Tiết 28
PHÉP CỘNG CÁC PHÂN THỨC ĐẠI SỐ
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức
HS nắm vững và vận dụng được quy tắc cộng các phân thức đại số
2.Kĩ năng
Biết cách trình bày cách thực hiện một phép tính cộng theo các bước
Tìm mẫu thức chung
Quy đồng mẫu thức các phân thức
Cộng các phân thức đã quy đồng mẫu
Rút gọn ( Nếu có thể )
Biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân thức để việc thực hiện phép tính được đơn giản
Ngày soạn : 17/11/2010 Ngày dạy : 18/11/2010 Tiết 28 phép cộng các phân thức đại số I. Mục tiêu 1.Kiến thức HS nắm vững và vận dụng được quy tắc cộng các phân thức đại số 2.Kĩ năng Biết cách trình bày cách thực hiện một phép tính cộng theo các bước Tìm mẫu thức chung Quy đồng mẫu thức các phân thức Cộng các phân thức đã quy đồng mẫu Rút gọn ( Nếu có thể ) Biết nhận xét để có thể áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân thức để việc thực hiện phép tính được đơn giản 3.Thái độ : Học sinh cần có thái độ tích cực trong các hoạt động mà giáo viên tổ chức II. Chuẩn bị 1.Chuẩn bị của giáo viên -Soạn giáo án điện tử -Các thiết bị và đồ dùng dạy học : Máy chiếu , màn chiếu , máy tính , thước kẻ , phấn 2.Chuẩn bị của học sinh - Vở ghi , SGK , giấy nháp , thước kẻ III. Tổ chức các hoạt động dạy học 1.Tổ chức lớp : - GV Kiểm tra sĩ số - Nhắc nhở học sinh ổn định để chuẩn bị cho giờ học 2.Kiểm tra bài cũ GV : Nêu hai câu hỏi kiểm tra bài cũ như sau Câu1: Quy đồng mẫu thức các phân thức sau và Câu2 : Phát biểu quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu và hai phân số không cùng mẫu HS 1 : Lên bảng làm câu 1 HS2 : Đứng tại chỗ trả lời miệng câu 2 Cho cả lớp nhận xét và cho điểm hai học sinh được kiểm tra bài cũ 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Ghi bảng ( trình chiếu ) HĐ 1 : Đặt vấn đề ở lớp 6 các em đã được học về phép cộng phân số và đã biết cách thực hiện phép cộng phân số . Vậy phép cộng các phân thức được thực hiện như thế nào ? thầy và các em sẽ cùng nghiên cứu tiết học hôm nay. Vào bài mới HĐ2 : Giảng bài mới GV: Nêu vấn đề Tương tự như quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu ,ta cũng có quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức GV : Cho học sinh cả lớp làm VD 1 HS : lên bảng làm VD1 GV : Cho học sinh nhận xét và cho điểm học sinh Nếu học sinh ra kết quả mà chưa rút gọn phân thức thì GV lưu ý học sinh rút gọn phân thức Cho học sinh làm tiếp bài ?1 để củng cố quy tắc cộng cộng hai phân thức cùng mẫu thức GV : Đặt vấn đề để chuyển ý như sau GV : các em đã biết cách cộng hai phân thức có cùng mẫu thức .Vậy bây giờ để cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau thì ta làm như thế nào ? GV chuyển ý sang phần 2 của bài .Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta sang phần 2 của bài : Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau . b) Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau . GV : Ghi bài ? 2 lên bảng GV :Theo các em thì làm thế nào để thực hiện được phép cộng ở bài ?2 HS : quy đồng mẫu thức hai phân thức rồi cộng các phân thức cùng mẫu thức GV : Trình bày ? 2 và hướng dẫn học sinh các bước làm cụ thể GV : Vậy muốn cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ta làm như thế nào ? HS : Phát biểu quy tắc GV : Kết quả của phép cộng hai phân thức được gọi là tổng,ta thường viết tổng này dưới dạng rút gọn. Để trình bày một phép cộng phân thức các em tự nghiên cứu VD2 rồi lên bảng trình bày VD2 HS : Tự nghiên cứu VD2 sau đó 1HS lên bảng trình bày . GV : Sau ví dụ 2 chốt lại các bước trình bày một phép cộng phân thức B1: QĐMT các phân thức B2: Cộng các phân thức đã quy đồng mẫu thức B3: Viết tổng dưới dạng rút gọn ( Nếu có thể ) GV : Cho học sinh làm bài ? 