Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể .

- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.

2. Kỹ năng:

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.

- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết

II. Chuẩn bị:

1- Giáo viên : - Tranh Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu

 - Bảng phụ

2- Học sinh : - Xem trước nội dung bài học.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp: (1)

2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra ).

3. Dạy bài mới:

a. Giới thiệu bài : (1)

- GV nêu vấn đề : Hàng ngày chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào ?

 (HS có thể nêu: mồ hôi , CO2 , nước tiểu, phân)

- GV điều chỉnh : phân không được coi là sản phẩm bài tiết.

- Nêu câu hỏi: + Thực chất của hoạt động bài tiết là gì ?

 + Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu như thế nào ?

 

doc 3 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn Sinh học 8 - Tiết 40: Bài tiết và cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ND: 01.2009 
Tuần 21 
Tiết 40
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ khái niệm bài tiết và vai trò của nó với cơ thể sống, các hoạt động bài tiết của cơ thể .
- Xác định được cấu tạo hệ bài tiết trên hình vẽ (mô hình) và biết trình bày bằng lời cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích kênh hình.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên : 	- Tranh Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu 
	 	- Bảng phụ
2- Học sinh : 	- Xem trước nội dung bài học.	
III. Hoạt đợng dạy học:
1. Ổn định lớp: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không kiểm tra ).
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : (1’)
- GV nêu vấn đề : Hàng ngày chúng ta bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào ?
 	(HS có thể nêu: mồ hôi , CO2 , nước tiểu, phân)
- GV điều chỉnh : phân không được coi là sản phẩm bài tiết.
- Nêu câu hỏi:	+ Thực chất của hoạt động bài tiết là gì ?
	 	+ Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu như thế nào ?
b. Tiến trình tiết dạy :
Tg
Hoạt đợng giáo viên
Hoạt đợng học sinh
Nợi dung
10
phút
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về bài tiết
* Mục tiêu : Tìm hiểu khái niệm bài tiết ở cơ thể người và vai trò quan trọng của chúng đối với cơ thể sống.
I. Bài tiết : 
- Bài tiết giúp cơ thể thải loại các chất cặn bã và các chất độc hại để duy trì tính ổn định của môi trường trong.
- Phổi đóng vai trò quan trọng trong việc thải khí CO2.
- Thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải qua nước tiểu 
- Yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK.
- Treo bảng phụ (bảng 38)
- Nêu câu hỏi:
+ Các sản phẩm cần được bài tiết phát sinh từ đâu ?
- GV có thể bổ sung thêm:
+ Các sản phẩm từ hoạt động trao đổi chất : CO2, mồ hôi, nước tiểu .
+ Các sản phẩm đưa vào cơ thể quá liều: các chất thuốc, các , côlestêrôn
- Nêu câu hỏi : 
+ Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng ?
+ Bài tiết đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể sống ?
(Có thể đặt vấn đề : Giả sử vì một lý do nào đó mà các sản phẩm thải không được bài tiết ra ngoài hoặc bài tiết chậm ® hậu quả như thế nào ?)
- GV: Bổ sung, kết luận.
- Cá nhân HS tự nghiên cứu thông tin, thu nhận kiến thức.
- Trả lời câu hỏi:
+ Các sản phẩm bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng.
- Cần nêu được:
+ Bài tiết CO2
+ Bài tiết nước tiểu
- HS dựa vào thông tin ở SGK, kết hợp với sự hiểu biết của mình ® nêu vai trò của sự bài tiết đối với cơ thể .
27
Phút
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu 
* Mục tiêu: HS hiểu và trình bày được các thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ quan bài tiết nước tiểu.
II. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu : 
- Hệ bào tiết nước tiểu gồm : Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
- Cơ quan quan trọng nhất là hai quả thận với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu 
- Thận gồm phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận. 
- Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
- GV treo tranh : Sơ đồ cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu 
- Giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát.
- Cho HS mô tả các bộ phận của hệ bài tiết nước tiểu 
- Gọi một HS lên chỉ trên tranh các bộ phận đó.
- Yêu cầu HS mô tả đặc điểm cấu tạo của thận.
- Cho HS thảo luận nhóm để hoàn thành bài tập.
Chọn câu trả lời đúng nhất.
1/ Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
a. Thận, cầu thận, bóng đái.
b. Thận, ống thận, bóng đái.
d.Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
2/ Cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu là:
a. Thận
b. Ống dẫn tiểu 
c. Bóngđái
d. Ống đái
3/ Cấu tạo của thận gồm:
a. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận, ống dẫn nước tiểu 
b. Phần vỏ, phần tuỷ, bể thận.
c. Phần vỏ, phần tuỷ với các đơn vị chức năng, bể thận.
d. Phần vỏ và phần tuỷ với các đơn vị chức năng của thận cùng các ống góp, bể thận.
4/ Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
a.Cầu thận, nang cầu thận
b. Nang cầu thận, ống thận .
c. Cầu thận, ống thận .
d. Cầu thận, nang cầu thận, ống thận 
- Gọi HS các nhóm nêu đáp án
- GV công bố đáp án đúng
- GV có thể cung cấp thêm 1 số thông tin 
+ Mỗi quả thận dài khoảng 10- 12,5 cm, nặng 170g.
+ Phần tuỷ có hàng chục tháp thận (tháp Munpighi)
+ Phần vỏ gồm các chấm đỏ nhỏ (đườngkính 0,2 mm) đó là cầu thận (tiểu cầu Manpighi)
+ Nang cầu thận gọi là nang Baomani.
+ Ống thận gồm 3 đoạn:
. Ống lượn gần (phần vỏ)
. Ống lượn xa (phần vỏ )
. Quai Henlê (phần tuỷ )
- HS quan sát tranh
- HS quan sát hình A
- Mô tả các bộ phận:
+ Thận
+ Ống dẫn nước tiểu 
+ Bóng đái
+ Ống đái
- HS nêu được các phần 
+ Tuỷ
+ Vỏ
+ Bể thận
- Các nhóm tiến hành thảo luận, dựa vào tranh vẽ nêu đáp án đúng.
1. d
2. a
3. d
4. d
- HS báo cáo kết quả thảo luận 
- HS thu nhận và ghi nhớ thông tin .
6 
Hoạt đợng 3: Củng cớ
Cho HS trả lời các câu hỏi
- Bài tiết có vai trò gì đối với cơ thể sống ?
- Bài tiết do các cơ quan nào đảm nhận ?
- Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào ?
(Có thể gọi 1 HS lên trình bày cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu trên tranh vẽ)
- Nợi dung hoạt đợng 1
- Nêu các cơ quan : da , hơ hấp , hệ bài tiết
- Nợi dung hoạt đợng 2
4.Dặn dò: 1’
 - Học bài trả lời các câu hỏi tr 124 SGK 
- Xem mục “Em có biết” (trang 125)
- Thực hiện giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.
- Chuẩn bị bài học sau.
+ Xem trước nội dung bài 39
+ Kẽ trước sơ đồ hình 39.1 (trang 126) vào vở.
IV. Rút kinh ngiệm – Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet .40.doc