Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy tin học tự chọn Lớp 8

Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy tin học tự chọn Lớp 8

b) Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.”

 

doc 105 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu tập huấn bồi dưỡng giáo viên dạy tin học tự chọn Lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu tập huấn bồi dưỡng
giáo viên dạy tin học tự chọn lớp 8
Phần 1 
mộT Số VấN Đề CHUNG
I. Các căn cứ của việc đổi mới chương trình gd phổ thông
1. Căn cứ pháp lý
a) Luật Giáo dục 2005 Điều 29 mục II : 
“ Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông”. 
Vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải là một quá trình đổi mới: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá, cách xây dựng chương trình từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật vvà đổi mới những hoạt động quản lý của toàn bộ quá trình này. 
b) Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khoá X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đã khẳng định mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Văn bản đồng thời yêu cầu “Việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của các bậc học, cấp học quy định trong Luật giáo dục; khắc phục những mặt hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kỹ năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục; tăng cường tính liên thông giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; thực hiện phân luồng trong hệ thống giáo dục quốc dân để tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá, thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý giáo dục.”
c) Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học, nêu rõ các yêu cầu, các công việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn trương tiến hành.
2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 
a) Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới.
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác định những gì cần đạt được của người học sau một quá trình đào tạo. Nói chung đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn.
b) Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học công nghệ thể hiện qua các lý thuyết, các thành tựu mới và khả năng ứng dụng cao, rộng và nhanh vào thực tế buộc chương trình, sách giáo khoa phải luôn được xem xét, điều chỉnh. Học vấn mà nhà trường phổ thông trang bị không thể thâu tóm được mọi tri thức mong muốn, vì vậy, phải coi trọng việc dạy phương pháp, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại không chỉ có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà trường phổ thông mà còn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung học vấn được hình thành và phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Chương trình và sách giáo khoa phải góp phần tích cực trong việc thực hiện yêu cầu đó.
c) Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục. Những kết quả nghiên cứu tâm-sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi lớn trong sự phát triển tâm-sinh lý. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây mấy chục năm, đặc biệt là học sinh bậc trung học. Trong học tập, họ không thoả mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Chương trình và đặc biệt là sách giáo khoa có một vai trò hết sức quan trọng.
d) Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh vực chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.
Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt là các bối cảnh thế giới hiện nay với xu thế hoà nhập.
Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX, nhiều quốc gia đã tiến hành chuẩn bị và triển khai cải cách giáo dục, tập trung vào giáo dục phổ thông mà trọng điểm là cải cách chương trình và sách giáo khoa. Chương trình của các nước đều hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khoẻ, hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh, tình trạng giáo dục thoát ly đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực tiễn của người học bị hạn chế. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo dục mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ giữa các địa phương và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội. Trào lưu cải cách giáo dục lần thứ 3 của thế kỷ XX đang hướng vào việc khắc phục những biểu hiện nói trên để chuẩn bị cho thế hệ trẻ ở các quốc gia bước vào thế kỷ XXI.
Từ tinh thần trên, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông ở các nước thường theo các xu thế sau:
- Quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế-xã hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện yêu cầu bình đẳng và công bằng về cơ hội giáo dục.
- Nhấn mạnh việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc, kế thừa truyền thống tốt đẹp của mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá.
- Giúp trẻ em phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả năng tư duy phê phán và kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Các yêu cầu được ưu tiên phát triển là: các kỹ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học, thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.
Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới đã coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung chương trình thường tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng.
Chương trình và cách thực hiện chương trình như trên đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, cách sử dụng sách giáo khoa. Sách giáo khoa trở thành tài liệu định hướng và hỗ trợ cho quá trình tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Các thông tin trong sách giáo khoa thường đa dạng, phong phú, đòi hỏi người học phải có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn đề.
II. Những Nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục, SGK phổ thông ở Việt Nam
a) Quán triệt mục tiêu giáo dục
Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải là sự thể hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục qui định trong Luật giáo dục với những phẩm chất và năng lực được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng chắc chắn với mức độ phù hợp với đối tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm được như vậy thì chương trình và sách giáo khoa mới đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và sách giáo khoa phải quan tâm đúng mức đến “dạy chữ” và “dạy người", định hướng nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.
b) Đảm bảo tính khoa học và sư phạm
Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải là công trình khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế- xã hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh. Chương trình mới sẽ tích hợp nội dung để tiến đến giảm số môn học, đặc biệt ở các cấp học dưới, tinh giản nội dung và tăng cường mối liên hệ giữa các nội dung, chuyển một số nội dung thành hoạt động giáo dục để góp phần giảm nhẹ gánh nặng học tập ở các cấp học mà không giảm trình độ của chương ... cho trong tệp
	Việc đọc dữ liệu từ tệp xin không trình bày ở đây.
	Để giải quyết tìm USCLN của một dãy số, ta bắt đầu bằng việc tìm USCLN của ba số a b c. 
	Giả sử x là USCLN của a và b, ta viết x=USCLN(a,b).
Khi đó, để tìm USCLN của a b c ta chỉ cần tìm USCLN của x và c. y=USCLN(x,c)
Vậy, để tìm USCLN của một dãy số a[], ta thực hiện:
	+ Tìm USCLN của a[1] và a[2]: x=USCLN(a[1],a[2])
	+ Duyệt từ 3 đến N: tính x=USCLN(x,a[i]);
Chương trình
const fi='b2.inp';
var f:text;
 uc,n:longint;
function ucnn(x,y:longint):longint;
var sodu:longint;
 begin
 while y0 do
 begin
 	sodu:=x mod y; 
	x:=y; 
	y:=sodu;
 end;
 ucnn:=x;
 end;
procedure nhap;
var i,u,v:longint;
begin
 assign(f,fi); reset(f);
 readln(f,n);
 read(f,u);read(f,v);
 uc:=ucnn(u,v);
 for i:=3 to n do
 begin
 	read(f,v); 
	uc:=ucnn(uc,v);
 end;
 close(f);
 end;
begin
nhap;writeln(uc);readln;
end.
Bài 3: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương X và Y (1<=X,Y<=32767). Hãy kiểm tra xem hai số đó có phải là hai số nguyên tố cùng nhau hay không?
Phương pháp:
	Để thuận tiện trong việc giải quyết bài toán, ta nhắc lại khái niệm về hai số nguyên tố cùng nhau: Hai số nguyên dương a và b được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu ước số chung lớn nhất của chúng bằng 1.
	Như vậy, để giải quyết bài này trước hết ta phải tìm USCLN của hai số a và b. Sau đó trả lời dựa vào kết quả tìm được: Nếu USCLN=1 thì hai số đó là nguyên tố cùng nhau, ngược lại ta trả lời hai số đó không phải nguyên tố cùng nhau.
Phát triển:
	Ta cũng có thể đưa thêm khái niệm: Dãy N số nguyên tố cùng nhau như sau: Một dãy gồm N số được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu USCLN của tất cả các số trong dãy bằng 1.
Yêu cầu: Cho một dãy gồm N số nguyên. Hãy xét xem dãy số có phải là Dãy N số nguyên tố cùng nhau hay không?
Bài 4: Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương X và Y (1<=X,Y<=32767). In ra màn hình bội số chung nhỏ nhất của chúng
Phương pháp:
	Để giải quyết bài toán này, ta phải sử dụng một kết quả của toán học. Đó là: BSCNN(a,b) = a*b/USCLN(a,b). Chẳng hạn BSCNN(15,25)=15*25/5=75
	Vậy, để tính được BSCNN của hai số nguyên dương a và b, ta chỉ cần tìm được USCLN của hai số đó. Dựa vào phân tích và chương trình của bài 1, ta giải quyết được bài này
V-Hình học phẳng
1-Một số khái niệm liên quan
	Để thuận lợi cho việc giải quyết một số bài toán trong phần tiếp theo, ta đưa ra một số khái niệm cơ sở:
	-Hình tạo bởi ba đoạn thẳng nối ba điểm không thẳng hàng được gọi là hình tam giác.
	-Chu vi tam giác là tổng độ dài ba cạnh của một tam giác
	-Diện tích của tam giác là phần mặt phẳng bên trong được giới hạn bởi ba cạnh của tam giác.
	-Hình tạo bởi n đoạn thẳng nối n điểm (n>3) được gọi là hình đa giác (không có ba điểm nào thẳng hàng).
	-Hình đa giác được gọi là đa giác lồi nếu ta đi theo cạnh của đa giác thì mọi điểm thuộc đa giác luôn nằm về một phía
2-Một số bài tập liên quan
Bài 1: Nhập 3 số a, b, c bất kỳ. Hãy kiểm tra xem ba số đó có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác hay không? Thông báo lên màn hình “Phải” hoặc “Không phải” 
Phân tích:
	Thật đơn giản, ta thấy rằng điều kiện để 3 số là độ dài ba cạnh của một tam giác khi 3 số đó phải là các số dương và tổng độ dài hai cạnh luôn lớn hơn độ dài cạnh còn lại
Phương pháp:
	Chỉ cần kiểm tra 6 điều kiện thỏa mãn đồng thời.
	a>0 và b>0 và c>0 và a+b>c và a+c>b và b+c>a
Chương trình:
var a,b,c:real;
begin
write('Hay nhap vao ba so '); readln(a,b,c);
if (a+b>c)and(c+b>a)and(a+c>b) then
 writeln('Day la do dai ba canh cua mot tam giac ')
else writeln('Day khong la do dai ba canh cua mot tg');
readln;
end.
Bài 2: Nhập 3 số a, b, c bất kỳ. Hãy kiểm tra xem ba số đó có phải là độ dài ba cạnh 
của một tam giác hay không? Nếu phải thì tính chu vi và diện tích của tam giác đó.
Phân tích: 
	Tương tự như bài 1 ta phải xét xem ba số đó có phải là độ dài ba cạnh của một tam giác.
	Nếu đúng là độ dài ba cạnh của một tam giác, ta thực hiện hai nhiệm vụ: tính chu vi và tính diện tích
Thuật toán:
	Bước 1: Nhập ba số a b c
	Bước 2: Nếu ba số là độ dài ba cạnh tam giác:
	Tính chi vi	CV
	Tính diện tích	DT
	Xuất(CV,DT)
	Bước 3: Nếu ba số không phải là độ dài ba cạnh của tam giác:
	Xuất(Khong phai do dai ba canh);
Bài 3: Trên mặt phẳng, cho N điểm theo thứ tự là N đỉnh của một đa giác lồi. Viết chương trình tính diện tích của đa giác
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản DAGIAC.INP có cấu trúc
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng đỉnh của đa giác (3<=N<=100)
N dòng tiếp theo: Mỗi dòng ghi hai số x y là hoành độ và tung độ của một đỉnh của đa giác. (-30000 <= x, y <=30000). Hai số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DAGIAC.OUT, theo cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi diện tích tính được
Phân tích: 	Để dễ hiểu ta giả sử phải tính diện tích đa giác như trên hình vẽ:
B
A
	y2	
C
	y1	
	y3
E
D
FA
	 x1	 x2 x3	
	SABC 	= SADEB + SBèC - SADFC
	= (y2+y1)*(x2-x1)/2 + (y3+y2)*(x3-x2)/2 - (y1+y3)*(x1-x3)/2 	
	= (y2+y1)*(x2-x1)/2 + (y3+y2)*(x3-x2)/2 + (y3+y1)*(x3-x1)/2 
	Tương tự ta cũng có thể lập công thức tính diện tích cho đa giác bất kỳ.
	Để thuận tiện khi lập trình ta xem đỉnh 1 là đỉnh n+1
Thuật toán:
	Bước 1: Đọc dữ liệu trong file vào 2 mảng một chiều x[] và y[]
	 Đặt x[n+1]:=x[1]; y[n+1]:=y[1];	S:=0;
	Bước 2: Đối với mỗi đỉnh i ta tính tổng S:=S+(y[i]+y[i-1])*(x[i]-x[i-1])/2;
	Bước 3: Trả lời: xuat(abs(S));
Chú ý: Khi đỉnh B của ta giác ABC ở trên quay xuống phía dưới thì diện tích ta tính được theo công thức trên sẽ là một số âm. Vì vậy khi trả lời kết quả ta phải lấy giá trị tuyệt đối của nó.
Chương trình: 
const fi='dagiac.inp';
 fo='dagiac.out';
 maxn=1000;
type mmc=array[1..maxn] of integer;
var 	a,b:mmc; 
	n:word; 
	f:text; 
	s:real;
procedure nhap;
var i:integer;
 begin
 	assign(f,fi); 
	reset(f);
 	readln(f,n);
 	for i:=1 to n do readln(f,a[i],b[i]);
 	close(f);
 end;
procedure xuly;
var i:integer;
 begin
 a[n+1]:=a[1];
 b[n+1]:=b[1];
 s:=0;
 for i:=2 to n+1 do
 begin
 s:=s+(b[i]+b[i-1])*(a[i]-a[i-1])/2;
 end;
 end;
procedure xuat;
 begin
 assign(f,fo); rewrite(f); write(f,abs(s):0:0);
 close(f);
 end;
begin
nhap;xuly;xuat;
end.
c-Một số bài tập đề nghị.
