĐM -M« liªn kÕt và m« c¬ ,biểu b× dày - Lòng ống hẹp Để co bóp mạnh tạo lực đẩy lớn tống máu đi khắp cơ thể Để máu chảy nhanh hơn TM -M« liªn kÕt và m« c¬ ,biểu b× mỏng - Lòng ống rộng Không cần co bóp mạnh tạo lực đẩy lớn tống máu đi nên thành mỏng Để máu chảy chậm đưa máu về tim MM Thành mao mạch chỉ có một lớp biểu bì mỏng Để diễn ra quá trình trao đổi khí và trao đổi chất dễ dàng Ho¹t ®éng 3: Tìm hiểu hoạt động co dãn của tim: Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảng GV treo tranh H17.3 phóng to GV yêu cầu HS quan sát H17.3 cho biết mỗi chu kỳ co giãn kéo dài mất bao nhiêu giây ?(0,8 s) Trong mỗi chu kỳ : + Tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây ?( 0,1 s) nghỉ bao nhiêu giây?( 0,7 s) + Tâm thất làm việc bao nhiêu giây, nghỉ bao nhiêu giây?(0,3s- 0,5s) + Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây? (0,4s ) + Tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kỳ co dãn tim(nhịp tim) ? ( 75nhịp ) HS: Cá nhân tự N/C thông tin TĐN tả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. +Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời không biết mệt mỏi?(Vì trong 0,8s làm việc , có 0,4s tim nghỉ ngơi) GV. Nhận xét bổ sung vµ chèt kiÕn thøc . III. Hoạt động co dãn của tim: Chu kỳ tim gồm 3 pha : + Pha co TN: 0,1s máu từ TN đến TT. +Pha co TT: 0.3s máu từ TT vào ĐM. + Pha dãn chung: 0.4s máu được hút từ TM đến TN đến TT. IV - Kiểm tra đánh giá(3’) : - GV treo tranh phóng to H17.4 SGK và các mảnh bìa có ghi tên ĐM, TM, TT, Van. - Gọi một vài HS lên gắn vào tranh cho phù hợp, cả lớp nhận xét. GV nhận xét và cho điểm. V- Dặn dò(1’) : - Học bài trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 59 , Đọc mục “Em có biết”. - Ra về nhớ chấp hành luật lệ giao thông. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tài liệu đính kèm: