A. Mục tiêu bài học:
Học xong bài này HS phải :
- Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt
Giải thích được cơ sở khoa học và và biết vận dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nắng, lạnh
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, góp phần bảo vệ môi trường
B. Đồ dùng Dạy- Học:
1.GV chuẩn bị
2. HS chuẩn bị:
Nghiên cứu bài trớc khi đến lớp.
Ngày soạn: 29.12.08 Tiết 34 thân nhiệt A. Mục tiêu bài học: Học xong bài này HS phải : - Trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt Giải thích được cơ sở khoa học và và biết vận dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nắng, lạnh - Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, góp phần bảo vệ môi trường B. Đồ dùng Dạy- Học: 1.GV chuẩn bị 2. HS chuẩn bị: Nghiên cứu bài trớc khi đến lớp. C. Hoạt động Dạy- Học: 1.ổn định tổ chức lớp 2. Bài cũ: ? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống? 3. Bài mới. Vào bài: Sự chuyển hoá tạo ra năng lượng, vậy năng lượng đó được dùng để làm gì, và cuối cùng đi đến dâu? Hoạt động 1: Thân nhiệt Hoạt động của GV - GV yêu cầu HS nghiên cứu các câu hỏi ở phần lệnh I. - GV nhận xét, thông báo: Nhiệt độ của cơ thể dao động tuỳ vào vị trí đo.(ở nách thấp hơn còn ở hậu môn lại cao hơn) ? Thân nhiệt là gì? Vai trò? - GV nhận xét, liên hệ ở các động vật biến nhiệt Hoạt động của HS - HS thảo luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung: + Dùng nhiệt kế kẹp ở miệng hoặc ngậm ở nách để đo nhiệt độ của cơ thể + Duy trì ổn định ở 37- 37,5 - HS liên hệ thực tế + Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể sinh ra trong quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra trong tế bào + Vai trò: Đảm bảo nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định - HS tái hiện kiến thức liên hệ thực tế Tiểu kết - Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể - Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra trong TB tạo ra nhiệt - Thân nhiệt ở người luôn luôn ổn định 370C và dao động không quá 0,50C Hoạt động 2: Sự điều hoà thân nhiệt 1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt - GV yêu cầu HS thảo luận lệnh 1 - GV nhận xét, liên hệ thực tế về sự biến đổi thân nhiệt của người bị ốm. ? Vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt? - GV nhận xét, lưu ý: Sự điều hoà đố xảy ra theo cơ chế phản xạ - HS làm việc theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung: + Máu phân phối khắp cơ thể và taỏa ra môi trường ngoài + Toả hơi nước qua hoạt động hô hấp, tảo nhiệt qua sự bốc hơI của mồ hôi→ thở mạnh + nhiều mồ hôi + Mùa hè mạch máu giãn ra→ lượng máu cần lưu thông nhiều để toả nhiệt Mùa đông mao mạch máu co→máu lưu thông qua da ít hơn→ da tím tái.Cơ chân lông co →giảm sự toả nhiệt. + Mồ hôi tiết ra nhiều nhưng khó bay hơi nên chảy thành dòng, sự toả nhiệt xảy ra khó khăn nên ta cảm thấy nóng bức. - HS Tiểu kết: - Da đóng vai trò quan trọng nhất trong sự điều hoà thân nhiệt bằng cách: + Khi trời nóng hoặc lao động nặng: Mao mạch máu ở da giãn ra→ toả nhiệt, tăng tiết mồ hôi + Khi trời rét: mao mạch máu giới da co lại làm cho cơ chân lông co →làm giảm sự toả nhiệt.Cơ thể run để sinh nhiệt 2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt - GV thông báo phần thông tin - GV lưu ý: Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là cơ chế phản xạ nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt - HS theo dõi và ghi nhớ Tiểu kết: Hệ thần kinh đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt Hoạt động 3: Phương pháp phòng chống nóng lạnh - GV chỉ định 1 HS đọc to thông tin SGK - - GV liên hệ các trường hợp bị cảm nóng, cảm lạnh. - GV yêu cầu HS tìm ra các phương pháp phòng chống nóng, lạnh bằng cách thảo luận lệnh III. - GV nhận xét. ? Bản thân em đã áp dụng những biện pháp chống nóng, lạnh nào? - GV nhận, nhắc nhở. - 1 HS đọc to thông tin, lớp theo dõi. - HS liên hệ bản thân. - HS thoả luận theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung: + Có chế độ ăn phù hợp theo mùa + Mùa hè: Cần đội nón, mũ, ở nơI thoáng mát + Mùa đông: Mặc đủ ấm, ăn ướng đủ các chất, cung cấp nhiều thức ăn giàu năng lượng + Tạo khả năng chịu đựng cho da + Nhà ở, công sở, phù hợp với điều kiện làm việc từng mùa. + Trồng nhiều cây xanh để lấy bóng mát, điều hoà không khí nhằm chống nóng vào mùa hè, chống gió vào mùa đông. - Cá nhân liên hệ thực tế để trả lời, lớp nhận xét. Tiểu kết: - Rèn luyện cơ thể(da) để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể - Bố trí nơi ở và nơi làm việc phù hợp với từng mùa - Mùa hè: đội nón mũ khi ra đường, ăn các thức ăn mát.. - Mùa đông: Giữ ấm chân, cổ, ngực.ăn các thức ăn nóng, nhiều năng lượng. 4. Củng cố- đánh giá: ? Thân nhiệt là gì? Da đóng vâI trò gì trong quá trình điều hoà thân nhiệt? ? Nêu các phương pháp phòng chống nóng, lạnh? 5. Dặn dò: - Hoàn thành các bài tập SGK - Ôn tập theo nội dung bài 35(kẻ bảng vào vở)
Tài liệu đính kèm: