Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 10 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 10 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh

 TÔI ĐI HỌC

 ( Thanh Tịnh )

A. MỤC TIÊU BÀI DẠY: Giúp học sinh:

F Nắm được những nét chính về tác giả Thanh Tịnh, về văn bản Tôi đi học.

F Nắm được cấu trúc của văn bản.

F Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

 B. TÀI LIỆU, THIẾT BỊ DẠY HỌC:

F Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8

F Chân dung tác giả Thanh Tịnh

C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

F Ổn định tổ chức.

F Giới thiệu chương trình Ngữ văn 8.

F Dạy bài mới: Giới thiệu bài .

 

doc 59 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 591Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 1 đến 10 - Trường Trung học cơ sở Tùng Ảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
 Ngày 20/ 8/ 2008
 Tôi đi học
	 ( Thanh Tịnh )	
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Nắm được những nét chính về tác giả Thanh Tịnh, về văn bản Tôi đi học.
Nắm được cấu trúc của văn bản.
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
 B. tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8
Chân dung tác giả Thanh Tịnh
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu chương trình Ngữ văn 8. 
Dạy bài mới: Giới thiệu bài .
Hoạt động1: Hướng dẫn đọc, tìm hiều chú thích.
 I/ Đọc – Chú thích
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn đọc
 GV đọc mẫu.
Gọi học sinh đọc và nhận xét.
H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả và văn bản?
Gv cung cấp 1 số kiến thức về tác giả và văn bản.
 Giới thiệu chân dung tác giả.
- Kiểm tra các chú thích: 2,6,7( sgk)
1. Đọc: 
- Giọng chậm, dịu, hơi buồn, lắng sâu. - Chú ý lời nói của nhân vật tôi, người mẹ, ông đốc
2. Chú thích:
a.Tác giả:Thanh Tịnh (1911-1988)
 -- Tên khai sinh là Trần Văn Ninh 
 -- Lên 6 tuổi đổi là Trần Thanh Tịnh
 -- Quê ở xóm Gia Lạc ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế
- Sở trường viết báo, làm văn, truyện ngắn, thơ, có nhiều tác phẩm nổi tiếng
- Các tác phẩm của ông toát lên tình cảm êm dịu, đằm thắm, trong trẻo.
b.Tác phẩm: Được in trong tập Quê mẹ (1941)
 Hoạt động 2: Tìm hiều cấu trúc và nội dung văn bản. 
 II/ Đọc - Hiểu văn bản
H. Em hãy xác định nhân vật chính của vb?
H. Kỷ niệm ngày đầu đến trường của “tôi” được kể theo trình tự thời gian và không gian nào?
H. Tương ứng trình tự ấy là phần đoạn nào của văn bản?
H. Kỷ niệm ngày đầu đến trường của nhân vật “tôi” gắn với thời gian, không gian cụ thể nào?
H. Vì sao không gian, thời gian ấy lại trở thành kỷ niệm trong tâm trí tác giả?
H. Tại sao sáng hôm đó tác giả đi trên con đường cảm thấy vừa quen mà lạ?
H. Chi tiết: “Không lội qua sông thả diều, không ra đồng nô đùa với bạn bè” có ý nghĩa gì?
H. Em hiểu gì về nhân vật “tôi” qua chi tiết “ghì thật chặt 2 quyển vở mới trên tay và muốn tự mình cầm bút thước”?
H. Từ những cảm nhận trên, em thấy nhân vật “tôi” đã bộc lộ đức tính gì?
- Giáo viên tiểu kết tiết học.
- Cũng cố: Đoạn nào gợi trong em cảm xúc thân thuộc, gần gũi nhất? Vì sao
Cấu trúc văn bản:
Nhân vật chính là “tôi”.
Cảm nhận của nhân vật chính trên đường tới trường, ở sân trường và trong lớp học.
P1: Buổi mai hôm ấytrên ngọn núi.
