Tích lũy chuyên môn (Chùa Ông Núi - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn)

Tích lũy chuyên môn (Chùa Ông Núi - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn)

Chùa Ông Núi - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn

vào dịp 24,25 tháng giêng (ÂL) thì lễ hội chùa Ông Núi (Linh Phong Thiền Tự) lại bắt đầu. Du khách khắp nơi tấp nập về đây du xuân. thưởng ngoạn cảnh chùa. Có lẽ do nơi đây là cảnh đẹp nổi tiếng từ xưa, lại được Nhà nước công nhận Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia, chùa lại mới được trùng tu tôn tạo.

Đến Phương Phi, xã Cát Tiến (Phù Cát) nhìn lên dãy núi Bà sừng sững, chạy dài ra biển, du khách thấy nhấp nhô lưng chừng núi mái ngói đỏ tươi ẩn hiện trong thảm xanh cây rừng, đá núi, mây ngàn. Đó là chùa Ông Núi mới được xây dựng, tôn tạo lại. Muốn lên chùa, từ tỉnh lộ rẽ vào vài trăm mét tới chân núi, du khách bắt đầu leo lên những bậc tam cấp bằng đá cổ xưa, loanh quanh theo sườn núi. Con đường rộng chừng 3m, được tạo bởi hàng ngàn bậc đá độc đáo này có từ lúc xa xưa và hầu như tồn tại một cách vĩnh hằng, không bị mai một vì năm tháng. Hai bên đường cây chen đá, còn nhuốm vẻ tự nhiên, hoang sơ, ít có bàn tay con người can thiệp vào.

 

doc 8 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1073Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tích lũy chuyên môn (Chùa Ông Núi - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chùa Ông Núi - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn
Hàng năm, cứ vào dịp 24,25 tháng giêng (ÂL) thì lễ hội chùa Ông Núi (Linh Phong Thiền Tự) lại bắt đầu. Du khách khắp nơi tấp nập về đây du xuân. thưởng ngoạn cảnh chùa. Có lẽ do nơi đây là cảnh đẹp nổi tiếng từ xưa, lại được Nhà nước công nhận Di tích Lịch sử Văn hoá Quốc gia, chùa lại mới được trùng tu tôn tạo.
Đến Phương Phi, xã Cát Tiến (Phù Cát) nhìn lên dãy núi Bà sừng sững, chạy dài ra biển, du khách thấy nhấp nhô lưng chừng núi mái ngói đỏ tươi ẩn hiện trong thảm xanh cây rừng, đá núi, mây ngàn. Đó là chùa Ông Núi mới được xây dựng, tôn tạo lại. Muốn lên chùa, từ tỉnh lộ rẽ vào vài trăm mét tới chân núi, du khách bắt đầu leo lên những bậc tam cấp bằng đá cổ xưa, loanh quanh theo sườn núi. Con đường rộng chừng 3m, được tạo bởi hàng ngàn bậc đá độc đáo này có từ lúc xa xưa và hầu như tồn tại một cách vĩnh hằng, không bị mai một vì năm tháng. Hai bên đường cây chen đá, còn nhuốm vẻ tự nhiên, hoang sơ, ít có bàn tay con người can thiệp vào.
Khoảng nửa tiếng đồng hồ leo dốc là đến nơi chùa toạ lạc. Đó là một khoảnh đất rộng, tương đối bằng phẳng, “lưng dựa vào núi cao, mặt trông ra đầm biển cạn (đầm Thị Nại), xung quanh có nước suối lượn quanh, phong cảnh rất đẹp” (Đại Nam Nhất thống chí). Từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn xa về phía Nam. Đồng lúa mênh mông, con sông Chùa uốn lượn, bờ biển chạy dài, sóng biển tung bọt trắng xoá. Một không gian thật hoàn hảo trữ tình. Có lẽ vì vậy mà những người sáng lập chùa chọn vị trí này chăng. 
