Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Thanh Cao

Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Thanh Cao

BÀI 1

Kết quả cần đạt:

- Hiểu được tâm trạng của n/v “Tôi” qua ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh

- Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.

- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thông nhất về chủ đề.

Tiết 1+ 2

 Văn bản: TÔI ĐI HỌC

(Thanh Tịnh).

A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/v “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

B/ CHUẨN BỊ:

- Tranh minh hoạ

- SGV + SGK.

C/ LÊN LỚP:

1.Tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

docx 184 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 kì 1 - Trường THCS Thanh Cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ......./......./.........
Bài 1
Kết quả cần đạt:
- Hiểu được tâm trạng của n/v “Tôi” qua ngòi bút trữ tình của Thanh Tịnh
- Phân biệt được cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Biết viết một văn bản bảo đảm tính thông nhất về chủ đề.
Tiết 1+ 2
	Văn bản: 	Tôi đi học
(Thanh Tịnh).
A/ Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của n/v “Tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
B/ Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ
- SGV + SGK.
C/ Lên lớp:
1.Tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Giáo viên gọi HS đọc chú thích và sơ lược về tác giả.
Hỏi: Với nhà văn Thanh Tịnh em cần nhớ những nét chính nào?
Hỏi: Nét nổi bật trong phong cách của nhà văn Thanh Tịnh là gì?
Hỏi: TP được viết từ năm 1941 đến bây giờ là bao nhiêu năm?
GV: Vậy mà sức sống của ..... ta tưởng như vừa mới xảy ra.
Hỏi: Em cho biết thể loại của VB và VB thuộc loại phương thức biểu đạt nào?
Hỏi: Trong VB người ta kể theo 2 ngôi (183) vậy kể theo ngôi thứ nhất có ưu thế gì? (mang tính chủ quan, dễ bộc lộ cảm xúc hơn).
Đọc văn bản.
GV đọc mẫu từ đầu -> “Tôi đi học”
Gọi hs đọc tiếp -> “Trước lớp ba”
Gọi hs đọc tiếp -> “Chút nào hết”
Gọi hs đọc tiếp -> đến hết.
GV nhật xét HS đọc
Gọi HS đọc chú thích trong SGK/8
Hỏi: Truyện kể về nhân vật tôi và kể về việc gì? (về việc “tựu trường”)
Cho HS đọc thầm lại đoạn văn “từ đầu -> tôi đi học”
Hỏi: h/ảnh nào trong đoạn văn khơi nguồn cảm xúc cho tác giả?
(cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè).
Hỏi: Khi gặp những h/ảnh này cảm xúc của t/g ra sao? Và được thể hiện qua những từ ngữ nào? (náo nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã)
Hỏi: Những từ ngữ đó thể hiện cảm xúc gì?
Hỏi: Trong đoạn văn đâu là câu văn hay nhất diễn đạt niềm HP nhớ về kỷ niệm?
“Tôi quên thế nào được... trời quang đãng”
Hỏi: Câu văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì (NT so sánh và nhân hoá)
Hỏi: So sánh, nhân hoá như thế nào?
(như mấy cánh hoa tươi mỉm cười...)
Hỏi: Em hãy p/tích cái hay trong h/ảnh so sánh này?
(là h/ảnh tươi sáng, đẹp đẽ, trong trẻo)
Hỏi: cách dùng câu văn của t/g NTN? Sử dụng NT so sánh, nhân hoá và những câu văn dài có tác dụng gì? (để bộc lộ cảm xúc)
-> Ta học tập được cách viết của nhà văn, để bộc lộ cảm xúc ta có thể dùng những câu văn dài, phép so sánh, nhân hoá.
Gọi HS đọc 2 câu văn đầu
GV đọc lại hai câu văn đầu và nhấn mạnh NT t/giả đã sử dụng.
GV cho HS liên hệ với thực tiễn cuộc sống (những cuộc họp lớp để gợi...)
Hỏi: N/v kể chuyện theo trình tự nào? Cụ thể là gì? (theo trình tự)
Hỏi: N/v nhớ những gì trên con đường đến trường hôm đó.
Ghi bảng phụ
+ Sáng thu, sương lạnh
+ Mẹ dắt tay
+ con đường dài hẹp
+ Cảnh vật.
+ Quần áo đen
+ Cầm bút thước.
Hỏi: N/v còn nhớ rất rõ tâm trạng của mình đó là những cảm nhận, cảm giác ntn? 
GV ghi bảng phụ tiếp ở trên 
......... Sương lạnh
......... Âu yếm
........Thấy lạ
..........Thay đổi.
Quần áo .... trang trọng, đứng đắn.
........ non nớt, ngây thơ.
Hỏi: Vì sao n/v lại có tâm trạng như vậy khi có sự thay đổi lớn....
GV chốt: “Đi học” là một sự kiện đánh dấu 1 sự thay đổi lớn của đời người... được mở rộng....
* Tích hợp với Tập làm văn:
Hỏi: Câu văn nào thể hiện tình cảm trữ tình và chất thơ bàng bạc trong văn thơ của Thanh Tịnh? Cảnh vật... vì chính lòng tôi có sự thay đổi lớn”
Hỏi: Câu văn nào thể hiện ẩn ý t/c trữ tình chất thơ trong đoạn văn?
“Tôi có ngay cái ý nghĩ vừa non nớt... lướt ngang trên ngọn núi”.
Nội dung cần đạt
I-Đọc hiểu chú thích
1.Tác giả:
Thanh Tịnh (1911-198 ). 
Tên thật: Trần Văn Ninh quê ở Huế.
Sáng tác thơ, truyện tình cảm trong sáng, êm đềm.
2. Tác phẩm:
Sáng tác 1941 – Quê Mẹ
Thể loại truyện ngắn
Phương thức biểu đạt tự sự.
Nhân vật: Tôi, ngôi kể thứ nhất
II. Đọc và tìm hiểu văn bản
- Tâm trạng và cảm xúc của nhân vật tôi.
- Niềm vui, hạnh phúc khi nhớ về kỷ niệm.
Lúc trên đường tới trường.
- Trong lòng có sự thay đổi lạ
Củng cố:
Hỏi: Trong cảm nhận mới mẻ trên con đường làng đến trường” n/v tôi đã tự bộc lộ đức tính gì của mình?
(Những đức tính đáng quý đó là: Yêu học,yêu bạn bè và mái trường quê hương”
Hướng dẫn học sinh học bài
- Đọc kỹ lại văn bản
- PT ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật được dùng trong VB vừa phân tích.
Ngày soạn: ......../......./.........
Bài 1 – tiết 2
Văn bản:	 Tôi đi học	 (tiếp)
(Thanh Tịnh)
I/ Mục đích cần đạt: ( Đã soạn ở tiết 1)
II/ Lên lớp:
1.Tổ chức: 	
2. Kiểm tra bài cũ:
Hỏi: Vì sao không gian và thời gian trong VB trở thành kỷ niệm trong tâm trí của tác giả (đó là thời điểm và nơi chốn quen thuộc, gần gũi gắn liền với tuổi thơ của tác giả ở quê hương.
- Đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường
- Tác giả là người yêu quê hương tha thiết.
3. Hoạt động dạy – học.
Hỏi: Quan sát phần văn bản tiếp theo và cho biết ngoài tâm trạng “thay đổi, thấy lạ...” t/g còn có những tâm trạng gì tới trường?
Gọi 2 h/s đọc tiếp “trước sân trường Mĩ Lý...
Hỏi: N/v còn nhớ những gì khi đến trường và tâm trạng ntn?
Ghi bảng phụ:
	Ngoài đường ... vui tươi, sáng sủa
	Ngôi trường... cao ráo, sạch sẽ, oai nghiêm, lo sợ.
	Lúc xếp hàng ... chơ vơ, vụng về, lúng túng.
	Khi gọi tên ... giật mình, tim ngừng đập.
	Bước vào lớp ... nặng nề, khóc, xa mẹ.
Có thể nói n/v nhớ rất rõ ràng, tỉ mỉ những kỷ niệm về buổi đầu đến trường.
Hỏi? Khi đứng trước sân trường, n/v có tâm trạng như thế nào?
Hỏi? Em có nhận xét gì về hệ thống từ loại t/giả sử dụng trong đoạn vừa PT? đó là từ loại nào? (ĐT, TT, DT)
Hỏi? Từ loại nào để bộc lộ cảm xúc? (TT & ĐT)
