Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 6 đến tuần 11

Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 6 đến tuần 11

I . MỤC TIÊU :

 1 . Kiến thức :

– Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở cơ và xương

– Những biện pháp để giữ gìn vệ sinh hệ vận động .

 2 . Kỹ năng :

– Phân tích và so sánh sự khác nhau giữa hệ xương của người và thú để thấy được sự tiến hoá của bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng .

 3 . Thái độ :

– Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh hệ vận động .

II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

 1 . Giáo viên :

– Hình 11.1 11.5 SGK .

– Mô hình bộ xương người và bộ xương thú

– Bảng câm 11 ( phiếu học tập )

 

doc 39 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 861Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn môn Sinh học khối 8 - Tuần 6 đến tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 11	Tuần 6
Tiết dạy : 4, 3
Ngày dạy :30/9 – 1/10
BÀI 11 :	TIẾN HOÁ CỦA HỆ VẬN ĐỘNG 
	VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I . MỤC TIÊU :
	1 . Kiến thức :
Chứng minh được sự tiến hoá của người so với động vật thể hiện ở cơ và xương 
Những biện pháp để giữ gìn vệ sinh hệ vận động . 
	2 . Kỹ năng :
Phân tích và so sánh sự khác nhau giữa hệ xương của người và thú để thấy được sự tiến hoá của bộ xương người thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng . 
	3 . Thái độ :
Hình thành thói quen giữ gìn vệ sinh hệ vận động . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1 . Giáo viên :
Hình 11.1 à 11.5 SGK .
Mô hình bộ xương người và bộ xương thú 
Bảng câm 11 ( phiếu học tập )
Các phần so sánh
Bộ xương người
Bộ xương thú
Tỉ lệ sọ / Mặt 
Lồi cằm ở xương mặt 
Cột sống 
Lồng ngực 
Xương chậu 
Xương đùi
Xương bàn chân 
Xương gót ( thuộc nhóm xương cổ chân )
Từ chọn
Lớn ; nhỏ ; phát triển ; kém phát triển ; không có ; cong 4 chỗ ; cong hình cung ; nở sang 2 bên ; nở theo chiều lưng – bụng ; nở rộng ; hẹp ; phát triển và khoẻ ; bình thường ; Xương ngón ngắn , bàn chân hình vòm ; xương ngón dài, bàn chân phẳng ; lớn, phát triển về phía sau ; nhỏ 
	2 . Học sinh :
Sưu tầm tranh ảnh về các bệnh về cột sống .
Hoàn thành bảng 11 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY và HỌC :
	1 . ổn định lớp : 1’ Điểm danh HS
	2 . Kiểm tra bài cũ : 5’
Công của cơ là gì ? Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì ? 
[ Là hiện tượng tácđộng 1 lực vào 1 vật làm cho vật đó chuyển động
* Đượcsử dụng vào mụcđích tính công 
Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ và biện pháp chống mỏi cơ ?
[ Nguyên nhân của sự mỏi cơ là do thiếu Oxi và tích tụ axit lactic đầu độc cơ 
* Biện pháp : Thường xuyên luyện tập thể thao, lao động vừa sức
	3 . Giảng bài mới 
Giới thiệu bài ( 2’ ) Chúng ta biết rằng người có nguồn gốc từ động vật thuộc lớp thú , nhưng người đã thoát khỏi ĐV trở thành người thông minh . Qua quá trình tiến hoá , cơ thể người có nhiều biến đổi , trong đó có sự biến đổi của hệ Cơ và Xương . Bài này giúp ta tìm hiểu những đặc điểm tiến hóa của hệ vận động ở người . 
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
I . Sự tiến hoá bộ xương người so với xương thú : 
Bộ xương người có nhiều điểm tiến hoá thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động như : 
Hộp sọ phát triển 
Lồng ngực nở rộng sang hai bên , cột sống cong 4 chỗ 
Xương chậu nở , xương đùi lớn , xương gót phát triển , bàn chân hình vòm .
Chi trên có khớp linh hoạt , ngón cái đối diện với 4 ngón kia . 
II . Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú : 
Hệ cơ người có nhiều điểm tiến hoá : 
Cơ mông , cơ đùi, cơ bắp chân phát triển .
Cơ vận động cánh tay và cơ vận động ngón cái phát triển giúp người có khả năng lao động .
III . Vệ sinh hệ vận động . 
Để cơ xương phát triển cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên và lao động vừa sức . 
Khi mang vác vật nặng và khi ngồi học cần chú ý chống cong vẹo cột sống . 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương thú qua phân tích bộ xương 
Mục tiêu : Hs chứng minh được xương người tiến hoá hơn thú à thích nghi với quá trình lao động và đứng thẳng . 
Tiến hành :
GV treo tranh hình 11.1 à 11.3 , Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và thảo luận làm bài tập ở bảng 11 ( phiếu học tập )
GV treo bảng 11 gọi HS lên điền 
Gv yêu cầu HS thảo luận trả lời các câu hỏi sau :
Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và di chuyển bằng 2 chân ?
GV hoàn chỉnh kiến thức theo SGV : 
Kết luận : Bài ghi 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú . 
Mục tiêu : Giải thích được hệ cơ người phát triển hơn thú 
Tiến hành :
GV treo tranh 11.4 , yêu cầu HS đọc thông tin , thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
Trình bày những đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người ?
GV hoàn chỉnh kiến thức theo thông tin trong SGK 
Kết luận : bài ghi .
Hoạt động 3 : Vệ sinh hệ vận động . 
Mục tiêu : Nêu được những biện pháp và tập thói quen giữ gìn hệ vận động ( tư thế )
Tiến hành : 
Gv treo tranh 11.5 , yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi :
Để phòng chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý những đặc điểm gì? 
Để xương và cơ phát triển cân đối , chúng ta cần phải làm gì ?
GV tóm tắt theo SGV : Để hệ cơ phát triển cân đối , xương chắc khoẻ cần :
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí 
Tắm nắng để cơ thể có thể chuyển hoá tiền Vitamin D dưới da thành vitamin D . NHờ Vitamin D mà cơ thể mới chuyển hoá được Canxi để tạo xương .
Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức .
GV giáo dục tư tưởng HS : 
GV hoàn chỉnh kiến thức : Ngồi học đúng tư thế ; lao động vừa sức ; khi mang vác vật nặng phải phân phối đều 2 tay . 
Kết luận : bài ghi .
HS quan sát tranh , thảo luận nhóm làm phiều học tập và tìm điểm tiên hoá của bộ xương người à thích nghi với lao động và đứng thẳng . 
HS điền bảng , HS nhóm khác nhận xét và bổ sung à trả lời câu hỏi 
HS đọc thông tin , thảo lụân nhóm và trả lời câu hỏi .
Đại diện nhóm phát biểu , nhóm khác nhận xét và bổ sung.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi , HS khác nhận xét và bổ sung . 
HS nêu các biện pháp phòng chống cong vẹo cột sống 
-Aên đầy đủ chấtdinh dưỡng và thường xuyên luyện tập thể thao
4 . Củng cố : 6’
Bộ xương người có đặc điểm nào thích nghi với tư thế đứng thẳng ?
Hệ cơ có đặc điểm nào tiến hoá hơn so với thú ? 
5 . Dặn dò : 1’
Học bài 
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK và sách bài tập .
Chuẩn bị bài : “ Thực hành : tập sơ cứu và băng bó cho người gãy xương “
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________
Tiết PPCT: 12	Tuần 6
Tiết dạy : 4, 2
Ngày dạy :1, 4/10/2008
BÀI 12 :	THỰC HÀNH : 
	TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I . MỤC TIÊU :
	1 . Kiến thức :
Củng cố kiến thức về tính chất , thành phần hoá học của xương , phương pháp cấp cứu khi bị gẫy xương . 
Biết cách băng cố định Xương xẳng aty , cẳng chân khi bị gẫy . 
	2 . Kỹ năng :
Quan sát , biết băng cố định khi xương bị gẫy . 
	3 . Thái độ :
Biết cách sơ cấp cứu và băng bó cho người bị gẫy xương . 
II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	1 . Giáo viên :
Chuẩn bị theo nhóm HS như hướng dẫn trong SGK .
Tranh vẽ hình 12.1 à 12.4 SGK 
	2 . Học sinh : Chuẩn bị : mỗi nhóm mang theo 
2 thanh nẹp dài 30à 40 cm , rộng 4 à 5 cm.
4 cuộn băng y tế 
4 miếng vải sạch . 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY và HỌC :
	1 . Ổn định lớp : ( 1’) Điểm danh HS
	2 . Kiểm tra bài cũ : Thông qua
	3 . Giảng bài mới :
Giới thiệu bài ( 2’ ) Có thể giới thiệu vài số liệu về tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm gãy xương ở địa phương , từ đó xác định yêu cầu của bài thực hành đối với HS .
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
I. Nguyên nhân gãy xương
- Gãy xươngdo nhiều nguyên nhân : Tai nạn giao thông, trèo cây, chạy ngã
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ
- Không được nắn, bóp vết thương
II. GV giới thiệu thao tác sơ cứu
Đặt nạn nhân nằm yên 
Dùng gạc hay khăn sách nhẹ nhàng lau sạch vết thương .
Tiến hành sơ cứu .
GV dùng tranh 12.1 à 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phưong pháp băng bó cố định . Chú ý nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác sơ cứu . 
Lưu ý HS là sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất .
III. Tập sơ cứu và băng bó . 
1 / Sơ cứu : 
2/ Băng bó : 
Hoạt động 1 : Trao đổi nhóm về 4 câu hỏi phần hoạt động . 
Mục tiêu : 
Tiến hành :
Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm .
Hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương ?
Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?
Để bảo vệ xương , khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì ?
Gặp người tai nạn gãy xương , chúng ta có nên nắn lại cho xương gãy không ? Vì sao ?
GV tóm tắt về nguyên nhân dẫn đến gãy xương , sự biến đổi tỉ lệ cốt giao và chất vo cơ của xương theo lứa tuổi , những điều cần lưu ý khi tham gia giao thông ( thực hiện đúng luật giao thông ) .
Gặp người tai nạn gãy xương chúng ta không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì chỗ đầu xương gãy dễ chạm vào dây thần kinh , làm thủng mạch máu hay làm rách da .
GV giới thiệu các thao tác sơ cứu băng bó cho người bị gãy xương khi gặp tai nạn .
Đặt nạn nhân nằm yên 
Dùng gạc hay khăn sách nhẹ nhàng lau sạch vết thương .
Tiến hành sơ cứu .
GV dùng tranh 12.1 à 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phưong pháp băng bó cố định . Chú ý nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác sơ cứu . 
Lưu ý HS là sau khi sơ cứu phải đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất .
Hoạt động 2 : HS tập sơ cứu và băng bó . 
Mục tiêu : 
Tiến hành :
1 / Sơ cứu : 
GV kiểm tra , uốn nắn thao tác thực hiện của nhóm , nhận xét đánh giá và tuyên dương các nhóm làm tốt . 
2/ Băng bó : 
Gv treo tranh 12.2 ; 12.3 và 12.4 yêu cầu HS quan sát và thực hiện thao tác băng bó cố định . 
GV kiểm tra , uốn nắn thao tác của HS , nhận xét đánh giá , tuyên dương các nhóm làm tốt .
HS thảo luận nhóm , đại diện nhóm bá ... ; 20 – 2 ; 20 – 3 .
Bảng : Đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp ở người .
Các cơ quan
Đặc điểm cấu tạo
Đường
Dẫn
Khí
Mũi
Có nhiều lông mũi 
Có lớp niêm mạc tiết chất nhày .
Có lớp mao mạch dày đặc .
Họng
Có tuyến Amiđam và tuyến V.A chứa nhiều tế bào Lymphô.
Thanh quản
Có nắp thanh quản ( sụn thanh thiệt ) có thể cử động để đậy kín đường hô hấp . 
Khí quản
Cấu tạo bởi 15 – 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau .
Có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông rung chuyển động liên tục .
Phế quản
Cấu tạo bởi các vòng sụn . Ở phế quản nơi tiếp xúc các phế nang thì không có vòng sụn mà là các thớ cơ .
Hai
Lá
Phổi
Lá phổi phải có 3 thùy
Lá phổi trái có 2 thùy
Bao ngòai 2 lá phổi có 2 lớp màng , lớp ngòai dính với lồng ngực , lớp trong dính với phổi , giữa 2 lớp có chất dính .
Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi mạng mao mạch dày đặc . CoÙ tới 700 – 800 triệu phế nang .
2 . Học sinh : Chuẩn bị bài trước ở nhà . 
III . HOẠT ĐỘNG DẠY và HỌC :
1 . Ổn định lớp : 1’ Điểm danh Hs
2. Kiểm tra bài cũ : Thông qua
3 . Bài mới :
Giới thiệu bài ( 2’ ) GV máu vận chuyển Oxi đến môi trường trong để chuyển đến cho các tế bào , còn cacbonic thì ngược lại được thải ra ( theo sơ đồ ) . Vậy nhờ đâu mà máu lấy được Oxi để cung cấp cho Tế bào 7 thải được CO2 ra khỏi cơ thể ? Vậy Hô hấp là gì ? Có vai trò như thế nào đối với đời sống con người ? thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu : 
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
I . Khái niệm hô hấp : 
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra, ra khỏi cơ thể . 
Quá trình hô hấp gồm : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào
II . Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng 
Hệ hô hấp gồm 2 phần : 
Đường dẫn khí gồm các cơ quan 
: Mũi , họng , thanh quản , khí quản , phế quản . Có chức năng : Dẫn khí vào và ra , làm ẩm , làm ấm không khí đi vào và tham gia bảo vệ phổi 
Hai lá phổi : Là nơi trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài . 
Hoạt động 1 : Khái niệm về hô hấp 
Mục tiêu : Hs hiểu được khái niệm về hô hấp và vai trò của nó đối với cơ thể sống . 
Tiến hành :
Từ trước tới giờ , chúng ta chỉ biết môi trường trong vận chuyển chất dinh dưỡng và khí Oxi đến các tế bào để sử dụng . Nhưng có phải tế bào sử dụng những thứ đó không ? 
Gv cho HS đọc thông tin . 
GV treo sơ đồ à yêu cầu HS quan sát.
Thức ăn sau khi tiêu hóa sẽ được biến đổi thành chất dinh dưỡng đã được hấp thu dưới dạng gì ? ( gluxit ,lipit , prôtêin )
 Mọi họat động sống của tế bào đều cần gì ? ( năng lượng )
Do đó các chất dinh dưỡng này phải trải qua một quá trình biến đổi để trở thành năng lượng cung cấp cho tế bào . 
Quá trình biến đổi chất dinh dưỡng thành năng lượng , người ta gọi quá trình đó là gì ? 
Muốn có quá trình Oxi hóa xảy ra thì phải cần những yếu tố nào ?
Sau quá trình Oxi hóa sẽ tạo năng lượng , CO2 và hơi nước .
Vậy Oxi được cung cấp vào từ đâu và ngược lại CO2 từ tế bào được thải ra môi trường nhờ quá trình gì ?
Hô hấp là gì ?
Ghi bài : 
GV treo hình 20 -1 : à HS quan sát 
Qua sơ đồ này ta thấy hô hấp trải qua mấy giai đọan ?
Ghi bài :
Trong quá trình tạo năng lượng thì nó cũng tạo ra 1 lượng CO2 , CO2 này sẽ được máu vận chuyển đến Phổi và thải ra ngòai nhơ sự chênh lệch nồng độ các khí tại phổi .
Ở phổi khí gì sẽ nhiều , khí gì sẽ ít ?
Do đó các khí này sẽ khuyết tán vào nhau để cho nồng độ 2 khí của 2 môi trường này bằng nhau . Hiện tượng này người ta gọi là hiện tượng trao đổi khí ở phổi . Còn tế bào thì ngược lại .
Vậy nhờ giai đọan nào mà phổi lúc nào cũng có nhiều Oxi và ít CO2 ?
Ý nghĩa của sự thở ?
Muốn xảy ra hô hấp thì phải có sự thông khí ở phổi . Vậy nhờ các cơ quan nào trong hệ hô hấp mà không khí lúc nào cũng được cung cấp đủ , ta hãy vào phần 2 :
 Hoạt động 2 : Các cơ quan trong hệ hô hấp người và chức năng của chúng .
Mục tiêu : HS xác định được vị trí các cơ quan và biết cấu tạo của các cơ quan đó . Từ đó hiểu được chức năng và nhiệm vụ của từng cơ quan . 
Tiến hành :
GV treo tranh cấu tạo tổng thể hệ hô hấp của người ( tranh câm ) à HS quan sát 
Gv yêu cầu HS lên chú thích các cơ quan của hệ hô hấp trên hình ?
GV nhận xét 
Chúng ta thấy phổi được cấu tạo từ đâu ?
GV cho HS xem hình 20 – 3 : cấu tạo chi tiết một phế nang và mô tả : phế nang là những túi nhỏ và mỏng chỉ có một lớp tế bào . Nhưng lúc nào xung quanh nó cũng có rất nhiều mao mạch bao quanh . Để làm gì ?
GV treo bảng : đặc điểm cấu tạo của các cơ quan hô hấp người à HS tìm hiểu cấu tạo của từng cơ quan trong hệ hô hấp để thảo luận và trả lời các câu hỏi trong SGK :
Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm , làm ấm không khí đi vào phổi ?
Đặc điểm nào tham gia bảo vệ phổi tránh khỏi tác tác nhân có hại ?
Đặc điểm cấu tạo nào giúp phổi tăng diện tích bề mặt trao đổi khí ?
GV nhận xét : 
Giáo dục HS nên thở bằng mũi không nên thở bằng miệng .
Cấu tạo của khí quản có lớp niêm mạc tiết chất nhày với nhiều lông để giữ lại các chất bẩn và tạo thành đàm nhớt . Nó bám vào khí quản gây ngứa khí quản à hình thành phản xạ ho và khạc để thải ra ngòai nhờ các cơ và các vòng sụn ở khí quản . à không được nuốt bàm để khỏi làm mất phản xạ tự nhiên bảo vệ cơ thể .
Có thể giới thiệu bệnh hen suyễn là do sự co thắt của các cơ và vòng sụn ở khí quản và phế quản à không có thông khí à thường chết à phải uống thuốc chống hen xuyễn .
HS nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và của 2 lá phổi ?
Kết luận : bài ghi .
HS đọc thông tin 
HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi :
Gluxit , lipít và prôtêin 
Năng lượng 
Oxi hóa các chất dinh dưỡng . 
Khí Oxi 
Quá trình hô hấp 
Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp Oxi cho các tế bào và lọai khí CO2 do các tế bào thải ra khỏi cơ thể . 
HS quan sát tranh và trả lời 
Có 3 giai đọan : sự thở , trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào .
Nhiều khí Oxi và ít CO2 
Sự thở 
Thông khí ở phổi .
HS quan sát tranh à lên điền các bộ phận của hệ hô hấp . 
HS khác nhận xét vàbổ sung . 
Trao đổi khí dễ dàng . và nhiều .
HS quan sát đặc điểm cấu tạo từng cơ quan trong hệ hô hấp để thảo luận trả lời các câu hỏi : 
Làm ẩm không khí là do lớp niêm mạc tiết chất nhày có ở ( mũi , khí quản ) lót bên trong đường dẫn khí .
Làm ấm không khí là do lớp mao mạch dày đặc dưới lớp niêm mạc ở mũi và phế quản . à lỗ mũi thường ấm hơn và đỏ khi ta ở vùng lạnh 
Tham gia bảo vệ phổi : 
Lông mũi giữ lại các hạt bụi lớn , chất nhày do niêm mạc tiết ra giữ lại các hạt bụi nhỏ , lớp lông rung quét chúng ra khỏi khí quản .
Nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp không cho thức ăn đi vào khi nuốt .
Các tế bào Lymphô ở các hạch Amiđam , V.A tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các tác nhân gây nhiễm .
Phổi có 2 lớp màng , ở giữa có dịch mỏng làm cho áp suất trong đó lúc nào cũng = 0 à làm phổi nở rộng và xốp . 
Có tới 700 – 800 triệu phế nang à diện tích trao đổi khí lớn ( 70 – 80 m2 ) 
4 . CỦNG CỐ : 6’
Hô hấp là gì ? Có mấy giai đọan ? 
Chọn câu trả lời đúng nhất :
1 / Cơ quan hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể?
c Cung cấp Oxi cho tế bào họat động .
c Lọai thải CO2 ra khỏi cơ thể 
c Giúp khí lưu thông trong phổi 
c Cả 2 câu a, b đều đúng 
2 / Khi thức ăn xuống thực quản thì không khí có qua được khí quản không ?
c Không , vì thực quản phình to ra đè bẹp khí quản . 
c Có nhưng ít , vì khí quản bị thu hẹp do thực quản phình to .
c Qua lại bình thường , vì khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn . 
c Khí quản được cấu tạo bởi các vòng sụn , chỗ tiếp giáp với thực quản là cơ trơn nên cả hai quá trình lưu thông khí và nuốt thức ăn đều diễn ra bình thường . 
5 . DẶN DÒ : 1’
GV yêu cầu mỗi HS về nhà tự làm bài trong sách bài tập và trả lời cây hỏi trong SGK . 
Chuẩn bị bài mới : “ Hoạt động hô hấp “
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________
Tiết PPCT: 11	Tuần 6
Tiết dạy : 4, 3
Ngày dạy :30/9 – 1/10
TG
Nội dung
Họat động của GV
Họat động của HS
--------------------------------------------------------------
RÚT KINH NGHIỆM
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	_______________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 8 ca nam(2).doc