Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 41: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiết 2)

Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 41: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiết 2)

Giáo án Đại số 9

Tuần: 21 Tiết: 41

Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng

§5: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH

LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH (tiết 2)

A) MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

○ Có kỹ năng giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình được đề cập trong Sgk như ví dụ 3 ( dạng năng suất, làm chung – làm riêng )

B) CHUẨN BỊ:

1) Giáo viên: - Phấn màu, bảng phụ: Các khái niệm và công thức có liên quan đến năng suất

2) Học sinh: - Các bài tập đã cho cuối tiết trước.

C) CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 2 trang Người đăng ngocninh95 Lượt xem 1134Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số 9 - GV: Nguyễn Tấn Thế Hoàng - Tiết 41: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đại số 9
Tuần: 21	Tiết: 41
Gv: Nguyễn Tấn Thế Hoàng
Soạn: 05 - 02 - 2006
§5: GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH 
LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH (tiết 2)
MỤC TIÊU: Giúp học sinh: 
Có kỹ năng giải các bài toán bằng cách lập hệ phương trình được đề cập trong Sgk như ví dụ 3 ( dạng năng suất, làm chung – làm riêng )
CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: - Phấn màu, bảng phụ: Các khái niệm và công thức có liên quan đến năng suất
Học sinh: - Các bài tập đã cho cuối tiết trước.
CÁC HOẠT ĐỘÂNG:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HS
GHI BẢNG
6’
18’
17’
HĐ1: Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Làm bài tập 28 trang 22 Sgk 
HĐ2: Dạng chung riêng
F Gv nêu ví dụ 3 trang 22 Sgk:
- Gv giới thiệu: đây là dạng toán năng suất dạng làm việc chung riêng, do đó trước khi giải bài toán này chúng ta cần nắm lại các khái niệm có liên quan đến năng suất: (bảng phụ)
+ Trước hết ta xem toàn bộ công việc phải làm là: 1 đơn vị công việc khi tính toán nó được biểu thị bởi số 1
(VD: 1 con mương, 1 bể nước . . . )
+ Năng suất là lượng công việc làm được trong 1 đơn vị thời gian 
 (VD: phần việc làm được mỗi ngày, lượng nước chảy trong 1 giờ ...)
 Công thức tính năng suất:
+ Mối quan hệ về năng suất:
NS1 + NS2 = NS chung
- Gv hướng dẫn HS tìm hiểu và phân tích bài toán:
- Số 24 trong bài toán nói lên điều gì ?
- Biết thời gian làm chung hoàn thành công việc ta tính được đại lượng nào?
- Em hiểu thế nào về câu nói: Mỗi ngày phần việc đội A làm gấp rưỡi đội B?
- Bài toán yêu cầu chúng ta thảo luận điều gì ? ® vậy chúng ta chọn ẩn như thế nào?
® Gv đàm thoại để ghi bài giải
HĐ3: Giải theo cách khác:
F Gv yêu cầu làm trang 23 Sgk
- Gv phát phiếu học tập cho HS thảo luận theo 8 nhóm điền vào chỗ trống để làm 
Ä Ngoài cách chọn ẩn trực tiếp ta có thể chọn ẩn gián tiếp cũng giải được bài toán trên 
+ Chọn ẩn trực tiếp thì ta phải giải hpt bằng phương pháp đặt ẩn phụ.
+ Chọn ẩn gián tiếp thì ta có hpt bậc nhất 2 ẩn, tuy nhiên phải đưa kết quả về dạng phân số có tử bằng 1 mới nhìn thấy kết quả để trả lời
- 1 HS lên bảng trả bài
® Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- 1 HS đọc ví dụ 3 Sgk
- HS quan sát và lắng nghe ghi nhớ các khái niệm về năng suất. 
- Thời gian làm chung để hoàn thành công việc
- Ta tính được năng suất chung là 1/24.
- Nghĩa là năng suất đội A gấp rưỡi năng suất đội B.
- HS chọn ẩn và trả lời 
- HS trả lời theo câu hỏi đàm thoại của Gv
- 1 HS đọc 
- HS thực hiện theo nhóm, nhóm nào xong trước lên trình bày điền vào chỗ trống 
® cả lớp nhận xét 
- HS lắng nghe và ghi nhớ
Tiết 41 : GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH 
1) Ví dụ 3: (trang 22 Sgk)
 Gọi số ngày để đội A làm một mình xong công việc là: x (ngày) 
 Số ngày để đội B làm một mình xong công việc là: y (ngày) 
 đk: x, y > 0
 Mỗi ngày đội A làm được: 
 ( công việc)
 Mỗi ngày đội B làm được: 
 ( công việc)
 Do mỗi ngày phần việc của đội A làm được gấp rưỡi đội B nên ta có phương trình: (1)
 Vì hai đội làm chung trong 24 ngày thì xong, nên mỗi ngày hai đội cùng làm thì được: (công việc) nên ta có phương trình:
 (2)
Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 
 Giải ra ta được: 
 Vậy đội A làm một mình xong công việc trong: 40 ngày 
 Đội B làm một mình xong công việc trong: 60 ngày 
 Gọi x là số phần công việc làm trong 1 ngày của đội A
 và y là số phần công việc làm . . . . . . . . . . . . . . của đội B
 Do mỗi ngày . . . . . . . . . . . .đội A làm được . . . . . . . . . . . . . . . . . đội B nên ta có phương trình: 
 x = . . . . y ( 1)
 Vì hai đội làm chung trong 24 ngày thì xong, nên mỗi ngày hai đội cùng làm thì được: . . . . . (công việc) 
 nên ta có phương trình: 
 x + . . . . . = . . . . . (2)
 Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: 
 Giải ra: 
Vậy đội A làm một mình xong công việc trong: . . . .ngày 
 Đội B làm một mình xong công việc trong: . . . . . ngày 
4’
HĐ3: HDVN	- Học thuộc và nhớ kỹ các khái niệm công thức có liên quan đến năng suất, nắm chắc cách chọn ẩn trực tiếp hoặc gián tiếp.	
- Xem lại các bài tập đã giải
- Làm bài tập: 31, 32, 33 trang 23 & 24 Sgk.
- Hướng dẫn bài 32: Chú ý: Vòi thứ nhất chảy riêng (làm riêng) trong 9 giờ, rồi mở thêm vòi thứ hai chảy trong 6/5 giờ nữa thì đầy bể có nghiã là cả hai vòi cùng chảy (làm chung) trong 6/5 giờ
Þ lượng nước chảy riêng vòi 1 + lượng nước chảy chung cả hai vòi = 1 (bể nước)
? Rút kinh nghiệm cho năm học sau: 

Tài liệu đính kèm:

  • docDai so 9 Tiet 41.doc