Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)

Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)

Bai 13

PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (T¬1)

 I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại của nó.

 - Một số quy định cụ thể của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội, ý nghĩa của nó.

 - Trách nhiệm của công dân nói chung, HS nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội, biện pháp phòng tránh.

 2. Kỹ năng:

 - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.

 - Biết đánh giá hành vi của bản thân, người khác theo quy định của pháp luật.

 3. Thái độ:

 - Đồng thời với những chủ trương của Nhà nước và những quy định về pháp luật.

 - Xa lánh các tệ nạn xã hội, căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội.

 - Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1031Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Giáo dục công dân khối 8 tiết 19: Phòng, chống tệ nạn xã hội (t1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 20 Ngaøy soaïn: 20/12/2012
Tieát 19 Ngaøy daïy: 8a1, 8a2
Baøi 13
PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI (T1)
	I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là tệ nạn xã hội? Tác hại của nó.
	 - Một số quy định cụ thể của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội, ý nghĩa của nó.
	 - Trách nhiệm của công dân nói chung, HS nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội, biện pháp phòng tránh.
	2. Kỹ năng:
 - Biết ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.
	 - Biết đánh giá hành vi của bản thân, người khác theo quy định của pháp luật.
	3. Thái độ: 
 - Đồng thời với những chủ trương của Nhà nước và những quy định về pháp luật.
	 - Xa lánh các tệ nạn xã hội, căm ghét kẻ lôi kéo trẻ em, thanh niên vào tệ nạn xã hội.
	 - Tham gia, ủng hộ những hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội.
	II. Chuẩn bị
	1. Phương pháp:	Thảo luận, phân tích
	2. Phương tiện:	Tranh ảnh
	Tình huống, các câu chuyện
	Bảng phụ
	III. Kỉ năng: thu thập và xử lí thông tin; phê phán; ứng phó tự bảo vệ; 
IV. Tiến trình
	1. ổn định tổ chức
	2. Bài cũ
	3. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
	GV: Xã hội ta hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn. Hãy kể thách thức ấy...?
	- Tệ nạn xã hội. Bài này ta đề cập đến 3 tệ nạn xã hội gây nhức nhối nhất hiện nay là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
	Chính những tệ nạn này đã làm băng hoại đến xã hội nói chung và tuổi trẻ học đường nói riêng. Những tệ nạn đó là gì? Diễn ra như thế nào? Tác hại của chúng đến đâu? Giải quyết nó ra sao? Chuùng ta cuøng tìm hieåu baøi hoïc hoâm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 2:
Tìm hiểu phần đặt vấn đề
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Giao nhiệm vụ.
1. Tệ nạn xã hội là gì?
N1: Tình huống 1 SGK. ( Em có đồng ý với An? Vì sao?)
N2: Nếu các bạn lớp em cùng đi chơi, em sẽ làm gì?
N3: THB 9 SGK) Theo em PH và bà Tâm có vi phạm pháp luật không? Phạm tội gì? Họ sẽ bị xử lý như thế nào?
N4: Qua 2 ví dụ trên em rút ra được bài học gì?
Thời gian thảo luận 5’.
HS: Thảo luận, trình bày.
Lớp bổ sung.
GV: Nhö vaäy em haõy cho bieát TNXH laø gì?
HS: Traû lôøi SGK- Ghi baøi
Là hiện tượng xã hội bao gồm hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu qủa xấu về mọi mặt đối với văn hoá, có nhiều tệ nạn nhưng nguy hiểm nhất là cờ bạc, ma tuý, mại dâm.
Hoạt động 3:
Thảo luận về tác hại của tệ nạn xã hội
HS: Thảo luận nhóm nhỏ.
C1: Tác hại của TNXH đối với xã hội.
C2: Tại hại của TNXH đối với gia đình.
C3: Tác hại của TNXH đối với bản thân
HS: Trình bày, bổ sung, kết luận.
GV: Nêu cho HS biết một con số có liên quan.
WHO: 40% số người 15 - 24 tuổi mắc tệ nạn xã hội. Hiện nay nước ta có hơn 165.000 người nhiễm HIV.
a. Tác hại của TNXH:
1. AÛnh hưởng kinh tế, suy giảm sức lao động, suy thoái giống nòi. Mất trật tự an toàn xã hội ( cướp của, giết người, trộm...).
2. Kinh tế cạn kiệt, ảnh hưởng đời sống vật chất, tinh thần, gia đình tan vỡ.
3. Huỷ hoại sức khoẻ, dẫn đến cái chết, sa sút tinh thần, huỷ hoại phẩm chất đạo đức con người. Vi phạm pháp luật.
Khoảng 27.000 người tử vong vì HIV.
Đb tỉnh biên giới 52% TTN 15 -> 24 tuổi quan hệ tình dục. Tỷ lệ gái mại dâm tăng chóng mặt. ( TP. HCM: 20%; Cần Thơ 10%).
GV: Những TNXH ấy là liều thuốc độc tàn phá những điều tốt đẹp mà chúng ta đang xây dựng nên. Nó làm tổn hại đến nhân cách phẩm chất đạo đức của con người. Nguyên nhân nào...?
Hoạt động 4:
Tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh
GV: Nguyên nhân nào khiến con người sa vào tệ nạn xã hội?
b. Nguyên nhân:
- Khách quan:
+ Kỷ cương pháp luật không nghiêm -> tiêu cực trong xã hội.
+ Kinh tế kém phát triển.
+ Cơ chế thị trường ( mở cửa)
+ AÛnh hưởng xấu của văn hoá đồi truỵ.
+ Cha mẹ nuông chiều con...
+ Do bạn bè rủ rê...
- Chủ quan: Lười lao động, ham chơi, tò mò, thiếu hiểu biết...
GV: Giải quyết nó như thế nào?
+ Nêu biện pháp phòng tránh tệ nạn xã hội?
HS: Trả lời câu hỏi
c. Biện pháp:
- Biện pháp chung: 
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Giáo dục tư tưởng đạo đức.
+ Giáo dục pháp luật, cải tiến hoạt động tổ chức Đoàn. Kết hợp 3 môi trường GD.
- Biện pháp riêng: không tham gia, che giấu tàng trữ ma tuý.
Tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội. Có cuộc sống lành mạnh, giúp cơ quan chức năng... không xa lánh những người mắc tệ nạn xã hội. Giúp họ hoà nhập với cộng đồng.
	4. Củng cố:	
	- Làm bài tập trắc nghiệm ( Bảng phụ)
	- HS nhắc lại nội dung chính: Tác hại, nguyên nhân, biện pháp.
	5. Dặn dò: 
	Tiết sau tìm hiểu quy định của pháp luật.
	Sưu tầm những trường hợp vi phạm pháp luật
	Tìm những hình ảnh tệ nạn xã hội.

Tài liệu đính kèm:

  • docT19.doc