3 HS : 1HS lên bảng làm bài ?3 GV : Cho học sinh dưới lớp làm vào vở và chấm bài một số em ,sau đó chữa bài ? 3 của học sinh làm trên bảng . Chốt : Khi thực hiện phép cộng phân thức ta cần chú ý điều gì ở kết quả ? HS : Cần chú ý rút gọn phân thức nếu có thể GV : Nêu các tính chất của phép cộng phân số ? HS : Nêu các tính chất của phép cộng phân số , đó là .................................... GV : Phép cộng các phân thức cũng có các tính chất giao hoán , kết hợp . Phần các tính chất giao hoán và kết hợp trình chiếu lên màn hình cho học sinh quan sát Phép cộng các phân thức cũng có các tính chất sau : 1) Giao hoán : 2) Kết hợp GV : Cho học sinh áp dụng các tính chất trên để làm bài ? 4 HS : Lên bảng làm bài ? 4 GV : Cho học sinh dưới làm bài ? 4 vào vở Kiểm tra vở của một số học sinh và đặc biệt lưu ý cách trình bày Chốt cho học sinh : Như vậy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng đã giúp ta thực hiện phép cộng ở ?4 nhanh hơn , đơn giản hơn . Vậy các em lưu ý tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng phân thức trong việc vận dụng một cách linh hoạt vào từng bài toán cụ thể Tiết 28 : Phép cộng các phân thức Đại số 1.Cộng hai phân thức cùng mẫu thức a) Quy tắc (SGK) b) VD 1: Cộng hai phân thức Giải ?1 : Thực hiện phép cộng 2. Cộng hai phân thức có mẫu thức khác nhau ? 2 : Thực hiện phép cộng Giải a) Quy tắc ( SGK ) VD 2 : Làm tính cộng Giải ?3 . Thực hiện phép cộng Giải b) Chú ý ( trình chiếu các tính chất ) 1) Giao hoán : 2) Kết hợp ? 4: áp dụng các tính chất trên làm phép tính sau : Giải HĐ 3 : Luyện tập GV : Cho học sinh quan sát bài 1trên màn hình Bài 1 : Em hãy chỉ ra chỗ sai trong lời giải của bài tập sau : Thực hiện phép tính HS : Quan sát màn hình GV : Em nào có thể chỉ ra chỗ sai trong lời giải của bài tập này ? HS : Chỉ ra chỗ sai GV : Vậy bây giờ sửa lại cho đúng thì sửa như thế nào ? HS : Nêu cách sửa GV : cho lớp nhận xét và cuối cùng đưa ra cách sửa để học sinh quan sát và đối chiếu . GV : Cho học sinh phát biểu lại quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức HS : Phát biểu quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu thức GV : Cho học sinh quan sát bài tập số 2 trên màn hình Các em có nhận xét gì về các phân thức trong bài 2 ? HS : Nêu nhận xét Vậy : Từ nhận xét đó , em hãy nêu cách giải ? và lên bảng giải bài tập này . HS : Lên bảng giải bài tập 2 GV : Cho lớp nhận xét và nói để học sinh thấy có khi phải đổi dấu để làm xuất hiện mẫu thức chung GV : Nếu còn thời gian thì cho học sinh làm phần b ) của bài tập 2 như sau : GV: Em đã vận dụng những kiến nào để làm phần b ? HS : Trả lời GV : Chốt lại Để làm được phần b thì ta đã phải sử dụng các kiến thức sau +) Quy tắc đổi dấu phân thức +) Quy tắc cộng hai phân thức +) Rút gọn phân thức 3.Bài tập : Bài 1 : Em hãy chỉ ra chỗ sai trong lời giải của bài tập sau Thực hiện phép tính Giải Sửa lại : Bài 2 : Làm tính cộng phân thức Giải b) HĐ 4 : Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà GV : Qua tiết học ngày hôm nay các em cần nắm vững những kiến thức gì ? HS : Nêu các kiến thức cần nắm vững theo ý của mình GV : Tóm lại qua tiết học này các em cần nắm vững các kiến thức sau - Quy tắc cộng các phân thức - Cách trình bày một phép cộng phân thức - Các tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các phân thức - Chú ý : đổi dấu để làm xuất hiện mẫu thức chung hoặc đổi dấu để có thể tìm được mẫu thức chung BTVN : Làm các bài tập sau Bài 21 ,22b , 23 , 24 (SGK / Tr 46 ) Đọc mục : Có thể em chưa biết
Tài liệu đính kèm: