Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011

HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập .(5p)

- Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này .

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình .(15p)

+ Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu rõ mục đích thí nghiệm .

- Yêu cầu hs nêu dự đoán .

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm báo cáo kết quả .

- Hs thảo luận nhóm trả lời C1

- Hs trả lời C2

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng .

 

doc 5 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 467Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 8 - Bài 8: Áp suất lỏng - Bình thông nhau - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 8 Tiết :10
Tuần dạy:10
Ngày dạy: 25 / 10 / 10
	ÁP SUẤT CHẤT LỎNG – BÌNH THÔNG NHAU
1. MỤC TIÊU :
 1.1. Kiến thức :
 - Mô tả được thí nghiệm chứng tỏ sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng .
 - Viết được công thức tính áp suất chất lỏng, nêu được tên và đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức .
 - Nêu được nguyên tắc bình thông nhau và dùng nó để giải thích 1 số hiện tượng thường gặp.
 - Nêu được các mặt thống trong bình thơng nhau chứa một loại chất lỏng đứng yên thì ở cùng một độ cao.
 1.2. Kĩ năng :
 Vận dụng công thức để tính áp suất chất lỏng để giải các bài tập .
 1.3. Thái độ :
 Rèn luyện các kỹ năng thực hiện thí nghiệm .
2. TRỌNG TÂM:
 - Sự tồn tại của áp suất trong lịng chất lỏng.
 - Cơng thức tính áp suất.
3. CHUẨN BỊ :
 3.1. Giáo viên :
 - Nghiên cứu SGK, SGV, STK .
 - Bình trụ có đáy hình chữ C và các lỗ A, B, C, màng cao su mỏng và 1 bình thông nhau .
 3.2. Học sinh :
 - Xem bài trước ở nhà.
 - SGK ,vở .
4. TIẾN TRÌNH :
 4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 Kiểm diện sĩ số hs :
 8A1:_____8A2 : _____ 8A3:_____8A4 : _____
 4.2. Kiểm tra miệng:
 Câu 1: Aùp lực là gì ? Aùp suất làgì ? công thứctính áp suất và đơn vị các đại lượng trong công thức? (10đ )
 - Aùp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép .
 - Aùp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép. 
 p = 
 Đơn vị của áp suất là N/ m2 còn gọi là Paxcan (Pa )
 1Pa = 1N/m2
 Câu 2: Sữa bài tập 7. 1; 7. 2; 7. 3 ( 10đ )
 Bài 7. 1 : câu d
 Bài 7. 2 : câu B
 Bài 7. 3: Loại xẻng có đầu nhọn nhấn vào đất dễ dàng hơn loại xẻng có đầu bằng, khi tác dụng cùng một áp lực thì áp suất của xẻng có đầu nhọn lớn hơn áp suất của xẻngđầu bằng .
 4.3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Tổ chức tình huống học tập .(5p)
- Tại sao khi lặn sâu người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn chịu được áp suất lớn? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này .
HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu áp suất chất lỏng lên đáy bình và thành bình .(15p)
+ Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, nêu rõ mục đích thí nghiệm .
- Yêu cầu hs nêu dự đoán .
- Các nhóm tiến hành thí nghiệm báo cáo kết quả .
- Hs thảo luận nhóm trả lời C1
- Hs trả lời C2
HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu về áp suất chất lỏng tác dụng lên các vật ở trong lòng chất lỏng .
+ Gv giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
- Hs quan sát hình 8. 4 nêu dự đoán
- Hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Từ kết quả thí nghiệm trả lời C3
- Qua 2 thí nghiệm, hs rút ra kết luận bằng cách điền vào ô trống hoàn thành câu C4 .
HOẠT ĐỘNG 4: Xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng .(5p)
Nhắc lại công thức tính áp suất chất rắn ? ( p = F/ S )1
- Để xây dựng công thức tính áp suất chất lỏng ta sẽ dựa vào công thức p = F/ S .
+ Giả sử có 1 khối chất lỏng hình trụ
+ Diện tích đáy: S
+ Chiều cao: h
- Hãy tính trọng lượng khối chất lỏng
P = d.V mà V = S.h
->P = S.h.d ( P = F ) độ lớn của áp lực
Thay P vào biểu thức 1
p = 
HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu nguyên tắc bình thông nhau .(10p)
 Hình 20
- Gv giới thiệu cấu tạo bình thông nhau
-Hs quan sát hình 8.6 vàdự đoán kết quả C5
+ Gv cho hs tiến hành thí nghiệm kiểm tra thảo luận kết quả.
-Yêu cầu giải thích kết quả và điền kết luận vào tập .
HOẠT ĐỘNG 6: Vận dụng (5p)
-Hs trả lời C6, C7, C8, C9
I. SỰ TỒN TẠI CỦA ÁP SUẤT TRONG LÒNG CHẤT LỎNG :
1. Thí nghiệm :
+ C1: các màng cao su bị biến dạng điều đó chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy bình và thành bình .
+ C2: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương .
2. Thí nghiệm 2 :
C3: Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên các vật ở trong lòng nó .
C4: . . . ..(1) đáy . . . .
 . . . . (2) thành. . . .
 . . . . (3) trong lòng . . . .
3. Kết luận
Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và cả vật ở trong lòng nó.
II. CÔNG THỨC TÍNH ÁP SUẤT :
p = d. h
Trong đó: 
P : áp suất chất lỏng (N/m2)
d: trọng lượng riêng của chất lỏng(N/m3)
h: chiều cao của cột chất lỏng (m )
III. BÌNH THÔNG NHAU :
 Trong bình thông nhau chứa cùng một chất lỏng đứng yên, các mặt thoáng của chất lỏng ở các nhánh khác nhau điều ở cùng một độ cao .
IV. VẬN DỤNG
C6: Vì lặn sâu dưới lòng biển, áp suất do nước biển gây nên lên đáy hàng nghìn N/m2 người thợ lặn nếu không mặc áo lặn thì không thể chịu được áp suất này
C7:
Tóm tắt :
 h1 = 1, 2 m
 h2 = 1, 2 – 0, 4 = 0, 8 m
 d = 10 000 N / m3
 p1 =?
 p2 =? 
Giải
Aùp suất của nước lên đáy thùng là
p1 = d.h1 = 10 000. 1,2 = 12 000 N / m2
Aùp suất của nước lên điểm cách đáy thùng 0, 4 m là
p2 = d.h2 = 10 000. 0,8 = 8 000 N / m2
C8: Aám có vòi cao hơn thì đựng được nhiều nước hơn vì ấm và vòi ấm là bình thông nhau, nên mực nước ở ấm và vòi luôn luôn ở cùng một độ cao
C9: Để biết mực chất lỏng trong bình kín không trong suốt, người ta dựa vào nguyên tắc bình thông nhau: Một nhánh làm bằng chất liệu trong suốt, mực chất lỏng trong bình kín luôn luôn bằng mực chất lỏng mà ta nhìn thấy ở phần trong suốt. Thiết bị này gọi là ống đo mực chất lỏng .
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố : (5p)
 + Câu 1: Để cho sinh vật sống trong nước an tồn thì các em cĩ những biện pháp gì để bảo vệ chúng ? 
 +Đáp án: ( Tuyên truyền người dân khơng sử dụng chất nổ để đánh bắt cá , chính quyền nhà nước cĩ biện pháp ngăn chặn hành vi , đánh bắt cá này )
 + Câu 2: Viết cơng thức tính áp suất chất lỏng ? 
 +Đáp án ( P= d.h )
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học :
 - Đối với bài học ở tiết học này:
 + Đọc “ Có thể em chưa biết ”
 + Hoàn chỉnh C1 -> C9
 + Làm Bt 8. 1 -> 8. 10 / SBT 
 - Đối với bài học ở tiết học tiết theo:
 + Chuẩn bị bài mới : “ Áp suất khí quyển “ 
 + Mỗi nhóm chuẩn bị hai vỏ chai nước khoáng, một cốc đựng nước .
5. RÚT KINH NGHIỆM
+Nội dung:	
+Phương pháp:	
+ Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:	
Kiểm tra, ngày.tháng.năm 2010
Tổ phĩ 
 	Nguyễn Thị Thanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docap suat chat long(1).doc