P2: Trước sân trườngcả ngày nữa.
P3: Phần còn lại.
2. Nội dung văn bản: 
a. Cảm nhận của nhân vật “tôi” trên đường tới trường.
Thời gian: Buổi sáng cuối thu
Không gian: Trên con đường làng dài và hẹp
Đó là thời điểm, nơi chốn quen thuộc, gần gũi với tuổi thơ của tác giả và là lần đầu tiên tác giả được cắp sách đến trường.
Sự thay đổi trong nhận thức: tự thấy mình lớn lên, đường không còn dài và rộng.
Câu bé có ý thức nghiêm túc trong học hành.
Có ý chí ngay từ đầu, muốn tự đảm nhận việc học tập , chững chạc không thua kém bạn.
Yêu học tập, yêu bạn bè và mái trường.
- HS trả lời cá nhân
- GV nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà
Soạn bài theo nội dung câu hỏi ở sgk.
Làm bài tập ở Sách giáo khoa, tiết sau học tiếp
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
 Tiết 2
 Ngày 20/ 8/ 2008
Tôi đi học 
	 ( Thanh Tịnh )	 
A. Mục tiêu bài dạy: 
 Giúp học sinh:
Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
Thấy được ngòi bút văn xuôi giàu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của tác giả.
b.tài liệu, thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa. 
Sách giáo viên Ngữ văn 8
Chân dung tác giả Thanh Tịnh
c. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: Nhân vật “tôi” cảm nhận được điều gì trên đường tới trường về buổi học đầu tiên của mình? 
Dạy bài mới: Giới thiệu nội dung tiết 1.
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
b.Cảm nhận của nhân vật “tôi” lúc ở sân trường:
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Kiến thức cần đạt
H. Cảnh sân trường Mỹ Lý có gì nổi bật được lưu lại trong tâm trí tác giả? Cảnh tượng ấy thể hiện điều gì?
H. Khi tả những học trò nhỏ tuổi lần đầu tiên đến trường tác giả đã dùng hình ảnh so sánh nào? Em đọc được điều gì qua hình ảnh so sánh đó?
H. Hình ảnh ông đốc được nhớ lại qua những chi tiết nào? Tình cảm nào của tác giả dành cho ông đốc?
H. Em nghĩ gì về tiếng khóc của các cậu học sinh khi sắp hàng vào lớp? Ngày 
đầu tiên đến lớp em có cảm xúc ntn ?
H. Qua đó, em hiểu thêm gì về nhân vật “tôi”?
 - Sân trường rất đông người, ai cũng đẹp.
Phản ánh không khí đặc biệt của ngày hội khai trường, thể hiện tinh thần hiếu học của nhân dân và bộc lộ tình cảm của tác giả đối với trường.
 - Họ như chim non đứng bên bờ tổe sợ. Miêu tả sinh động hình ảnh và tâm trạng của những em nhỏ lần đầu đến trường, đề cao sức hấp dẫn của nhà trường, thể hiện khát vọng của tác giả.
 - Tươi cười nhẫn nại nhìn với cặp mắt hiền từ và cảm động, động viên nhắc nhở học sinh .
Quý trọng, biết ơn, tin tưởng.
- Vừa lo sợ vừa sung sướng vừa báo hiệu sự trưởng thành.
- Giàu cảm xúc đối với trường lớp, người thân, có những dấu hiệu trưởng thành ngay từ buổi học đầu tiên.
 c. Cảm nhận của nhân vật tôi trong lớp học
H. Vì sao trong khi sắp hàng đợi vào lớp tác giả cảm thấy như chưa bao giờ xa mẹ như lần này?
H. Những cảm giác mà nhân vật “tôi” nhận được khi vào lớp là gì?
H. Những cảm giác đó cho thấy tình 
cảm nào của nhân vật tôi đối với lớp học của mình?
Vì: “Tôi” bắt đầu cảm nhận được sự độc lập của mình khi đi học.
Một mùi hương . . . 
Nhìn hình gì cũng thấy lạ, hay hay
Nhìn bàn ghế...
Nhìn bạn chưa quenà rất gần...
=>Tình cảm trong sáng, tha thiết
Hoạt động 2: Tổng kết ý nghĩa, nội dung và nghệ thuật của văn bản
III. Tổng kết
 H. Những cảm giác trong sáng nào nảy nở trong lòng nhân vật tôi? Em cảm nhận được những điều tốt đẹp nào của tác giả?
H. Tình cảm nào được khơi dậy và bồi đắp khi em đọc văn bản này?
 H. Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật?
* Nội dung:
Tình yêu, niềm trân trọng đối với tuổi thơ và mái trường.
Tình cảm trong sáng, tha thiết.
* Nghệ thuật:
- Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật rất tinh tế
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
So sánh...
Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi.
- Chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
 (IV) Luyện tập
Hướng dẫn làm bài ở nhà: Viết một đoạn văn ngắn kể lại kĩ niệm về buổi tựu trường đầu tiên của em
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm bài tập ở SGK.
Nắm nội dung và những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản .
Soạn bài mới: Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
GV hướng dẫn soạn cụ thể
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 3
 Ngày 22/8/2008
 Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ
a. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Hiểu rõ cấp độ khái quát của nghiã từ ngữ và mối quan hệ về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ..
Thông qua bài học để rèn luyện tư duy trong việc nhận thức mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.
Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sác h giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
 Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức .
Giới thiệu bài.
Giáo viên nhắc lại mối quan hệ đồng và trái nghiã của từ ngữ. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm.
(I) Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Kiến thức cần đạt
Gv treo bảng phụ nội dung sơ đồ ở SGK.
H. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: Thú, chim, cá? Vì sao?
H. Nghĩa của các từ “Thú”, “chim”, “cá” rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ: “Voi”, “hươu”, “tu hú”, “sáo”, “cá thu”, “cá rô”? Vì sao?
H. Quan sát sơ đồ trên để chỉ ra nghĩa của các từ: thú, chim, cá rộng hơn và hẹp hơn nghĩa của những từ nào?
H. Từ phân tích sơ đồ trên, em có nhận xét gì về nghiã của từ ngữ tiếng Việt?
Giáo viên tổng kết nội dung bài học - -- Học sinh đọc ghi nhớ ở SGK.
-- GV sử dụng sơ đồ để củng cố bài 
Tìm hiểu ví dụ:
Nghĩa của từ động vật rộng hơn vì thú, chim, cá đều là động vật.
Rộng hơn voi, hươu cùng một số con vật khác đều là thú; Tu hú, sáo cùng một con vật khác đều là chim; Cá rô, cá thu đều là một trong những loại cá.
Rộng hơn nghĩa của: Voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu nhưng hẹp hơn nghĩa của từ động vật.
Ghi nhớ: (SGK) .
Chim
Tu hú, sáo
Voi, hươu
 Thú
 Cá
Cá rô, cá thu
Động vật
 Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập.
 (II) Luyện tập
Giáo viên gọi học sinh trình bày ở bảng
Giáo viên đánh giá.
Bài 1:
Y phục
a)
áo
Quần
Quần dài 
áo dài
áo sơ mi
Quân đùi 
Vũ khí
b)
Bom
Súng
Bom ba càng
Súng trường
Đại bác 
Bom bi
Học sinh hoạt động nhóm.
Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả các nhóm.
Bài 2:
Chất đốt.
Nghệ thuật.
Thức ăn.
Nhìn.
Đánh
Bài 4:
Thuốc lào.
Thủ quỹ.
Bút điện.
Hoa tai.
(III) Hướng dẫn học bài
Nắm vững nội dung bài học
Làm bài tập 3, 5
Soạn bài mới: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
