Văn học địa phương (phần tham khảo thêm)

Văn học địa phương (phần tham khảo thêm)

VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG BÌNH

 CA DAO, DÂN CA, TỤC NGỮ

1. Hò nhân ngãi

 - Ơi o mược áo nối quàng

 Hò lên một tiếng cho làng hò theo

 - Khôông thương dững áo cổ vàng

 Chỉ thương chiếc áo nối quàng năm thân

 - Em ở bên ni sông lắm thương lắm dớ

 Anh ở bên nớ sông dững đợi dững chờ!

 - Thương chắc cắp chắc lên Lào

 Đói no ăn trấy cà Lào vẫn thương.

 - Hai ta thương chắc đã lâu

 Tiếc eng không chịu bắc cầu mà sang

 - Đèn hết rầu đèn tắt

 Dang hết vị hết thơm

 Eng đừng qua lại đêm hôm

 Kẻo thế gian đồn thổi nam nồm khổ yêm

 - Mưa rơi lộp bộp gió thổi bập bùng

 Ai về lò độôc cho thiếp nhắn cùng

 Mua về phải dớ mua vung

 Có đôi đi nữa, cũng dớ nghĩa xưa cùng bạn ơi

 - Kháp chắc trữa đội đàng rài

 Cau trù chưa sặn, thơ bài chưa trao

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Văn học địa phương (phần tham khảo thêm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG
(Phần tham khảo thêm) 
VĂN HỌC DÂN GIAN QUẢNG BÌNH

	 CA DAO, DÂN CA, TỤC NGỮ 
1. Hò nhân ngãi
	- Ơi o mược áo nối quàng
	Hò lên một tiếng cho làng hò theo
	- Khôông thương dững áo cổ vàng
	Chỉ thương chiếc áo nối quàng năm thân
	- Em ở bên ni sông lắm thương lắm dớ
	Anh ở bên nớ sông dững đợi dững chờ!
	- Thương chắc cắp chắc lên Lào
	Đói no ăn trấy cà Lào vẫn thương.
	- Hai ta thương chắc đã lâu
	Tiếc eng không chịu bắc cầu mà sang
	- Đèn hết rầu đèn tắt
	Dang hết vị hết thơm
	Eng đừng qua lại đêm hôm
	Kẻo thế gian đồn thổi nam nồm khổ yêm
	- Mưa rơi lộp bộp gió thổi bập bùng
	Ai về lò độôc cho thiếp nhắn cùng
	Mua về phải dớ mua vung
	Có đôi đi nữa, cũng dớ nghĩa xưa cùng bạn ơi
	- Kháp chắc trữa đội đàng rài
	Cau trù chưa sặn, thơ bài chưa trao
	- Khi mô hết gát Truông Ngừ
	Mòn đàng Đá Nhảy, mới từ ngãi anh
	- Núi Đèo Ngang mà đàng đi lại rọc
	Khút Bầu Ngược mà nác lại chảy xuôi
	Trăm năm thề giữ một lời
	Khôông rọc ngang xuôi ngược trọn đời thủy chung
	- Nác mặn thì thiếp xuống hà mò cua bắt cá
	Nác nậy thì thiếp lên lụy hái rau má, rau mưng
	Chàng ăn thiếp dịn xin đừng bỏ nhau
	- Hai ta kết ngãi lâu rồi
	Sợ chi mói mặn, nỏ nài chanh chua
	- Răng chừ cạn lẹec Lũy Thầy
	Sông Gianh hết nác rạ này mới hết thương
	- Con cá là con cá mòi
	Kho với măng vòi, đuốc có, mới khôông
	Hai ta nguyện ước một lòng
	Rau rưa một rạ xin đừng bỏ dau
	- Bạn ơi, dớ buổi đói nghèo
	Nác ròng sát bợợc, ai chèo bạn qua
	- Đêm ơi đêm, trôông cho mau sáng
	Ngày hỡi ngày vạng quáng cho mau
	Em trông anh ra khỏi cựa dà giàu
	Để em khỏi thương khỏi dớ khỏi sầu anh ơi
2. Hò đối đáp
	- Em hỏi anh con chim chi trên trời hay lội (bơi)
	Đưới biển con cá chi hay bay
	Vì răng có con chim hay cuốc, con cá hay cày
	Vì răng cá biển lại thày lay chim trời
	- Em hỏi anh biển cả không rừng khôông rú
	Mà răng chim muông, tắn tít đủ loài
	Eng không tin lặn xuống mà coi
	Con voi không ngà mần chủ, con ngựa khôông cẳng đua tài nhảy thi
	- Thiếp hỏi thăm chàng
	Một trăm thứ rầu, rầu chi là rầu khôông thắp
	Một trăm thứ bắp, bắp chi là bắp khôông rang
	Một vạn thứ than, than chi là than khôông quạt
	Một triệu thứ bạc, bạc chi là bạc khôông tiêu
	Trai nam chi chàng mà nói đặng
	Hai múi lụa điều thiếp xin trao
	- Nàng hỏi thì chàng cũng xin thưa:
	Một trăm thứ dầu, mưa dãi gió dầu là rấu không thắp
	Một trăm thứ bắp, bắp mồm, bắp mỏ là bắp không rang
	Một vạn thứ than, than thở thở than là than không quạt
	Một triệu thứ bạc, bạc nghĩa bạc tình là bạc không tiêu
	Trai nam nhi đây đà nói đặng, hai múi lụa điều trao đi
	- Đố eng trên trời có mấy ngôi sao 
	Đưới ao có bao con cá
	Hà Bá có mấy ông vua
	Nam Kỳ lục tỉnh có mấy miếu mấy chùa
	Chợ Đồn mấy người bán mấy người mua 
	Trai nam nhi giải đặngthiếp về làm miếu thượng gõ, hạ chua thiếp thờ
	- Trên trời có hai mươi tám ngôi sao
	Đưới ao có hai con cá
	Hà Bá chỉ một ông vua 
	Nam Kỳ lục tỉnh có bốn miếu hai chùa 
	Chợ Đồn hai người bán, năm người mua 