Chưa hết, nếu du khách đi tiếp lên sườn núi phía Tây Bắc sẽ bắt gặp nhiều tháp cổ đây đó xen với đá núi, cây rừng. Đây là nơi “tịch” của các vị sư của chùa. Có những hòn đá được tạo bởi nhiều hòn đá chồng lên nhau, chênh vênh, kỳ dị- tạo thành cảnh: “cây bồng đá, nước trên non... vừa ngoạn mục vừa rùng rợn” (Lịch sử chùa ông Núi -2001). Nhiều hang đá thâm u trong trùng điệp gộp đá. Một số hang được thờ Phật bên trong, du khách có thể đến thắp nhang, thăm viếng. Theo thầy Thích Đổng Quán: có trên 10 hang đá như vậy. Có những hang rất rộng, chứa cả tiểu đoàn quân. Trước kia, Cách mạng dùng nơi này làm chỗ ẩn náu đánh Mỹ. Theo sách Bình Định Danh thắng và Di tích: “Ở sườn núi phía Đông có một hang đá rộng ăn sâu vào trong núi. Dân địa phương truyền rằng: trong hang có những phiến đá xếp tự nhiên thành những vật dụng giống như bàn, ghế... Đây là nơi ông Núi đã sống và tu luyện... Hang đá giờ đây bị những bụi cây gai um tùm lấp mất cửa không ai dám vào”. Hiện nay cũng chưa ai khám phá hết những hang động khu vực này.
Theo tài liệu của chùa mới biên soạn năm 2001 thì: chùa do ông Tổ Giám Huyền và đệ tử Tánh Bang (Lê Ban) sáng lập năm Giáp Tý (1684) niên hiệu Chánh Hoà thứ 5 thời vua Lê Hy Tông (Theo Đại nam nhất thống chí thì chùa thành lập năm 1702- Chánh Hoà thứ 11- Nhà Lê). Thầy trò “tu thiền quán nơi hang đá. Trước mặt có một suối nước từ chóp núi đổ xuống, nên hang đá mang tên “Dũng tuyền thạch cốc” (hang đá nước xối mạnh). Sau đó thầy Giám Huyền giao lại cho đệ tử Lê Ban để đi vào phía Nam tu hành. Tương truyền nhà sư này là bậc tiên phong đạo cốt, quanh năm chỉ ở trên núi tu luyện, chỉ mặc đồ bằng vỏ cây, chuyên hái thuốc trị bệnh cứu người. Nhân dân trong vùng rất kính trọng không dám gọi tên mà gọi là ông Núi. Thức ăn của ông Núi thường là cây trái trên rừng. Thỉnh thoảng khi cần gạo, ông Núi gánh củi xuống để chân dốc, nhân dân biết ý, đem gạo treo gốc cây gần đó, rồi lấy củi về
Đến năm Qúy Sửu (1733) Chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho ông Núi pháp hiệu Tĩnh giác Thiện trì đại lão Thiền sư, cho xây lại chùa và đổi tên là Linh Phong. Đến thời Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765) ban áo cà sa vòng ngọc, móc vàng cho ông Núi. Đến năm 1829 (Minh Mạng thứ 10) cấp 120 nén bạc để trùng tu lại chùa (Bình Định Danh thắng và Di tích).
Như vậy chùa ông Núi đến nay đã 320 năm, qua 12 đời thừa kế
Trải qua bao thăng trầm, đến khoảng năm 1967 chùa bị bom đạn chiến tranh xoá sạch. Đến năm 1990 chùa mới bắt đầu xây cất lại. Chủ yếu nhờ nhà tài trợ tên Hà Văn Bảy quê ở Cát Khánh, Phù Cát (hiện đang ở Quy Nhơn) đầu tư kinh phí. Hiện nay đã hoàn thành chánh điện, tháp chuông, tháp trống, nhà tăng...khá khang trang. Mái cổ lầu, lợp ngói ống. Trên nóc gắn hình lưỡng long tranh châu, nạm sứ. Đôi cột trước điện hình song long cuộn. Thầy Thích Đổng Quán cho biết, tượng Phật cao 2,5m, đại hồng chung nặng 1,2 tấn, đều mới đúc tại chỗ (thuê nghệ nhân Huế vào) và nhập điện vào dịp lễ 25 tháng giêng (ÂL)- ngày giỗ ông Tổ Viên Minh của chùa.
Dịp này năm nay ước tính có hàng ngàn du khách trong và ngoài tỉnh đến lễ chùa, du xuân. Chùa không bán vé vào cổng. Thầy Đổng Quán: trước mắt chùa không chủ trương doanh thu- dù chùa rất nghèo đang được tài trợ xây dựng.
