Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)

Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)

Tuần 8

Tiết 29-30 (1,2) CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

( O. Henry)

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

• Khám phá nghệ thuật truyện ngắn của O. Henry.

• Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người nghèo.

II. Tiến trình lên lớp:

A. Kiểm tra: * Kiểm tra sơ đồ tư duy bài “ Chiếc lá cuối cùng” ( vở soạn)

 * Bài tập trắc nghiệm ( 4 em- 5 phút)

B. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 841Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tiết 29, 30: Chiếc lá cuối cùng (O. Henry)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 29-30 (1,2) CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
Ns: 11.10.09 ( O. Henry)
Nd: 12.10.09
Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
Khám phá nghệ thuật truyện ngắn của O. Henry.
Rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người nghèo.
Tiến trình lên lớp:
A. Kiểm tra: * Kiểm tra sơ đồ tư duy bài “ Chiếc lá cuối cùng” ( vở soạn)
 * Bài tập trắc nghiệm ( 4 em- 5 phút)
B. Bài mới:
Hoạt động Dạy và Học
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Giới thiệu vào bài về tác giả, tóm tắt truyện ngắn, xác định vị trí đoạn trích.
GV gọi hs tóm tắt truyện.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung
+NHÂN VẬT GIÔN XI
(đọc dòng chữ nhỏ)
Nhân vật Giôn xi rơi vào hoàn cảnh nào, tình huống nào?
 ( bệnh nguy kịch, tư tưởng kỳ quặc- sự sống phụ thuộc vào chiếc lá cuối cùng)
Đó là tâm trạng của loại người nào? (đang bế tắc, tuyệt vọng)
Trong tâm trạng, suy nghĩ đó, Giôn xi còn để ý đến ai, hay sự việc gì xung quanh không? 
( không để ý đến lời của Xiu, lạnh lùng, tàn nhẫn ra lệnh kéo rèm cửa sổ để đếm lá rơi)
Khi thấy còn một chiếc lá sau đêm mưa gió, lúc đầu Giôn xi tỏ vẻ như thế nào? ( ngạc nhiên)
Chi tiết nào chứng tỏ Giôn-xi có một quá trình thay đổi tư tưởng.? ( nhìn chiếc lá hồi lâu)
Qua đến những ngày sau, khi phát hiện lá vẫn chưa rụng, Giôn xi đã có những thay đổi như thế nào? ( tự trách mình quá yếu đuối, thay đổi cách nghĩ, trở lại phấn chấn, vui vẻ hơn)
Chiếc lá cuối cùng đã nhắc nhở Giôn xi điều gì? ( bài học kiên cường trước nghịch cảnh, không bỏ cuộc đầu hàng)
Hành động nào, lời nói nào đã chứng tỏ Giôn xi đã bỏ đi ý nghĩ kỳ quặc trước đây? ( sửa soạn lại mình, nói về ước mơ trước đây)
+ NHÂN VẬT XIU
Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn xi thể hiện qua chi tiết nào?
Điều đó cho ta thấy Xiu là con người như thế nào?
+ NHÂN VẬT CỤ BƠ-MEN
Cụ được giới thiệu là con người như thế nào, ở phần đầu? ( hoạ sĩ già, sống nghèo, khoẻ mạnh, có mơ ước lớn của sự nghiệp mình)
Chi tiết nào chứng tỏ cụ quan tâm đến bệnh tình của Giôn-xi?
( lo lắng khi nhìn Giôn xi)
(đọc lại lời Xiu kể với Giôn xi)
