Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 21 - Năm học 2009-2010

Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 21 - Năm học 2009-2010

) GV: Y/c HS quan sát H1.2, đọc thông tin đầu mục II. Thảo luận nhóm trả lời C4, C5. Sau đó GV gọi đại diện nhóm trả lời lần lượt từng câu yêu cầu trong mỗi trường hợp chỉ rõ vật mốc, gọi nhóm khác nhận xét rồi kết luận.

GV: Y/c HS từ hai câu trả lời C4, C5 suy nghĩ trả lời C6. Sau đó gọi 1 HS đọc to câu trả lời C6.

GV: Gọi 1 số HS trả lời C7. Y/c HS chỉ rõ vật chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào.

b) GV: Y/c HS tự đọc thông tin sau câu C7 (sgk-5).

? : Từ các VD trên rút ra được nhận xét gì về tính CĐ hay đứng yên của vật?

HS: CĐ hay đứng yên có tính tương đối.

GV: Y/c HS trả lời C8.

GV(TB): Trong hệ mặt trời, mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của hệ mặt trời sát với vị trí của mặt trời. Nếu coi mặt trời đứng yên thì các hành tinh khác CĐ.

GV(chốt): Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Vì vậy khi nói một vật CĐ hay đứng yên ta phải chỉ rõ vật CĐ hay đứng yên so với vật nào.

 