Hỏi? T/giả giới thiệu ngôi trường Mĩ Lý của mình như thế nào? (trong thế đối lập, giữa hôm qua >< hôm nay, không gian và con người)
Hỏi? T/giả còn sử dụng phép so sánh ntn? để nói về ngôi trường của mình?
(So sánh lớp học với đình làng – nơi thờ cúng tế lễ nơi thiêng liêng cất giấu những điều bí ẩn. Phép so sáng đã diễn tả cảm xúc trang nghiêm, đề cao trí thức của con người).
Hỏi? Em hãy tìm câu văn hay nhất để bộc lộ tâm trạng lo sợ của n/v trong buổi đầu đến trường?
“Như con chim non trên bờ tổ... ngập ngừng e sợ”
Hỏi? Em hãy PT cái hay trong h/ảnh so sánh những chú bé h/s với chú chim non.
(cùng non nớt, thơ ngây trước những mới lạ của cuộc sống)
* Liên hệ: Khi đọc đoạn văn này, em có gặp lại được h/ảnh nào của chính mình thủa đầu tới trường?
Hỏi? Em thấy mình giống n/v ở chỗ nào?
Hỏi? Hãy ghi lại vài câu văn bộc lộ cảm xúc của mình khi ngày đầu đến trường?
GV: Các em đọc thầm đoạn văn còn lại
 “Một mùi hương lạ ... -> hết”
Hỏi? Nội dung chính của đoạn văn là gì?
Hỏi? Tâm trạng của n/v có sự thay đổi thật sự, đó là gì? Em hãy phát hiện điều đó qua đoạn văn, qua những từ ngữ nào?
(thấy lạ và hay, lạm nhận là vật riêng không cảm thấy sự xa lạ chút nào)
- Chăm chú nhìn, viết và lẩm nhẩm đọc.
Hỏi? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi kỳ lạ ấy?
(Môi trường đến lớp, được đi học)
Hỏi? Em có thể khái quát lại toàn bộ tâm trạng của n/v trong văn bản, sự thay đổi tâm trạng ấy?
(H/s nhắc lại ND cả 3 ý a., b, c)
Hỏi? Ngoài n/v “Tôi’ truyện còn nói tới ai nữa không ? (kể ra)
Hỏi? Người mẹ trong truyện là ntn? Chi tiết nào nói lên điều đó?
(Mẹ: h/ảnh gần gũi, thân thương)
Hỏi? Ta còn gặp người mẹ trong t/phẩm nào đã học?
 (Mẹ tôi – Cổng trường mở ra”
Hỏi? Em thấy ông Đốc là người ntn?
Hỏi: Tất cả những người này có nét chung đáng quý là gì? (Tất cả đều yêu thương, quan tâm đến h/s).
Hỏi? Em hãy khái quát lại những nét chính của bài học hôm nay?
Hỏi? Em hãy nhắc lại những BP NT được sử dụng trong văn bản và t/giả của những BPNT đó?
Hỏi? Trọng sự đan xen của cái phương tức : Tự sự, miêu tả, biểu cảm. Theo em phương thức nào trội lên để làm thành sức truyền cảm nhẹ nhàng mà thấm thía của truyện ngắn đã học hôm nay? (H/s thảo luận nhóm)
Hỏi? Trong bài học hôm nay ta cần ghi nhớ những gì? 2 h/sinh đọc ghi nhớ SGK
GV: Cho h/sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Hỏi? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về n/v “Tôi”.
Hỏi? N/v trong truyện là cậu bé ntn?
Hỏi? Theo em chất thơ của truyện ngắn “ Tôi đi học” được tạo nên từ đâu?
Câu văn nào miêu tả những cậu bé h/sinh lần đầu tới trường? 
“Họ như con chim non...”
Hỏi: Trong những kỷ niệm của cậu bé lần đầu tới trường, em thích nhất h/ảnh cậu bé trong đoạn truyện nào? vì sao ?
b. Lúc tới trường
Tâm trạng bơ vơ, lo sợ
c. Giờ học đầu tiên
- Thân thiết, quyến luyến, chăm chỉ
2. Nhân vật khác
a) Mẹ: là người dịu dàng, ân cần
b) Ông Đốc: Thầy hiệu trưởng
Hiền từ, yêu thương học sinh
c) Thầy giáo trẻ: Vui mừng, đón các em h/sinh.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Những t/c trong sáng đẹp đẽ trong ngày đầu đi học của tác giả.
2. Nghệ thuật: Tự sự, mô tả, biểu cảm, so sánh, đối lập, biểu cảm là chủ đạo