GV hướng dẫn cụ thể
¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ™ & ˜ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯
Tiết 4
 Ngày 25/8/2008
	tính thống nhất về chủ đề của văn bản
a. Mục tiêu bài dạy: 
 	Giúp học sinh:
Nắm được chủ đề của văn bản và tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
Biết viết 1 văn bản bảo đảm tính thống nhất về chủ đề, biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, lựa chọn, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập trung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình.
B.Tài liệu thiết bị dạy học:
Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 8.
Bảng phụ.
C. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Giới thiệu bài. Vai trò của chủ đề trong văn bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chủ đề của văn bản.
(I) Chủ đề của văn bản.
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
 Kiến thức cần đạt
GV:Treo bảng phụ nội dung văn bản “Tôi đi học” (Thanh Tịnh).
Học sinh theo dõi, thảo luận trả lời câu hỏi.
H. Tác giả nhớ lại những kỷ niệm sâu sắc nào trong thời ấu thơ của mình?
H. Sự hồi tưởng ấy gợi nên những ấn tượng gì trong lòng tác giả?
H. Những kỷ niệm và ần tượng ấy chính là chủ đề của văn bản. Em hãy phát biểu chủ đề đó?
H. Từ những hiểu biết trên, em hãy cho biết: Chủ đề của văn bản là gì?
 - Giáo viên chốt nội dung chính mục1. 
Tác giả nhớ lại những kỷ niệm của buổi tựu trường: mẹ nắm tay dẫn đến trường, tâm trạng của tác giả lúc đến trường,cùng các bạn sắp hàng vào lớp, thầy đón vào lớp, cảm nhận khi ngồi trong lớp học.
ấn tượng sâu sắc, tốt đẹp về nhà trường, thầy cô và viềc học tập của mình.
Tác giả ghi lại ấn tượng và những kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong buổi tựu trường đầu tiên.
* Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu tính thống nhất về chủ đề của văn bản.
(II) Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
H. Căn cứ vào đâu mà em biết văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỷ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
H. Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật ...  dân gian? Tác dụng của nó trong việc diễn tả nội dung của bài ca dao?
Giáo viên bình giảng, chốt nội dung.
- Học sinh tự tìm.
Vì con cò là loài chim quen thuộc, gần gũi với người nông dân; Con cò có những điểm giống cuộc đời và thân phận của họ: Chăm chỉ, cần mẫn, nhiều lận đận.
Cuộc đời lận đận, vất vả của cò:
 Nước non ằô Một mình.
 Lên thác ằô Xuống ghềnh.
 Bể đầy ằô Ao cạn.
Từ láy, các hình ảnh đối lập để khắc hoạ hoàn cảnh ngang trái mà cò gặp phải cũng như sự khó nhọc, đắng cay của thân phận con cò.
ị Con cò là biểu tượng chân thực và xúc động cho cuộc đời vất vả và gian khổ của người lao động trong xã hội cũ. Ngoài nội dung than thân, trách phận, bài ca dao còn có nội dung tổ cáo, phản kháng xã hội phong kiến xưa đã tạo nên những ngang trái, vất vả cho người lao động.
2. Bài ca dao 2:
Giáo viên đọc nội dung bài.
Bài ca dao này, giống và khác bài ca dao trên điểm nào về nội dung?
Em hãy phân tích ý nghĩa ẩn dụ trong bài ca dao?
Em hiểu nghĩa từ " Thương thay" như thế nào? ý nghĩa của việc lặp lại cụm từ này trong bài ca dao?
Giáo viên chốt nội dung: Bài ca dao phản ánh nỗi cực khổ khác nhau của người lao động.
