Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Bài 22: Chiếu dời đô - Năm học 2022-2023

Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Bài 22: Chiếu dời đô - Năm học 2022-2023

1/Tác giả:

- Lí Công Uẩn (974 -

1028) – Lí Thái Tổ,

quê ở tỉnh Bắc Ninh.

- Ông là người thông

minh, nhân ái và sáng

lập ra nhà Lý

pdf 34 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 8 - Bài 22: Chiếu dời đô - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 KIỂM TRA BÀI CŨ 
- Đọc thuộc lòng bài thơ: Đi đường của 
Hồ Chí Minh. 
- Nêu ý nghĩa của bài thơ? 
 CHIẾU DỜI ĐÔ 
(Thiên đô chiếu) 
Tiết 89, 90 
Lí Công Uẩn 
1/Tác giả: 
- Lí Công Uẩn (974 -
1028) – Lí Thái Tổ, 
quê ở tỉnh Bắc Ninh. 
- Ông là người thông 
minh, nhân ái và sáng 
lập ra nhà Lý. 
TƯỢNG LÍ CÔNG UẨN - Ở HÀ NỘI 
Khi mới 20 tuổi, Lý 
Công Uẩn được đưa 
vào triều làm một 
chức quan võ. Vốn là 
người thông minh, có 
sức khoẻ và chí lớn, 
Công Uẩn từ đó ngày 
càng được tin cậy 
trong triều, về sau làm 
tới Tả thân vệ Điện 
tiền chỉ huy sứ và trở 
thành trụ cột của nhà 
tiền Lê. 
Vì vậy ngay sau khi Lê Long Đĩnh mất, 
mọi triều thần mà người chủ xướng là 
quan Chi Hậu Đào Cam Mộc nhận thấy 
Lý Công Uẩn là người khoan hòa, nhân 
thứ và được lòng muôn dân nên đã tôn 
ông lên làm vua. Lý Công Uẩn lên ngôi 
vua, lấy niên hiệu là Thuận Thiên, triều 
Lý được thành lập. Cuộc chuyển giao 
triều đại từ họ Lê sang họ Lý đã diễn ra 
một cách hoà bình êm thấm. 
2/Tác phẩm: 
- Hoàn cảnh ra đời: Năm 1010 nhằm bày tỏ ý 
định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành 
Đại La (Hà Nội). 
Bản đồ Đại La 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
 1. Đọc 
 2. Tìm hiểu văn bản: 
 2.1. Thể loại: Chiếu 
 - Hình thức: Viết bằng văn xuôi hoặc văn 
biền ngẫu. 
 - Mục đích: Là thể văn do vua dùng để 
ban bố mệnh lệnh. 
 - Nội dung: Thường thể hiện một tư 
tưởng lớn lao, có ảnh hưởng đến triều đại, vận 
mệnh đất nước. 
Nhà vua ban chiếu 
2.2. Bố cục: 2 phần 
Phần 1: Từ đầu -> 
“không dời đô” 
=> Nêu lí do của 
việc dời đô. 
Phần 2: Phần còn 
lại 
=> Lí do chọn 
thành Đại La là 
kinh đô. 
2.3. Phân tích: 
a.Lí do dời đô: 
* Lịch sử Trung Hoa: 
a. Lịch sử Trung Hoa: 
 Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời 
đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. 
Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự 
tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, 
mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; 
trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận 
tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục 
phồn thịnh. 
 Nêu gương sử sách làm tiền đề cho lí lẽ: Việc dời 
đô không có gì là khác thường, trái với qui luật. 
2.3. Phân tích: 
a.Lí do dời đô: 
* Lịch sử Trung Hoa: 
- Nhà Thương 5 lần dời đô. 
- Nhà Chu 3 lần dời đô. 
- Vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. 
 Dẫn chứng cụ thể, lí luận chặt chẽ. 
=> Việc dời đô làm đất nước phát triển. 
* Lịch sử trong nước: 
 Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng 
mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu 
cũ Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành nơi đây, 
khiến cho triều đại không được bền lâu, vận số ngắn 
ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được 
thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể 
không dời đổi. 
 Bày tỏ ý muốn dời đô và khẳng định việc dời 
đô không có gì khác thường. Khẳng định dời đô 