Tuy vậy do lượng khách quá đông, ăn uống xả rác nơi các ghềnh đá- nơi mà dưới đáy luôn có dòng nước chảy không bao giờ cạn, cung cấp nước sinh hoạt cho chùa, chảy quanh chùa. Ô nhiễm đáng báo động. Nếu không có cách quản lý tốt, vài năm nữa, liệu nơi đây có còn trong lành, nhuốm vẻ hoang sơ để du khách thập phương thưởng ngoạn?.
CHÍ HỮU
Cách thành Bình Ðịnh (thành Hoàng Ðế thời Tây Sơn) hơn 30 km, về phía đông bắc nổi lên một cụm núi cao, đứng riêng lẻ một mình, gọi núi Bà. Lưng chừng núi có ngôi chùa Linh Phong, dân địa phương thường gọi là chùa Ông Núi. Chùa được xây dựng từ năm Quý Sửu (1733), nhưng sau một thời gian dài đã trở thành phế tích. 
Gần đây, ngôi chùa được dựng lại bề thế, thu hút dân địa phương và đông đảo du khách thăm cảnh cũ, nhớ lại sự tích chùa xưa.
Vào năm thứ 23 đời vua Lê, niên  hiệu  Chính Hòa (1702) nhà sư Mộc Y Sơn Ông (Ông Núi) tu tại nơi này. Ông kết vỏ cây làm áo, sống trong hang đá. Nơi sườn núi phía bắc vẫn còn di tích một hang đá rộng lớn ăn sâu vào lòng núi mà ngày nay người ta gọi là hang Tổ. Ðó là nơi Ông Núi tu trì ngày trước.
Chùa Linh Phong năm 1964
Theo khảo tự phổ của chùa Linh Phong cùng bài vị các đời trụ trì thờ tại chùa ghi tên ông là Lê Bản, tức thiền sư Tịnh Giác Thiện Trì. Ông ở núi này được vài năm rồi chọn lưng chừng núi, chỗ có con suối sâu và dài cất một am, đặt tên là Dũng Tuyền Tự.
Tương truyền, ban ngày Ông Núi ở trong rừng đốn củi, bó thành bó lớn chỉ có sức ông mới gánh nổi mang xuống chân núi, để ở ngã ba rồi trở lên. Người dân quanh vùng đem gạo, muối đến để đó rồi gánh củi về dùng. Hôm sau ông hoặc đồng tử xuống núi lấy thực phẩm, nhiều ít không cần biết. Mỗi khi trong vùng có dịch bệnh thì tự nhiên nhà sư đem thuốc xuống cứu chữa. Chữa xong rồi đi ngay, không nhận bất cứ một sự trả công nào.
Vào năm Quý Sửu (1733), chúa Nguyễn Phúc Chú khen ông là bậc chân tu, xây lại chùa. Từ chùa tranh thành chùa ngói bắt đầu từ đây. Chúa ban tên chùa là "Linh Phong Thiền Tự", một câu liễn, và ban cho Sơn Ông hiệu: "Tịnh giác, thiện trì Ðại lão thiền sư".
Vào năm Tân Dậu (1741), chúa Nguyễn triệu Sơn Ông về kinh để hỏi giáo lý đạo Phật. Khi giã từ, chúa ban cho Sơn Ông một bộ áo cà sa vòng ngọc, móc vàng. Trong các cuộc giao tranh giữa quân Nguyễn và quân Tây Sơn, chùa bị đổ nát, Sơn Ông viên tịch. Tăng chúng các chùa họp lại lo việc mai táng ông, bửu tháp xây bên hữu chùa vào năm 1785.
Năm 1888, Ðào Tấn - một nhà văn hóa lớn của nước ta, đã đến cư trú tại chùa Linh Phong một thời gian. Ông có bài phú bằng chữ Hán đề nơi vách núi (dịch):
Một cảnh khói hoa trời tự tại
Mười năm hồ hải giấc quy lai
Ðây học trò lành âu cũng Phật
Ðó chùa tên Ông Núi ngỡ chốn Tiên
Nhiều thập kỷ nơi đây hoang phế, chỉ còn lại cổng tam quan ở mặt đông và một bửu tháp. Ngôi chùa mới dựng trên vị trí của chùa Linh Phong ngày xưa, làm thỏa lòng mong đợi du khách mộ đạo. Ðiều lý thú vẫn còn một dòng suối từ núi cao đổ xuống, chảy vào khuôn viên chùa tạo một cảnh quan gần gũi với thiên nhiên hoang dã. 