Là lời của người lao động thương cho thân phận mình giống như con tằm, con kiến, con hạc, con cuốc. 
Con tằm: nhả hết tơ vàng thì chết.
Con hạc: Phiêu bạt, lang thang mỏi cánh.
Con kiến: Bé nhỏ, bị đè nén, có thể bị vùi dập.
Con cuốc: Đau khổ và oan trái. 
 Thương thay: Tiếng than, biểu hiện sư thương cảm, xót xa ở mức độ cao thể hiện :
Bốn nỗi thương xót cho cuộc đời xót xa, cay đắng nhiều bề của người lao động.
Lặp lại có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác .
3. Bài ca dao 3:
Em hiểu từ “trái bần” như thế nào? 
Giáo viên bình mở rộng.
Qua đây em thấy cuộc đời và thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến như thế nào? 
Sưu tầm 1 số bài ca dao mở đầu cụm từ " Thân em "?
Diễn tả thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Trái bần trôi: Thân phận nghèo khó, đau khổ, lênh đênh.
Gió dập, sóng dồi: Hoàn cảnh sống.
ị Số phận bé nhỏ, đắng cay, lênh đênh, chịu nhiều đau khổ, bị phụ thuộc vào hoàn cảnh.
- Học sinh trình bày. 
Hoạt động 3: Tổng kết.
(III) Ghi nhớ
Nêu điểm chung của các bài ca dao trên?
Những điểm đặc sắc về nghệ thuật của các bài ca dao?
Nội dung:
Diễn tả cuộc đời và thân phận con người trong xã hội cũ.
Tố cáo xã hội phong kiến.
Nghệ thuật:
Sử dụng thể thơ lục bát, âm điệu than thân thương cảm.
Sử dung hình ảnh so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ, điệp ngữ, các hình ảnh đối lập.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà: 
Bài tập về nhà: Sưu tập các bài ca dao có cùng chủ đề với các bài ca dao trên.
Học thuộc các bài ca dao.
Soạn bài mới.
Tiết: 14
Những câu hát châm biếm
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Nắm được nội dung, ý nghĩa và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các bài ca dao có nội dung châm biếm.
Rèn luyện kỹ năng đọc diển cảm và phân tích cảm xúc trong ca dao.
B. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Đọc thuộc và diễn cảm những bài ca dao trong văn bản những câu hát than thân?
Nêu những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao đó?
Dạy bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và chú thích.
(I) Đọc - Chú thích.
 Hướng dẫn đọc: Giọng mỉa mai, hài hước.
Gọi học sinh đọc, nhận xét.
Yêu cầu học sinh giải thích các chú thích 2,4,6,8,10?
Đọc: 
Chú thích:
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật của các bài ca giao.
(II) Hiẻu văn bản
1. Bài ca dao 1:
Bài ca dao có gì đặc biệt về bố cục?
Chân dung " Chú tôi " được giới thiệu như thế nào? 
Qua đó tác giả muốn châm biếm hạng người nào trong xã hội?
Hai câu đầu: Chuẩn bị giới thiệu nhân vật, nhắc tới " cô yếm đào " để thể hiện sự đối lập với "chú tôi".
 Chú tôi: Hay rượu chè, lười nhác.
Châm biếm hạng người lười biếng, nghiện ngập.
2. Bài ca dao 2:
Bài ca dao nhại lời của ai nói với ai?
Nhận xét của em về lời của thầy bói?
Điểm nỗi bật về nghệ thuật của bài ca dao?
Bài ca dao phê phán những hiện tượng nào trong xã hội?
Tìm những bài có nội dung tương tự?
Nhại lời thầy bói nói với người đang xem bói.
Nói toàn chuỵen hệ trọng về số phận và gia đình của người xem.
Nghệ thuật dùng " Gậy ông đập lưng ông ", điệp ngữ.
Phê phán, châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, lợi dụng lòng tin người khác để kiếm tiền đồng thời còn châm biếm những người ít hiểu biết nên tin vào bói toán.
Học sinh trình bày.
3. Bài ca dao 3:
Tác giả dân gian vẽ cảnh đám tang trong xã hội cũ? Những con vật đó tượng trưng cho ai và hạng người nào trong xa hội đó?
Cách chọn các con vật như thế lý thú ở chỗ nào?
Cảnh tượng như thế có phù hợp với đám tang không? Nội dung châm biếm và phê phán của bài ca dao?
Cảnh đám tang trong xã hội cũ:
Cò: Người nông dân, dân thường.
Cà cuống: Kẽ tai to mặt lớn ( Lý trưởng, xã trưởng . . .)
Chim ri, chào mào: Lính lệ, cai lệ.
Cách nói ngụ ý, mượn đặc điểm của vật để nói người đ kín đáo, sâu sắc.
Phê phán, châm biếm những hũ tục ma chay trong xã hội cũ.
4. Bài ca dao 4:
Chân dung cậu cai được hiện lên như thế nào? 
Bài ca dao châm biếm ai? Nhận xét về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao?
Chân dung cậu cai: Đầu đội nón dấu lông gà, tay đeo nhẫn (phô trương ), công việc hiếm hoi, quần áo đi mượn.
Châm biếm cậu cai với thái độ mỉa mai, khinh ghét pha chút thương hại.
Nghệ thuật: Cách gọi tên ra vẻ tôn kính nhưng châm chọc, phóng đại để nói lên thân phận thảm hại của cậu cai.
Hoạt động 3: Tổng kết.
(III) Ghi nhớ
Yêu cầu nhắc lại những điểm chính về nội dung và nghệ thuật của từng bài.
Giáo viên chốt nội dung, học sinh đọc ghi nhớ ở từng bài.
( SGK )
(IV) Luyện tập: 
Hướng dẫn luyện tập: bài 1.
(V) Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm bài tập 2: ( SGK )
Học thuộc các bài ca dao trên.
Soạn bài mới.
Tiết: 15
Đại từ
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh nắm được:
Khái niệm về đại từ và các loại đại từ TV.
Có ý thức sử dụng đại từ thích hợp với tình huống giao tiếp.
B. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Từ láy tiếng Việt chia làm mấy loại? Tìm một số từ láy trong văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê " ( Khánh Hoài )?
Nêu những điểm đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao đó?
Dạy bài mới: Vào bài.
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm.
(I) Thế nào là đại từ?
Đọc ví dụ a,b,c,d ở sách giáo khoa.
Từ “nó” trong ví dụ a,b chỉ đối tượng nào?
Vì sao em biết nghĩa hai từ đó trong câu?
Chức vụ ngữ pháp trong câu của hai từ đó?
Từ " thế " ở ví dụ c trỏ sự việc gì? Từ ai ở ví dụ d dùng để làm gì?
Các từ đó giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
Qua phân tích các ví dụ trên em hãy rút ra những kết luận về định nghĩa và chức vụ ngữ pháp của đại từ?
Phát phiếu học tập, yêu cầu học sinh làm bài tập củng cố (Tìm đại từ trong một số ví dụ cụ thể ).
“Nó” ở câu a chỉ người em, từ “nó” thay thế cho " em tôi " ở câu trước.
“Nó” ở câu b chỉ con gà của anh Bốn Linh- nhờ câu trước .
“Nó” ở câu a làm CN, “nó” ở câu b làm định ngữ.
Từ "thế " ở câu c là lời của mẹ - làm bổ ngữ.
Từ " ai " dùng để hỏi - làm chủ ngữ.
Ghi nhớ: Sách giáo khoa
Hoạt động 2: Xác định các loại đại từ
(II) Các loại đại từ
1. Đại từ để trỏ:
Giáo viên cho các nhóm từ:
Tớ, tôi, tao, chúng tôi, chúng mày, họ . . .
Bấy, bấy nhiêu.
Vậy, thế
Em hãy xác định các nhóm đại từ trên trỏ gì?
Đại từ để trỏ dùng để hỏi những gì?
a. Trỏ người, sự vât.
b. Số lượng.
c. Trỏ hành động, . . ., sự việc.
- Đọc ghi nhớ 2
2. Đại từ để hỏi
Giáo viên cho các nhóm từ:
Tớ, tôi, tao, chúng tôi, chúng mày, họ . . .
Bấy, bấy nhiêu.
Vậy, thế
Xác định các nhóm đại từ trên hỏi về gì?
Đại từ để hỏi dùng để hỏi gì?
a. Hỏi người, sự vât.
b. Hỏi số lượng.
c. Hỏi hành động, . . ., sự việc.
Đọc ghi nhớ 3.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
(III) Luyện tập
Bài 1:
Yêu cầu học sinh điền vào bảng hợp lý ( câu a).
Giáo viên giải thích các khái niệm: ngôi, số . . .
Bài 3:
Câu a: Mình muốn học giỏi đến nỗi ai cũng thán phục.
Câu b: Trời mưa như thế biết làm sao bây giờ.
Câu c: Có bao nhiêu bạn trong lớp thì có bấy nhiêu tính tình khác nhau.
Bài 5:
Về số lượng: Từ TV nhiều hơn.
Về giá trị biểu cảm: Từ TV có sắc thái biểu cảm còn đại từ xưng hô tiếng Anh, Nga, Pháp, TQ mang tính chất trung bình.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm bài tập ở nhà 2,4: ( Sgk )
- Soạn 	bài 	mớiTiết: 16
luyện tập tạo lập văn bản
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
Củng cố, ôn lại các kiến thức về liên kết, mạch lạc và quá trình tạo lập văn bản.
Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản cụ thể, gần gũi với đời sống và học tập hàng ngày.
B. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 
Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu yêu cầu của đề ra.
Ghi nội dung đề ra: đề bài
tình huống ở sách giáo khoa. 
(I) Đề bài
 Dựa vào những kiến thức đã học, em hãy xác định yêu cầu của đề bài?
Thư cho một người bạn để bạn hiểu về đất nước mình.
Yêu cầu: 
Kiểu văn bản : Viết thư.
Các bước tạo lập văn bản: 4 bước.
Nội dung: chọn 1 trong các nội dung: Truyền thống, lịch sử, cảnh thiên nhiên, vưan hoá, phong tục . . . 
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản theo các bước.
(II) Định hướng cho văn bản.
Em hãy xác định đối tượng, nội dung, mục đích của văn bản?
Nếu viết thư để bạn biết thêm về cảnh thiên nhiên ở Việt Nam thì em sẽ lập dàn bà ntn? 
Đối tượng: Cho bạn ở nước ngoài.
Nội dung: Truyền thống lịch sử, văn hoá, cảnh thiên nhiên, phong tục . . .
Mục đích: để bạn hiểu đất nước Việt Nam.
(III) Dàn bài
 Các nhóm trình bày, gv nhận xét.
* Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh sắc thiên nhiên ở VN.
* Thân bài: 
+ Cảnh đẹp tự nhiên ở 3 miền đất nước.
Nhiều cảnh đẹp.
Mang vẻ đẹp độc đáo, đặc trưng.
+ Miêu tả, giới thiệu kỳ quan Phong Nha.
Đường đi đến Phong Nha, vị trí của Phong Nha.
Vẻ đẹp của động khô, động nước.
+ Giá trị, ý nghĩa của động Phong Nha. 
* Kết bài: 
+ Cảm nghĩ, niềm tự hào của bản thân.
+ Lời mời, chúc sức khoẻ.
(IV) Viết văn bản.
Dựa vào dàn bài đó em hãy viết phần mở bài, kết bài?
Gọi học sinh trình bày, gv nhận xét.
(V) Kiểm tra văn bản.
Cho học sinh kiểm tra lẫn nhau để phát hiện lỗi.
Học sinh tự sửa chữa lại.
(VI) Hướng dẫn học bài ở nhà:
Viết thành bài hoàn chỉnh.
Soạn bài mới.
Tiết: 17
Sông núi nước nam
Phò giá về kinh
A. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
B. Hoạt động dạy và học:
ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: 
Dạy bài mới: Vào bài.
Hoạt động 1: Tìm hiều văn bản Sông núi nước Nam.
(I) Đọc – Chú thích
- 
(II) Hiểu văn bản
Hoạt động 2: Tìm hiều văn bản Phò giá về kinh .
(I) Đọc – Chú thích
- 
(II) Hiểu văn bản
(III) Luyện tập
Hướng dẫn làm bài ở nhà.
(IV) Hướng dẫn học bài ở nhà:
Làm bài tập 1: ( T68 )
Học thuộc lòng 2 văn bản ( Phiên âm, dịch thơ).
Đọc phần đọc thêm ( sách giáo khoa )
Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoAnNguvan8(Tiet1-Tiet10).doc