	Trai như anh chỉ muốn vợ, chơ gõ với chua không màng
	- Yêm đố eng một trăm thứ hố, hố chi không nác
	Một trăm cái thước, thước chi không rây
	Một trăm cái cây, cây chi không trấy
	Một trăm con gấy, gấy chi khôông chồng
	Trai nam di giải đặng, gái má hồng xin theo
	- Một trăm thứ hò, hò khoan là hố là hồ không nác
	Một trăm cái thước, thước thợ mã không rây
	Một trăm cái rây rây đờn khôông trấy
	Một trăm con cấy, cấy nữ tu không chồng
	Trai nam nhi đà giải đặnggái má hồng theo chưa?
	- Em hỏi anh hai trự chi mà bỏ xuống đất,
	Hai trự chi mà cất lên tra
	Hai trự chi mà phượng tha không nổi
	Hai trự chi mà gió thổi không bay
	Trai nam di anh nào nói đặng, em đây xin theo về
	- Hai trự tiền tài anh bỏ xuống đất
	Hai trự nhân ngãi anh cất lên tra
	Hai trự yêu thương phượng tha không nổi
	Trự trung, trự hiếu gió thổi không bay
	Trai nam di anh đây đà nói đặnggái hãy theo đây về liền
3. Ca dao tục ngữ, thành ngữ 
	- Buồm rách mà đợi gió đông
	Biết lòng thầy mẹ thương không mà chờ
	- Cha chài mẹ lái con câu
	Ăn nhờ bọt nác lấy đâu mà giàu
	- Mua cá thì phải coi mang
	Mua bù coi cuống, lụa hàng coi biên
	- Khó mà xứ Roọng em theo 
	Giàu như xứ biển, hết chèo hết ăn
 	- Ai lên Tuy Đợi thì lên
	Bún thịt chợ Tréo, chớ quên đem về
	- Chợ Đồn một tháng ba phiên
	Ai đi tới đó đừng quên đàng về
	- Muốn ăn mật rú vô Trèn
	Muốn khươi ốốc đực thì lên Thác Đài
	- Quảng Trạch có lũy Hoàn Vương
	Kinh đô Lâm Ấp Trị Bường ngày xưa
	- Đò sông Gianh đương còn qua lại
	Chợ Ba Đồn cứ mỗi tháng sáu phiên
	- Cách một con đò câu hò vọng lại
	Trai gái hai làng vạn ngãi tình chung
	Nào ai xa ngái lạ lùng
	Thượng Phong, Cổ Liễu cùng chung một nhà
	- Chớp chợ Chè không què cũng trệt
	Chớp Tróôc Vực không cực cũng nghèo
	- Nón Thuận Bài khoai Minh Lệ
	- Ăn cơm cho no chờ đò Phú Trịch
	- Nam sâm Bố Trạch, cua gạch Thanh Khê
	- Chớp Mũi Đao cắm sào cho chặt
	- Ruốc đỏ, cá đen ngó quen mới biết 
	- Chạy buồm coi gió, ngó luồng buông lèo
	- Ra ngó sao, vô ngó rú
	- Roọng có rường, nương có nạp
	- Rạm đi trồi thì lụt
	- Ba mươi mồng một tru cột nác lên
	- Bớc tạnh hôm, nồm tạnh mơi
	- Siêng đi tát, nhác đi câu
	- Ăn cổ môn buổi mơi
	 Để đèng củ khoai đến mốt
	- Sắp xuống lộ chộ khoai cũng sèm
	- Rạ cán ran, quan tiến sĩ
	- Côi trời sợ con ác, đưới nác sợ con cá mương
	- Côi không nghiêm trang
	 Đưới long loàng mây mưa
	- Rủng rải như trải Kẻ Địa
	- Một nạm gió bằng bó chèo
VÈ
Vè làm đình làng Lộc Điền
	Hoàng Triều Minh Mệnh cửu niên
	Lộc Điền
	Đình trung cách thức lạ lùng
	Trong châu này có một 
	Trong huyện này có một
	Cột đã nên cột 
	Rường đã nên rường
	Chọn bốn cái thượng lương
	Chạm kèo thuyền chống đấu
	Có các quan ra mẫu 
	Bắt chạm vẹ tứ linh
	Như đào - lựu sự tình
	Giải đồng tâm kiệt hiệc
	Chạm con công cũng lịch 
	Chạm con hạc cũng xinh 
	Chạm cả bốn phía đình
	Chạm một bầy chim chích
	Chạm sư tử kỳ lân
	Chạm con hươu đời Trần