Chính dòng suối này cùng với hang Tổ đã làm cho khách hành hương gợi nhớ nhiều về kiến trúc của ngôi chùa trước đây. Từ xưa, người đến vãn cảnh chùa Linh Phong không phải là ít. Họ đến với nhiều mục đích khác nhau. Nhưng có tận hưởng không khí trong lành, mới cảm thấy lòng thanh thản.
Ngày hội chùa Linh Phong đúng vào dịp đầu năm âm lịch, nên khách du ngoạn rất đông, cả đoạn đường ven biển của xã Cát Tiến chật như nêm.
Đã thành lệ, cứ sau Tết âm lịch, du khách thập phương lại đổ về xã Cát Tiến, huyện Phù Cát (Bình Định) lễ chùa ông Núi - Linh Phong tự, ngôi chùa tọa lạc trên một đỉnh núi Bà cao khoảng 500 m so với mặt nước biển. Dịp đông du khách nhất là vào ngày 14 - 15 và lễ hội chùa chính thức ngày 24-25 tháng Giêng hàng năm.
Đến thăm chùa ông Núi đúng vào ngày rằm tháng Giêng Canh Dần, ngay từ dưới chân núi, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến dòng người, xe tấp nập trên quãng đường dài hơn 1,5 km từ tỉnh lộ vào cổng chùa. Từ cổng chùa, du khách phải leo 92 bậc tầng cấp, quanh co mới lên được khu vực chính của chùa. Tại đây, du khách có thể thấy toàn cảnh xóm làng, ruộng đồng trù phú và bờ biển Trung Lương Cát Tiến dài phẳng lặng hoà quện với màu nước biển xanh biếc thật "non nước hữu tình". Vào trong chùa, không khí càng tấp nập hơn, dòng người theo nhau bước lên cổng chùa chính và thắp hương khấn vái Phật tổ Quan âm bồ tát trong làn hương trầm, phảng phất chốn linh thiêng. 
Đi chùa thắp hương khấn vái, cầu phúc đầu năm, chị Nguyễn Thị Xin (51 tuổi) cho biết, vào dịp này hàng năm, chị thường đến viếng cảnh chùa thắp hương khấn Phật. Ông Lê Văn Xuân, một du khách tại Quy Nhơn đi chùa vui vẻ nói: Năm nào tôi cũng đưa cả gia đình lên thắp hương, cầu cho quốc thái dân an và gia đình gặp nhiều may mắn. Đây cũng là dịp để nghỉ ngơi, lên chùa thưởng lãm cảnh đẹp và nét văn hoá đặc sắc lễ chùa sau Tết âm lịch hàng năm. 
Tuy nhiên, bên cạnh những hoạt động văn hoá mang đậm nét tâm linh thì ngay dưới sân chùa xuất hiện một số thầy bói với dụng cụ hành nghề là một tấm panô nhỏ (cỡ 30x40cm) đặt dưới đất, xem tướng số về gia đình, vận hạn, tương lai... thông qua chỉ tay. Điều đáng nói là rất nhiều nam nữ thanh thiếu niên ngồi quây quần xung quanh để đợi đến lượt mình. Ngoài ra còn có những chiếu bạc được dựng lên để sát phạt nhau qua các con bài túlơkhơ mà không thấy các cơ quan chức năng và địa phương xử lý.
Đi chùa viếng cảnh, thắp hương cầu phúc, cầu cho quốc thái dân an theo đúng nghi thức là một nét đẹp văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc nhưng không thể chấp nhận những hành vi lợi dụng lễ hội để hoạt động mê tín dị đoan, làm hoen ố thuần phong mỹ tục và nếp sống văn hoá lành mạnh. Các ngành chức năng, chính quyền địa phương tỉnh Bình Định cần vào cuộc, chấn chỉnh tình trạng này để lễ hội chùa ông Núi phát huy hết nét văn hoá đặc sắc vốn có./.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUA ONG NUI DI TICH LICH SU.doc