Vấn đề sử dụng powerpoint trong dạy học văn

Vấn đề sử dụng powerpoint trong dạy học văn

 1. Những vấn đề đặt ra về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng powerpoint trong day học văn:

 Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề thời sự, không những chỉ đối với những người trong ngành giáo dục mà cả xã hội đều quan tâm. Khi nói đến đổi mới phương pháp trong dạy học thì bao giờ người trực tiếp thực hiện nó thường đề cập đến những khó khăn từ phía khách quan như: chương trình quá tải, phương tiện và các điều kiện dạy học thiếu thốn, điều kiện vật chất và điều kiện sống cho giáo viên chưa đảm bảo. Và vì thế, đã hàng chục năm nay, đổi mới phương pháp dạy học đang luẩn quẩn, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học truyền thống.

 Đến nay chương trình đã thay đổi, phương tiện vật chất phục vụ dạy học không quá thiếu thốn, khoa học công nghệ phát triển, lương thưởng đã được cải tiến thì vấn đề khó khăn mới để thực hiện đổi mới phương pháp lại nảy sinh. Đó là việc đổi mới phương pháp đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học. Điều này gây nên nhiều vất vả, khó nhọc cho giáo viên trong việc chuẩn bị và thao tác trên lớp, chưa nói đến việc thay đổi một thói quen trở thành "kĩ năng" trong dạy học: thầy tích cực hoạt động trên lớp. Trong việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng máy vi tính trong dạy học chưa phải là sự hứng thú đối với nhiều người. Và đây cũng là điều vô cùng khó khăn đối với nhiều giáo viên dạy văn.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 930Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Vấn đề sử dụng powerpoint trong dạy học văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 VẤN ĐỀ SỬ DỤNG POWERPOINT TRONG DẠY HỌC VĂN 
 1. Những vấn đề đặt ra về đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng powerpoint trong day học văn:
 Đổi mới phương pháp dạy học đang là vấn đề thời sự, không những chỉ đối với những người trong ngành giáo dục mà cả xã hội đều quan tâm. Khi nói đến đổi mới phương pháp trong dạy học thì bao giờ người trực tiếp thực hiện nó thường đề cập đến những khó khăn từ phía khách quan như: chương trình quá tải, phương tiện và các điều kiện dạy học thiếu thốn, điều kiện vật chất và điều kiện sống cho giáo viên chưa đảm bảo... Và vì thế, đã hàng chục năm nay, đổi mới phương pháp dạy học đang luẩn quẩn, chưa thoát khỏi phương pháp dạy học truyền thống. 
 Đến nay chương trình đã thay đổi, phương tiện vật chất phục vụ dạy học không quá thiếu thốn, khoa học công nghệ phát triển, lương thưởng đã được cải tiến thì vấn đề khó khăn mới để thực hiện đổi mới phương pháp lại nảy sinh. Đó là việc đổi mới phương pháp đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học. Điều này gây nên nhiều vất vả, khó nhọc cho giáo viên trong việc chuẩn bị và thao tác trên lớp, chưa nói đến việc thay đổi một thói quen trở thành "kĩ năng" trong dạy học: thầy tích cực hoạt động trên lớp. Trong việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, sử dụng máy vi tính trong dạy học chưa phải là sự hứng thú đối với nhiều người. Và đây cũng là điều vô cùng khó khăn đối với nhiều giáo viên dạy văn. 
 Khi đưa vấn đề sử dụng máy vi tính để làm phương tiện dạy học môn Văn- tiếng Việt, nhiều người cho rằng điều này sẽ hạn chế hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn. Bởi vì, môn Ngữ văn là môn học về khoa học ngôn từ, sử dụng ngôn từ, hình thành các kiến thức và kĩ năng cũng từ ngôn từ. Trong dạy học, ngôn từ thường được sử dụng ở hai hình thức: nói và viết. Việc hình thành kiến thức và kĩ năng cho học sinh cũng phái từ hai hoạt động của thầy là: nói và viết. Qua một số giờ thao giảng của GV có sử dụng máy vi tính làm phương tiện dạy học thì cũng có sự bất đồng ý kiến trong giáo viên: có giáo viên cho rằng sự trình diễn nhiều trên máy vi tính làm xa rời trọng tâm bài học; có giáo viên lại cho rằng sử dụng máy vi tính sẽ thay thế được nhiều đồ dùng dạy học mà trong việc dạy học bình thường không thể có được. Cuối cùng nhiều người đều đi đến khẳng định, chỉ sử dụng phương tiện này với các môn khoa học thực nghiệm như: Lí, Hoá, Sinh, Anh văn... chứ không thể thực hiện với môn Ngữ văn. Bởi vì khi sử dụng máy vi tính trong dạy học, giáo viên thường chú ý về mặt trình chiếu nên ít chú ý đến phương pháp. Nhiều người có lí khi cho rằng việc dạy học như thế này chẳng thấy đổi mới phương pháp ở chỗ nào, 
ngoài việc cho học sinh thấy nhiều hình ảnh. Còn kiến thức bài học cũng do thầy định ra, lấy ra từ sách giáo khoa, hoạt động dạy học vẫn ở dạng phổ biến là thuyết trình và vấn đáp, thầy vẫn làm việc tích cực trên lớp. 
 Nguyên nhân làm cho nhiều người không tán thành việc sử dụng powerpoint trong dạy học văn là chưa nắm rõ những yêu cầu về đỏi mới phương pháp, người ta không muốn thay đổi vưi trò "độc diễn" để "thôi miên" học trò của người thầy. Mặt khác, tính ngại khó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế sử dụng các thiết bị dạy học trong dạy học văn, trong đó có sử dụng powerpoint. Để chuẩn bị cho một tiết học sử dụng máy vi tính, ngoài vấn đề thao tác kĩ thuật để soạn giảng và dạy học thì đòi hỏi giáo viên phái có những trăn trở thiết kế các hoạt động, tìm và chọn lọc tư liệu, phải có khả năng dự kiến các tình huống xảy ra; và nhất là phải làm sao cho học sinh không chỉ hứng thú nghe nhìn mà tích cực, tự giác tham gia vào giờ học. Những khó khăn 
này có thể khắc phục được nếu như nắm được một số thao tác trên máy vi tính, thiết kế chỉnh sữa nội dung trong Word bằng mã unicode, phong chữ Time New Roman, sau đó chuyển vào trong các Slide trong powerpoint; mặt khác cũng cần hiểu rõ nguyên tắc và yêu cầu của việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại vào việc đổi mới phương pháp trong dạy học. 
2. Một số nguyên tắc trong thiết kế bài giảng trên Powerpoint: 
 - Bài giảng phải đảm bảo tính hệ thống, tính bố cục, tính mạch lạc, tính chính xác và trong sáng; tương ứng với những phương pháp dạy học nhất định.
 - Bài giảng phải hướng đến các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực của học sinh, phải làm cho phần lớn học sinh được bộc lộ trong giờ học. 
 - Bài giảng phải phát huy lợi thế của phương tiện để tạo ra nhiều hoạt động cho học sinh, có sức thu hút học sinh, huy động được các giác quan, có khả năng kiểm tra đánh giá và giúp học sinh đánh giá bản thân. 
 - Sự trình diễn không quá cầu kì, phô diễn mà phải chú ý đến mục tiêu đặt ra từ bài học. 
 - Bài giảng dễ thiết kế, dễ sử dụng và cũng có thể sử dụng nó để lên lớp, hạn chế được công sức của giáo viên ở trên lớp mà tăng cường độ làm việc của học sinh. 
 - Những trình diễn trực quan phải được sử dụng với nhiều hoạt động và phái phối hợp được các hoạt động khác nhau trong giờ học, phối hợp với các phương tiện khác, tốt nhất là không nên tạo những trình diễn hình ảnh lạ lẫm làm cho học sinh quá tò mò. 
 3. Những yêu cầu về nội dung của bài giảng môn văn thiết kế trên Powerpoint: 
 3.1: Xác định mục tiêu bài học, những hoạt động sẽ được tổ chức trong giờ học. 
 3.2 Nội dung của từng hoạt động phải được thiết kế ở các hình thức như: qui nạp, diễn dịch, hệ thống hoá. Các câu hỏi để thể hiện các hình thức này phải dự kiến cho học sinh về các khả năng suy nghĩ trong thời gian ngắn, ở lớp học. Tốt nhất nên ở hình thức trắc nghiệm và yêu cầu giải thích sự lựa chọn (học sinh phải vận dụng cả tư duy và khả năng ngôn ngũ). Các phương tiện hình ảnh, âm thanh trình chiếu cũng nhằm phục vụ cho các hoạt động này. 
 3.3 Chuẩn bị phiếu học tập hoặc hướng dẫn học sinh làm phiếu học tập để thực hiện những hoạt động trong giờ học. Những hoạt động này đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị trước. Môn văn, không chuẩn bị bài thì học sinh khó tiếp thu bài học, chưa nói đến tham gia tích cực các hoạt động trong gìơ học. 
 3.4 Kiểm tra- đánh giá trong suốt giờ học hoặc sau giờ học và chuẩn bị cho học sinh tự học ở nhà. 
4. Qui trình sử dụng 
 - Bước 1: Thông báo đến học sinh mục tiêu bài học, các hoạt động trong giờ học, hướng dẫn học sinh sử dụng SGK và những tài liệu cần thiết. 
 - Bước 2: Phát phiếu học tập và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập. 
 - Bước 3: Giáo viên cùng học sinh làm việc với những trình diễn đã được thíêt kế. 
 -Bước 4: Tổ chức học sinh tự đánh giá và thông báo kết quả làm việc của mình. 
 - Bước 5: Giáo viên chốt lại những kiến thức cơ bản, yêu cầu học sinh ghi nhớ; hướng dẫn cho học sinh cách tự học, tìm kiếm tài liệu, chuẩn bị các câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. 
5. Bài thiết kế cụ thể:

Tài liệu đính kèm:

  • docung dung cong nghe thong tin trong day hoc van.doc