Giáo án dạy học Giáo dục công dân 8 tiết 23: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Giáo án dạy học Giáo dục công dân 8 tiết 23: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Tiết 23: Quyền sở hữu tài sảnvà nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

A . Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh:

- Hiểu nội dung quyền sở hữu biết những và quyền sở hửu của công dân.

- -Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.

B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

1/ ổn định lớp:

2/ Bài cũ: ? trình bày những qui định của nhà nước về việc phòng chống chất cháy nổ?

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy học Giáo dục công dân 8 tiết 23: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày 17/ 2/ 2009
Tiết 23: Quyền sở hữu tài sảnvà nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác
A . Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu nội dung quyền sở hữu biết những và quyền sở hửu của công dân.
-Hình thành bồi dưỡng cho học sinh ý thức tôn tôn trọng tài sản của mọi người và đấu tranh với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu.
B . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1/ ổn định lớp:
2/ Bài cũ: ? trình bày những qui định của nhà nước về việc phòng chống chất cháy nổ?
3/ Bài mới: 
 Giáo viên chia học sinh thành 3nhóm:
? những người sau đây thuộc quyền gì?
a/ người chủ chiếc xe máy.
b Người được giao , giữ xe?
c/ Người mượn xe?
? Người chủ xe máy có quyền gì?
a/ Cất giữ trong nhà.
b/ Dùng để đi lại chửo hàng.
c/ Bán, tặng, cho, mượn.
? Bình cổ ông An tìm được có thuộc về ông An không? Vì sao? 
? Ông An có quyền bán bình cổ không vì sao? 
? Gia đình em có những loại tài sản gì có giá trị?
? Bố em có sở hữu lương không? 
? Nhà ở của gia đình là do nhà nước cấp. Gia đình em có quyền sử dụng ngôi nhà không?
I. Đặt vấn đề:
 Cho học sinh thảo luận nhóm:
-Nhóm 1:học sinh thảo luận để trả lời:
a/ Giữ gìn sử dụng và bảo vệ xe.
b/ Giữ gìn, bảo quản xe.
Bán,tặng, cho , người khác.
c/ Sử dụng xe để đi.
Nhóm 2: Thảo luận và trả lời:
a, chiếm hữu
b, sử dụng.
c, Định đoạt
Nhóm 3: Thảo luận và trả lời.
Bình cổ không thuộc về Ông An vì bình cổ thuộc về của nhà nước.
Chủ sở hữu bình cổ mới có quyền bán bình cổ đó là cơ quan văn hoá hoặc bảo tàng.
II. Xác định những tài sản thuộc về quyền công dân.
->Xe máy, ti vi, tủ lạnh, nhà cữa, bất động sản, vàng bạc, tiền mặt...
-> Có.
-> Có
Bài tập: Trong các loại tài sản sau đây tài sản nào không sở hữu của công dân( đánh x vào ý kiến đúng)
Phần vốn, tài sản trong doanh nghiệp tư nhân o
Đất đai o
Trường học o
Bệnh viên o
Đường sá o
Khoảng sản o
Máy móc, phòng khám tư nhân o
GV hướng dẫn học sinh Tìm hiểu nội dung bài học.
Gọi học sinh đọc điều 58 hiến pháp 1992. Điều 175 của bộ luật hình sự.
? Quyền sở hữu là gì?
? Thế nào là quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt?
? Công dân có các quyền sở hữu nào?
? Pháp luật có những quy định gì về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của công dân?
? Những tài sản nào nhà nước quy định phải đăng kí quyền sở hữu? Tại sao?
? Đăng kí quyền sở hữu có phải là biện pháp để công dân tự bảo vệ tài sản không?Tại sao?
Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk
? Tìm 1 số câu ca dao, tục ngữ nói về tôn trọng tài sản của người khác?.
III. Nội dung bài học.
Quyền sở hữu tài sản của công dân là quyền của công dân đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình.
Quyền sở hữu gồm:
Quyền chiếm hữu: trực tiếp nắm giữ, quản lý tài sản.
Quyền sử dụng: Khai thác giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị tài sản và hưởng lợi từ giá trị sử dụng tài sản.
Quyền định đoạt: Quyết định đối với tài sản như mua, tặng, cho.
Công dân có các quyền:
Thu nhập hợp pháp.
Để dành của cải
Sở hữu nhà ở 
Sở hữu tư liệu sinh hoạt
Sở hữu vốn và tài sản của các doanh nghiệp.
Quy định của pháp luật:
Bài tập bổ trợ.
-> Pháp luật quy định những tài sản nào có giá trị như: Nhà ở, đất đai, ô tô, xe máy....
Phải đăng kí quyền sở hữu, vì có đăng kí quyền sở hữu thì nhà nước sẽ bảo vệ tài sản cho công dân khi bị xâm phạm.
Phải=> vì có đăng kí quyền sở hữu thì công dân có cơ sở pháp lý để tự bảo quản tài sản.
IV. Bài tập:
Bài 1:
Em sẽ làm động tác để người có tài sản biết mình vừa bị mất cắp và sau đó giải thích và khuyên bạn.
Vì người có tài sản phải lao động vất vả để có tiền, không nên vi phạm tài sản của họ và hành vi đấy là không thật thà và tội đó là tội ăn cắp sẽ bị pháp luật trừng trị.
Bài5:
Cha chung không ai khóc.
của mình thì giữ bo bo
Của người thì để cho bò nó ăn.
C. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm các bài tập còn lại sgk.
Sưu tầm tục ngữ, ca dao( liên quan bài học).
Đọc trước bài 17.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 23.doc