*Ghi nhớ: SGK/9
IV- Luyện tập
BT1: T/giả là người giàu cảm xúc, yêu trường lớp, bạn bè, thầy học gắn liền với tình yêu mẹ và quê hương.
- Là người trân trọng những KN thời thơ ấu.
BT2: Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu em cho là đúng nhất.
A. Từ những câu văn giầu nhạc điệu.
B. Từ những câu văn trữ tình, giàu cảm xúc.
C. Từ những câu văn có h/ảnh gợi tả, nhiều BP tu từ, so sánh...
D. Tất cả đều đúng.
4.Củng cố:
Phân tích dòng cảm xúc tha thiết, trong trẻo của n/v “Tôi” trong truyện “Tôi đi học”(náo nức -> cảm giác trong sáng -> tưng bừng rộn rã -> lòng tôi thay đổi lớn -> trang trọng và đứng đắn -> thèm -> muốn thử sức mình)
5. Hướng dẫn học sinh học bài
Đọc kỹ đoạn văn.
Làm bài tập (SGK/9)
Soạn bài “Trong lòng mẹ”
Ngày soạn: ......../......../........
Tiết 3
	Tiếng việt: 	Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh: - Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
	- Thông qua bài học rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Các bước lên lớp.
1. Tổ chức:	
2. Kiểm tra bài cũ.
Hỏi? Em hiểu ntn là nghĩa của từ?
Hỏi? Tìm từ ngữ nghĩa rộng so với nghĩa của các từ ngữ “bút mực, thước kẻ, com pa”.
Đồ dùng dạy học
Dụng cụ lao động
Dụng cụ học tập
Tất cả đều đúng.
Nghĩa của các từ “bút, mực, thước kẻ” và nghĩa của ý C có cấp độ khác nhau ntn? đó chính là nội dung ta cần tìm hiểu hôm nay.
3. Tiến trình hoạt động dạy – học.
Cho h/sinh đọc 3 câu hỏi SGK/10 (a, b, c)
Quan sát sơ đồ bảng phụ và trả lời.
Hỏi? Mối quan hệ nghĩa của các từ ngữ “động vật” so với nghĩa của các từ “thú, chim, cá” ntn với nhau? Rộng hơn hay hẹp hơn (nghĩa của từ “động vật” rộng hơn so với nghĩa của các từ “thú, cá, chim”
Hỏi? Vì sao em biết như vậy?
(Vì nghĩa của từ “động vật” bao hàm cả nghĩa “thú, cá, chim”
Hỏi? So sánh nghĩa của từ “thú” với nghĩa ... ấn Khải đã rung động “Dây đàn y.nc” trg lòng bạn đọc một thời và truyền tới c.ta ngày nay như thế đó.
-Em hãy nêu g.trị ND, NT của vb ?-Đọc diễn cảm bài thơ.
I-Giới thiệu tác giả-Tác phẩm:
II-Đọc và tìm hiểu chú thích:
*Thể thơ: Song thất lục bát.
*Bố cục: 3 phần.
1-Tám câu thơ đầu: Nỗi lòng của ng cha trg cảnh ngộ phải xa rời đ.nc.
-Bối cảnh kh.gian:
 Chốn ải Bắc mây sầu ảm đạm,
 Cõi giời Nam gió thảm đìu hiu,
 Bốn bề hổ thét chim kêu,
Đoái nom ph.cảnh như khêu bất bình.
->T.g dùng n từ ngữ cũ mòn, ước lệ, nhưng đọc lên vẫn xúc động.
=>Kh.gian chia li hiện ra thật ảm đạm, heo hút.
-Hoàn cảnh và tâm trạng nhân vật:
 Hạt máu nóng thấm quanh hồn nc,
 Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
 Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con hãy nhớ lời cha khuyên.
->H/ả ẩn dụ nói lên nhiệt huyết y.nc của ng cha c cảnh ngộ bất lực của ông.
=>Hoàn cảnh éo le, tâm trạng đau xót
2-Hai mươi câu thơ tiếp: Nỗi lòng của ng cha trc cảnh nc mất, nhà tan.
 Giống Hồng Lạc hoàng thiên đã định
 Mấy ngàn năm suy thịnh đổi thay,
 Giời Nam riêng một cõi này,
Anh hùng hiệp nữ xưa nay kém gì !
->Đ2 về truyền thống DT (nòi giống cao quý, LS lâu đời, có n AH hào kiệt).
=>Niềm tự hào DT –Một biểu hiện của lòng y.nc.
 Bốn phg khói lửa bừng bừng,
 Xiết bao thảm hoạ xương rừng máu s!
 Nơi đô thị thành tung quách vỡ,
 Chốn nhân gian bỏ vợ lìa con.
->Đất nc có giặc giã, đ.nc bị huỷ hoại - Cảnh nc mất, nhà tan.
 Thảm vong quốc kể sao xiết kể,
 Trông cơ đồ nhường xé tâm can,
 Ngậm ngùi đất khóc giời than,
Thg tâm nòi giống, lầm than nỗi này !
 Khói Nùng Lĩnh như xây khối uất,
 Sông Hồng Giang nhường vật cơn sầu
->Sd phép nhân hoá và so sánh – Cực tả nỗi đau mất nc thấm đến cả trời dất, sông núi VN.
=>Niềm xót thg vô hạn trc cảnh nc mất nhà tan và lòng căm phẫn trc n tội ác dã man của giặc Minh - Đó c là biểu hiện s.sắc t.c y.nc trg lòng nhà thơ.
3-Tám câu thơ cuối: Nỗi long người cha dành cho con.
 Cha xót phận tuổi già sức yếu,
 Lỡ xa cơ đành chịu bó tay,
=>Đó là h.c ngặt nghèo, bất lực: tuổi già, sức yếu lại xa cơ - bị giặc bắt.
 Con nên nhớ tổ tông khi trc,
 Đã từng phen vì nc gian lao,
 Bắc Nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây...
->Nhắc đến sự nghiệp của tổ tông là để khơi dậy lòng tự hào DT, nhằm khích lệ con hãy noi gương cha nối nghiệp tổ tông.
->Giọng điệu thống thiết, chân thành.
=>Người cha là ng yêu thg con, y.nc, đặt niềm tin tưởng vào con và đ,nc. 
*Ghi nhớ: sgk (163 ).
*Luyện tập: 
D-Hướng dẫn học bài: 
- Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
	- Soạn bài : Nhớ rừng (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc - Hiểu VB).
Ngày.....tháng.......năm 200....
Tiết 67:
Trả bài kiểm tra tiếng Việt
A-Mục tiêu bài học: 
- Ôn tập lại những kiến thức đã học về từ tượng hình, từ tượng thanh, trợ từ, thán từ, tình thái từ, nói quá, nói giảm nói tránh, câu ghép, dấu câu.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Rèn kĩ năng sửa lỗi khi làm bài kiểm tra.
B-Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
1-Nhận xét đánh giá chung:
Giáo viên nhận xét đánh giá chung về các mặt:
- Kiến thức: mức độ đạt yêu cầu.
- Kĩ năng: vận dụng lí thuyết vào thực hành.
- Trình bày: hình thức cả bài, câu ,chữ.
- Kết quả về điểm số: giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
2-Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể:
GV giới thiệu cho hs nhận xét, đánh giá một số bài đạt điểm cao và một số bài đạt điểm thấp.
- Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt.
- Hướng khắc phục các khuyết điểm, sai sót.
3-Trả bài:
- Gv trả bài cho hs và yêu cầu hs tự sửa lỗi.
- Sau đó, hs trao đổi bài cho nhau để cùng sửa lỗi và rút kinh nghiệm.
D-Củng cố -Hướng dẫn học bài
GV hệ thống lại kiến thức toàn bài.
Ôn lại n k.thức tiếng Việt đã học từ đầu năm đến nay (Từ vựng: các biện pháp tu từ, ngữ pháp: các từ loại).
Tiết 68 - 69:
Kiểm tra tổng hợp HKI - Đề của Sở giáo dục Thành phố Hà Nội
Ngày.....tháng.......năm 200....
Tiết 70,71:
Hoạt động ngữ văn : Làm thơ bảy chữ
A-Mục tiêu bài học: 
- Biết cách làm thơ bảy chữ với những yêu cầu tối thiểu: Biết đặt câu thơ bảy chữ, biết ngắt nhịp 4/3, biết gieo đúng vần.
-Tạo không khí vui vẻ, sáng tạo và tăng tính mạnh dạn.
B-Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: 
- Những điều cần lưu ý: Khái niệm htơ bảy chữ ở đây hiểu rất rộng, bao gồm thơ bảy chữ cổ phong, thơ thất luận (TNBC), thất tuyệt (TNTT), thơ mới bảy chữ gồm nhiều khổ; ngắt nhịp 4/3 hoặc ắ nhưng 4/3 nhiều hơn; vần có thể là vần chính, có thẻ là vần thông, vần có thể là B hoặc T.