	Chạm con giao trên bốn quyết
	Khen cho ai hình tượng 
	Chạm con cò mổ trai 
	Chạm bác thuyền chài 
	Đang dang tay ra bắt
	Trong hàng đẳng chức
	Những kẻ khun ngoan
	Những vật liệu để mần
	Có hai ông liệu biện
	Đình mới mần một lúc
	Thượng mục hạ hòa
	Tiền ngoài bảy ngàn quan
	Dân đóng góp sẵn sàng
	Nỏ có ai phàn nàn
	Đều một lòng thành kính
	Săng gỗ nhiều ngao ngán
	Cất đặt nỏ hề chi 
	Dân ăn ở chính thì 
	Có thần linh ủng hộ
	Đình mần trong tháng sáu
	Thợ ngoại bảy mươi người
	Ngày chạm vẹtốt tươi
	Dân bui cười đờn hát
	Cắt các O sương nác
	Cho túc mục hài hòa 
	Giáp đoài đến giáp Đông
	Mỗi đoàn là bảy ả
	Đồng đều tất cả
	Mỗi ả hai triêng
	Gái đẹp mặt hữu duyên
	Thợ bui lòng thỏa chí
	Nặng cũng nỏ nghỉ 
	Mệt nhoọc cũng nỏ kỳ
	Khen cho chợ khéo vì 
	Giải đông tâm hiệp lực
	Việc mần cẩn thận
	Côi thuận đưới hòa
	Gẫm như đất Lộc Điền
	Cũng nổi danh nổi tiếng
	Tiếng đồn vang cả huyện
	Gẫm như đình Cựu Nhượng	
	Chắc cũng nỏ hơn chi
	Ta quyết mần đình ni
	Cho thơm danh nổi tiếng
	Để phụng thờ thần thánh
	Ai cũng bui bẻ trong lòng
	Để đời sau ngưỡng mộ
 Vè Nường Chủi 
	Nường chủi lúi húi đi lên
	Ba bề bốn bên “đồng” lên cho chóng
	Hoặc là cờ đống
	Một cất ba hàng rào
	Cất roi cho mót
	Mà trót cho đau 
	Hàng trầu, hàng cau là hàng con gái
	Hàng bánh, hàng trái là hàng mụ tra
	Hàng nhang, hàng hoa là hàng cúng Phật
	Đôi ngã tiền tê
	Đồng lên cho chóng
	Hoặc là cờ đóng
	Cót ba hàng rào
	Cất roi cất mót
	Xin trót cho đau
CHUYỆN KỂ DÂN GIAN
TRUYỀN THUYẾT
Cọp với rùa
	Người Trung Quốc xem rùa là vật đáng tôn thờ cùng với Rồng, Sư tử, Chim Phượng, gọi là bộ tứ linh
	Nhưng, người Việt Nam nói chung, người Quảng Bình nói riêng thì xem rùa như một vật rủi ro, kiêng không dám gặp. Vì sao vậy, vì người ta thường nói:
	- Chậm như rùa!
	- Rụt cổ như rùa!
	Và người Quảng Bình còn gọi rùa là con rò!
	Tuy vậy, rùa là con vật thông minh, tuy chậm chạp, nặng nề nhưng sâu sắc, yên lặng, mà cao mưu hơn cọp.
	Chuyện dân gian Quảng Bình kể rằng
	Một hôm, cả bầy rùa đang leo núi để đi qua những ngọn núi khác Từ sau lưng, có tiếng cọp quát:
	- Tránh đường cho tau đi, bọn bây đi chậm, choán hết đường đi của tau đây!
	Bầy rùa dừng lại, nói:
	- Ông nói ông đi mau hơn tôi? Chắc chi! Thỏ chạy như bay còn thua chúng tôi, ông chớ vội khoe tài. Ông có dám thi không?
	Cọp tức sôi ruột vì rùa đã chạm vào lòng tự kiêu của cọp, cọp những muốn xé xác rùa ra, nhưng tự nghĩ, với những con rùa, mình đụng tới là nó trút cổ vào mai, mình làm gì được chúng? Nên đành thôi, rồi hỏi lại:
	- Thì thi! Nhưng thi thế nào, cho chúng mày ra điều kiện trước.
	Rùa trả lời: 
	- Trước mắt chúng ta là mười hai ngọn núi. Tôi với ông ngài đi thi, ai tới trước, người ấy thắng!
	Cọp lại hỏi: 
	- Có cược gì không?
	- Không cần! Thi cho biết ai hay ai dở, cho bớt tính tự hào đi, thế thôi.
	Cọp thoáng nghĩ:	