Qua việc cụ âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão, em thấy cụ là người như thế nào?
- Sự hy sinh của cụ làm người đọc thấy thế nào? ( hành động cao quí)
Tại sao tác giả không mô tả cảnh cụ vẽ chiếc lá trong đêm giông bão, mà phải mượn lời của Xiu kể cuối truyện? ( gây sự bất ngờ cho độc giả)
Tại sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác? ( giống đến nỗi không phát hiện ra- theo quan niệm về hội hoạ trước đây; nhưng quan trọng hơn là đã cứu sống Giôn xi)
Có thể nói cụ đã vẽ chiếc lá ấy như thế nào? ( bằng tất cả tình yêu thương con người)
Truyện có những tình huống đảo ngược bất ngờ, đó là những tình huống nào? ( cụ Bơ men khoẻ mạnh, nhưng lại chết; Giôn xi tưởng không qua khỏi, trở lại khoẻ mạnh, yêu đời)
Việc đảo ngược tình thế làm người đọc cảm thấy thế nào? 
( bất ngờ, thú vị) 
( Gọi hs đọc ghi nhớ)
Tìm hiểu chung:
Đọc:
Chú thích:
* Tác giả là nhà văn Mỹ ( 1862-1910)
Bố cục: 3 phần
Tình trạng của Giôn- xi
(kéo mành lên)
Khi phát hiện ra chiếc lá dũng cảm (..thế thôi)
Lời kể của Xiu với Giôn-xi về cụ Bơ-men ( còn lại)
II. Nội dung văn bản:
1/ Diễn biến tâm trạng của Giôn-xi:
* Trước khi “chiếc lá cuối cùng” xuất hiện
- cặp mắt thẫn thờ
- “ Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụngnó sẽ rụng thôi..lúc đó..em sẽ chết”
- ý nghĩ kỳ quặc choán lấy tâm trí
→ Tâm trạng bế tắc,tuyệt vọng
→ lạnh lùng, tàn nhẫn ngay cả với Xiu.
Khi phát hiện ra “ chiếc lá”
Nằm nhìn hồi lâu → suy nghĩ về chiếc lá dũng cảm trong mưa gió.
“ em thật là con bé hư”
“ muốn chết là một tội”
Xin tí cháo, ngồi dậy xem chị nấu nướng.
“ em sẽ đi vẽ vịnh Naple”
2/ Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi:
lo sợ khi nhìn thấy lá ngày một ít đi.
Đau khổ nếu Giôn- xi không qua khỏi.
Động viên, chăm sóc Giôn-xi
→ một người bạn quí, biết quan tâm, chăm sóc người khác.
3/ Kiệt tác của cụ Bơ-men:
Hoạ sĩ già, sống nghèo, khoẻ mạnh, mơ ước một kiệt tác.
Lo sợ cho bệnh tình Giôn –xi
Vẽ chiếc lá cuối cùng, một kiệt tác
+ ý tưởng thông minh.
+ vẽ giống đến không nhận ra.
+ chiếc lá cứu được Giôn- xi
* Một con người vốn đã sống có mơ ước mạnh mẽ, dù trong nghèo khổ, có ý tưởng thông minh, lòng nhân hậu, biết hy sinh âm thầm lặng lẽ vì người khác.
4/ Nghệ thuật của truyện:
Tạo tình huống đảo ngược. 
Giôn xi: 
bệnh nguy kịch → sống
Bác Bơ-men:
khoẻ mạnh → chết
 (cả hai đều liên quan đến bệnh sưng phổi, và chiếc lá)
Tình tiết bất ngờ cuối truyện 
( nhân vật phụ, ít nhắc đến lại nổi bật)
Tổng kết: 
Người đọc nhận ra tấm lòng yêu thương , rung cảm sâu sắc của tác giả trước nỗi đau của đồng loại trong cuộc sống, thể hiện qua tài nghệ xây dựng chuyện của tác giả.
Ghi nhớ: SGK
 C. Hướng dẫn học ở nhà:
+ Bổ sung thêm những thiếu sót vào mind map đã vẽ
+ Mind map bài “ Hai cây phong”
+ chuẩn bị “ Chương trình địa phương”
@

Tài liệu đính kèm:

  • docbai chiec la cuoi cung.doc