C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
Em đã được học những bài thơ nào thuộc thể thơ bảy chữ ? (Qua Đèo Ngang. Bánh trôi nc, Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn). Thơ 7 chữ ở đây khá rộng bao gồm thơ bảy chữ cổ phong, thơ thất luận (TNBC), thất tuyệt (TNTT), thơ mới bảy chữ gồm nhiều khổ. Bài hôm nay sẽ giúp c.ta tìm hiểu cách làm thơ 7 chữ.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc sgk. Em hiểu thế nào về luật thơ 7 chữ ?
-Em hãy xem lại bài th.minh về thể thơ đã học ở bài 15.
-Đọc kĩ các bài và khổ thơ trg sgk, tự rút ra nx về số câu, số chữ, cách ngắt nhịp, gieo vần và luật B-T trg câu ?
-Dựa vào cách làm trên, em làm tiếp 2 khổ thơ còn lại.
-Sưu tầm 1 số bài thơ 7 chữ, chép vào vở bài tập.
-Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ, đề tài tự chọn. Lưu ý không đc chép bài có sẵn của ng khác.
-Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mqh bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau trg bài thơ sau ?
-Chú ý: Xét theo luật “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật, còn chữ thứ 1, 3, 5 thì không cần).
-Đọc bài thơ Tối của Đoàn Cừ, bài thơ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và thử tìm cách sửa lại cho đúng ?
-Hãy làm tiếp hai câu thơ cuối theo ý mình trong bài thơ của Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi ?
-Gv: Bài thơ mở đầu kể chuyện thằng Cuội ở cung trăng, như thế là đề tài bài thơ xoay quanh chuyện thằng Cuội ở cung trăng. Hai câu tiếp theo phải p.triển về đề tài đó theo 1 hướng nào đó. Nếu thế người làm phải biết các chuyện về chú Cuội như Cuội nói dối, cung trăng có chị Hằng, có cây đa, có con thỏ ngọc,... Có thể làm nghiêm túc, có thể làm hóm hỉnh,... Đáng chú ý là 2 câu thơ tiếp theo phải theo luật sau:
 B B T T B B T
 T T B B T T B
Phải đúng như thế thì mới đc. Tất nhiên thơ Đg có luật “nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh” (chữ thứ 2, 4, 6 phải đúng luật, còn chữ thứ 1, 3, 5 thì không cần.
-Làm tiếp bài thơ dang dở dưới đây cho trọn vẹn theo ý của mình ?
-Gv: Về ND 2 câu đầu đã vẽ ra cảnh mùa hè, thì 2 câu tiếp phải nói tới chuyện mùa hè, chuyện nghỉ hè, chia tay bạn, dặn dò bạn, hẹn hò nhau năm sau,... Hai câu tiếp theo B-T phải là:
 T T B B B T T
 B B T T T B B
-Hs đọc bài thơ 4 câu 7 chữ đã làm ở nhà để các bạn bình ?
I-Chuẩn bị ở nhà:
1-Luật thơ bảy chữ: Là h.thức thơ lấy câu 7 chữ làm đ.vị nhịp điệu, baô gồm thơ 7 chữ cổ thể, thơ Đg luật 8 câu 7 chữ và 4 câu 7 chữ, thơ hiện đại nhiều khổ với câu thơ 7 chữ.
2-Xem lại bài thuyết minh về thể thơ TNTT:
3-Nhận xét về thể thơ 7 chữ:
a-Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương).
-Số câu là 4, số chữ trg câu là 7, cả bài có 28 chữ.
-Cách ngắt nhịp: 4/3.
-Gieo vần: gieo vần bằng ở câu 1, 2, 4 (Vần on: tròn, non ,son).
-Luật bằng trắc: có thể khởi đầu bằng tiếng thứ 2 vần bằng.
4-Sưu tầm: Cảnh khuya- Hồ Chí Minh.
5-Tập làm bài thơ 4 câu 7 chữ, đề tài tự chọn.
II-Hoạt động thực hành:
1-Nhận diện luật thơ:
a-Bài Chiều của Đoàn Văn Cừ:
-Nhịp 4/3, gieo vần ê (về, nghe, lê)- vần bằng.