	- Không cược gì cũng phải, bọn rùa nghèo kiết này thì có gì mà bắt chúng cược? Nhưng, không để chúng nói phách, qua mặt mình được. Bèn quyết định:
	- Ừ, thi thì thi.
	Rùa gọi cả đoàn lại, hội ý ngầm: Nhắn tin truyền lên cho họ hàng nhà rùa ở trên 12 ngọn núi, rải khắp trên đường đi, khi cọp đến đâu là có rùa trước mặt.
	Vậy là cuộc thi bắt đầu
	Cọp phóng lên, không cần ngó lui, vì chỉ biết một điều là rùa làm sao đi ngang mình được, huống chi nói hơn mình?
	Lên đến đỉnh núi thứ nhất, cọp dừng lại, ngoảnh lui gọi:
	- Nào rùa tới chưa? Mày ở đâu.
	- Ông Ngài ơi, tôi đang ở đây, trên chóp này đây.
	Cọp lạ lùng, bỡ ngỡ, muốn dừng lại để điều tra xem, nhưng lòng tự kiêu không cho phép, nên lặng thinh tiếp tục chạy lên, cố vượt lên xa hơn, không cho rùa theo kịp. Nhưng vừa dưới dốc phóng lên chóp ngọn núi thứ hai, lại đã thấy rùa bò lổm ngổm trước mặt mình. Không cần phải hỏi, cọp vẫn phóng lên ngọn núi thứ ba, nhưng vừa đặt chân dưới chóp một bước thì cũng đã thấy rùa ngồi đợi mình từ bao giờ. 
	Cứ như thế, đến ngọn núi thứ 8 thì cọp liệt sức, ngả gục xuống không còn hở môi răng lạnh, mà chỉ giơ cánh tay lông lá lên làm dấu hiệu đầu hàng.
NHỮNG CHUYỆN VỀ CÁ VOI 
	Vùng biển Quảng Bình có rất nhiều chuyện về cá voi. Từ những chuyện cá voi cứu người mà nhiều người đều cho là thật, đến chuyện cá voi được tôn là bậc thần và trở thành một thứ tín ngưỡng trong nghề và trong cư dân miền biển. 
	Thời tiết của Quảng Bình về tháng 3, tháng 4 âm lịch rất bất thường. Vùng biển thường có tình trạng những cơn lốc đột nhiên. Trời biển đang êm đẹp bất thình lình một cơn lốc mạnh, kéo dài, ồ ạt tới với một diện rộng có khi phải hai ngày mới dứt.
	Những người đi biển nhân trời đẹp thường mất cảnh giác, gặp cơ hội cá rậy cho thuyền ra khơi đánh bắt. Thế là khoảng xế chiều sóng gió nổi lên dữ dội đánh chìm tất cả thuyền bè giữa trùng khơi, khoôg ai thoát khỏi. Làng biển Quảng Bình thời xưa, thường có những ngày kỵ tập thể gọi là kỵ cá nục, kỵ bống hồng, kỵ đoàn ghe Tràng Đà
	Người ta kể rằng, nhiều lần, trong các cơn bão lốc bất thình lình ấy, con người sống sót được là nhờ cá voi đưa họ vào bãi, sóng tạt lên bờ. Họ sống lại, kể rằng: Khi họ đuối sức, chìm xuống nước, bỗng thấy dưới lưng mình như có gì nâng lên, để nằm yên rồi vật đó chạy rất nhanh, rẽ sóng rẽ gió bay vào gần bãi thì không biết ai đã vất mạnh mình lên bờ nằm bất tỉnh, thế là được bà con ra cứu thoát.
	Người khác lại kể, sau khi bơi lội cho đến khi hết sức xuôi tay nằm yên cho sóng nhấn chìm, thì trong mơ màng, như có ai cõng mình lên vai chạy mãi vào bờ mà hất mạnh lên đất.
	Lại có nhiều chuyến, có khi cả đoàn ghe, sau nhiều ngày nghiêng ngả, nổi chìm giữa trùng dương bỗng nhiên lại được một bầy cá voi tới dựa lưng vào làm cho ghe thuyền bớt hẳn sự ngả nghiêng và từ từ đưa dần ra khỏi vùng sóng gió, có khi đưa hẳn vào bờ.
	Những câu chuyện như vậy rất nhiều, nơi nào trong vùng biển Quảng Bình cũng có.
	Thần Làng Hà