doc 82 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 494Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí Lớp 8 - Bài 1 đến 21 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 03/08/09
Chương I: CƠ HỌC
Tiết 1 (Bài 1 ) : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết được vật chuyển động hay đứng yên so với vật mốc.
Biết được tính tương đối của chuyển động và đứng yên.
Biết được các dạng của CĐ: CĐ thẳng, CĐ cong, CĐ tròn.
Kỹ năng :
Nêu được ví dụ về: CĐ cơ học, tính tương đối của CĐ và đứng yên, những ví dụ về các dạng CĐ: thẳng, cong, tròn.
Thái độ: Rèn tính độc lập, tính tập thể, tinh thần hợp tác trong học tập.
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sbt, bảng phụ phóng to H1.1; 1.2.
HS : Đọc trước bài mới.
III/ Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i, trùc quan, ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
IV/ TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
æn ®Þnh líp
KiÓm tra bµi cò
Bµi míi:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình Vật lý 8 - Tổ chức tình huống học tập (3ph) 
Chương trình Vật lí 8 gồm có 2 chương: Cơ học, nhiệt học.
GV yêu cầu 1 HS đọc to 10 nội dung cơ bản của chương I (sgk – 3).
Tổ chức tình huống: GV yêu cầu HS tự đọc câu hỏi phần mở bài và dự kiến câu trả lời.
ĐVĐ: Trong cuộc sống ta thường nói 1 vật đang CĐ hoặc đang đứng yên. Vậy căn cứ vào đâu để nói vật đó chuyển động hay đứng yên Phần I. 
 Hoạt động 2: Làm thế nào để biết một vật CĐ hay đứng yên (12ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
a) GV: Y/c HS nghiên cứu và thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1. Sau đó gọi HS trả lời C1 – HS khác nhận xét. 
GV: Y/c HS đọc phần thông tin trong sgk-4.
? : Để nhận biết 1 vật CĐ hay đứng yên người ta căn cứ vào đâu?
HS: Căn cứ vào vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc.
? : Những vật như thế nào có thể chọn làm mốc?
HS: Có thể chọn bất kì. Thường chọn TĐ và những vật gắn với TĐ.
? : Khi nào 1 vật được coi là chuyển động? Khi nào ta bảo vật đó đứng yên?
HS: trả lời như sgk – 4
GV: Giới thiệu chuyển động của vật khi đó gọi là chuyển động cơ học (gọi tắt là CĐ cơ học).
GV(chốt): Như vậy muốn xét xem một vật có chuyển động hay không ta phải xét xem vị trí của nó có thay đổi so với vật mốc hay không.
b) GV: Y/c HS nghiên cứu và trả lời C2. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận ví dụ đúng.
c) GV: Y/c HS suy nghĩ trả lời C3. Sau đó gọi HS lấy ví dụ. HS khác nhận xét bổ sung (nếu cần). GV kết luận câu trả lời đúng.
? : Một người đang ngồi trên xe ô tô rời bến, hãy cho biết người đó chuyển động hay đứng yên?
HS: có thể có hai ý kiến: đứng yên, chuyển động.
? (c/ý): Có khi nào một vật vừa CĐ so với vật này, vừa đứng yên so với vật khác hay không? phần II
I/ Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
C1: Dựa vào vị trí của ô tô (thuyền, đám mây ) so với người quan sát hoặc một vật đứng yên nào đó có thay đổi hay không.
* Khi vị trí của vật so với vật mốc thay đổi theo thời gian thì vật chuyển động so với vật mốc.
C2: 
+ Ô tô CĐ so với cây cối ven đường.
+ Đầu kim đồng hồ CĐ so với chữ số trên đồng hồ. 
C3: 
- Một vật được coi là đứng yên khi vật không thay đổi vị trí đối với một vật khác được chọn làm mốc. VD: một người ngồi cạnh 1 cột điện thì người đó là đứng yên so với cái cột điện. Cái cột điện là vật mốc.
 Hoạt động 3: Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động và đứng yên (10ph)
a) GV: Y/c HS quan sát H1.2, đọc thông tin đầu mục II. Thảo luận nhóm trả lời C4, C5. Sau đó GV gọi đại diện nhóm trả lời lần lượt từng câu yêu cầu trong mỗi trường hợp chỉ rõ vật mốc, gọi nhóm khác nhận xét rồi kết luận.
GV: Y/c HS từ hai câu trả lời C4, C5 suy nghĩ trả lời C6. Sau đó gọi 1 HS đọc to câu trả lời C6.
GV: Gọi 1 số HS trả lời C7. Y/c HS chỉ rõ vật chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật nào.
b) GV: Y/c HS tự đọc thông tin sau câu C7 (sgk-5).
? : Từ các VD trên rút ra được nhận xét gì về tính CĐ hay đứng yên của vật?
HS: CĐ hay đứng yên có tính tương đối.
GV: Y/c HS trả lời C8.
GV(TB): Trong hệ mặt trời, mặt trời có khối lượng rất lớn so với các hành tinh khác, tâm của hệ mặt trời sát với vị trí của mặt trời. Nếu coi mặt trời đứng yên thì các hành tinh khác CĐ.
GV(chốt): Một vật được coi là CĐ hay đứng yên phụ thuộc vào việc chọn vật làm mốc. Vì vậy khi nói một vật CĐ hay đứng yên ta phải chỉ rõ vật CĐ hay đứng yên so với vật nào.
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
C4: So với nhà ga thì hành khách CĐ. Vì vị trí của hành khách thay đổi so với nhà ga.
C5: So với toa tàu thì hành khách đứng yên. Vì vị trí của hành khách không thay đổi so với toa tàu.
C6: (1) đối với vật này
 (2) đứng yên.
C7: Người đi xe đạp. So với cây bên đường thì người đó CĐ nhưng so với xe đạp thì người đó đứng yên.
* Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối.
C8: Mặt trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với TĐ, vì vậy có thể coi mặt trời CĐ khi lấy mốc là TĐ.
 Hoạt động 4: Một số chuyển động thường gặp (5 ph)
a) GV Y/c HS tự đọc mục III, quan sát H1.3a,b,c.
? : Quỹ đạo của CĐ là gì? Quỹ đạo CĐ của vật thường có những dạng nào?
b) GV Y/c HS thảo luận trả lời C9.
III/ Một số chuyển động thường gặp:
* Quỹ đạo của cđ: Đường mà vật cđ vạch ra.
 Các dạng cđ: cđ thẳng, cđ cong. Ngoài ra cđ tròn là một trường hợp đặc biệt của cđ cong.
C9: CĐ thẳng: CĐ của viên phấn khi rơi xuống đất.
 CĐ cong : CĐ của một vật khi bị ném theo phương ngang.
 CĐ tròn: CĐ của 1 điểm trên đầu cánh quạt, trên đĩa xe đạp 
 Hoạt động 5: Vận dụng (13 ph)
a) Y/c HS làm việc cá nhân trả lời C10, C11.
GV có thể gợi ý: Chỉ rõ trong H1.4 có những vật nào.
Gọi HS trả lời C10 đối với từng vật, yêu cầu chỉ rõ vật mốc trong từng trường hợp.
IV. Vận dụng:
C10: 
Vật	CĐ đối với	Đứng yên đối với
Ô tô	Người đứng bên đường và cột điện	Người lái xe
Người lái xe	Người đứng bên đường và cột điện 	Ô tô
Người đứng bên đường	Ô tô và người lái xe	Cột điện
Cột điện	Ô tô và người lái xe	Người đứng bên đường.
C11: Không. Vì có trường hợp sai
VD: Khi vật CĐ tròn xung quanh vật mốc.
 4. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học thuộc bài + ghi nhớ.
Đọc thêm “Có thể em chưa biết”
BTVN: 1.1 đến 1.6 (SBT)
V/ Rót kinh nghiÖm
Ngày soạn: 09/08/09 
Tiết 2 (Bài 2 ): VẬN TỐC
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
 I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Từ ví dụ, so sánh quãng đường CĐ trong 1s của mỗi CĐ để rút ra cách nhận biết sự nhanh, chậm của CĐ đó (gọi là vận tốc).
Nắm vững công thức tính vận tốc: v = s/t , ý nghĩa của khái niệm vận tốc, đơn vị hợp pháp của vận tốc và cách đổi đơn vị vận tốc.
Vận dụng công thức tính vận tốc để tính quãng đường và thời gian trong CĐ.
Kỹ năng :
- Biết dùng các số liệu trong bảng, biểu để rút ra những nhận xét đúng.
Thái độ: HS có ý thức hợp tác trong học tập. Cẩn thận, chính xác khi tính toán.
 II/ Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk , sbt, bảng phụ 2.1 và 2.2
HS : Học bài cũ, làm BTVN.
III/ Ph­¬ng ph¸p: §µm tho¹i, trùc quan, ph¸t hiÖn vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
IV/ TiÕn tr×nh bµi gi¶ng:
1. æn ®Þnh líp
2. KiÓm tra bµi cò
 Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 1? Lấy VD về 1 vật đang CĐ, 1 vật đang đứng yên (chỉ rõ vật mốc)? Tại sao nói CĐ và đứng yên chỉ có tính tương đối, cho VD minh họa?
 Đáp án: 
 - Ghi nhớ: sgk – 7
VD: HS tự lấy
Vì: một vật có thể CĐ đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật khác. Tức là vật CĐ hay đứng yên còn tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. VD: HS tự lấy.
3. Bµi míi:
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3ph)
 GV: Y/c HS quan sát H 2.1.
? Hình 2.1 mô tả điều gì?
H: Mô tả 4 vận động viên điền kinh thi chạy ở tư thế xuất phát.
? Trong cuộc chạy thi này người chạy như thế nào là người đoạt giải nhất?
H: Người chạy nhanh nhất
? Dựa vào điều gì để khảng định người nào chạy nhanh nhất?
H: Người về đích đầu tiên.
? Nếu các vận động viên không chạy đồng thời cùng một lúc thì dựa vào đâu?
H: Căn cứ vào thời gian chạy trên cùng một quãng đường.
GV(đvđ): Để nhận biết sự nhanh hay chậm của CĐ người ta dựa vào một đại lượng đó là Vận tốc. Vậy vận tốc là gì? đo vận tốc như thế nào? Bài mới.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về Vận tốc (15ph)
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
a) GV y/c HS tự đọc thông tin ở mục I , n/c bảng 2.1, thảo luận nhóm (bàn) trả lời C1, C2.
G: Gọi đại diện 1 nhóm trả lời C1, đại diện nhóm khác trả lời C2. Lên bảng điền cột 4, 5 (bảng phụ) và giải thích cách làm trong mỗi trường hợp.
H: Trả lời C1 như bên.
 Giải thích cách điền cột 4, 5:
 + (4): Ai hết ít thời gian nhất – chạy nhanh nhất.
 + (5): Lấy quãng đường s chia cho thời gian t.
? Dựa vào kết quả cột (4) và (5). Hãy cho biết ngoài cách so sánh thời gian chạy trên cùng một quãng đường còn cách nào khác để kết luận ai chạy nhanh hơn?
H: Có thể so sánh quãng đường đi được trong cùng một giây, người nào đi được qđường dài hơn thì đi nhanh hơn.
G(giới thiệu): Trong Vật lí để so sánh độ nhanh, chậm của CĐ người ta chọn cách thứ hai thuận tiện hơn tức là so sánh qđường đi được trong 1s. Người ta gọi qđường đi được trong 1s là vận tốc của CĐ.
? Vậy vận tốc là gì?
b) GV y/c HS n/c C3 và trả lời C3.
G: Gọi từng HS đứng tại chỗ trả lời, HS khác nhận xét, GV kết luận.
 GV yêu cầu 1 HS đọc to lại C3 sau khi hoàn chỉnh.
? : Dựa vào bảng 2.1 cho biết bạn nào chạy với vận tốc lớn nhất? Nhỏ nhất? Giải thích?
H: Hùng có v lớn nhất (vì chạy được qđường dài nhất trong một giây). Cao có v nhỏ nhất (vì qđường chạy được trong 1s của Cao ngắn nhất)
G(chốt): Như vậy để so sánh độ nhanh chậm của CĐ ta so sánh độ lớn của vận tốc. Độ lớn của vận tốc (vận tốc) được xác định bằng độ dài qđường đi được trong 1 đơn vị thời gian(1s).
I/ Vận tốc là gì?
C1: Cùng chạy quãng đường 60m như nhau, ai mất ít thời gian hơn thì chạy nhanh hơn.
C2: 
(1)	(4)	(5)
An	Ba	6m
Bình	Nhì	6,32m
Cao	Năm	5,45m
Hùng	Nhất	6,67m
Việt	Bốn	5,71m
* Vận tốc: Là quãng đường đi được trong 1s.
C3: (1) nhanh (2) chậm
 (3) quãng đường đi được
 (4) đơn vị
 Hoạt động 3: Lập công thức tính Vận tốc (3ph)
G: Y/c HS tự nghiên cứu mục II.
? Vận tốc được tính bằng công thức nào? Kể tên các đại lượng trong công thức?
H: như bên
? Từ công thức tính v hãy suy ra công thức tính s và t?
II/ Công thức tính vận tốc:
 v. vận tốc 
 s. Quãng đường đi được.
 t. Thời gian để đi hết qđường đó
 Suy ra: ; 
Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị Vận tốc (7ph)
GV y/c HS tự đọc thông tin mục III, nghiên cứu C4. Sau đó gọi 1 HS lên bảng điền C4 vào bảng phụ 2.2
? : Có nhận xét gì về đơn vị của vận tốc? Đơn vị hợp pháp của vận tốc?
H: Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn vị hợp pháp là m/s và km/h.
G(TB): Với những CĐ có vận tốc lớn người ta còn lấy đơn vị khác như: km/s
? : Nêu cách đổi đơn vị vận tốc từ km/h m/s và ngược lại?
H: 1km/h = 0,28 m/s
 1 m/s = 
G(giới thiệu): Để đo vận tốc người ta dùng dụng cụ đo: tốc kế. Quan sát H2.2
? Trong thực tế ta thường thấy tốc kế ở đâu? Số chỉ của tốc kế g ...  tỏ điều đó. Vì chuyển động của các nguyên tử, phân tử có liên quan chặt chẽ với nhiệt độ. Vì vậy chuyển động này được gọi là chuyển động nhiệt.
G(chốt): Như vậy các chất đều được cấu tạo bởi các hạt riêng biệt (phân tử, nguyên tử), giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Chuyển động của các phân tử nguyên tử phụ thuộc vào nhiệt độ của vật: nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử, nguyên tử chuyển động càng nhanh.
III/ Chuyển động phân tử và nhiệt độ:
- Nhiệt độ càng cao, chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo lên vật càng nhanh. Vì vậy chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là chuyển động nhiệt.
 Ho¹t ®éng 4 (11')
G: Yc hs đọc câu C4 suy nghĩ trả lời C4.
H: Trả lời C4
Hs khác nhận xét, bổ sung
G: Hiện tượng phân tử của các chất tự hòa lẫn vào nhau khi tiếp xúc được gọi là hiện tượng khuếch tán.
G: Yc hs tự nghiên cứu trả lời
C5; C6; C7
G: Thực hiện thí nghiệm C7 để hs quan sát từ đó khẳng định kết quả
? Lấy thí dụ về hiện tượng khuếch tán trong cuộc sống hàng ngày?
H: Tự lấy thí dụ
G(chốt): Hiện tượng khuếch tán xảy ra với tất cả các chất rắn, lỏng, khí. Khuếch tán ở chất khí nhanh nhất, ở chất rắn lâu nhất.
IV/ Vận dụng:
C4: Các phân tử nước và đồng Sunfat đều chuyển động không ngừng về mọi phía, nên các phân tử đồng Sunfat có thể chuyển động lên trên xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và các phân tử nước có thể chuyển động xuống dưới xen vào khoảng cách giữa các phân tử đồng Sunfat mặt phân cách giữa nước và đồng mờ dần rồi mất hẳn.
C5: Do các phân tử không khí chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C6: Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Vì khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động nhanh hơn, do đó các chất tự hòa lẫn vào nhau nhanh hơn.
C7: Trong cốc nước nóng thuốc tím tan nhanh hơn vì các phân tử chuyển động nhanh hơn.
4- HDVN (2’)
Về nhà học thuộc ghi nhớ, đọc “Có thể em chưa biết”
Đọc kỹ nội dung bài 20 (sgk)
- BTVN: 20.1 đến 20.6 (SBT)
v-rót kinh nghiÖm
Tiết 24 (Bài 21): NHIỆT NĂNG
Ngµy so¹n: 17/01/2010
Líp 
Ngµy gi¶ng
HS v¾ng
Ghi chó
8A
8B
I-MôC TI£U
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ giữa nhiệt năng với nhiệt độ của vật.
- Tìm được thí dụ về thực hiện công và truyền nhiệt
- Phát biểu được định nghĩa nhiệt lượng và đơn vị nhiệt lượng
- Biết quan sát thí nghiệm và rút ra kết luận từ kết quả thí nghiệm
- Học sinh tự giác, tích cực học tập
ii-ph­¬ng ph¸p: Nªu vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò
iii- ®å dïng d¹y häc 	
 1 quả bóng cao su; 1 miếng kim loại (thìa kim loại)
 1 phích nước nóng, 1 cốc thủy tinh
IV-TIÕN TR×NH D¹Y HäC
 1, æn ®Þnh
 2,KiÓm tra bµi cò (8’)
Câu hỏi: Phát biểu ghi nhớ bài 19 – 20? Chữa các bài tập 20.1 đến 20.3?
Đáp án: 
Ghi nhớ: - Sgk – 70; 73
Bài tập 20.1: C. Sự tạo thành gió
 20.2: D. Nhiệt độ của vật
 20.3: Trong nước nóng, các phân tử đường và phân tử nước chuyển động nhanh hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong nước lạnh.
Tổ chức tình huống: (2’)
G: Làm thí nghiệm thả quả bóng rơi.
H: Quan sát và nhận xét về độ cao mỗi lần quả bóng nẩy lên, từ đó rút ra kết luận về cơ năng của quả bóng.
 Độ cao của quả bóng giảm dần sau mỗi lần nảy lên, tức là cơ năng của nó giảm dần. Khi quả bóng không nảy lên nữa thì cơ năng của nó bằng 0.
G(đvđ): Cơ năng của quả bóng biến mất hay chuyển hóa thành 1 dạng năng lượng khác? dạng năng lượng đó là gì? Bài mới.
3.Bµi míi
Ho¹t ®éng cña thÇy vµ trß
Néi dung
 Ho¹t ®éng 1 (5')
? Động năng là gì? ĐN phụ thuộc vào những yếu tố nào? phụ thuộc như thế nào?
H: Cơ năng vật có được do CĐ đgl động năng
 ĐN phụ thuộc: - Vận tốc CĐ của vật
 - Khối lượng của vật
 Vật có khối lượng càng lớn và chuyển động càng nhanh thì động năng của vật càng lớn.
? Các phân tử cấu tạo nên vật có động năng không? Tại sao?
H: Các phân tử có động năng vì chúng luôn CĐ không ngừng
G: Yc hs đọc sgk để tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
? Nhiệt năng của vật là gì?
? Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào yếu tố nào? Tại sao?
? Nhiệt độ của vật càng cao khi nào? Vì sao?
G (Tóm lại): Nhiệt độ của vật càng cao CĐ của các phân tử càng nhanh.
? Làm thế nào để biết nhiệt năng của vật tăng hay giảm?
H: Dựa vào nhiệt độ của vật tăng hay giảm:
 To của vật tăng nhiệt năng của vật tăng
 To của vật giảm nhiệt năng của vật giảm.
? Như vậy muốn làm thay đổi nhiệt năng của vật ta làm như thế nào?
H: Làm cho vật nóng lên hay lạnh đi.
I/ Nhiệt năng:
* Nhiệt năng của vật: là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
- Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh (tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn) và nhiệt năng của vật càng lớn.
 Ho¹t ®éng 2 (15')
G(nêu vđ - hs gấp sgk):
 Nếu ta có 1 cái thìa bằng kim loại (1 đồng xu), muốn làm cho nhiệt năng của nó thay đổi (chẳng hạn làm tăng) ta có thể làm như thế nào?
G: yc hs thảo luận nhóm bàn đề xuất các phương án trả lời.
H: Thảo luận
? Hãy nêu các phương án làm tăng nhiệt năng của cái thìa (đồng xu)?
H: trả lời – G ghi thành hai cột với hai cách chủ yếu:
 Thực hiện công Truyền nhiệt
- Cọ xát - Đốt nóng
- Đập nhiều lần - Cho vào nước nóng
.. 
G: Có nhiều cách làm thay đổi nhiệt năng cuả cái thìa xong ta quy về hai cách sau:
+ Thực hiện công
+ Truyền nhiệt
? Nghiên cứu trả lời C1?
G: Yc hs làm thí nghiệm cọ xát cái thìa vào mặt bàn
? Nêu hiện tượng, kết quả thí nghiệm?
H: Cái thìa nóng lên khi bị cọ xát nhiệt năng tăng
? Nguyên nhân làm tăng nhiệt năng của cái thìa?
H: Do thực hiện công
G: Chốt và ghi câu trả lời C1
? Trong cách thực hiện công để làm tăng nhiệt năng của vật, năng lượng được chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào?
H: Từ cơ năng nhiệt năng
G: Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật mà không cần thực hiện công gọi là truyền nhiệt.
G: Yc hs nghiên cứu mục 2 trong sgk để tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
? Nghiên cứu trả lời C2?
H: Cho cái thìa tiếp xúc với vật có nhiệt độ cao hơn ví dụ: cho vào cốc nước nóng, hơ trên ngọn lửa .
G: Yc hs làm thí nghiệm kiểm chứng (Lưu ý kiểm tra nhiệt độ của thìa trước và sau khi làm thí nghiệm).
? Nêu kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét?
? Nhiệt năng của thìa tăng là do đâu?
H: Do nước truyền cho
? Vậy khi đó nhiệt năng của nước có thay đổi không?
G(thông báo nếu hs không trả lời được): Nhiệt năng của nước khi đó giảm xuống (to của nó giảm).
? Làm thế nào để giảm nhiệt năng của cái thìa? 
H: cho nó tiếp xúc với vật có to thấp hơn ví dụ cho vào tủ lạnh hoặc cho vào cốc nước đá 
? Khi đó nhiệt năng được truyền như thế nào?
H: Cái thìa có to cao hơn sẽ truyền 1 phần nhiệt năng cho nước đá làm cho nhiệt năng của thìa giảm đi, nhiệt năng của nước đá tăng lên.
? Như vậy sự truyền nhiệt năng sẽ xảy ra khi nào? khi đó nhiệt năng được truyền như thế nào? 
H: Sự truyền nhiệt năng xảy ra khi các vật có nhiệt độ khác nhau, tiếp xúc với nhau. Khi đó vật có nhiệt độ cao hơn (có nhiệt năng cao hơn) sẽ truyền 1 phần nhiệt năng cho vật có nhiệt độ thấp hơn (nhiệt năng thấp hơn) làm cho vật có nhiệt độ thấp hơn nhiệt năng của nó tăng còn bản thân vật truyền nhiệt năng thì nhiệt năng của nó giảm đi.
? Sự truyền nhiệt năng như vậy chỉ ngừng lại khi nào?
H: Khi nhiệt độ của hai vật như nhau
G(Tóm lại) Nguyên lý của sự truyền nhiệt là:
Sự truyền nhiệt năng chỉ xảy ra khi giữa các vật có sự chênh lệch về nhiệt độ. Khi đó vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ nóng lên, nhiệt năng của nó tăng. Vật có nhiệt độ cao hơn sẽ lạnh đi, nhiệt năng của nó giảm. Sự truyền nhiệt năng chỉ ngừng lại khi nhiệt độ của các vật cân bằng nhau.
? Có thể làm giảm nhiệt năng của vật bằng cách truyền nhiệt, vậy có thể làm giảm nhiệt năng của vật = cách thực hiện công hay không? Tại sao?
? Sự khác nhau trong hai cách truyền nhiệt này là gì?
H: + Thực hiện công: Nhiệt năng của vật tăng là do có sự chuyển hóa từ cơ năng của vật khác nhiệt năng của vật.
 + Truyền nhiệt: Nhiệt năng của vật tăng (hoặc giảm) là do nhận thêm (hoặc mất đi) 1 phần nhiệt năng từ vật có nhiệt độ cao hơn (hoặc cho vật có nhiệt độ thấp hơn) khi tiếp xúc với vật có nhiệt độ khác.
G(đvđ): Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt đgl gì? phần III.
II/ Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
* Nhiệt năng của 1 vật có thể thay đổi = 2 cách :
 + Thực hiện công
 + Truyền nhiệt
1) Thực hiện công:
C1: Khi thực hiện công lên miếng đồng (cọ xát miếng đồng vào vật khác) to của miếng đồng tăng lên nhiệt năng của nó tăng lên.
2)Truyền nhiệt: 
 Cách làm thay đổi nhiệt năng của vật không bằng cách thực hiện công.
C2: Cho 1 thìa nhôm vào cốc nước nóng to của thìa tăng lên
 nhiệt năng của nó tăng
* Sự truyền nhiệt chỉ xảy ra khi các vật tiếp xúc nhau có sự chênh lệch về nhiệt độ. Khi đó nhiệt năng sẽ truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. Kết quả là vật có nhiệt độ thấp hơn sẽ nóng lên (nhiệt năng tăng), vật có nhiệt độ cao hơn sẽ lạnh đi (nhiệt năng của nó giảm). 
Sự truyền nhiệt chỉ ngừng lại khi nhiệt độ của các vật cân bằng nhau.
 Ho¹t ®éng 3 (5')
G: ychs đọc sgk tìm hiểu khái niệm nhiệt lượng.
? Nhiệt lượng là gì?
H: trả lời
G: Nhấn mạnh khái niệm
? Khi cọ xát miếng đồng, nhiệt năng của miếng đồng tăng lên; phần nhiệt năng tăng thêm của miếng đồng khi đó có được gọi là nhiệt lượng không? Vì sao?
H: Không. Vì nhiệt năng cuả miếng đồng tăng trong trường hợp này không phải do quá trình truyền nhiệt 
? Trong thí nghiệm cho miếng đồng vào cốc nước nóng thì nhiệt lượng được truyền như thế nào?
H: Nhiệt lượng được truyền từ nước (vật có to cao hơn) sang miếng đồng (vật có to thấp hơn). Vật nhận thêm nhiệt lượng to của nó tăng nhiệt năng tăng, vật mất bớt đi nhiệt lượng to của nó giảm nhiệt năng giảm.
? Qua nghiên cứu hãy cho biết đơn vị và ký hiệu nhiệt lượng?
III/ Nhiệt lượng:
* Nhiệt lượng: là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Ký hiệu: Q
Đơn vị : Jun (J)
 Ho¹t ®éng 4 (8' )
G: Yc hs đọc to phần ghi nhớ và nghiên cứu các câu C3; C4; C5
G: Gọi lần lượt hs trả lời các câu C
? Nêu hiện tượng trong mỗi trường hợp và giải thích?
Còn thời gian GV yêu cầu hs đọc “có thể em chưa biết”
IV/ Vận dụng:
C3: Nung nóng miếng đồng rồi thả vào cốc nước lạnh. Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Miếng đồng đã truyền nhiệt cho nước.
C4: Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.
C5: Trong quá trình quả bóng rơi xuống chạm vào sàn nhà rồi nảy lên, do cọ xát với không khí, mặt sàn, 1 phần cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần qủa bóng và mặt sàn.
4- H­íng dÉn vÒ nhµ (2’)
Học thuộc ghi nhớ, thuộc bài trong vở ghi
BTVN: 21.1 đến 21.6 (SBT)
v-rót kinh nghiÖm

Tài liệu đính kèm:

  • docVat ly 8 da sua.doc