Tham luận đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Vật lí Khối THCS - Trường THCS Nguyễn Trãi

Tham luận đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Vật lí Khối THCS - Trường THCS Nguyễn Trãi

nguyên tắc cách kiểm tra này cho phép đánh giá chính xác trình độ kiến thức, kĩ năng và năng lực của HS. Tuy nhiên, thực tế là chưa thể thực hiện được. Vì vậy ngoài kiểm tra vấn đáp, GV còn sử dụng phiếu học tập hoặc bài kiểm tra trên giấy.

2. Kiểm tra TN thực hành: Như đã nói ở trên, dụng cụ TN chưa đồng bộ, phòng lại quá chật, bàn ghế thì sát nhau. Trong kiểm tra TNTH đòi hỏi mọi HS phải tham gia. Từ đó HS tranh giành nhau làm việc (để không bị trừ điểm) nên đã dẫn tới có khi kết quả thực hành chưa xong. Từ thực trạng đó, GV cho HS làm TNTH trước, ghi kết quả vào vở nháp, sau đó, phát mẫu báo cáo thực hành cho từng HS để mỗi HS tự trả lời câu hỏi và xử lí số liệu theo kết quả đã ghi. Tránh tình trạng HS làm chung cả nhóm hoặc vừa làm TN vừa ghi báo cáo, tạo cơ hội cho HS dễ quay cóp, bài giống nhau.

 

doc 2 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 614Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tham luận đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh Vật lí Khối THCS - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 THAM LUẬN ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 
HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
	Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một việc làm cần thiết trong quá trình dạy và học. Thông qua kiểm tra, GV có thể đánh giá một cách chính xác kết quả học tập của học sinh.
	Để thực hiện tốt việc đổi mới đánh giá kết quả HS của HS, GV cần phải:
Kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
Ra đề kiểm tra theo ma trận thể hiện ở 3 nội dung: Biết - Hiểu - Vận dụng. Tốt nhất nên ra theo tỉ lệ 3:3:4.
Khi ra đề thì phối hợp giữa TNKQ và tự luận (tuỳ theo nôị dung chương, bài, khối lớp mà có thể ra theo tỉ lệ: 7/3; 6/4; 5/5).
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá trong thực tế còn gặp những khó khăn:
Đối với khối 6,7,8 do PPTC có 1 tiết/tuần, không có tiết bài tập nên việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt cũng như kĩ năng tính toán còn hạn chế.
Trong một lớp học còn quá đông HS.
Cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đồng bộ.
Từ những khó khăn trên nên dẫn tới việc kiểm tra đánh giá cũng có những trở ngại nhất định.
Kiểm tra miệng: Không thể tiến hành kiểm tra miệng (vấn đáp) tất cả HS. Về nguyên tắc cách kiểm tra này cho phép đánh giá chính xác trình độ kiến thức, kĩ năng và năng lực của HS. Tuy nhiên, thực tế là chưa thể thực hiện được. Vì vậy ngoài kiểm tra vấn đáp, GV còn sử dụng phiếu học tập hoặc bài kiểm tra trên giấy.
Kiểm tra TN thực hành: Như đã nói ở trên, dụng cụ TN chưa đồng bộ, phòng lại quá chật, bàn ghế thì sát nhau. Trong kiểm tra TNTH đòi hỏi mọi HS phải tham gia. Từ đó HS tranh giành nhau làm việc (để không bị trừ điểm) nên đã dẫn tới có khi kết quả thực hành chưa xong. Từ thực trạng đó, GV cho HS làm TNTH trước, ghi kết quả vào vở nháp, sau đó, phát mẫu báo cáo thực hành cho từng HS để mỗi HS tự trả lời câu hỏi và xử lí số liệu theo kết quả đã ghi. Tránh tình trạng HS làm chung cả nhóm hoặc vừa làm TN vừa ghi báo cáo, tạo cơ hội cho HS dễ quay cóp, bài giống nhau.
Kiểm tra viết:
Kiểm tra 15 phút:
Bài kiểm tra có thể tiến hành vào đầu hoặc cuối tiết học.
Nội dung: Thường kiểm tra 1 hoặc 2 bài mới học.
Hình thức: Phối hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận. Tuỳ theo nội dung bài, khối lớp mà GV có thể ra theo tỉ lệ: 7/3; 6/4 hoặc 5/5.
b. Kiểm tra 1 tiết:
Bài kiểm tra viết 1 tiết thường được tiến hành sau một chương hoặc một số bài.
Để kiểm tra thường phối hợp giữa trắc nghiệm khách quan và tự luận theo tỉ lệ trên cơ sở xây dựng ma trận của đề.
Nhận biết: là trình độ nhận thức thể hiện ở chỗ HS có thể nhận ra một khái niệm, một đại lượng, một công thức, một sự vật, một hiện tượng (chiếm 30%).
Thông hiểu: là trình độ nhận thức cao hơn nhận biết, thể hiện ở chỗ HS phải nắm ý nghĩa, những mối quan hệ của nhẫn nội dung đã biết (chiếm 30%).
Vận dụng: Trình độ này đòi hỏi HS phải biết sử dụng kiến thức và kĩ năng đã “biết’ và”hiểu” để giải quyết một tình huống mới, nghĩa là phải biết di chuyển kiến thức và kĩ năng từ tình huống quen thuộc sang tình huống mới. Đây là trình độ nhận thức đòi hỏi có sự sáng tạo của HS (chiếm 40%).
Trong trắc nghiệm khách quan thì có thể ra đề dưới nhiều hình thức:
TNKQ nhiều lựa chọn.
TN điền khuyết
 TN đúng , sai
 TN ghép cột, dòng
Kết luận: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS là một việc làm hết sức quan trong. Nó không chỉ có tác dụng giúp GV biết được tình hình học tập, phấn đấu của HS, hiệu quả của việc dạy và học, mà nó còn tác dụng điều chỉnh quá trình dạy học, động viên, khuyến khích HS trong học tập. Vì vậy, GV cần phải đổi mới các hình thức kiểm tra để đánh giá đúng thực chất của HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docNang cao chat luong mon Vat Ly.doc