	Ngày xưa, có một đội thuyền thủy quân nhà vua đi tuần biển khơi, bị bão lớn, trôi dạt ra biển Đông mênh mông không còn biết phương hướng để trở về.
	Quan quân trong các chiếc thuyền, tuy không thiếu lương thực nhưng thiếu nước trầm trọng. Đã hơn một ngày nhịn khát. Nhiều người bắt đầu tê liệt. 
	Bỗng nhiên, một đoàn cá voi đông từ bốn phía bơi lại bao vây quanh các chiếc thuyền. Sóng gió chung quanh bỗng nhiên yên tĩnh. Từ dưới nước, vọng lên tiếng người gọi binh lính rằng:
	“ Ta là thần làng Hà đưa quân tới cứu các ngươi. Các ngươi theo ta trở vào bờ”. Nói dứt lời thì phun nước ngọt lên cho binh lính. Họ mừng quá mà quên cả vái lạy cảm ơn Thần. Họ đem thùng ra hứng nước, chia nhau uống. Đàn cá vừa đẩy đoàn thuyền đi như bay, chốc đã thấy núi non hiện ra, rồi dần cả bờ biển, động cát. Cuối cùng đoàn thuyền vào cửa lạch thì đàn cá voi cũng lặn sâu vào biển, không còn một tiếng động.
	Khi về triều, đoàn quân tâu trình việc cá voi tự xưng là Thần làng Hà, lên vua biết. Vua phong cho Thần làng Hà là Trung Đẳng Thần, hằng năm ban cấp tiền cúng tế. 
Cơn bão tháng 10
	Người ta không nhớ là tháng 10 năm nào ở đời vua nào. Nhưng dân gian miền biển hàng năm có ngày kỵ tập thể gọi là kỵ tháng 10, minh chứng đó là hậu quả cơn bão đã đem lại cho nhiều gia đình.
	Người ta cho rằng, từ cổ chí kim, chưa bao giờ có một trận bão lớn như vậy. Khi bão ập đến, không những ngoài biển khơi thì nhấn chìm thuyền bè mà trên đất liền cây cối, nhà cửa cũng đều bị quét sạch. 
	Trong khi đó, một đoàn thuyền đang sắp ngập chìm ngoài biển khơi thì trong thuyền có một em bé học việc chuyên làm nhiệm vụ nấu ăn và tát nước, bỗng đứng lên nói:
	“Ta là thần cá Voi tới cứu nạn! Các người hãy theo ta!”. Vừa dứt lời thì nhảy đến dành lấy tay lái, điều khiển chiếc thuyền vượt sóng gió ra khỏi cơn gió lốc đang cuốn những trận sóng biển đến để nhấn chìm mọi vật. 
	Thuyền trở về an toàn.
TRUYỆN CƯỜI
 Nói láo có sách
	Làng Hòa Ninh, ngày xưa thuộc phủ Quảng Trạch (ngày nay là xã Quảng Hòa, huyện Quảng Trạch), vốn có tiếng là mạch đất nói trạng. Do đó người ta nói: làng Hòa Ninh, làng mạch đất trạng (chứ không phải là trạng nguyên).
	Ông Lý Cộc, làm lý trưởng làng đó, cũng một thời được truyền là một nhân vật nói trạng. 
	Một hôm, giữa đường đi quan tri phủ Quảng Trạch gặp Lý Cộc đi chợ phiên Ba Đồn về. Tri phủ đột nhiên hỏi Lý Cộc:
	- Nghe nói Hòa Ninh các ông hay nói láo phải không, ông Lý?
	Lý Cộc trả lời ngay:
	- Dạ bẩm có nói láo, nhưng
	Quan huyện đã buồn cười, nhưng cũng giả làm nghiêm. 
	- Nhưng sao?
	Lý Cộc đáp cụt lủn:
	- Nhưng nói láo có sách ạ!
	Quan tri phủ liền ra lệnh:
	- Đến phiên chợ sau, ông Lý phải đem sách nói láo của Hòa Ninh xuống, quan xem. Nhớ không?
	Phiên chợ sau tới, Lý Cộc vào trình diện quan với hai bàn tay không. Quan tri phủ hỏi ngay:
	- Sách nói láo của làng ông đâu?
	- Bẩm quan lớn, hôm nọ con nói láo, để quan nghe vui thôi, và đã nói láo làm chi có sách