-Mqh bằng trắc của 2 câu thơ kề nhau:
B B B T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T
B B B T T B B
 (2) (4) (6)
-Câu 1, 2 B-T đối nhau (đối);
Câu 3, 4 B-T lại đối nhau (đối).
-Câu 2, 3 B-T giống nhau (niêm).
b-Bài thơ Tối của Đoàn Cừ:
-Chép câu thứ 2 sai nhịp và sai vần:
+Sai nhịp: sau từ “mờ” có dấu phẩy phải ngắt thành nhịp 3/4 không đúng với nhịp thơ 7 chữ 4/3 –> Sửa lại bằng cách bỏ dấu phẩy để câu thơ trở lại nhịp 4/3.
-Sai vần: câu trên vần e (che), câu dưới lại vần anh (xanh) không vần với nhau ->Sửa lại là “lè”.
2-Tập làm thơ:
a-Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
-Nguyên văn 2 câu của Tú Xương là: 
Chứa ai chẳng chứa, chứa thằng Cuội
Tôi gớm gan cho cái chị Hằng.
-Nếu nhấn mạnh tới việc nói dối khiến thằng Cuội lên cung trăng, bị ng ta chê cười có thẻ viết:
 Đáng cho cái tội quân lừa dối
 Già khấc nhân gian vẫn gọi thằng.
-Hoặc giễu chú Cuội cô đơn nơi mặt trăng chỉ có đá với bụi:
 Cung trăng chỉ toàn đất cùng đá,
 Hít bụi suốt ngày đã sướng chăng.
-Hoặc lo cho chị Hằng:
 Cõi trần ai cũng chưà mặt nó,
 Nay đến cung trăng bỡn chị Hằng.
b-Vui sao ngày đã chuyển sang hè,
 Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve.
-Câu tiếp theo có thể là:
 Phấp phới trg lòng bao tiếng gọi,
 Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.
-Hoặc có thể là:
 Cảnh ấy lòng ai không phấn chấn 
 Mơ về cõi mộng thủa xa quê.
c-Bình thơ:
D-Củng cố-Hướng dẫn học bài:
 - Gv hệ thống lại kiến thức về thơ 7 chữ.
 -Tiếp tục tự làm thơ theo chủ đề trên.
Ngày.....tháng.......năm 200....
Tiết 72:
Trả bài kiểm tra tổng hợp HKI
A-Mục tiêu bài học: 
- Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của hs qua bài làm tổng hợp về: Mức độ nhớ k.thức, mức dộ v.dụng k.thức, kĩ năng viết đúng thể loại và kĩ năng trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
- Rèn kĩ năng sửa lỗi vầ cách làm bài.
B-Chuẩn bị: 
- Đồ dùng: Bảng phụ.
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
1-Nhận xét, đánh giá bài của hs:
a- Nhận xét đánh giá phần trắc nghiệm:
- Những bài đúng hoàn toàn.
- Những câu chọn sai - Thử tìm lí do chọn sai ?
b-Nhận xét đánh giá phần tự luận:
- Nhận xét về việc nắm vững thể loại. 
- Nhận xét về bố cục bài làm.
- Nhận xét về mức độ diễn đạt.
- Nhận xét về những sáng tạo riêng.
2-ý kiến trao đổi của hs về bài viết của bản thân qua sự đánh giá và nx của gv:
- Gv động viên các nhóm, các cá nhân phát biểu trao đổi về những ưu, nhược điểm trg từng bài viết.
- Hs tự do trao đổi, phát biểu.
- Gv lắng nghe và trả lời, giải đáp, làm rõ hơn từng vấn đề.
3-Tổ chức đọc - bình một số bài viết tự luận của hs:
- Gv đọc 1, 2 bài hoặc 1, 2 đoạn tiêu biểu nhất với lời bình ngắn ngọn của chính mình.
- Các nhóm hs tự chọn 1,2 bài hoặc 1,2 đoạn tiêu biểu nhất với lời bình ngắn gọn của từng nhóm.
D-Củng cố: Hướng dẫn học bài:
- Gv hệ thống lại kiến thức toàn bài.
- Viết lại bài tự luận hoặc bổ xung những phần còn thiếu vào bài viết.
- Chuẩn bị bài: Viết đoạn văn trong VB thuyết minh (Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi trong từng phần).

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an mau.docx