1-Số học
Bài 1: Viết chương trình nhập ba số bất kỳ. In ra màn hình số lớn nhất và số nhỏ nhất trong ba số đó.
Bài 2: Viết chương trình tính N! (1<=N<=12)
Bài 3: Viết chương trình giải bài toán “Gà-Chó”
Vừa gà, vừa chó. Bó lại cho tròn. Ba mươi sáu con. Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?
Bài 4: Viết chương trình giải bài toán “Trâu-Cỏ”
Trắm trâu trăm cỏ. Trâu đứng ăn năm. Trâu nằm ăn ba. Trâu già ba con một bó.
Hỏi có bao nhiêu con trâu mỗi loại?
Bài 5: Người ta định nghĩa tam giác Pascal bậc 6 như sau:
	1
	1	1
	1	2	1
	1	3	3	1
	1	4	6	4	1
	1	5	10	10	5	1
	1	6	15	20	15	6	1
Hãy lập trình in ra màn hình tam giác Pascal bậc 20
Bài 6: Viết chương trình tính an. Với a và n là các số nguyên (1<=a,n<=10).
Bài 7: Viết chương trình in ra bảng cửu chương 1->10
Bài 8: Viết chương trình tính tổng của hai số có 300 chữ số.
Bài 9: Người ta viết các số tự nhiên liên tục sát nhau được một dãy số vô hạn S.
Viết chương trình nhập một số nguyên dương N. In ra màn hình chữ số thứ N trong dãy số vô hạn S nói trên.
2-Xử lý văn bản
Bài 1: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình mỗi ký tự trên một dòng.
Bài 2: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình mỗi từ trên một dòng (từ là một nhóm ký tự không có dấu cách)
Bài 3: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. Đếm số từ có trong xâu.
Bài 4: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình từ dài nhất trong xâu.
Bài 5: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình dạng in hoa của xâu ký tự đó.
Bài 6: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình xâu đó với ký tự đầu tiên của mỗi từ được in hoa, các ký tự còn lại được in thường.
Bài 7: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N. In ra màn hình dòng chữ biểu diễn lời đọc của số đó
Bài 8: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. Đếm số lần xuất hiện của mỗi ký tự trong xâu đó.
Bài 9: Một xâu được gọi là đối xứng nếu các ký tự giống nhau đối xứng qua điểm giữa của xâu.
Viết chương trình nhập một xâu. In ra màn hình thông báo “xâu đối xứng” hoặc “xâu không đối xứng”
3-Dãy số
Bài 1: Viết chương trình tạo ra một dãy số gồm N (1<=N<=100) phần tử có giá trị ngầu nhiên thuộc [1..32000]
Dữ liệu ra: Ghi ra file RAN.OUT, có cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số ngẫu nhiên tìm được. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Bài 2: Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của dãy số. 
Dữ liệu vào: Cho trong file LN.INP, có cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản LN.OUT, theo cấu trúc:
Dòng 1: Ghi số lớn nhất tìm được
Bài 3: Viết chương trình đếm giá trị lớn nhất của dãy số.
Dữ liệu vào: Cho trong file DLN.INP, có cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản DLN.OUT, theo cấu trúc:
Dòng 1: Ghi số lượng giá trị lớn nhất tìm được.
Bài 4: Viết chương trình in ra vị trí của giá trị lớn nhất của dãy số.
Dữ liệu vào: Cho trong file VTLN.INP, có cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản VTLN.OUT, theo cấu trúc:
Dòng 1: Ghi số M là số lượng giá trị lớn nhất tìm được.
Dòng 2: Ghi M số nguyên ik là chỉ số của M phần tử có giá trị lớn nhất thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Bài 5: Viết chương trình tìm giá trị lớn thứ nhì của dãy số.
Dữ liệu vào: Cho trong file LN2.INP, có cấu trúc như sau:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản LN2.OUT, theo cấu trúc:
Dòng 1: Ghi giá trị lớn nhì tìm được
Bài 6: Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần, trong đó số lượng các số giống nhau không quá 255.
Dữ liệu vào: Cho trong file văn bản SAPDAY.INP, có cấu trúc:
Dòng 1: Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy
Dòng 2: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
Dữ liệu ra: Ghi ra file văn bản SAPDAY.OUT, theo cấu trúc:
Dòng 1: Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy sau khi đã sắp xếp. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.

Tài liệu đính kèm:

  • docga 8.doc