khỏi Hoa Lư là một đòi hỏi tất yếu, vì nước vì 
dân theo mệnh trời. 
*Lịch sử trong nước: 
- Đinh, Lê: không chịu dời đô 
- Triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tốn,  
 Lí lẽ và cảm xúc kết hợp tăng sức thuyết 
phục. 
=> Khẳng định dời đô là cần thiết. 
Đường vào cố đô Hoa Lư 
Toaøn caûnh Hoa Lö – Ninh Bình 
b. Lí do chọn thành Đại La là kinh đô. 
 Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao 
Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế 
rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông 
tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế 
rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư 
khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng 
rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, 
chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng 
yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô 
bậc nhất của đế vương muôn đời. 
 CÂU HỎI: Theo tác giả, Đại La có 
những lợi thế về những mặt nào để có 
thể chọn làm nơi đóng đô ? (Chú ý về 
lịch sử, vị trí địa lý, hình thế sông núi, 
sự thuận tiện trong giao lưu phát 
triển.)? 
VỀ LỊCH SỬ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ 
 Là trung tâm. 
+ Địa thế đẹp, 
quý hiếm. 
VỀ KINH TẾ, CHÍNH 
TRỊ VĂN HOÁ 
Là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. 
Từng là 
kinh đô 
  Là đầu 
mối giao lưu, 
mảnh đất 
hưng thịnh 
=> Khẳng định địa thế tuyệt vời của Đại La. Nơi hội tụ đủ mọi 
mặt của đất nước. Xứng đáng là kinh đô và sẽ lâu dài, vững bền. 
 b. Lí do chọn thành Đại La là kinh đô. 
- Lịch sử: kinh đô cũ của Cao Vương. 
- - Vị thế địa lý: Là trung tâm đất nước, thế đất uy 
nghi rồng cuộn, hổ ngồi. 
 - Vị thế chính trị, văn hoá: Muôn vật phong phú 
tốt tươi, chốn hội tụ trọng yếu. 
=> Là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn 
đời. 
 Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. 
- Hỏi, trao đổi, đối thoại dân chủ 
Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc giữa vua và thần dân 
 Tin tưởng ý nguyện dời đô của mình hợp ý 
nguyện nhân dân. 
=> Lý Công Uẩn là người có tầm nhìn chiến lược, 
sâu sắc, có quyết định sáng suốt, có ý chí và hoài 
bão lớn, có trách nhiệm với đất nước. 
Trẫm muốn dựa vào sự thuận tiện của đất ấy để định chỗ ở. 
Các khanh nghĩ thế nào? 
*Ý chí dời đô 
Hà Nội – Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa 
Hội trường Ba Đình Phủ Chủ tịch 
Thủ đô Hà Nội Hồ Hoàn Kiếm – Tháp Rùa 
      
Sân vận động quốc gia Mỹ Đình 
      
Nhà hát lớn Hà Nội 
      Đại học Y Hà Nội 
      
Chợ Đồng Xuân 
 Chùa Một Cột 
 Một số công trình tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội 
3. Tổng kết 
a. Nghệ thuật: 
- Giọng văn trang trọng, lựa chọn ngôn ngữ có tính 
chất tâm tình, đối thoại. 
- Luận điểm rõ ràng, dẫn chứng tiêu biểu, lập luận 
thuyết phục. 
b. Nội dung: Ghi nhớ/Sgk. 
c. Ý nghĩa: Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ 
Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự 
phát triển đất nước của Lí Công Uẩn. 
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: 
- Đọc chú thích. Tập đọc văn bản theo yêu cầu của thể loại. 
- Sưu tầm tài liệu về Lí Thái Tổ và lịch sử Hà Nội. 
- Chuẩn bị bài: Câu cảm thán. 
+ Phân tích kĩ ví dụ, rút ra đặc điểm hình thức, chức năng. 
+ Xem trước các bài tâp phần Luyện tập. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_mon_ngu_van_8_bai_22_chieu_doi_do_nam_hoc_2022_202.pdf