	Quan phủ biết mình bị lừa, chỉ cười rồi hỏi qua chuyện khác.
Cùm cổ nó lại
	Cùm cổ nó lại!
	Đó là một mệnh lệnh trực tiếp của quan tri phủ Quảng Bình tại công đường, trong một vụ thuế.
	Số là năm đó, dân làng Trung Bính không kịp nộp thuế đất thổ cư đúng thời hạn, tri phủ triệu lý trưởng Trung Bính lên quở phạt.
	Nhưng ông Lý Tố cãi quan rằng:
	- Tôi có tội chi mà quan đòi phạt? Phần tiền thuế tôi, tôi nộp đầy đủ.
	Quan phủ quát:
	- Còn phần dân, sao ông không nộp?
	- Vì họ không có để nộp, họ xin khất, tôi đã báo cáo với quan lớn từ đầu tháng nay.
	Tri phủ ại càng nổi giận, quát lớn:
	- Dân không nộp thuế thì Nhà nước đặt ông làm Lý trưởng làm gì?
	Ông đáp: 
	- Dân cử tôi làm Lý trưởng, Nhà nước đặt quan làm quan, không đặt Lý trưởng.
	Quan phủ nổi khùng:
	- Lính, cùm cổ nó lại!	
	Thề là ông theo tên lính lệ đi xuống trại giam, lính trại giam nạt ông:
	- Đưa chân vô đây! (Vừa nói vừa mở khóa cùm).
	Ông mắng ngay:
	- Chú điếc à! Quan lệnh cùm cổ nó lại, răng chú đòi cùm chân? Chú làm lính hay chú làm quan, hứ?
	Tên lính trương mắt ếch đứng nhìn ông, rồi chạy lên chỗ quan đang ngồi, báo cáo sự việc rồi đứng chờ lệnh mới.
	Quan phủ cũng bí, không nhẽ nói cùm chân nó lại sao? Nên cũng tảng lờ. 
	Đợi lâu, ông Lý xách ô ra về, nói to cho mọi người nghe:
Chê cùm cổ thì thôi, mình về.
Tao đây mà
	Làng Mỹ Lộc là làng có nhiều người làm quan. Về cùng lớp với phủ Tuấn, có một ông phủ về nguyên hàm tri phủ nên cũng hãnh diện trước mặt phủ Tuấn là một tri phủ giáng chức, thực chất chỉ là một viên “bát phẩm” còn thua một tên thơ lại. 
	Ông phủ Nguyên hàm lại có tính ỉa đồng mà không chịu đi xa, chỉ ngồi ngay trước mặt nhà mình, nhân có đám lúa chiêm đang tốt. Mỗi lần đi ngang cổng nhà ông phủ này, bà con làng xóm phải bịt mồm bịt mũi vụt chạy cho nhanh. 
	Phủ Tuấn rất ghét những thói đồi phong bại tục, không tôn trọng quần chúng như vậy. Một buổi nhân trời vừa tối, phủ Tuấn giả vác cuốc đi thăm đồng về, ngang qua đám ruộng trước cổng nhà viên tri phủ nọ, thầy ông ta đang chổng mông ngồi ỉa, phủ Tuấn chộp lấy đầu tóc (ngày xưa đàn ông cũng bối tóc như phụ nữ) tát cho mấy cái rồi kéo đi:
	- Thằng nào đây mà dám ỉa trước cổng nhà quan tri phủ Nguyên hàm, hả?
	Quan phủ hưu, la lên: 
	- Tao đây màtaotao!
	Phủ Tuấn càng đánh, càng kéo đi:
	- Tao! Tao! Phải cho mày no đòn mới chừa. Mày vào đây mà nói tao, tao!
	Vừa kéo viên quan phủ, phủ Tuấn gọi to:
	- Bẩm quan lớn, quan lớn ra mà xem! Cái thằng chó đẻ này nó dám ỉa trước cựa nhà quan lớn đây.
	Cả nhà mang đèn đuốc chạy ra, hóa ra quan phủ về hưu.
	Phủ Tuấn giả vờ giật mình ngạc nhiên:
	- Ấy chết! Sao quan lớn không nói rõ tên, cứ bảo tao, tao đây. Khiến tôi càng điên lên, tưởng thằng nào nó láo. Thôi, đêm hôm tối tăm, xin lỗi quan lớn. 	
	Mọi người ngoảnh mặt cười rồi ai theo đường nấy.

Tài liệu đính kèm:

  • doccadaotucngu.doc